"The Church invites all her members to be loyally committed to building a just, supportive and fair society. Giáo Hội mời gọi mọi phần tử của mình dấn thân cách trung thành nhằm xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng." -Pope Benedict XVI's address to Vietnamese Bishops on their "Ad Limina"
Tuesday, January 27, 2009
Monday, January 26, 2009
Li xi cho Chua Giesu
Lì xì cho... Chúa Giêsu
Sáng kiến ban đầu có lẽ là của các bạn Nhóm DOJ ( Disciples of Jesus – Môn Đệ Chúa Giêsu ) từ cách đây 3 năm. Nghe “lì xì cho Chúa Giêsu”, chắc không ít người trợn mắt kết luận: “Bậy bạ ! Vớ vẩn !” Chúa Giêsu chứ có phải trẻ con đâu mà dám bảo là lì xì ? Nhưng nếu bình tâm một chút, lại chịu khó đi một chuyến với DOJ trong Đêm Giao Thừa, ta mới ngộ được, và cười xòa một cái.
Phản ứng hồi ấy của tôi cũng thế. Năm 2007 tôi ra Bắc lo bánh chưng Tết cho các bệnh nhân phong, về lại Sài-gòn nghe các bạn có đi “lì xì cho Chúa Giêsu” kể lại mới hiểu ra và thấy dễ thương quá.
Đến năm ngoái 2008 thì tôi xin nhập cuộc luôn, và Đêm Giao Thừa, tôi đã được giao nhiệm vụ, xuất phát từ sân Nhà Thờ Hy Vọng, chỉ huy một “cánh quân” mấy chục bạn trẻ tỏa ra thành nhiều toán nhỏ, mất hút về hướng các quận Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn. Chúng tôi tay xách nách mang, có lúc cưỡi Honda tạt vào bên vệ đường, có lúc cuốc bộ chui sâu trong ngõ hẻm. Mãi đến 3g sáng Mùng Một Tết, hết sạch quà thì coi như hoàn thành công tác. Mọi người í ới gọi điện thoại hỏi thăm nhau ở các cánh. Cười cười nói nói, có bạn nghẹn ngào khóc: “Cha ơi, đúng là con đã gặp được Chúa Giêsu đêm nay...”
Năm nay, Tết Kỷ Sửu, không thấy thủ lĩnh Ngọc Danh của Nhóm DOJ đứng ra tổ chức, nhưng tinh thần đi “lì xì cho Chúa Giêsu” vẫn được thực hiện. Không chỉ một cánh do Nhóm Fiat, mà còn thêm nhiều cánh khác do các nhóm có tên lẫn không có tên, đã từng tham gia với DOJ mấy năm trước, bây giờ cứ tự động họp lại, ai cho gì cũng nhận hết, lại mua thêm các món như mứt, đường, muối, xì dầu, mì tôm, đặt thêm bánh tét, gói tất cả thành những món quà trân trọng xinh xắn dành cho người nghèo, dù trị giá vật chất chỉ đáng mấy chục ngàn, tép riu so với các thứ quà cáp biếu xén xếp lớn hoặc hối lộ cán bộ !
Nhưng “nghèo” ở đây là thế nào ? Tinh thần của Nhóm DOJ đã chủ trương ngay từ đầu rằng: tất cả những ai đúng Đêm Giao Thừa rồi mà vẫn còn phải lang thang vất vưởng ngoài đường khuya, còn vật vã co ro bên mái hiên nhà người ta, có quê ở đâu đó xa tít mà không về được, đã từng có một mái ấm ngày xửa ngày xưa mà nay phải ly tán để tha phương cầu thực, tất cả, tất cả đều trở thành những... Giêsu của Sài-gòn hoa lệ và hiện đại hôm nay.
Vậy, ai muốn gặp Giêsu, xin hãy cùng chúng tôi ra đường đúng Đêm Giao Thừa. Gói quà đem trao thật ra chỉ là cái cớ để bắt chuyện, để hỏi thăm một lời tử tế. Cái chính để “lì xì” cho nhau, cả hai bên, kẻ đi thăm cũng như người gặp được, lại chính là tấm lòng, là tình người.
Của đáng tội, những cái gọi là “tấm lòng”, là “tình người” bây giờ hình như thành chuyện xa xỉ, chuyện văn chương lãng mạn. Chủ nghĩa xã hội chọn theo lý thuyết duy vật vô thần nên cứ lần hồi làm biến thái lương tri con người ta, khiến con người ta chỉ còn biết quay quắt làm nô lệ cho cái bụng của bản thân, từ đấy thành ra vô nhân vô đạo, nhẹ nhất cũng là vô cảm vô tình, thản nhiên đối với những người cũng là người y như mình, đang sống bên cạnh mình, ngay chung quanh mình.
Trịnh Công Sơn ôm đàn hát: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng...” Hóa ra, con người ta sống trong cái thế giới thiếu tấm lòng nhiều quá, thì đến một hôm, chính tấm lòng mình chợt thức tỉnh, tự nhủ không thể cứ sống mãi thế này, buồn lắm, khốn nạn lắm, phải sống khác, suy nghĩ khác, cư xử khác. Rồi đang lúc loay hoay chưa biết khởi đi từ đâu để hồi sinh tấm lòng của chính mình và của mọi người, thì những sáng kiến như của Nhóm DOJ bật ra, ai bắt được thì thấy rộn lên một nỗi vui, hưởng ứng ngay.
Tôi nhớ năm đầu tiên tổ chức đi “lì xì cho Chúa Giêsu”, có anh bạn trẻ đến gần Giao Thừa rồi mà chưa kiếm được cớ gì chính đáng để thoát ra khỏi nhà mà đi lang thang với các bạn trong nhóm. Đương nhiên bầu khí sum họp gia đình là thiêng liêng, đâu có bỏ đi được, thế nhưng vẫn có một vẫy gọi của tấm lòng nó mạnh quá, khiến cho cậu nhấp nha nhấp nhổm. Ông bố trong nhà, vốn là dân tu xuất, để ý thấy, nghi cậu con muốn lỉnh ra khỏi nhà đi chơi với bồ, ông trừng mắt truy hỏi. Thế là cậu con đành khai ra sự thể nguồn cơn. Ông bố buột miệng bảo: “Ơ, chuyện hay thế, sao không nói sớm cho bố biết...” Vậy là Đêm Giao Thừa ấy có cả một gia đình vợ chồng con cái kéo hết ra đường đi... “lì xì cho Chúa Giêsu” !
Năm nay suy thoái kinh tế thế giới trầm trọng, còn kinh tế trong nước thì mấy ông bộ trưởng, mấy tay giám đốc sở của ta vốn đã kém tài lại yếu đức, toàn là làm láo báo cáo hay, tham nhũng choe choét, đâm ra dân khổ quá, khổ hơn mấy năm trước nhiều. Cái khổ khách quan đã là khổ, nhưng còn phải è cổ gánh thêm cái khổ gây ra do chính những “đầy tớ nhân dân”, thì ôi chao, khổ không còn biết để vào đâu !
Nông dân được mùa nhưng thóc lúa bị tư thương phối hợp ngầm với cán bộ nhà nước để ép giá mua rẻ. Đến người trồng hoa chỉ hy vọng bán được mùa Tết, vậy mà bây giờ phải đem hoa, đem cây cảnh đổ hết ra hai bên Quốc Lộ mà bán tống bán tháo. Công nhân các nhà máy bị quịt lương sau bao nhiêu ngày tăng ca, nhiều nơi còn bị sa thải hàng loạt mà không có trợ cấp thất nghiệp.
Tôi biết ở một quận vùng ven, có nơi anh em xa quê đến Tết, không những không có tiền về lại quê, lại còn không đủ tiền trả nhà trọ, bị chủ nhà tống khứ hết, đành ra nghĩa địa che chắn mấy cái vỏ thùng cáctông, chắp vá thêm mấy tấm bạt nilông cũ rách mà sống chung với người đã chết. Hết mùa mưa cũng đỡ khổ, nhưng lại trúng đợt Sài-gòn trở lạnh khác hẳn mọi năm, cứ phải đốt giấy rác mà sưởi.
Bên Công Giáo mình anh chị em Tông Đồ Giáo Dân biết được về báo với cha, đang còn họp bàn tìm cách giúp họ thế nào, thì được tin bên Phật Giáo họ đã mở toang cửa Nhà Chùa đón những người cơ nhỡ đáng thương ấy vào nương náu. Vừa mừng vừa buồn, mừng vì thấy người nghèo đã được trợ giúp đến nơi đến chốn, nhưng lại buồn vì thấy hệ thống và cơ chế đạo mình còn nặng nề quá, chẳng Dòng Tu nào, chẳng Nhà Thờ Giáo Xứ nào dám “chơi đẹp” như bên Nhà Chùa !
Vậy ra, có tấm lòng không thôi, quý đấy, nhưng vẫn chưa đủ. Còn cần phải hành động nữa. Thì đây, chẳng phải kế hoạch quy mô hành động gì to tát, cứ Đêm Giao Thừa, các bạn trẻ lại “xuống đường” hành động với tất cả tấm lòng bằng việc đi “lì xì cho Chúa Giêsu” !
Vậy nếu có ai đêm nay xuất hành xông đất khuya, có ai ngồi nhà hàng ăn bát phở nóng Giao Thừa, chợt trông thấy một nhóm mấy bạn trẻ cứ rà rà xe Honda, đảo tới đảo lui trong ngõ hẻm, dưới gầm cầu, nơi xó chợ vắng tanh, lại chở theo những túi quà đựng trong bao xốp màu trắng, mắt nhìn quanh như tìm kiếm ai trong đêm, thì xin thưa: ấy chính là những “tấm lòng” đang để cho Thần Khí cuốn đi gặp gỡ chính Chúa Giêsu giữa lòng đời !
Giao Thừa Kỷ Sửu, Chúa Nhật 25.1.2009
Lm Lê Quang Uy DCCT
Sáng kiến ban đầu có lẽ là của các bạn Nhóm DOJ ( Disciples of Jesus – Môn Đệ Chúa Giêsu ) từ cách đây 3 năm. Nghe “lì xì cho Chúa Giêsu”, chắc không ít người trợn mắt kết luận: “Bậy bạ ! Vớ vẩn !” Chúa Giêsu chứ có phải trẻ con đâu mà dám bảo là lì xì ? Nhưng nếu bình tâm một chút, lại chịu khó đi một chuyến với DOJ trong Đêm Giao Thừa, ta mới ngộ được, và cười xòa một cái.
Phản ứng hồi ấy của tôi cũng thế. Năm 2007 tôi ra Bắc lo bánh chưng Tết cho các bệnh nhân phong, về lại Sài-gòn nghe các bạn có đi “lì xì cho Chúa Giêsu” kể lại mới hiểu ra và thấy dễ thương quá.
Đến năm ngoái 2008 thì tôi xin nhập cuộc luôn, và Đêm Giao Thừa, tôi đã được giao nhiệm vụ, xuất phát từ sân Nhà Thờ Hy Vọng, chỉ huy một “cánh quân” mấy chục bạn trẻ tỏa ra thành nhiều toán nhỏ, mất hút về hướng các quận Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn. Chúng tôi tay xách nách mang, có lúc cưỡi Honda tạt vào bên vệ đường, có lúc cuốc bộ chui sâu trong ngõ hẻm. Mãi đến 3g sáng Mùng Một Tết, hết sạch quà thì coi như hoàn thành công tác. Mọi người í ới gọi điện thoại hỏi thăm nhau ở các cánh. Cười cười nói nói, có bạn nghẹn ngào khóc: “Cha ơi, đúng là con đã gặp được Chúa Giêsu đêm nay...”
Năm nay, Tết Kỷ Sửu, không thấy thủ lĩnh Ngọc Danh của Nhóm DOJ đứng ra tổ chức, nhưng tinh thần đi “lì xì cho Chúa Giêsu” vẫn được thực hiện. Không chỉ một cánh do Nhóm Fiat, mà còn thêm nhiều cánh khác do các nhóm có tên lẫn không có tên, đã từng tham gia với DOJ mấy năm trước, bây giờ cứ tự động họp lại, ai cho gì cũng nhận hết, lại mua thêm các món như mứt, đường, muối, xì dầu, mì tôm, đặt thêm bánh tét, gói tất cả thành những món quà trân trọng xinh xắn dành cho người nghèo, dù trị giá vật chất chỉ đáng mấy chục ngàn, tép riu so với các thứ quà cáp biếu xén xếp lớn hoặc hối lộ cán bộ !
Nhưng “nghèo” ở đây là thế nào ? Tinh thần của Nhóm DOJ đã chủ trương ngay từ đầu rằng: tất cả những ai đúng Đêm Giao Thừa rồi mà vẫn còn phải lang thang vất vưởng ngoài đường khuya, còn vật vã co ro bên mái hiên nhà người ta, có quê ở đâu đó xa tít mà không về được, đã từng có một mái ấm ngày xửa ngày xưa mà nay phải ly tán để tha phương cầu thực, tất cả, tất cả đều trở thành những... Giêsu của Sài-gòn hoa lệ và hiện đại hôm nay.
Vậy, ai muốn gặp Giêsu, xin hãy cùng chúng tôi ra đường đúng Đêm Giao Thừa. Gói quà đem trao thật ra chỉ là cái cớ để bắt chuyện, để hỏi thăm một lời tử tế. Cái chính để “lì xì” cho nhau, cả hai bên, kẻ đi thăm cũng như người gặp được, lại chính là tấm lòng, là tình người.
Của đáng tội, những cái gọi là “tấm lòng”, là “tình người” bây giờ hình như thành chuyện xa xỉ, chuyện văn chương lãng mạn. Chủ nghĩa xã hội chọn theo lý thuyết duy vật vô thần nên cứ lần hồi làm biến thái lương tri con người ta, khiến con người ta chỉ còn biết quay quắt làm nô lệ cho cái bụng của bản thân, từ đấy thành ra vô nhân vô đạo, nhẹ nhất cũng là vô cảm vô tình, thản nhiên đối với những người cũng là người y như mình, đang sống bên cạnh mình, ngay chung quanh mình.
Trịnh Công Sơn ôm đàn hát: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng...” Hóa ra, con người ta sống trong cái thế giới thiếu tấm lòng nhiều quá, thì đến một hôm, chính tấm lòng mình chợt thức tỉnh, tự nhủ không thể cứ sống mãi thế này, buồn lắm, khốn nạn lắm, phải sống khác, suy nghĩ khác, cư xử khác. Rồi đang lúc loay hoay chưa biết khởi đi từ đâu để hồi sinh tấm lòng của chính mình và của mọi người, thì những sáng kiến như của Nhóm DOJ bật ra, ai bắt được thì thấy rộn lên một nỗi vui, hưởng ứng ngay.
Tôi nhớ năm đầu tiên tổ chức đi “lì xì cho Chúa Giêsu”, có anh bạn trẻ đến gần Giao Thừa rồi mà chưa kiếm được cớ gì chính đáng để thoát ra khỏi nhà mà đi lang thang với các bạn trong nhóm. Đương nhiên bầu khí sum họp gia đình là thiêng liêng, đâu có bỏ đi được, thế nhưng vẫn có một vẫy gọi của tấm lòng nó mạnh quá, khiến cho cậu nhấp nha nhấp nhổm. Ông bố trong nhà, vốn là dân tu xuất, để ý thấy, nghi cậu con muốn lỉnh ra khỏi nhà đi chơi với bồ, ông trừng mắt truy hỏi. Thế là cậu con đành khai ra sự thể nguồn cơn. Ông bố buột miệng bảo: “Ơ, chuyện hay thế, sao không nói sớm cho bố biết...” Vậy là Đêm Giao Thừa ấy có cả một gia đình vợ chồng con cái kéo hết ra đường đi... “lì xì cho Chúa Giêsu” !
Năm nay suy thoái kinh tế thế giới trầm trọng, còn kinh tế trong nước thì mấy ông bộ trưởng, mấy tay giám đốc sở của ta vốn đã kém tài lại yếu đức, toàn là làm láo báo cáo hay, tham nhũng choe choét, đâm ra dân khổ quá, khổ hơn mấy năm trước nhiều. Cái khổ khách quan đã là khổ, nhưng còn phải è cổ gánh thêm cái khổ gây ra do chính những “đầy tớ nhân dân”, thì ôi chao, khổ không còn biết để vào đâu !
Nông dân được mùa nhưng thóc lúa bị tư thương phối hợp ngầm với cán bộ nhà nước để ép giá mua rẻ. Đến người trồng hoa chỉ hy vọng bán được mùa Tết, vậy mà bây giờ phải đem hoa, đem cây cảnh đổ hết ra hai bên Quốc Lộ mà bán tống bán tháo. Công nhân các nhà máy bị quịt lương sau bao nhiêu ngày tăng ca, nhiều nơi còn bị sa thải hàng loạt mà không có trợ cấp thất nghiệp.
Tôi biết ở một quận vùng ven, có nơi anh em xa quê đến Tết, không những không có tiền về lại quê, lại còn không đủ tiền trả nhà trọ, bị chủ nhà tống khứ hết, đành ra nghĩa địa che chắn mấy cái vỏ thùng cáctông, chắp vá thêm mấy tấm bạt nilông cũ rách mà sống chung với người đã chết. Hết mùa mưa cũng đỡ khổ, nhưng lại trúng đợt Sài-gòn trở lạnh khác hẳn mọi năm, cứ phải đốt giấy rác mà sưởi.
Bên Công Giáo mình anh chị em Tông Đồ Giáo Dân biết được về báo với cha, đang còn họp bàn tìm cách giúp họ thế nào, thì được tin bên Phật Giáo họ đã mở toang cửa Nhà Chùa đón những người cơ nhỡ đáng thương ấy vào nương náu. Vừa mừng vừa buồn, mừng vì thấy người nghèo đã được trợ giúp đến nơi đến chốn, nhưng lại buồn vì thấy hệ thống và cơ chế đạo mình còn nặng nề quá, chẳng Dòng Tu nào, chẳng Nhà Thờ Giáo Xứ nào dám “chơi đẹp” như bên Nhà Chùa !
Vậy ra, có tấm lòng không thôi, quý đấy, nhưng vẫn chưa đủ. Còn cần phải hành động nữa. Thì đây, chẳng phải kế hoạch quy mô hành động gì to tát, cứ Đêm Giao Thừa, các bạn trẻ lại “xuống đường” hành động với tất cả tấm lòng bằng việc đi “lì xì cho Chúa Giêsu” !
Vậy nếu có ai đêm nay xuất hành xông đất khuya, có ai ngồi nhà hàng ăn bát phở nóng Giao Thừa, chợt trông thấy một nhóm mấy bạn trẻ cứ rà rà xe Honda, đảo tới đảo lui trong ngõ hẻm, dưới gầm cầu, nơi xó chợ vắng tanh, lại chở theo những túi quà đựng trong bao xốp màu trắng, mắt nhìn quanh như tìm kiếm ai trong đêm, thì xin thưa: ấy chính là những “tấm lòng” đang để cho Thần Khí cuốn đi gặp gỡ chính Chúa Giêsu giữa lòng đời !
Giao Thừa Kỷ Sửu, Chúa Nhật 25.1.2009
Lm Lê Quang Uy DCCT
Thu chuc Tet cua Duc Cha Chu tich HĐGMVN gui Lien doan CGVN/HK
Thư chúc Tết của Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN gửi Liên Đoàn CGVN/HK
Kính gửi Cha Chủ tịch Liên đoàn Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ,
Năm Mậu Tý đang từng giờ, từng phút lui dần vào quá khứ, nhường chỗ cho Năm Mới Kỷ Sửu gần kề. .. Chúng tôi sắp lên nhà nguyện để cử hành Giờ Thánh tạ ơn và sám hối vào lúc cuối năm, chúng tôi cũng mang những tâm tình của cha vào trong giờ cầu nguyện đặc biệt này.
Trong giờ phút linh thiêng của ngày Đầu Xuân, xin được kính chúc Cha Chủ tịch, quý cha và anh chị em được tràn đầy niềm vui và bình an trong vòng tay yêu thương của Chúa là Cha nhân ái hằng muốn trao ban cho con cái những điều tốt đẹp.
Những tâm tình của Cha Chủ tịch trong Tâm thư Xuân Kỷ Sửu 2009 thật phong phú, gợi lại trong chúng ta những kỷ niệm của năm đã qua và cũng mời gọi hướng tới năm mới với tâm tình hiệp thông, tin tưởng phó thác. Cám ơn Cha về những chia sẻ hiện tình của cộng đoàn hải ngoại, đặc biệt tại Hoa Kỳ.
Phần tôi, xin được chia sẻ đôi tâm tình của người "ở nhà". Đúng là trong năm qua, Giáo Hội tại quê nhà - cũng như ở mọi nơi - đã có những khó khăn và thử thách, nhưng cũng là cơ hội thật quý giá để chúng tôi nhận ra tình yêu thương của Chúa là Đấng hằng thanh luyện kẻ được Ngài yêu thương. Cám ơn Cha và anh chị em đã quảng đại chia sẻ cụ thể và hiệp thông trong lời cầu nguyện để "Hội Thánh được hợp nhất và bình an theo thánh ý Chúa".
Hướng về Năm Thánh 2010, mừng kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam (24/11/1960-2010), như Cha và anh chị em đã biết, chúng tôi chọn đường hướng mục vụ là "Giáo dục công giáo" và năm 2009 này hướng vê việc "canh tân môi trường giáo dục gia đình", xin anh chị em cùng chúng tôi cầu nguyện và thực hiện việc giáo dục trên lãnh vực đức tin, đức ái, các giá trị nhân bản, chân lý và sự thật, tôn trọng sự sống. Đây cũng là điều mà Cuộc Hội Ngộ Các Gia Đình lần thứ VI tại Mexico đề ra: "Gia đình, thầy dạy các giá trị nhân bản và Kitô giáo". Cầu chúc gia đình anh chị em luôn có Chúa ở cùng.
Xuân đến, kính chúc Cha Chủ tịch, quý cha và anh chị em PHÚC-LỘC-THỌ, AN KHANG - HẠNH PHÚC trong ơn Chúa.
+ Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Giám mục Giáo phận Đàlạt
Chủ tịch HĐGM Việt Nam
Kính gửi Cha Chủ tịch Liên đoàn Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ,
Năm Mậu Tý đang từng giờ, từng phút lui dần vào quá khứ, nhường chỗ cho Năm Mới Kỷ Sửu gần kề. .. Chúng tôi sắp lên nhà nguyện để cử hành Giờ Thánh tạ ơn và sám hối vào lúc cuối năm, chúng tôi cũng mang những tâm tình của cha vào trong giờ cầu nguyện đặc biệt này.
Trong giờ phút linh thiêng của ngày Đầu Xuân, xin được kính chúc Cha Chủ tịch, quý cha và anh chị em được tràn đầy niềm vui và bình an trong vòng tay yêu thương của Chúa là Cha nhân ái hằng muốn trao ban cho con cái những điều tốt đẹp.
Những tâm tình của Cha Chủ tịch trong Tâm thư Xuân Kỷ Sửu 2009 thật phong phú, gợi lại trong chúng ta những kỷ niệm của năm đã qua và cũng mời gọi hướng tới năm mới với tâm tình hiệp thông, tin tưởng phó thác. Cám ơn Cha về những chia sẻ hiện tình của cộng đoàn hải ngoại, đặc biệt tại Hoa Kỳ.
Phần tôi, xin được chia sẻ đôi tâm tình của người "ở nhà". Đúng là trong năm qua, Giáo Hội tại quê nhà - cũng như ở mọi nơi - đã có những khó khăn và thử thách, nhưng cũng là cơ hội thật quý giá để chúng tôi nhận ra tình yêu thương của Chúa là Đấng hằng thanh luyện kẻ được Ngài yêu thương. Cám ơn Cha và anh chị em đã quảng đại chia sẻ cụ thể và hiệp thông trong lời cầu nguyện để "Hội Thánh được hợp nhất và bình an theo thánh ý Chúa".
Hướng về Năm Thánh 2010, mừng kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam (24/11/1960-2010), như Cha và anh chị em đã biết, chúng tôi chọn đường hướng mục vụ là "Giáo dục công giáo" và năm 2009 này hướng vê việc "canh tân môi trường giáo dục gia đình", xin anh chị em cùng chúng tôi cầu nguyện và thực hiện việc giáo dục trên lãnh vực đức tin, đức ái, các giá trị nhân bản, chân lý và sự thật, tôn trọng sự sống. Đây cũng là điều mà Cuộc Hội Ngộ Các Gia Đình lần thứ VI tại Mexico đề ra: "Gia đình, thầy dạy các giá trị nhân bản và Kitô giáo". Cầu chúc gia đình anh chị em luôn có Chúa ở cùng.
Xuân đến, kính chúc Cha Chủ tịch, quý cha và anh chị em PHÚC-LỘC-THỌ, AN KHANG - HẠNH PHÚC trong ơn Chúa.
+ Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Giám mục Giáo phận Đàlạt
Chủ tịch HĐGM Việt Nam
Saturday, January 24, 2009
So tien ???
SỢ TIỀN ???
Người ta vẫn thường nói với nhau : “Tiền là tiên là phật, tiền là sức bậc của tuổi già, tiền là cái đà của danh vọng, tiền là cái lọng che thân …” hay là “có tiền mua tiên cũng được !” để nói lên sức mạnh, sức hút của cuộc đời. “Tiền là bạc” bởi vì có khi nó là bạc thật để làm cho đời người ta sung sướng hơn nhưng có khi nó mang theo cái nghĩa “bạc” khác đó là chính vì đồng tiền mà người ta sống “bạc tình bạc nghĩa” với nhau khi trong túi đầy bạc tiền.
Qua mọi thời, qua bao thế hệ, đồng tiền chi phối đời sống con người một cách kinh khủng. Muốn làm gì thì cũng phải có tiền. Thế nhưng, đến một lúc nào đó, đồng tiền không còn là sức hút của con người nữa trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Có khi con người nhìn thấy đồng tiền phải sợ vì không biết nó có làm lợi như mọi khi hay nó lại làm hại khi không làm ăn được.
Để nâng dậy đời sống kinh tế đang suy thoái, nhà nước đang “kích” nền kinh tế vực dậy với con số 1 tỷ USD vay từ nước ngoài. Thông tin từ VTV1 trong bản tin 19 g 00 ngày 12 tháng 1 cho biết : Hiện tại, có 1 tỷ USD trong tay nhưng hiện tại nhà nước đang hết sức lúng túng. Chẳng biết 1 tỷ USD này sẽ đầu tư vào đâu cả. Đầu tư vào chứng khoán và bất động sản cũng chẳng được vì một đống tiền đã đổ vào đấy đang kẹt cứng. Đầu tư vào nông nghiệp cũng chẳng đành vì con cá, hạt gạo cũng mang chung số phận bấp bênh của nền kinh tế khủng hoảng.
Tưởng chừng đầu tư vào chứng khoán sẽ mang lại một khoản lợi to lớn nên nhà nước và nhiều ngườ đổ xô nhau đi mua cổ phiếu, đổ xô nhau “bơm” tiền vào chứng khoán. Thế nhưng, thực tế cho thấy là càng càng đổ vào càng lún vì lẽ “sàn” chứng khoán nó không lên xuống nhịp nhàng nhưng nó cứ như nhảy theo vũ điệu “lambađa” vậy. Không biết hiện tại có bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình đang mang trong mình nỗi tiếc nuối ngậm ngùi khi chạy theo chứng khoáng.
Đến đất đai và bất động sản. Tưởng chừng như đầu tư vài lô đất để kiếm lời mà khỏi phải tốn mồ hôi sôi con mắt nên nhiều người cũng đã “chạy” đua để mua đất. Biết rằng đất dù nó không nói lên tiếng nói của nó nhưng nó cũng hái ra tiền. Thế nhưng nó cũng chỉ hái một cách chừng mực nào đó chứ đâu có đơn giản ngày một ngày hai giá lên cao ngất trời được. Vậy là các ngân hàng nhà nước cùng một số người lại tiếp tục ngậm đắng nuốt cay nhìn mảnh đất “vàng” nay trở vàng với màu vàng của cỏ dại.
Đất đai cùng với chứng khoán đã làm liêu xiêu nhiều người đến độ nhìn họ trong tình trạng dở khóc dở cười. Bán thì quá lỗ còn để lại thì phải trả lãi hàng tháng. Hết hẹn lại lên, cuối tháng lại chạy tiền để đóng tiền lời. Lãi mẹ đẻ lãi con đến một lúc nào đó đồng vốn ban đầu cũng trở thành tay trắng.
Qua cơn bão của chứng khoán và bất động sản ta mới thấy “lực hút” của đồng tiền là như thế nào.
Đồng tiền nó làm cho những người kinh doanh chứng khoán cũng như bất động sản điêu đứng và rồi nó cũng chẳng để cho người dân nghèo yên thân.
Nông dân nghèo đang thở vắn than dài khi nhìn con cá tra, con cá ba sa, con tôm của mình lững lờ trong hồ nước. Chúng mãi cứ đi đi lại lại trong hồ dù rằng đủ cân đủ ký vì giá của chúng “đụng sàn”. Bao nhiêu tiền bạc, bao nhiêu công sức đổ vào con cá, con tôm nay cũng chẳng còn.
Còn những người làm lúa thì cũng chẳng khá gì hơn. Cả năm trời nai lưng quần quật “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cũng chẳng thu vào được bao nhiêu khi giá lúa còn trên dưới 3.000 đ/ký. Nông dân không được xuất khẩu gạo theo lệnh cấm. Đến nay, số gạo trong kho quá tải nên dắt díu nhau đóng ghe đóng đóng bị đem “bán đổ bán tháo” với giá 5.000 đồng / ký gạo.
Hài hước cho những lúc giá gạo cao ngất 20.000 đồng / ký phải chen chân xếp hàng mua từng bị 10 ký. Lúc đó vào Siêu Thị chỉ được mua mỗi người 10 ký ! Sau cái cảnh nghiệt ngã đó lại đến một ngày bi thương cho 5.000 đồng / ký, đóng cả xe tải đậu dọc trên các con đường quốc lộ rao bán khuyến mãi ! Quả thật có ai hiểu được câu nói đắng cay này hay không? "Mua van bán lạy"
Cứ thử dạo một vòng từ Bắc chí Nam hay là từ miền Nam ra thăm Lăng Bác sẽ thấy cuộc sống của đại đa số người nghèo là như thế nào ?
Theo thống kê, nông dân chiếm 75% dân số ấy vậy mà 1 tỷ USD hiện có người ta lại không “nỡ” đầu tư vào nông ngư nghiệp. Thật ra thì Ngân hàng Nhà nước cũng muốn đầu tư vào nông nghiệp vì tỷ lệ nông dân chiếm đại đa số nhưng chính người nông dân chẳng dám vay nữa. Bởi lẽ, càng vay càng nợ và càng chết.
Họ sợ đồng tiền đến độ không dám đến ngân hàng vay để mua phân bón, vật tư nuôi trồng thuỷ sản nữa vì không biết kết quả trồng trọt, chăn nuôi là như thế nào. Họ đành phải trả thêm 30.000 đồng / bao phân (Thời sự VTV1 tối 12 tháng 1 năm 2009) sau mùa vụ chứ chẳng dám vay ngân hàng. Phóng sự tối nay còn cho biết tâm sự của nhiều nông dân ở nhiều vùng trên đất nước nói lên nỗi lòng u ám của mình trước một nền kinh tế bất ổn. U ám, sợ hãi đến độ không dám trồng lúa nhiều vì có trồng nhiều đi chăng nữa cũng chẳng được là bao sau mùa vụ vì quá nhiều chi phí cho vật tư cộng thuế má.
Chưa bao giờ người nông dân lại “sợ tiền” như hiện nay.
Nói cho đúng, những người nông dân không sợ tiền nhưng họ cảm thấy sợ hãi, âu lo khi phải vay tiền của người khác để đầu tư vào công việc của họ. Họ sợ rằng đổ hết sức đầu tư nhưng cuối cùng vẫn hoàn tay trắng nên họ không dám đi vay tiền như trước nữa.
Cũng vui, có những lúc đồng tiền cần thật trong cuộc sống nhưng cũng có lúc nó lại trở thành vô nghĩa hay vô dụng như tình hình kinh tế hiện nay.
Nói vậy thôi, với những người nông dân nghèo, những người đơn sơ chân thật họ mới “sợ tiền” vì lẽ họ thấy họ không tìm được lối thoát sau khi có tiền. Những người nông dân đơn sơ chân thật cảm thấy rất sợ khi đầu tư vào mà không mang lại lợi ích nên họ không dám vay vốn. Còn với những người vô lương tâm, vô trách nhiệm thì chẳng bao giờ “sợ tiền” cả. Họ can đảm vay tiền tỷ để đầu tư nhưng xác suất thu lợi chẳng là bao nhưng họ cứ cố tình vay. Chỉ biết vay cho nhiều rồi tới đâu thì tới. Những người ấy họ vẫn cố gắng hết sức của họ để có tiền dù đồng tiền ấy chính là mồ hôi xương máu của đồng bào của họ. Những người vô trách nhiệm và vô lương họ bằng mọi thủ đoạn để lấy cho đầy túi của họ thì thôi.
Nực cười trên màn ảnh nhỏ tối nay : hình ảnh của những người tham nhũng, hối lộ bạc tỷ như đối lập với những người nghèo góp từng đồng để giúp cho các em nhỏ nghèo vùng núi thiếu thốn !
Đứng trước đồng tiền thì tiếng nói của lương tâm lại lên tiếng.
Những người nghèo nhưng đơn sơ, chân thật sẽ rất sợ tiền
Những người không còn lương tâm hay vô trách nhiệm sẽ vào vơ vét về cho đầy túi tham.
Chẳng biết đến lúc nào đời sống của đại đa số nông dân nghèo được bình ổn !
Chẳng biết đến lúc nào đồng tiền cho vay từ ngân sẽ không còn là nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh của những người nông dân nghèo nữa.
Lm. Anmai, C.Ss.R.
Người ta vẫn thường nói với nhau : “Tiền là tiên là phật, tiền là sức bậc của tuổi già, tiền là cái đà của danh vọng, tiền là cái lọng che thân …” hay là “có tiền mua tiên cũng được !” để nói lên sức mạnh, sức hút của cuộc đời. “Tiền là bạc” bởi vì có khi nó là bạc thật để làm cho đời người ta sung sướng hơn nhưng có khi nó mang theo cái nghĩa “bạc” khác đó là chính vì đồng tiền mà người ta sống “bạc tình bạc nghĩa” với nhau khi trong túi đầy bạc tiền.
Qua mọi thời, qua bao thế hệ, đồng tiền chi phối đời sống con người một cách kinh khủng. Muốn làm gì thì cũng phải có tiền. Thế nhưng, đến một lúc nào đó, đồng tiền không còn là sức hút của con người nữa trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Có khi con người nhìn thấy đồng tiền phải sợ vì không biết nó có làm lợi như mọi khi hay nó lại làm hại khi không làm ăn được.
Để nâng dậy đời sống kinh tế đang suy thoái, nhà nước đang “kích” nền kinh tế vực dậy với con số 1 tỷ USD vay từ nước ngoài. Thông tin từ VTV1 trong bản tin 19 g 00 ngày 12 tháng 1 cho biết : Hiện tại, có 1 tỷ USD trong tay nhưng hiện tại nhà nước đang hết sức lúng túng. Chẳng biết 1 tỷ USD này sẽ đầu tư vào đâu cả. Đầu tư vào chứng khoán và bất động sản cũng chẳng được vì một đống tiền đã đổ vào đấy đang kẹt cứng. Đầu tư vào nông nghiệp cũng chẳng đành vì con cá, hạt gạo cũng mang chung số phận bấp bênh của nền kinh tế khủng hoảng.
Tưởng chừng đầu tư vào chứng khoán sẽ mang lại một khoản lợi to lớn nên nhà nước và nhiều ngườ đổ xô nhau đi mua cổ phiếu, đổ xô nhau “bơm” tiền vào chứng khoán. Thế nhưng, thực tế cho thấy là càng càng đổ vào càng lún vì lẽ “sàn” chứng khoán nó không lên xuống nhịp nhàng nhưng nó cứ như nhảy theo vũ điệu “lambađa” vậy. Không biết hiện tại có bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình đang mang trong mình nỗi tiếc nuối ngậm ngùi khi chạy theo chứng khoáng.
Đến đất đai và bất động sản. Tưởng chừng như đầu tư vài lô đất để kiếm lời mà khỏi phải tốn mồ hôi sôi con mắt nên nhiều người cũng đã “chạy” đua để mua đất. Biết rằng đất dù nó không nói lên tiếng nói của nó nhưng nó cũng hái ra tiền. Thế nhưng nó cũng chỉ hái một cách chừng mực nào đó chứ đâu có đơn giản ngày một ngày hai giá lên cao ngất trời được. Vậy là các ngân hàng nhà nước cùng một số người lại tiếp tục ngậm đắng nuốt cay nhìn mảnh đất “vàng” nay trở vàng với màu vàng của cỏ dại.
Đất đai cùng với chứng khoán đã làm liêu xiêu nhiều người đến độ nhìn họ trong tình trạng dở khóc dở cười. Bán thì quá lỗ còn để lại thì phải trả lãi hàng tháng. Hết hẹn lại lên, cuối tháng lại chạy tiền để đóng tiền lời. Lãi mẹ đẻ lãi con đến một lúc nào đó đồng vốn ban đầu cũng trở thành tay trắng.
Qua cơn bão của chứng khoán và bất động sản ta mới thấy “lực hút” của đồng tiền là như thế nào.
Đồng tiền nó làm cho những người kinh doanh chứng khoán cũng như bất động sản điêu đứng và rồi nó cũng chẳng để cho người dân nghèo yên thân.
Nông dân nghèo đang thở vắn than dài khi nhìn con cá tra, con cá ba sa, con tôm của mình lững lờ trong hồ nước. Chúng mãi cứ đi đi lại lại trong hồ dù rằng đủ cân đủ ký vì giá của chúng “đụng sàn”. Bao nhiêu tiền bạc, bao nhiêu công sức đổ vào con cá, con tôm nay cũng chẳng còn.
Còn những người làm lúa thì cũng chẳng khá gì hơn. Cả năm trời nai lưng quần quật “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cũng chẳng thu vào được bao nhiêu khi giá lúa còn trên dưới 3.000 đ/ký. Nông dân không được xuất khẩu gạo theo lệnh cấm. Đến nay, số gạo trong kho quá tải nên dắt díu nhau đóng ghe đóng đóng bị đem “bán đổ bán tháo” với giá 5.000 đồng / ký gạo.
Hài hước cho những lúc giá gạo cao ngất 20.000 đồng / ký phải chen chân xếp hàng mua từng bị 10 ký. Lúc đó vào Siêu Thị chỉ được mua mỗi người 10 ký ! Sau cái cảnh nghiệt ngã đó lại đến một ngày bi thương cho 5.000 đồng / ký, đóng cả xe tải đậu dọc trên các con đường quốc lộ rao bán khuyến mãi ! Quả thật có ai hiểu được câu nói đắng cay này hay không? "Mua van bán lạy"
Cứ thử dạo một vòng từ Bắc chí Nam hay là từ miền Nam ra thăm Lăng Bác sẽ thấy cuộc sống của đại đa số người nghèo là như thế nào ?
Theo thống kê, nông dân chiếm 75% dân số ấy vậy mà 1 tỷ USD hiện có người ta lại không “nỡ” đầu tư vào nông ngư nghiệp. Thật ra thì Ngân hàng Nhà nước cũng muốn đầu tư vào nông nghiệp vì tỷ lệ nông dân chiếm đại đa số nhưng chính người nông dân chẳng dám vay nữa. Bởi lẽ, càng vay càng nợ và càng chết.
Họ sợ đồng tiền đến độ không dám đến ngân hàng vay để mua phân bón, vật tư nuôi trồng thuỷ sản nữa vì không biết kết quả trồng trọt, chăn nuôi là như thế nào. Họ đành phải trả thêm 30.000 đồng / bao phân (Thời sự VTV1 tối 12 tháng 1 năm 2009) sau mùa vụ chứ chẳng dám vay ngân hàng. Phóng sự tối nay còn cho biết tâm sự của nhiều nông dân ở nhiều vùng trên đất nước nói lên nỗi lòng u ám của mình trước một nền kinh tế bất ổn. U ám, sợ hãi đến độ không dám trồng lúa nhiều vì có trồng nhiều đi chăng nữa cũng chẳng được là bao sau mùa vụ vì quá nhiều chi phí cho vật tư cộng thuế má.
Chưa bao giờ người nông dân lại “sợ tiền” như hiện nay.
Nói cho đúng, những người nông dân không sợ tiền nhưng họ cảm thấy sợ hãi, âu lo khi phải vay tiền của người khác để đầu tư vào công việc của họ. Họ sợ rằng đổ hết sức đầu tư nhưng cuối cùng vẫn hoàn tay trắng nên họ không dám đi vay tiền như trước nữa.
Cũng vui, có những lúc đồng tiền cần thật trong cuộc sống nhưng cũng có lúc nó lại trở thành vô nghĩa hay vô dụng như tình hình kinh tế hiện nay.
Nói vậy thôi, với những người nông dân nghèo, những người đơn sơ chân thật họ mới “sợ tiền” vì lẽ họ thấy họ không tìm được lối thoát sau khi có tiền. Những người nông dân đơn sơ chân thật cảm thấy rất sợ khi đầu tư vào mà không mang lại lợi ích nên họ không dám vay vốn. Còn với những người vô lương tâm, vô trách nhiệm thì chẳng bao giờ “sợ tiền” cả. Họ can đảm vay tiền tỷ để đầu tư nhưng xác suất thu lợi chẳng là bao nhưng họ cứ cố tình vay. Chỉ biết vay cho nhiều rồi tới đâu thì tới. Những người ấy họ vẫn cố gắng hết sức của họ để có tiền dù đồng tiền ấy chính là mồ hôi xương máu của đồng bào của họ. Những người vô trách nhiệm và vô lương họ bằng mọi thủ đoạn để lấy cho đầy túi của họ thì thôi.
Nực cười trên màn ảnh nhỏ tối nay : hình ảnh của những người tham nhũng, hối lộ bạc tỷ như đối lập với những người nghèo góp từng đồng để giúp cho các em nhỏ nghèo vùng núi thiếu thốn !
Đứng trước đồng tiền thì tiếng nói của lương tâm lại lên tiếng.
Những người nghèo nhưng đơn sơ, chân thật sẽ rất sợ tiền
Những người không còn lương tâm hay vô trách nhiệm sẽ vào vơ vét về cho đầy túi tham.
Chẳng biết đến lúc nào đời sống của đại đa số nông dân nghèo được bình ổn !
Chẳng biết đến lúc nào đồng tiền cho vay từ ngân sẽ không còn là nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh của những người nông dân nghèo nữa.
Lm. Anmai, C.Ss.R.
Thursday, January 22, 2009
U.S. Bishops visit archdiocese of Hanoi
VietCatholic News (22 Jan 2009 14:15)
A group of U.S. Bishops has started their visit in the archdiocese of Hanoi to show their support and solidarity with bishops, priests and laity of Vietnam capital who have suffered injustice and a series of crackdowns from the atheist government.
Cardinal Pham Dinh Tung, Archbishop Ngo Quang Kiet, U.S. Bishops and Vietnamese priests
Bishop Todd Brown of Orange County
Archbishop George Niederauer of San Francisco, Bishop Ignatius Chung Wang, Auxiliary Bishop of San Francisco, Bishop Todd Brown of Orange County, Bishop Dan Walsh of Santa Rosa, Fr. Jerry McCormick of the Diocese of Monterey, and some faithful from California, USA were first foreign visitors to call on Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet after the latter had suffered a long period of virtual house arrest and public insult by state-controlled media.
The Church in Vietnam has struggled through a difficult year, clashing with the Communist regime repeatedly over the ownership of properties that were seized by the government from Church ownership. The most dramatic conflicts have occurred in Hanoi, where lay Catholic activists have staged public protests demanding the return of a building that once housed the offices of the apostolic nuncio in Vietnam, and a piece of property that belonged to a Redemptorist monastery. Last December, several Catholic activists were tried for charges of destroying state property during a protest at the Redemptorist monastery.
Earlier, on last September, government officials denounced Archbishop Ngo for his failure to denounce the Catholic demonstrators, and threatened legal action against the prelate. The archbishop's residence has frequently been surrounding by mobs of government supporters, and in response to threats the archbishop has severely curtailed his public activities, generally remaining at home.
U.S. Bishops and their companions concelebrated Mass with Archbishop Joseph Ngo and hundreds of Vietnamese priests in St. Joseph Cathedral on Wednesday morning.
In his sermon, Bishop Todd Brown, noted that the liturgical calendar for the day honored St.Agnes, a Roman girl who was only thirteen years old when she suffered martyrdom for her Faith. Her love for the Lord was very great and she hated sin even more than death! Agnes was promised with wonderful gifts if she would only deny God, but she refused and bowed her head for the death-stroke of the sword.
“Each year on this day young lambs are brought to the Roman Church named in her honor,” Bishop Todd continued. “The lambs are blessed and then cared for until they are sheared and their wool woven into the pallia given to the new archbishops named that year. That is the history of the pallium Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet is wearing today.”
The sermon was seen by many as an encouragement to the attitude of the archbishop not to compromise with injustice and immorality even at the cost of grave sufferings.
Catholics in Hanoi felt warm with Bishop Todd’s conclusion: “Please be assured of our prayers and support.”
The Diocese of Orange California and the Archdiocese of Hanoi created "sister diocese" relationship last August. Under the partnership, the American diocese for the first time would sponsor four seminarians from Vietnam in their training to become priests. The diocese would also send priests to Hanoi to teach English and at seminaries.
After the Diocese of Orange established its partnership with Hanoi, other dioceses in the United States followed. The Diocese of Los Angeles and the Archdiocese of Saigon, for instance, are now sister dioceses.
J.B. An Dang
A group of U.S. Bishops has started their visit in the archdiocese of Hanoi to show their support and solidarity with bishops, priests and laity of Vietnam capital who have suffered injustice and a series of crackdowns from the atheist government.
Cardinal Pham Dinh Tung, Archbishop Ngo Quang Kiet, U.S. Bishops and Vietnamese priests
Bishop Todd Brown of Orange County
Archbishop George Niederauer of San Francisco, Bishop Ignatius Chung Wang, Auxiliary Bishop of San Francisco, Bishop Todd Brown of Orange County, Bishop Dan Walsh of Santa Rosa, Fr. Jerry McCormick of the Diocese of Monterey, and some faithful from California, USA were first foreign visitors to call on Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet after the latter had suffered a long period of virtual house arrest and public insult by state-controlled media.
The Church in Vietnam has struggled through a difficult year, clashing with the Communist regime repeatedly over the ownership of properties that were seized by the government from Church ownership. The most dramatic conflicts have occurred in Hanoi, where lay Catholic activists have staged public protests demanding the return of a building that once housed the offices of the apostolic nuncio in Vietnam, and a piece of property that belonged to a Redemptorist monastery. Last December, several Catholic activists were tried for charges of destroying state property during a protest at the Redemptorist monastery.
Earlier, on last September, government officials denounced Archbishop Ngo for his failure to denounce the Catholic demonstrators, and threatened legal action against the prelate. The archbishop's residence has frequently been surrounding by mobs of government supporters, and in response to threats the archbishop has severely curtailed his public activities, generally remaining at home.
U.S. Bishops and their companions concelebrated Mass with Archbishop Joseph Ngo and hundreds of Vietnamese priests in St. Joseph Cathedral on Wednesday morning.
In his sermon, Bishop Todd Brown, noted that the liturgical calendar for the day honored St.Agnes, a Roman girl who was only thirteen years old when she suffered martyrdom for her Faith. Her love for the Lord was very great and she hated sin even more than death! Agnes was promised with wonderful gifts if she would only deny God, but she refused and bowed her head for the death-stroke of the sword.
“Each year on this day young lambs are brought to the Roman Church named in her honor,” Bishop Todd continued. “The lambs are blessed and then cared for until they are sheared and their wool woven into the pallia given to the new archbishops named that year. That is the history of the pallium Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet is wearing today.”
The sermon was seen by many as an encouragement to the attitude of the archbishop not to compromise with injustice and immorality even at the cost of grave sufferings.
Catholics in Hanoi felt warm with Bishop Todd’s conclusion: “Please be assured of our prayers and support.”
The Diocese of Orange California and the Archdiocese of Hanoi created "sister diocese" relationship last August. Under the partnership, the American diocese for the first time would sponsor four seminarians from Vietnam in their training to become priests. The diocese would also send priests to Hanoi to teach English and at seminaries.
After the Diocese of Orange established its partnership with Hanoi, other dioceses in the United States followed. The Diocese of Los Angeles and the Archdiocese of Saigon, for instance, are now sister dioceses.
J.B. An Dang
Tuesday, January 6, 2009
Quan diem cua Hoi Dong GMVN ve mot so van de hien nay
QUAN ĐIỂM CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG HOÀN CẢNH HIỆN NAY
Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của người dân Việt Nam cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của chúng tôi, các Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Giáo Hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội. Do đó, là những người lãnh đạo trong Giáo Hội, chúng tôi có trách nhiệm rao giảng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, nhằm thăng tiến con người và đời sống xã hội cách toàn diện. Sau khi cầu nguyện và trao đổi với nhau, chúng tôi muốn bày tỏ quan điểm của mình về một số vấn đề quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay.
I. TÌNH HÌNH
1. Tình trạng khiếu kiện đất đai kéo dài và chưa được giải quyết thoả đáng là vấn đề thời sự, trong đó có đất đai của các tôn giáo nói chung và Giáo hội Công giáo nói riêng, cụ thể như vụ việc Toà Khâm Sứ cũ (số 42 Nhà Chung) và Giáo xứ Thái Hà (số 178 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội). Chắc chắn có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng ở đây chúng tôi muốn lưu ý đặc biệt đến điều này: luật về đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. Thêm vào đó, nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại hơn. Thiết nghĩ không thể có một giải quyết tận gốc nếu không quan tâm đến những yếu tố này.
2. Trong tiến trình giải quyết những tranh chấp, một số phương tiện truyền thông thay vì là nhịp cầu liên kết và cảm thông thì lại gieo rắc hoang mang và nghi kỵ. Quả thật, chưa bao giờ các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như ngày nay, nhờ đó con người được gia tăng hiểu biết và phát triển tình liên đới. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông chỉ thực sự mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng xã hội khi phục vụ sự thật và phản ánh thực tại cách trung thực. Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lĩnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc, không thể không quan tâm đến tình trạng này.
3. Cũng trong tiến trình giải quyết những xung đột nêu trên và nhiều vụ việc khác, một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực, và như thế, tạo thêm bất công trong xã hội. Điều này đang có chiều hướng gia tăng, không những trong các vấn đề lớn của xã hội mà ngay cả trong đời sống gia đình cũng như tại học đường. Bạo hành và bạo lực bắt nguồn từ chính tâm hồn con người, nơi đó cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối không ngừng diễn ra. Nếu không được hướng dẫn và tập luyện, con người sẽ dễ dàng chiều theo những tham vọng ích kỷ của mình, và cái ác sẽ lan tràn trong đời sống xã hội. Do đó, việc giáo dục đạo đức và huấn luyện lương tâm phải là trách nhiệm hàng đầu của toàn xã hội, và cần đến sự tham gia tích cực của người dân cũng như các tổ chức xã hội.
II. QUAN ĐIỂM
Đứng trước tình hình trên, chúng tôi có những đề nghị cụ thể như sau:
1. Trước hết, nếu luật về đất đai còn nhiều bất cập thì nên sửa đổi cho hoàn chỉnh. Việc sửa đổi này cần phải quan tâm tới quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã khẳng định: "Mọi người đều có quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán" (số 17). Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đòi hỏi này lại càng khẩn thiết hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống chung của thế giới. Đây sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước.
2. Kế đến, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi những người làm công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật. Trong thực tế, đã có những thông tin bị bóp méo hoặc cắt xén, như trong trường hợp tranh chấp đất đai tại Toà Khâm Sứ cũ. Vì thế, chúng tôi đề nghị những người làm công tác truyền thông đại chúng phải hết sức cẩn trọng khi đưa tin tức và hình ảnh, nhất là khi liên quan đến danh dự và uy tín của cá nhân cũng như tập thể. Nếu đã phổ biến những thông tin sai lạc thì cần phải cải chính. Chỉ khi tôn trọng sự thật, truyền thông mới thực sự hoàn thành chức năng của mình là thông tin và giáo dục nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
3. Cuối cùng, truyền thống văn hoá và đạo đức của dân Việt vốn nhấn mạnh đến tình tương thân tương ái và sự hài hoà trong xã hội. Tuy nhiên khi giải quyết những tranh chấp gần đây, đáng tiếc là đã có những hành vi sử dụng bạo lực, làm mất đi tương quan hài hoà trong cuộc sống. Vì thế, chúng tôi tha thiết ước mong mọi người hãy chấm dứt mọi hình thức bạo lực, trong hành động cũng như trong ngôn từ. Cũng không nên nhìn những tranh chấp này theo quan điểm chính trị và hình sự. Một giải pháp thoả đáng chỉ có thể đạt được nhờ đối thoại thẳng thắn, cởi mở và chân thành, trong hoà bình và tôn trọng lẫn nhau.
Phát xuất từ ước mong góp phần tích cực vào việc phát triển đất nước cách ổn định và vững bền, những suy nghĩ này mong được gửi đến tất cả anh chị em đồng đạo cũng như mọi người thành tâm thiện chí. Chúng tôi xác tín rằng khi tất cả chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước trên nền tảng công bằng, sự thật và tình yêu, thì quê hương Việt Nam sẽ ngày càng giàu đẹp, mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người, và góp phần kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.
Làm tại Toà Giám mục Xuân Lộc, ngày 25.09.2008
TM. HĐGM Việt Nam
Chủ tịch
+ Giám mục Phêrô Nguyễn văn Nhơn
VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG HOÀN CẢNH HIỆN NAY
Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của người dân Việt Nam cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của chúng tôi, các Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Giáo Hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội. Do đó, là những người lãnh đạo trong Giáo Hội, chúng tôi có trách nhiệm rao giảng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, nhằm thăng tiến con người và đời sống xã hội cách toàn diện. Sau khi cầu nguyện và trao đổi với nhau, chúng tôi muốn bày tỏ quan điểm của mình về một số vấn đề quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay.
I. TÌNH HÌNH
1. Tình trạng khiếu kiện đất đai kéo dài và chưa được giải quyết thoả đáng là vấn đề thời sự, trong đó có đất đai của các tôn giáo nói chung và Giáo hội Công giáo nói riêng, cụ thể như vụ việc Toà Khâm Sứ cũ (số 42 Nhà Chung) và Giáo xứ Thái Hà (số 178 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội). Chắc chắn có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng ở đây chúng tôi muốn lưu ý đặc biệt đến điều này: luật về đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. Thêm vào đó, nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại hơn. Thiết nghĩ không thể có một giải quyết tận gốc nếu không quan tâm đến những yếu tố này.
2. Trong tiến trình giải quyết những tranh chấp, một số phương tiện truyền thông thay vì là nhịp cầu liên kết và cảm thông thì lại gieo rắc hoang mang và nghi kỵ. Quả thật, chưa bao giờ các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như ngày nay, nhờ đó con người được gia tăng hiểu biết và phát triển tình liên đới. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông chỉ thực sự mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng xã hội khi phục vụ sự thật và phản ánh thực tại cách trung thực. Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lĩnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc, không thể không quan tâm đến tình trạng này.
3. Cũng trong tiến trình giải quyết những xung đột nêu trên và nhiều vụ việc khác, một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực, và như thế, tạo thêm bất công trong xã hội. Điều này đang có chiều hướng gia tăng, không những trong các vấn đề lớn của xã hội mà ngay cả trong đời sống gia đình cũng như tại học đường. Bạo hành và bạo lực bắt nguồn từ chính tâm hồn con người, nơi đó cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối không ngừng diễn ra. Nếu không được hướng dẫn và tập luyện, con người sẽ dễ dàng chiều theo những tham vọng ích kỷ của mình, và cái ác sẽ lan tràn trong đời sống xã hội. Do đó, việc giáo dục đạo đức và huấn luyện lương tâm phải là trách nhiệm hàng đầu của toàn xã hội, và cần đến sự tham gia tích cực của người dân cũng như các tổ chức xã hội.
II. QUAN ĐIỂM
Đứng trước tình hình trên, chúng tôi có những đề nghị cụ thể như sau:
1. Trước hết, nếu luật về đất đai còn nhiều bất cập thì nên sửa đổi cho hoàn chỉnh. Việc sửa đổi này cần phải quan tâm tới quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã khẳng định: "Mọi người đều có quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán" (số 17). Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đòi hỏi này lại càng khẩn thiết hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống chung của thế giới. Đây sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước.
2. Kế đến, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi những người làm công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật. Trong thực tế, đã có những thông tin bị bóp méo hoặc cắt xén, như trong trường hợp tranh chấp đất đai tại Toà Khâm Sứ cũ. Vì thế, chúng tôi đề nghị những người làm công tác truyền thông đại chúng phải hết sức cẩn trọng khi đưa tin tức và hình ảnh, nhất là khi liên quan đến danh dự và uy tín của cá nhân cũng như tập thể. Nếu đã phổ biến những thông tin sai lạc thì cần phải cải chính. Chỉ khi tôn trọng sự thật, truyền thông mới thực sự hoàn thành chức năng của mình là thông tin và giáo dục nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
3. Cuối cùng, truyền thống văn hoá và đạo đức của dân Việt vốn nhấn mạnh đến tình tương thân tương ái và sự hài hoà trong xã hội. Tuy nhiên khi giải quyết những tranh chấp gần đây, đáng tiếc là đã có những hành vi sử dụng bạo lực, làm mất đi tương quan hài hoà trong cuộc sống. Vì thế, chúng tôi tha thiết ước mong mọi người hãy chấm dứt mọi hình thức bạo lực, trong hành động cũng như trong ngôn từ. Cũng không nên nhìn những tranh chấp này theo quan điểm chính trị và hình sự. Một giải pháp thoả đáng chỉ có thể đạt được nhờ đối thoại thẳng thắn, cởi mở và chân thành, trong hoà bình và tôn trọng lẫn nhau.
Phát xuất từ ước mong góp phần tích cực vào việc phát triển đất nước cách ổn định và vững bền, những suy nghĩ này mong được gửi đến tất cả anh chị em đồng đạo cũng như mọi người thành tâm thiện chí. Chúng tôi xác tín rằng khi tất cả chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước trên nền tảng công bằng, sự thật và tình yêu, thì quê hương Việt Nam sẽ ngày càng giàu đẹp, mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người, và góp phần kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.
Làm tại Toà Giám mục Xuân Lộc, ngày 25.09.2008
TM. HĐGM Việt Nam
Chủ tịch
+ Giám mục Phêrô Nguyễn văn Nhơn
Subscribe to:
Posts (Atom)