Monday, June 28, 2010

Holy See To Have Non-Resident Representative To Vietnam

Vatican City, 26 Jun 2010 (VIS) - The Secretariat of State today published the following English-language communique:

"As agreed at its first meeting in Hanoi in February 2009, the second meeting of the Vietnam - Holy See Joint Working Group took place in the Vatican from 23 to 24 June, co-chaired by Msgr. Ettore Balestrero, Holy See under secretary for Relations with States who headed the Holy See delegation, and Nguyen Quoc Cuong, vice minister of Foreign Affairs who headed the Vietnamese Delegation.

"After reviewing the progress made since the first Joint Working Group meeting, the two sides discussed international issues and those related to bilateral relations and to the Catholic Church in Vietnam. The Vietnamese side recalled its consistent policy of respect for freedom of religion and belief as well as the legal provisions to guarantee its implementation. The Holy See delegation took note of this explanation and asked that further conditions be established so that the Church may participate effectively in the development of the country, especially in the spiritual, educational, healthcare, social and charitable fields. The Holy See delegation also mentioned that the Church in her teaching invites the faithful to be good citizens and therefore to work for the common good of the population.

"The two sides noted encouraging developments in various areas of Catholic life in Vietnam, especially in relation to the Jubilee Year. Furthermore they recalled the address of His Holiness Pope Benedict XVI during the last 'ad limina' visit of the Vietnamese bishops and the Holy Father's Message to the Catholic Church in Vietnam on the occasion of the Jubilee Year, and agreed that these teachings of the Holy Father would serve as an orientation for the Catholic Church in Vietnam in the years ahead.

"On bilateral relations the two sides appreciated the positive developments since the first meeting of the Joint Working Group, especially the meeting between Pope Benedict XVI and the Vietnamese State President Nguyen Minh Triet in December 2009. The two sides also had in-depth and comprehensive discussions on bilateral diplomatic relations. In order to deepen the relations between the Holy See and Vietnam, as well as the bonds between the Holy See and the local Catholic Church, it was agreed that, as a first step, a non-resident representative of the Holy See for Vietnam will be appointed by the Pope.

"The two sides decided to hold the third meeting of the Joint Working Group in Vietnam; the time of the meeting will be settled through diplomatic channels.

"On the occasion of the meeting, the Vietnamese delegation paid courtesy visits to Archbishop Dominique Mamberti, Holy See secretary for Relations with States, to the Prefect of the Congregation for the Evangelisation of Peoples and to the Vicariate of the diocese of Rome. The Delegation also visited the Holy See's 'Bambino Gesu' paediatric hospital in Rome".

SS/ VIS 20100628 (490)
Source: Vatican Information Service - English

Sunday, June 27, 2010

Trao thánh vụ linh mục là quyền của Hội Thánh

VRNs (27.06.2010) – Sài Gòn - Sáng ngày 26.06.2010, tại đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, Đức cha Micael Hoàng Đức Oanh đã trao ban thánh vụ linh mục cho 9 thầy phó tế thuộc Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam (DCCT).


Khi nhận được thiệp mời dự lễ “Lãnh sứ vụ linh mục” do cha giám tỉnh DCCT ký gởi đến nhiều người tỏ ra thắc mắc, vì trong thiệp không hề ghi danh tánh Đức giám mục sẽ trao ban thánh vụ cho các tiến chức.

Tìm hiểu sự việc này, chúng tôi được biết cách thời điểm này một năm, DCCT đã đăng ký với UBND TP.HCM sẽ phong chức linh mục cho 9 thầy phó tế, nhưng chính quyền chỉ chấp thuận cho 7, và loại 2. Lý do được đưa ra để không chấp thuận đăng ký cho hai tiến chức đó là họ đã không đăng ký tạm vắng với địa phương thường trú khi nhập tu DCCT. Theo cha Giuse Đinh Hữu Thoại, chánh văn phòng DCCT thì lý do đưa ra không đúng pháp luật, vì theo luật cư trú chỉ có hai trường hợp phải đăng ký tạm vắng khi lưu trú ở địa phương khác là đang trong tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự và có tiền án tiền sự. Trong khi đó, cả hai ứng sinh bị kết vào lý do đó đều đã quá tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự thông thường và không hề có tiền án tiền sự nào. Như vậy việc UBND TP.HCM đã không chấp thuận với việc đăng ký phong chức linh mục cho cả 9 tiến chức có dấu hiệu lạm quyền, và phân biệt đối xử với tôn giáo, nhất là Công giáo.

Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, giám tỉnh DCCT nói rằng: “Chức linh mục, sứ vụ linh mục là của Hội Thánh, cho nên chúng tôi xin cùng Hội thánh và Hội Thánh trao sứ vụ linh mục. Cho nên đây là chuyện hoàn toàn của Hội Thánh, của đức tin, của sứ mạng chứ không phải chuyện của xã hội” (http://www.youtube.com/watch?v=eNRciVMyVqk).
Do đó DCCT dựa theo Giáo luật và cả luật pháp Việt Nam nữa vẫn tiến hành tổ chức lễ trao thánh vụ linh mục cho cả 9 thầy phó tế có tên như sau:

1/ Phêrô Phan Công Trường, 2/ Vinhsơn Liêm Nguyễn Trường Chính, 3/ Giuse Trương Văn Minh, 4/ Giuse Phạm Đình Trí, 5/ Gioan Nguyễn Đức Phú, 6/ Phêrô Lê Thanh Phục, 7/ Giuse Trương Hoàng Vũ, 8/ Vinhsơn Maria Phạm Cao Quý, 9/ Martinô Vũ Đồng Tùng.


Thánh lễ có sự hiện diện của hơn 100 linh mục đến từ Lạng Sơn, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Bùi Chu, Thanh Hóa, Cần Thơ, Long Xuyên, Mỹ Tho, Kontum, Đà Lạt, Phú Cường, Quy Nhơn, Nha Trang, Xuân Lộc, Sài Gòn, gồm cả linh mục các Dòng và Triều thuộc nhiều giáo phận.


Lập lại lời của Mẹ Hội Thánh, Đức cha Micael Hoàng Đức Oanh, giám mục Kontum, chủ tịch Ủy ban truyền giáo trực thuộc HĐGM VN đã nói với các tiến chức: “Các con sẽ thi hành nhiệm vụ thánh hóa trong Đức Kitô. Vì chưng, thừa tác vụ các con lãnh nhận, sẽ giúp hoàn thành lễ tế thiêng liêng của tín hữu, hiệp cùng lễ tế của Đức Kitô, mà tay các con dâng tiến, khi cử hành lễ tế không đổ máu trên bàn thờ”.

Như vậy linh mục là một ơn Thiên chúa ban để Hội Thánh có thêm người cộng tác tế lễ. Đây là chuyện hoàn toàn tôn giáo, vậy mà từ khi đảng cộng sản nắm quyền trị nước đến nay đã muốn biến nó thành ân huệ của riêng mình để ban cho Hội Thánh khi Hội Thánh tỏ ra ngoan ngoãn với họ. Rõ ràng là đã cầm nhầm!

Để hiểu rõ lý do tại sao một thánh lễ phong chức linh mục long trọng mà ban tổ chức lại không công bố trước danh tánh Đức giám mục chủ tế, mà để đến đúng giờ thì Đức giám mục Kontum mới xuất hiện, chúng tôi đã gặp một tu sĩ DCCT, vị này xin ẩn danh, và cho biết lý do như sau:

“Theo kế hoạch ban đầu, Nhà Dòng chúng tôi mời một giám mục khác, nhưng sau đó, vị này cáo lỗi, vì vài giám mục thuộc giáo tỉnh Sài Gòn đã khuyên không nên. Nếu có phong thì chỉ phong 7 như ý nhà nước thôi”, vị tu sĩ nói tiếp: “Cha giám tỉnh chúng tôi cũng chỉ mới mời được Đức giám mục Kontum trong thời gian gần đây, và nhất là không muốn để ngài bị áp lực bởi những ‘lời khuyên’ của các vị nào đó muốn lấy lòng nhà nước”.

Ơn Chúa đã được ban, Giáo Hội Việt Nam vừa có thêm 9 linh mục, những người được chọn để phục vụ và sống với những người bị bỏ rơi, bị khinh miệt và bị cướp đoạt quyền làm người. Xin Chúa ban đủ ơn để các cha mới can đảm vượt qua những thử thách mà thế quyền đang sẵn sàng gây ra cho các ngài lúc khởi đầu sứ vụ.

Đây là một tiền lệ tốt. Xin được chúc mừng DCCT !

THỤY MINH
http://www.chuacuuthe.com/?p=5482

Sunday, June 13, 2010

Một Thoáng Suy Tư Về Giáo Hội Công Giáo Việt Nam (Bài II)

LM. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Tôi thành tâm cầu mong cho Giáo Hội được trở nên tinh tuyền, thánh thiện hơn nữa
để xứng đáng là «Hiền thê» của Chúa Giêsu khó nghèo, thánh thiện, công chính và nhân ái.


Tục ngữ Pháp có câu «Chó sủa mặc chó đoàn lữ hành cứ đi» (le chien aboie, la caravane passe! ). Câu này thường được nhắc lại để nói về thái độ khinh thị, làm ngơ của những người không muốn nghe ai phê bình dù đúng hay sai. Làm ngơ để tiếp tục sống và làm những điều mình tự cho là đúng là phải, không cần lắng nghe ý kiến của người khác dù xây dựng hay đả kích. Dĩ nhiên, cũng có những trường hợp người ta phải làm ngơ trước dư luận thiếu khách quan và tích cực, nhưng không thể lúc nào cũng bịt tai, nhắm mắt trước mọi dư luận và góp ý của người khác.

Sau khi viết bài trước nói lên một vài suy tư của tôi về Giáo Hội Việt Nam, một số người thân của tôi trong đó có một vài linh mục bên nhà đã nói với tôi thế này: «anh viết làm gì, họ có nghe đâu mà nói, cũng vô ích thôi!» Biết vậy, nhưng tôi không nản. Tôi cứ viết và phải viết những gì tôi tin là hữu ích và phải nói ra vì lương tâm không cho phép «mũ ni che tai» trước bao sự việc, -mà khách quan- thì thật là đáng quan ngại. Tôi viết vì thực tâm muốn góp phần xây dựng cho Giáo Hội ngày một thêm tốt đẹp xứng đáng là Bí Tích của Chúa Giêsu đặc biệt trong hoàn cảnh của quê hương và thế giới ngày nay, vì tôi rất yêu mến Giáo Hội và đang nỗ lực phục vụ Giáo Hội.

Sự kiện người ta không muốn nghe, muốn đọc thì không phải bây giờ mới là hiện tượng thông thường của thái độ quần chúng. Khi xưa, Chúa Giêsu cũng đã gặp phải thái độ cứng lòng và khinh thị này trong dân Do Thái, nên Chúa đã đôi lần nói:

«Ai có tai thì nghe!» (Mt 11, 15).

Trong Cựu Ước, Thiên Chúa cũng đã nói đến thái độ khinh thị này của Dân Do Thái nhiều lần như sau:

«Nhưng dân ta đã chẳng nghe lời
Ít Ra en nào đâu có chịu
Ta đành mặc họ lòng chai dạ đá
muốn đi đâu thì cứ việc đi
» (Tv 81: 12-13)

Dầu vậy, Thiên Chúa vẫn không thất vọng. Ngài vẫn sai các Ngôn sứ mang Sứ điệp của Ngài đến cho dân để dạy dổ và cũng để cảnh cáo họ qua các thời đại như chúng ta đọc thấy trong Kinh Thánh. Điều này đã khích lệ tôi tiếp tục nói lên những suy tư về hiện tình Giáo Hội bên nhà cũng như ở hải ngoại qua những gì tôi được biết về những «hiện tượng không được bình thường» liên quan đến não trạng cũng như cung cách phục vụ của một số giáo sĩ đàn anh.

Người ta có thể cho tôi là «hỗn xược, dạy đời…» khi dám đề cập đến những vấn đề này, vì động chạm đến các «đấng các bậc». Khoan dung hơn nữa, người ta có thể nói: «tôi biết gì về thực trạng bên nhà mà dám nói đang khi tôi sống ở nước ngoài với hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt…». Đúng, tôi đang sống và phục vụ trong Giáo Hội Hoa Kỳ, thì làm sao thấu hiểu mọi khúc mắc của hiện tình Giáo Hội bên nhà. Dầu vậy, đứng ở góc cạnh suy tư thần học và mục vụ, tôi vẫn muốn đóng góp một cái gì với Giáo Hội Mẹ tại quê nhà mặc dù tôi không có vinh dự được phục vụ hiện nay và cũng không có hy vọng hay mơ ước gì được về phục vụ trong tương lai. Tuy nhiên, không phải vì thế mà tôi dửng dưng đối với Giáo Hội Mẹ.

Trong phạm vi bài viết này, tôi muốn đề cập đến một số vấn đề cốt lõi của sứ mạng phúc âm hóa và xây dựng con người Kitô giáo cũng như nói thêm về những vấn đề đáng phải quan tâm về hiện tình Giáo Hội Việt Nam để mong chia sẻ và góp ý với các vị lãnh đạo Giáo Hội.

Thật vậy, tôi vẫn quan niệm và thâm tín rằng xây dựng con người, đào tạo những Kitô hữu đích thực thì quan trọng hơn việc xây dựng cơ sở vật chất, mặc dù việc này cũng cần trong mức độ chính đáng của nó. Xây dựng lòng yêu mến Chúa vững chắc để minh chứng đức tin chân chính thì cần thiết hơn là phô diễn lòng đạo đức bằng những hình thức rước xách, kinh kệ, xây cất tốn phí phô trương bề ngoài.

Cụ thể, theo tin khả tín của những người về thăm Việt Nam kể lại, thì tôi không thể tưởng tượng và thông cảm được lý do tại sao Tòa Giám Mục Bùi Chu, (và cả TGM Thái Bình với nhà thủy tạ thơ mộng phía trước) được xây nguy nga, đồ sộ hơn cả Nhà Thờ Chính Tòa. Cực kỳ khó hiểu hơn nữa là «Công Trường Mân Côi» ở Bùi Chu với Kinh Mân Côi được viết bằng 150 ngôn ngữ khác nhau trên những tấm đá cẩm thạch đắt tiền! Để LÀM GÌ? để xây dựng con người Kitô giáo cho có chiều sâu thích đáng hay để phô trương hợm hĩnh với du khách? Thử hỏi công trình kia tốn phí biết bao ngân khoản (chắc chắn đã xin được từ bên ngoài) mà đáng lẽ tiền đó nên được dùng để làm bao việc bác ái, y tế, giáo dục khác cần thiết hơn cho giáo dân trong Địa phận. Vả lại, ai đến đây để đọc kinh Mân Côi với 150 ngôn ngữ khác nhau viết trên những phiến đá cẩm thạch đắt tiền như vậy? Giáo Dân Việt Nam ai có khả năng đọc được 150 ngôn ngữ thế giới mà trưng ra để lòe họ? Còn du khách ngoại quốc thì Bùi Chu có phải là một «kỳ quan» của thế giới, có sức thu hút mọi người ở khắp mọi nơi đổ về đây để chiêm ngưỡng không? Vậy thì «Công Trường kia» để cho ai thưởng ngoạn?

Như vậy, rõ ràng đây là hình thức phô trương, chơi trội hơn là nhằm mục đích phúc âm hóa hữu hiệu, phản ảnh đích thực cái nghèo của Chúa Kitô.

Nhưng trước khi đi sâu vào chủ đề xây dựng con người Kitô giáo, tôi xin được nói qua về kinh nghiệm mục vụ của tôi với người Mễ Tây Cơ (Mexicans) ở Mỹ. Dân Mể Tây Cơ trước kia là Công Giáo toàn tòng do công truyền bá Tin Mừng của các thừa sai Tây Ban Nha. Nhưng dân Mễ hiện nay ở Mễ Tây Cơ hay đang sinh sống ở Hoa Kỳ, thì nhiều người đã bỏ sang các giáo phái Tin lành khác hoặc không theo tôn giáo nào nữa.

Những người còn sống đức tin Công giáo thì đa số tỏ ra lơ là trong việc sống Đạo cho có chiều sâu mong muốn.. Hàng năm chỉ có 2 dịp rất quan trọng đối với họ mà thôi: Đó là Lễ Tro (Ceniza) và Lễ Đức Mẹ Guadalupe (Dec. 12). Họ thường xuyên bỏ Lễ ngày Chúa nhật và các ngày Lễ Trọng quanh năm, Họ ít xưng tội và rước lễ. Nhưng 2 dịp quan trọng trên thì họ không thể bỏ qua được. Trong ngày Lễ Tro, nhà thờ nào có dân Mễ tham dự thì cũng chật ních người trong mọi Thánh lễ sáng chiều. Họ bồng bế con cái đến từ sáng sớm để được xức tro! Ở Xứ tôi với 50% là dân Mễ thì có năm đã 10 giờ đêm tối thứ tư Lễ Tro mà còn có người đến gõ cửa nhà xứ để xin xức tro vì trong ngày họ chưa đi kịp! Hình như «tro» là một cái gì quá linh thiêng đối với họ, còn hơn cả Thánh lễ và Thánh Thể nữa! Nhưng sau ngày Lễ Tro thì không thấy họ đâu nữa! Ngay cả Lễ Giáng Sinh và Phục Sinh cũng có rất ít người đi Lễ, mặc dù tôi đã biết bao lần giảng dạy cho ho biết sự cần thiết phải tham dự các ngày lễ quan trọng này. Ngày lễ Đức Mẹ Guadalupe cũng vậy. Từ 5 giờ sáng họ đã có mặt đông đủ ở nhà thờ để hát chào mừng Đức Mẹ buổi sáng (Mananitas) sau đó đi rước kiệu ảnh Đức Mẹ Guadalupe và tham dự Thánh Lễ rất đồng đảo và sốt sáng. Nhưng trừ ngày này ra, thì không sao thúc dục được họ đến tham dự đông như vậy các ngày Lễ trọng khác kính Đức Mẹ như Lể Đức Me là Mẹ Thiên Chúa (1/1) Đức Mẹ Hồn Xác lên Trời (15/8) hoặc Lễ Đức Mẹ Vô Nhiểm Nguyện Tội (8/12) là những ngày Lễ buộc cho cả Giáo Hội. Tôi cũng đã biết bao lần giảng cho họ biết là chỉ có Một Đức Mẹ thôi, dù dưới nhiều danh hiệu khác nhau như Guadalupe, Lộ Đức, Fatima, LaVang, v.v nhưng cho đến nay dân Mễ ở khắp nơi nói chung và ở Xứ tôi nói riêng vẫn chỉ tôn sùng một mình Đức Mẹ Guadalupe thôi và chỉ xuất hiện đông đảo trong ngày Lễ này và ngày Lễ Tro hơn mọi dịp Lễ khác quanh năm!

Sư kiện này cho thấy là việc dạy dỗ, rao giảng Tin Mừng cũng như cổ võ lòng sùng kính (devotion) Đức Mẹ và các Thánh rất quan trọng ngay từ buổi đầu. Khi giáo dân đã quen với não trạng và lòng sùng kính nào rồi thì rất khó để thay đổi sau này dù đó là điều cần thiết phải làm. Còn giáo dân Việt Nam thì sao?

Có thể nói, giáo dân Việt Nam từ xưa đến nay vẫn thường được dạy đọc kinh cho nhiều, phải kính sợ Chúa qua việc tuân giữ các giới răn của Chúa và luật của Hội Thánh để được rỗi linh hồn, vì sợ phải xuống hỏa ngục sau khi chết. Thiên Chúa đối với họ dường như là một Quan tòa nghiêm khắc, hơn là một người Cha nhân lành đầy lòng xót thương, tha thứ. Sống Đạo trở thành một bổn phận, một gánh nặng đối với nhiều người hơn là một lý tưởng tự nguyện theo đuổi vì đã xác tín được giá trị của nó.

Phải chăng đây cũng là kết quả của việc phúc âm hóa, việc xây dựng con người Kitô hữu của giáo sĩ Việt Nam từ xưa đến nay? Như vậy phải xây dựng thế nào?

1- XÂY DỰNG CON NGƯỜI KITÔ GIÁO:

Xây dựng con người mang tên Chúa Kitô trong Giáo Hội Công Giáo không thể chỉ chú trọng vào việc dạy cho họ biết «giữ Đạo» như giữ tài sản, tính mạng, mà phải dạy cho họ biết sống đức tin một cách sâu sắc và trưởng thành ở cả hai chiều kích thiêng liêng và xã hội. Phải dạy cho họ biết một cách sâu sắc rằng Thiên Chúa quả thật là tình yêu. Ngài dựng lên con người và nhất là cứu chuộc con người trong Chúa Kitô chỉ vì Ngài yêu thương con người chứ tuyệt đối Ngài không được lợi lộc gì cả. Do đó, yêu mến Thiên Chúa và sống theo đường lối của Ngài là điều chỉ có lợi cho con người chứ không lợi ích gì cho Chúa. Nói khác đi, con người không «thi ơn cho Chúa» (do God a favor) khi yêu mến Ngài và cố gắng tuân giữ mọi giới răn của Ngài. Yêu mến vì Chúa đáng mến và giữ giới răn để thể hiện lòng mến đó như Chúa Giêsu đã dạy:

«Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy» (Jn 14, 15)

Như thế, sống Đạo phải là một niềm vui, một khát vọng, một lý tưởng tự chọn, một nhu cầu tối thiết cần thỏa mãn, chứ không phải là một một gánh nặng, một bổn phận miễn cưỡng phải chu toàn vì sợ bị phạt. Bao lâu giáo dân chưa ý thức rõ về điều này thì họ vẫn chưa «sống Đạo» đúng với ý nghĩa của từ ngữ mang nội dung này.

Ở chiều kích xã hội của đức tin và lòng mến, người Kitô giáo phải biết yêu thương mọi người, tôn trọng và quan tâm đúng mức đến những nhu cầu của nhau và của người khác. Không thể chỉ yêu mến Chúa bằng cách đọc kinh, cầu nguyện, tham dự Thánh Lễ.. giữ mọi luật buộc nhưng lại sống thiếu bác ái, bất công và dửng dưng trước những đau khổ của anh chị em chung quanh mình. Cái tội lớn nhất của con người ngày nay là tội thơ ơ, dửng dưng (indifference, insensitivity) trước cảnh người khác bị bóc lột, bị phân biệt đối xử, bị đem bán làm vật mua vui cho những kẻ vô luân, vô đạo, bị bỏ đói và không được chữa trị bệnh tật chỉ vì không có tiền. Hố ngăn cách giữa giầu và nghèo ngày càng thêm sâu rộng vì con người của thời đại hôm nay nói chung trong đó có rất nhiều người Kitôgiaó nói riêng đã lãnh cảm (numb) trước sự khốn cùng, bất hạnh của người khác. Các chế độ chính trị chỉ phục vụ cho người giầu và cho chính quyền lợi của giai cấp thông trị hơn là phục vụ cho con người bất luận giầu nghèo, sang hèn.. Đây là một thứ «tội ác» (crime) chống lại chính Thiên Chúa là Đấng giầu lòng thương xót, nhân từ và quảng đại. Vương Quốc của Ngài, vì thế, chỉ dành cho những người biết xót thương, thông cảm và nhậy cảm (sensitive) với mọi nhu cầu chính đáng của tha nhân vì Chúa Giêsu thực sự hiện diện và đang đồng hành với những người khèo khó, bệnh tật và nạn nhân của mọi bất công xã hội. (cf. Mt 25: 31-46 Ngày phán xét chung)

Như vậy, nếu không chú trọng xây dựng con người Kitô giáo cách thích đáng trên hai bình diện thiêng liêng và xã hội, mà chỉ chú trọng vào việc xây cơ sở vật chất cho lớn cho đẹp, đập bỏ nhà thờ cũ còn tốt để xây nhà thờ mới quá tốn phí, hoặc xây «Công trường Kinh Mân Côi với 150 ngôn ngữ» để phô trương… thì chắc chắn Giáo Hội đã không chu toàn trách nhiệm xây dựng và phục vụ cho con người như Chúa mong muốn Giáo Hội không thể đồng tình với bất cứ thế lực chính trị nào để làm ngơ trước những bất công, bóc lột và tha hóa con người. Ngược lại, Giáo Hội phải có can đảm lên tiếng chống lại những tệ trạng và tội ác đó của xả hội trong khi thi hành Sứ mạng phúc âm hóa, xây dựng con người Kitôgiáo của mình.

Giáo dân Việt Nam cho đến nay chưa thực sự được đào luyện thích đáng trong hai chiều kích nói trên, nên vẫn còn «giữ Đạo» nhiều hơn là «sống Đạo». Vẫn chỉ quen đi Lễ, đọc kinh, lần chuỗi, rước kiệu, hành hương … hơn là biết sống lời Chúa cách thích đáng cụ thể bằng quyết tâm cải thiện đời sống theo tinh thần của «Phúc Âm sự Sống» (Gospel of Life) là mến Chúa phải đi đôi với yêu người, yêu sự thiện, chuộng công bình và thực hành bác ái. Không phải chỉ xưng các tội như bỏ đọc kinh tối sáng, lo ra khi dự Lễ, chửi rủa, ăn thịt ngày thứ sáu… mà quan trọng hơn là xưng tội bóc lột người khác, thơ ơ trước sự đau khổ, nghèo đói của anh chị em đồng loại, cũng như sống không trung thực với niềm tin nên đã buông thả theo những đòi hỏi của “văn hóa sự chết” (culture of death), -chối bỏ Thiên Chúa bằng đời sống -, đang bành trướng khắp nơi trên thế giới và ngay trong môi trường xã hội Việt Nam hiện nay.

Đời sống Kitô hữu phải phản ảnh trung thực những giá trị của Tin Mừng Cứu Độ mà Chúa Giêsu đã rao giảng và truyền lại cho Giáo Hội tiếp tục cho đến ngày viên mãn.

Sống giữa một thế giới gian tà, bất công, tôn thờ vật chất và đầy tội ác ngày nay, người Công giáo phải là những nhân chứng hùng hồn cho Chúa Kitô, Đấng đã đến để giải phóng cho con người khỏi mọi xiềng xích nô lệ cho tội lỗi, bất công và thù hận.

Nhưng muốn đạt mực tiêu đó, muốn cho tín hữu được sống đức tin cân xứng và trưởng thành để mang Đạo vào đời, thì người dạy dỗ, rao giảng cũng phải được đào luyện tương xứng để thực sự sống những điều mình giảng dạy. Nếu không, sẽ không thuyết phục được ai tin và thực hành những gì mình khuyên bảo. Cụ thể là các chủng sinh đang được tu học, thì cần thiết phải được huấn luyện cho có chiều sâu về tâm linh (rich spirituality) có lòng hăng say nhiệt thành (zeal and devotion) với sứ vụ (ministry) ngoài hiểu biết chuyên môn tối thiểu về học vấn (academic formation) .

Linh mục của thời đại hôm nay không phải chỉ biết làm Lễ, ban các Bí Tích mà quan trọng hơn hết phải là hình ảnh sống động của Chúa Giêsu đang hiện diện và phục vụ cho dân của Người thuộc chủng tộc, ngôn ngữ, và giai cấp xã hội.

Trong tinh thần ấy, Linh mục - một Alter Christus – không thể phản chứng bằng chính đời sống của mình giữa giáo dân và những người khác tín ngưỡng với mình.

Phản chứng (anti-witness) trước hết bằng thái độ hèn hạ chạy theo và làm tay sai cho «bất kể thế lực nào» để trục lợi cho mình, bất chấp quyền lợi của Giáo Hội, của dân Chúa được trao phó cho mình phục vụ. Phản chứng bằng đời sống suy thoái đạo đức, (moral deterioration) lỗi bác ái với anh em, tranh giành địa vị, quyền lợi, tha hóa vì tham mê tiền bạc, chuộng vui thú, tiện nghi vật chất của chủ nghĩa tiêu thụ và vật chất hóa (consumerism and materialism), là những biểu tượng của «văn hóa sự chết»…

Tóm lại, phải đặt nặng vấn đề đào tạo con người Kitô giáo (Christian formation) dù ở cương vị giáo dân hay giáo sĩ để sống xứng đáng với Ơn phúc được là Kitô hữu (the grace of being a Christian. )

Chính vì muốn nhấn mạnh về giá trị và tầm quan trọng của ơn phúc này, mà Thánh Âu Tinh (Augustine 354-430) đã nói một câu thời danh và rất sâu sắc như sau: «Cho anh em tôi là Giám Mục, với anh em tôi là Kitô hữu, danh hiệu Giám Mục nói lên một trách nhiệm đảm nhận, còn danh hiệu Kitô hữu là một ơn phúc. Danh hiệu Giám Mục nói lên một hiểm họa trong khi danh hiệu Kitô hữu nói đến sự cứu độ» = «For you I am a Bishop, with you I am a Christian. The former title speaks of a task undertaken, the latter a grace, the former betokens danger, the latter salvation» (cf. Sermon 340, 1: PL: 1483)

Như thế có nghĩa: được là Kitô hữu (Christian) thì quí trọng hơn làm Linh mục, Giám mục, Hồng Y hay cả Giáo Hoàng nữa. Do đó, không những tôi phải dạy cho tín hữu biết trân quí ân sủng này mà chính tôi cũng phải sống cho cân xứng với ân sủng đó trong cương vị là giáo sĩ với sứ mạng rao giảng, dạy dỗ, thánh hóa và làm chứng cho những điều tôi rao giảng, dạy dỗ người khác. Nếu không, tôi sẽ trở thành phản chứng và không còn thuyết phục được ai tin vào những lời giảng dạy của tôi nữa.

Cụ thể, nếu ơn phúc được là Kitô hữu quan trọng hơn vinh dự được làm Giám Mục, Hồng Y thì, trước hết, tôi không được phép chạy chọt «lobby» bằng mọi cách để được tiến cử lên những địa vị này vì đó là công việc của Chúa Thánh Thần, không phải là việc của người phàm đầy tham sân si. Tôi phải tôn trọng Chúa Thánh Thần trong việc hướng dẫn Giáo Hội để những ai Ngài muốn trao trách nhiệm thì được chọn lên mà thôi. Tôi cũng không được phép kéo phe kéo cánh đòi cho «người của chúng tôi», của «Địa phương» chúng tôi phải làm Giám Mục, làm Bề Trên, chứ không thể để người ở địa phương khác đến «cai trị chúng tôi» được. Hành động như vậy thì không những tôi đã can thiệp thô bạo vào công việc của Chúa Thánh Thần mà còn biến Giáo Hội của tôi thành một «tổ chức thế tục» qui tụ những người đầy tham vọng xấu xa, núp dưới chiêu bài «Ơn gọi làm Tông Đồ». Giáo Hội của tôi phải là Bí Tích của Chúa Kitô ở giữa trần gian, là «Tòa Nhà của Thiên Chúa», nơi qui tụ những người muốn được cứu rỗi nhờ Chúa Kitô và những người thực sự được kêu gọi mang ơn cứu độ này đến cho những ai cần Ơn ấy, chứ không phải là nơi «buôn thần bán thánh», tranh giành quyền lợi, địa vị, danh vọng…

Tóm lại, nếu quan niệm đúng đắn như vậy về ơn phúc được là Kitô hữu và tôn trọng Chúa Thánh Thần hiện diện và hoạt động trong Giáo Hội, thì tôi không được thi hành bất cứ thủ đoạn nào để thỏa mãn tham vọng cá nhân mình về địa vị và quyền bính trong Giáo Hội địa phương. Đặc biệt, tôi không được phép «đi đêm» hay «thỏa hiệp»với bất cứ ai để «phá anh em» để ngăn chặn «người» tôi không muốn được tiến cử lên địa vị nào đó. Tôi cũng phải giữ kín những điều được thảo luận trong nội bộ Hội Đồng Giám Mục để không ai ở ngoài biết được một tin tức gì về những điều đã được bàn bạc trong nội bộ các Giám mục. Vì tại sao cho đến nay những gì được bàn kín trong Hội Đồng Giám Mục đều lọt ra ngoài ngay sau đó? Ai tiết lộ, Ai làm «antenna»??? Với mục đích gì???

Mặt khác, nếu là Kitô hữu thì cao trọng hơn làm Giám mục thì người ta phải chú trọng nhiều hơn nữa vào việc dạy dỗ giáo dân sao cho họ biết sống tương xứng với ơn phúc được là Kitô hữu, biết sống Đạo để mang Tin Mừng của Chúa Kitô đến với những người chưa biết Chúa vì Chúa «muốn cho mọi người được cứu rổi» (1 Tìm 2, 4).

Cũng phải chú ý hơn nữa vào việc bồi dưởng cho các linh mục đã làm mục vụ lâu năm để loại trừ những «tiêu cực, bê bối» như «giảng dai, giảng dài, giảng sai thần học, sai cả giáo lý» như có linh mục kia, khi giảng trong lể an táng của một giáo dân, đã quá đề cao người chết để «làm vui lòng người sống» bằng cách quả quyết rằng: «linh hồn này đã về Thiên Đàng rồi» ! Đã về rồi thì cần gì phải dâng Lễ cầu nguyện cho nữa? Có giáo lý nào dạy phải cầu nguyện cho các Thánh ở trên Thiên Đàng đâu? Lại nữa, một linh mục nọ đi xe Lexus, đeo đồng hồ Longines nhưng đã tự bào chữa cách trơ trẽn như thế này: linh mục phải ăn sung mặc sướng, sang trọng để cho giới trẻ thấy đó mà ham đi tu chứ! sống nghèo, sống khổ thì còn ai muốn đi tu làm linh mục nữa! Tệ hại hơn nữa là một linh mục nọ, khi giảng trong lễ cưới, đã vô liêm sỉ và rất thô lỗ khi diễu cợt trước cộng đoàn về các từ ngữ «cưới, cười rồi cưỡi»)! Chưa hết, hiện nay đang có nạn một số linh mục trẻ «chịu chơi» hay đi dự các tiệc cưới và nhẩy nhót với giới trẻ sau dạ tiệc! Có linh mục còn tham gia cả trò chơi «ném vớ» (stockings) với đôi tân hôn nữa, khiến cho nhiều khách dự tiệc phải nhăn mặt bỏ ra về!

Đây là gương xấu (scandal) cần phải tránh. Không thể lấy lý do «hòa đồng, chịu chơi» như vậy để làm mất tư cách của linh mục trước công chúng. Các linh mục Mỹ cũng không ai «chịu chơi» kiểu nhố nhăng này.

Linh mục là bí tích của Chúa Kitô, nên lời giảng dạy cũng như tư cách và ngôn từ phải phản ảnh trung thực cho Đấng đã gọi và sai mình đi rao giảng Tin Mừng cứu độ và làm chứng cho Ngài. Mọi lời giảng dạy phải có phẩm chất giáo huấn cao và có nội dung phù hợp với thần học, tín lý, giáo lý của Giáo Hội. Không thể nói năng bừa bãi, vô ý thức và hành xử gây tai tiếng làm giảm hay mất niềm tin của giáo dân được trao phó cho mình phục vụ và dẫn dắt và làm gương sáng. Muốn cho giáo dân kính trọng và tôn trọng vai trò mục tử của mình thì linh mục cũng phải sống cho phù hợp với cương vị của mình là những đại diện bí tích của Chúa Kitô qua sứ vụ (ministry).

Nếu trên đây là những «mặt tiêu cực» của việc giảng dạy và sống chứng nhân của giáo sĩ, thì cũng cần lưu ý ngay đến việc đào tạo chủng sinh hiện nay ở các chủng viện. Cần chú trọng hơn nữa việc đào luyện thiêng liêng hay tu đức (spiritual formation) cho họ để sau này ra phục vụ, họ không bị chao đảo bởi những cám dỗ về tiền bạc, về hư danh trần tục và tha hóa. Trong mục đích này, không nên làm ngơ trước sự kiện nhiều chủng sinh đang còn học nhưng đã đua nhau đi tìm «cha mẹ nuôi, chị thiêng liêng, anh tinh thần ở ngoại quốc để hàng tháng được nhận những gói quà hay tiền bạc gửi về trợ giúp cho ơn gọi của mình và mai sau được làm «Ông bà, anh, chị cố tinh thần của Cha mới» một hư danh rất tầm thường nhưng nhiều người vẫn còn ham thích đi tìm.

II- THỰC TRẠNG THA HÓA, SUY ĐỒI ĐẠO ĐỨC (Moral deterioration)

Sau hết, cũng trong tinh thần coi trọng ơn phúc được là Kitô hữu hơn là được làm lớn trong Giáo Hội, chúng ta cần khẩn trương lưu ý đến tình trạng tha hóa, suy thoái đạo đức (moral deterioration) trầm trọng trong Xã Hội Việt Nam và ở một vài nơi trong Giáo Hội hiện nay ở quê nhà.

Nói ra điều này, tôi có thể bị kết án là ngụy tạo, là xúc phạm đến uy tín của nhiều đấng bậc. Nhưng thực tế đau lòng khiến tôi phải mạnh dạn nói lên một lần nữa cho dù có bị chỉ trích và hiểu lầm.

Thực thế, trước hết không ai chối cãi được sự thực sa đọa, tha hóa, tham nhũng trầm trọng của xã hội .. hiện nay, một thực trạng ..... không che dấu nỗi và còn đề ra đến những biện pháp «cứu chữa» nhưng cho đến nay kết quả không đi đến đâu. Sa đọa, thoái hóa vì không còn ý thức đạo đức, giá trị luân lý nào được tôn trọng nữa. Cho nên, mặc sức người ta lừa đảo, bóc lột, gian manh, trộm cắp sống vô luân chỉ vì tiền bạc và lợi nhuận, đạp lên mọi giá trị tinh thần, đạo đức từng là nền tảng của xã hội và đời sống gia đình Việt Nam.

Trong bối cảnh này, những người có niềm tin vào một Thiên Chúa công bình, thánh thiện và nhân ái, chúng ta phải làm gì? Phải chăng đây là thời cơ thuận tiện, là dịp may để làm nhân chứng cho Chúa Kitô «Đấng vốn giầu sang phú quí, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em để lấy cái nghèo khó của mình mà làm cho anh em trở nên giầu có» (2 Cr 8, 9) ?

Như vậy, Giáo Hội có cần sống «cái nghèo» của Chúa Giêsu, Đấng sinh ra trong hang bò lừa vì không nhà, không cửa và khi chết, không có chỗ chôn, phải mượn ngôi mộ trống của người khác để nằm tạm trong 3 ngày?

Chúa Giêsu có «đóng kịch» nghèo khó cùng độ hay thực sự Người đã sống và chết nghèo như vậy để cho con người được giầu sang trong Nước Thiên Chúa?

Như thế, giáo sĩ có được tham gia vào cuộc chạy đua tìm tiền bạc, danh lợi, vui thú theo trào lưu tha hóa của xã hội không? Có nên tiếp tục đua nhau ra nước ngoài để xin tiền về xây nhà thờ mới, đập bỏ nhà thờ cũ để phô trương không?

Nếu việc xây cất này là cần thiết, thì tại sao nhiều xứ có nhà thờ đổ nát cần tái thiết, nhưng cha xứ lại không có cơ hội xuất ngoại để xin viện trợ, trong khi nhiều xứ có nhà thờ còn tốt mà cha xứ cứ được đi liên tục để xin tiền về làm gì??? Các Nhà Dòng, Tu Hội cũng vậy. Nhu cầu thực sự có nhiều như vậy không mà tại sao hàng tuần, hàng tháng, luôn có nhưng nữ tu thuộc nhiều Cộng đoàn đến xin trợ giúp ở các giáo xứ Việt Nam tại Mỹ? Tình trạng này đã đến mức «thái quá =excessive» rồi đó, nên cần phải «stop» lại để cứu vãn thanh danh cho Giáo Hội, cho giáo sĩ và tu sĩ, đang bị tai tiếng vì thực trạng tha hóa của một số người…

Sau hết nhưng đáng quan tâm hơn nữa là tình trạng «simonia» ở một vài nơi và một số phần tử trong Giáo Hội địa phương, liên quan đến «thủ tục» xin phong chức linh mục và cả khấn Dòng nữa… vì danh vị «Ông Cha, Bà Soeur» vẫn còn rất hấp dẫn đối với nhiều người. Cụm từ «trồng cây ...» là biểu hiện của tội lỗi này nơi những người đã bị tha hóa vì ham mê tiền của và làm nhơ nhuốc cho Giáo Hội. Cụm từ này đã mất nội dung chính trị ban đầu của nó để chuyên chở một nội dung mới mà chỉ những người và ở những nơi đang sử dụng nó mới hiểu ý nghĩa thực sự của nó mà thôi. Ai có tai thì nghe và tự hiểu. Những người đó đã biến Giáo Hội thành một «tổ chức buôn lậu» một nơi buôn thần bán thánh chứ không còn là một phương tiện cứu độ do chính Chúa Giêsu thiết lập trên nền tảng các Tông Đồ với sứ mệnh hoàn toàn siêu nhiên nữa.

Tôi tin chắc rằng các Giám mục và Bề trên các Dòng không biết và không dung dưỡng tệ trạng này, nhưng đó là điều có thực cần được các ngài lưu tâm điều tra để sửa trị hầu cứu vãn cho Giáo Hội khỏi lún sâu vào hố suy thoái vì của cải vật chất hư hèn. Giáo Hội phải thực sự nghèo như Chúa Kitô thì mới chinh phục được lòng người.

Xã hội sa đọa, tha hóa vì tiền, vì «chế độ xin cho». Đạo đức, luân lý đã hường chỗ cho tham vọng cá nhân về danh vọng, chức quyền, địa vị và quá ham mê tiền của, vui thú bất chính. Thực trạng này đáng phải lên án và diệt trừ.

Giáo Hội cần thiết phải sống nhân chứng cho Chúa Kitô trong bối cảnh này bằng hành động cụ thể lên án mọi hình thức thoái hóa, vô luân, vô đạo của xã hội, của thời đại.

Nếu không, Giáo Hội sẽ tự phản bội và phản bội chính Đấng đã gọi và ủy thác sứ mạng phúc âm hóa để cứu chuộc muôn người trong Chúa Kitô.

Tôi thành tâm cầu mong cho Giáo Hội được trở nên tinh tuyền, thánh thiện hơn nữa để xứng đáng là «Hiền thê» của Chúa Giêsu khó nghèo, thánh thiện, công chính và nhân ái.

Lễ Giáng sinh năm 2004 (Houston, Texas, Hoa Kỳ)
LM. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Một Thoáng Suy Tư Về Giáo Hội Công Giáo Việt Nam (Bài I)

LM. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Lời Tòa Soạn: Theo tác giả, loạt bài Một Thoáng Suy Tư Về GHCGVN được viết từ cuối năm 2004 chỉ để gửi riêng cho một số chức sắc CG ở quốc nội. Đầu năm 2005, khi chia sẻ loạt bài này với một anh em trong nhóm chủ trương DĐGD, linh mục căn dặn tuyệt đối không phổ biến. Và người anh em chúng tôi đã giữ đúng lời cam kết với ngài.

Nhưng trong những ngày đầu tháng 8, không hiểu từ đâu và vì sao, một phần loạt bài đã được đưa lên NET. Sau khi điện đàm và trao đổi thư từ với linh mục tác giả, được sự đồng ý, chúng tôi chính thức công bố để rộng đường dư luận. Và dưới đây là bài 1.

Sau loạt bài này, với tư cách là một diễn đàn của người tín hữu giáo dân, chúng tôi sẽ chính thức trình bày quan điểm của mình và cũng ước mong nhận được những ý kiến từ mọi phía.

Tuy sống xa quê nhà trên 20 năm và đã phục vụ cho Giáo Hội Hoa Kỳ trong hơn 16 năm qua, tôi vẫn luôn cảm thấy gắn bó sâu xa với Giáo Hội Việt Nam tại quê hương là người Mẹ đã sinh tôi ra trong đức tin qua phép Rửa và Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô. Đây quả thật là một món nợ thiêng liêng mà tôi không thể đền đáp cách tương xứng được. Tuy nhiên trong khả năng và thiện chí hạn hẹp, tôi cũng cố gắng trả ơn Giáo Hội Mẹ trước hết bằng lời cầu nguyện thiết tha cho mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Hội tại quê nhà để mọi người không những giữ vững đức tin mà còn sống đức tin ấy cách kiêu hùng trong mọi hoàn cảnh khó khăn của quê hương và Giáo Hội.

Thật vậy, nghĩ đến Giáo Hội Mẹ tại quê nhà, trước hết tôi luôn cảm kích mạnh mẽ về gương sống đức tin của Hàng Giáo phẩm Việt Nam, của các bậc cha anh trong hàng giáo sĩ nói riêng và của toàn thể giáo dân Việt Nam nói chung.

Giáo Hội Việt Nam, từ thuở khai sinh cho đến nay, đã trải qua biết bao gian nan thử thách, đe dọa sự sống còn của hạt giống đức tin do các thừa sai dũng cảm và nhiệt thành mang đến gieo trồng và được lớn lên nhờ máu các Thánh Tử Đạo tiền nhân anh dũng đổ ra để vun trồng cho lớn mạnh như ngày nay. Khó khăn, thách đố rõ ràng đã không cản trở được mà ngược lại còn giúp cho Giáo Hội thêm tăng trưởng, sống mạnh trong đức tin và quyết tâm gắn bó với sứ mạng của mình. Gương sống thánh thiện và nhiệt thành trong Sứ vụ (Ministerium) của biết bao vị trong hàng giáo phẩm, giáo sĩ, tu sĩ cũng như gương anh dũng sống đức tin của giáo dân từ Bắc xuống miền nam đã và đang như những tiếng kèn thúc quân hăng hái xông pha vào chiến trận giành thắng lợi cho Chúa Kitô trên quê hương Việt Nam, trước mọi thế lực của thù địch muốn ngăn cản sứ mệnh phúc âm hóa của Giáo Hội…

Tuy nhiên, lòng biết ơn và cảm kích sâu xa đối với hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân Việt Nam tại quê nhà cũng không ngăn cản tôi muốn chân thành bày tỏ một vài quan ngại về hiện tình Giáo Hội Mẹ với ước mong góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển Giáo Hội trên quê hương.

Thật vậy, khi ta yêu mến ai thì tự nhiên muốn bệnh vực và làm tốt cho người ấy. Càng yêu mến nhiều thì càng tha thiết gắn bó hơn trong tâm tình này. Vì vậy, những điều tôi muốn nói sau đây hoàn toàn bắt nguồn và được tác động bởi lòng yêu mến và biết ơn Giáo Hội Mẹ, tuyệt đối không vì một lý do hay động lực nào khác.

Mặt khác, tôi làm việc này cũng vì lời Chúa sau đây trong Sách Ezekiel:

«Phần ngươi, hỡi con người. Ta đã đặt ngươi làm người canh gác cho nhà Israel. Người sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay ta báo cho chúng biết. Nếu ta phán với kẻ gian ác rằng «hỡi tên gian ác, chắc chắn ngươi phải chết, mà ngươi không chịu nói để cảnh cáo nó từ bỏ con đường xấu xa, thì chính kẻ gian ác ấy sẽ phải chết vì tội của nó, nhưng ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó. Ngược lại, nếu ngươi đã bảo cho kẻ gian ác phải từ bỏ con đường của nó mà trở lại, nhưng nó không trở lại lại, thì nó sẽ phải chết vì tội của nó; còn ngươi, ngươi sẽ cứu được mạng sống mình». (Ez 33: 7-9)

Có Chúa Thánh Linh làm chứng cho lòng thành này của tôi.

Vậy tôi muốn nói những gì trong mối quan tâm của tôi về Giáo Hội Mẹ?

I- Truớc hết là vần đề các giáo sĩ, tu sĩ Việt Nam ra nước ngoài.

Từ mấy năm nay tôi luôn trăn trở về điều này: đó là việc các Giám mục, linh mục tu sĩ trong nước thi nhau ra nước ngoài và đặc biệt đến Hoa kỳ để xin trợ giúp tài chính cho công việc tái thiết, trùng tu và mục vụ tại quê nhà. Phải nói ngay là Giáo Hội bên nhà rất cần những trợ giúp này để tái thiết và phát triển sau bao nhiêu năm bị tàn phá, không được ai giúp đỡ để xây dựng lại những cơ sở tối cần cho việc thờ phượng, giáo dục và phúc âm hóa. Phải tạ ơn Chúa vì hoàn cảnh đã thay đổi cho phép các giáo sĩ có cơ hội ra nước ngoài để học hỏi và xin trợ giúp tài chính. Cho nên, nói về mục đích thì việc xin trợ giúp tài chính ở hải ngoại là hoàn toàn chính đáng, không có gì phải phàn nàn, chê trách vì thật cần thiết cho nhu cầu của Giáo Hội Mẹ.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế của mục đích này thì thật quả lại là điều đáng quan tâm và phải nói lên sự thật để cùng suy nghĩ và kịp thời tìm phương đối phó.

Thật vậy, làm sao người ta có thể cắt nghĩa cách thuận tình, hợp lý về sự kiện có những vị lãnh đạo như Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng, Đức Cha Nguyễn Khắc Ngữ, Đức Cha Bùi Tuần… cho đến nay chưa từng đặt chân đến Hoa Kỳ, Canada hay Úc Châu để thăm viếng giáo dân Việt Nam và nhận quà, hay tìm sự giúp đỡ tài chính của ai, trong khi hầu hết các Giám Mục khác kể cả Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã đến các quốc gia trên, đặc biệt là Hoa Kỳ, ít nhất một lần và có một số vị đã đến 4, 5, thậm chí 6, 7 lần tính đến nay! Có phải vì nhu cầu «mục vụ» mà các vị này cần đến thăm giáo dân của mình nhiều lần như vậy không?

Nếu vậy thì phải chăng các vị chưa từng đi thăm ai đã «lơ là nhiệm vụ chăn chiên của mình»? Nhưng thực ra theo Giáo Luật, thì các ngài không có trách nhiệm phải mở những cuộc «kinh lý mục vụ» như vậy đối với giáo dân Việt Nam ở hải ngoại đang thuộc quyền coi sóc mục vụ của các Giám Mục địa phương. Nhưng nếu vì «tình nghĩa cha-con» mà phải lặn lội đi thăm đàn chiên hải ngoại thì tại sao có trường hợp giáo dân lại từ chối tiếp đón Giám Mục gốc của mình khi ngài đến thăm họ lần thứ 2, thứ 3? Tôi biết rõ việc này đã xẩy ra cho 2 Giám mục trong mấy năm qua ở Mỹ.

Cũng liên hệ về việc này, tôi rất đỗi ngạc nhiên khi thấy một vị Giám mục đã sốt sắng đi ra nước ngoài nhiều hơn là chăm lo mục vụ cho đoàn chiên của mình trong Giáo phận. Bằng cớ ngài đã hơn một lần vắng mặt trong Địa phận suốt Tuần Thánh khiến không có ai làm phép Dầu Thánh (Chrism) cần thiết cho nhu cầu thiêng liêng suốt năm của Địa phận! Và riêng về ngài, thì không biết bao điều ta thán nghe được ở đây từ mấy năm nay sau lần viếng thăm thứ nhất của ngài. Vậy mà người ta vẫn thấy năm nào ngài cũng qua Mỹ một đôi lần!

Không biết ngài nghĩ sao về trách nhiệm coi sóc đoàn chiên được trao phó cho mình trong Giáo phận khi ngài thường xuyên xuất ngoại như vậy?

Đấy là về phần các Giám mục. Về phía các linh mục và nữ tu thì thực tế còn đáng quan ngại hơn nhiều. Có những linh mục và nữ tu đã sang Mỹ trên dưới 10 lần trong mấy năm qua, mà mục đích lần nào cũng chỉ để xin giúp đỡ để về xây lại nhà thờ, nhà nguyện, trường học, nhà xứ, tu viện, cư xá, nhà giữ trẻ v.v… Nhưng thực tế nghe được từ bên nhà thì thật đáng buồn: người ta rỉ tai nhau câu nói rất châm biếm này: «các đấng XÂY thì ít mà CẤT thì nhiều»! … nào có cha, sau mấy lần đi Mỹ về, đã mua xe hơi trị giá mấy chục ngàn đôla.., có cha mua nhà riêng đứng tên anh chị em, hoặc giúp gia đình mở tiệm buôn bán! Tệ hơn nữa, có Cha đã bỏ Giáo xứ trốn luôn sau mấy lần sang Mỹ và kiếm được khá nhiều tiền… nhiều cha đã đập nhà thờ cũ còn tốt để xây nhà thờ mới với mọi thiết bị đắt tiền mua ở ngoai quốc, còn sang trọng hơn cả nhiều nhà thờ bên Mỹ! Nào là trong khi giáo dân nhiều người chưa kiếm đủ ăn, đủ mặc thì cha xứ lại có đầy đủ mọi tiện nghi trong nhà như máy lạnh, tủ lạnh, TV, điện thoại Internet, cell phone, email!! ! Như vậy làm sao rao giảng Tin Mừng «phúc cho ai nghèo khó vì Nước Trời là của họ»? Một cha đã nói với tôi về một cha kia như sau: cha này ra Phường xin giấy đi Mỹ thì công an hỏi: một năm linh mục xuất ngoại 3, 4 lần, mỗi lần 1, 2 tháng. Như vậy còn thời gian nào linh mục lo cho giáo dân? vậy mà ngài vẫn tỉnh bơ xuất ngoại như đi chợ, trong khi nhiều anh em linh mục khác muốn đi mà không có cơ hội nào. Việc này các Đức Giám mục và Bề Trên các Dòng có biết không? Nếu biết thì tại sao lại cho phép một số linh mục và nữ tu xuất ngoại nhiều lần như vậy? Nếu chỉ cho một số linh mục nào «khôn khéo» đi thường xuyên thôi thì công bằng, bác ái ra sao đối với các linh mục khác trong Địa phận không «biết khôn khéo» ton hót với Bề trên và chánh quyền? Tôi rất thán phục khi nghe một bà kể rằng một ngày kia bà gọi điện thoại nói chuyện với một Đức Cha. Bà khoe với ngài là bà vừa giúp một số tiền cho một linh mục Long Xuyên đang có mặt ở Mỹ và cũng gửi biếu Đức Cha chút quà. Khoe xong bà tưởng Đức Cha sẽ cám ơn và khen ngợi. Nào ngờ thấy ngài im lặng trong ít phút, tưởng đường dây bị gián đoạn, bà lên tiêng hỏi thì Đức Cha dằn giọng trả lời: từ nay tôi sẽ không cho cha nào đi nữa! Tôi thật khâm phục thái độ cương trực và tinh thần khinh chê của cải vật chất của vị Giám Mục này.

Tuy nhiên, như tôi đã nói ở phần trên, Giáo Hội bên nhà rất thiếu thốn về mọi mặt, cần được trợ giúp để thi hành sứ vụ của mình. Tôi biết rất nhiều nhà thờ bị hư hại nặng nề cần được tái thiết để có nơi thờ phượng xứng đáng. Tôi thật đau lòng khi nghĩ đến hàng ngàn trẻ em, đặc biệt nhửng trẻ mồ côi và khuyết tật, nạn nhân xã hội và bị xã hội bỏ rơi, chỉ còn sống nhờ tình thương của các cơ quan từ thiện tôn giáo hay tư nhân. Tôi thông cảm sâu xa với các nhà Dòng, Tu Hội, Chủng viện không đủ phương tiện để nuôi những thanh thiếu nữ «tu chui» không có tiền để đóng góp và công khai sống ơn gọi. Trong những hoàn cảnh này thì sự trợ giúp tài chánh từ bên ngoài thật là cần thiết và phù hợp với đức bác ái Công giáo. Tuy nhiên, nếu những đồng tiền quyên được ở ngoại quốc đem về không được dùng đúng vào những mục tiêu chính đáng ấy thì đó mới là vần đề cần được các Bề trên liên hệ, cụ thể là các Đức Giám Mục, Bề Trên các Dòng và Tu Hội đã ký giấy cho phép các linh mục, nữ tu thuộc quyền xuất ngoại, phải lưu tâm xem xét và điều chỉnh cấp thời để lấy lại niềm tin của những người hảo tâm muốn giúp đỡ. Nhưng các Giám Mục cũng phải làm gương cho linh mục, tu sĩ bằng cách giới hạn lại những cuộc Mỹ du, dù với mục đích kỷ niệm thụ phong hay xin tiền về xây nhà hưu đưỡng, phúc âm hóa… Nếu Hồng Y, Giám Mục còn xuất ngoại như đi chợ, còn vắng Giáo Phận một vài tháng mỗi lần đi, thì nói làm sao được các linh mục và tu sĩ thuộc quyền? Các Hồng Y, Giám Mục Mỹ cũng không hề «kinh lược» ngay trong Giáo Phận của mình kỹ như vậy!

Nói đến những trợ giúp của giáo dân hải ngoại, cách riêng ở Mỹ, thì tôi cần nói rõ thực trạng sau đây: trong những năm đầu khi mới có ít Giám mục, Linh mục, nữ tu được ra nước ngoài, thì những vị đầu tiên đến Hoa Kỳ đều được tiếp đón nồng hậu, rất nồng hậu. Nhưng càng về sau, khi các vị ngày một sang đông và sang thường xuyên như trong mấy năm qua thì quả thật là một «vấn đề, một gánh nặng, một khổ tâm, một tai tiếng» cho các giáo xứ có giáo dân Việt Nam mỗi cuối tuần phải đón tiếp từ 2 đến 5 vị khách từ Việt Nam đến với cùng mục đích: xin trợ giúp tiền! Giáo dân Việt Nam ở Mỹ rất hảo tâm nhưng không phải ai cũng dư dã, sung túc, may mắn như nhau. Có nhiều gia đình rất khó khăn trong cuộc sống. Nghe các Cha, các Sơ tả cảnh khó nghèo thiếu thốn ở quê nhà thì ai cũng động lòng muốn giúp đỡ nhưng khả năng nhiều người chỉ có giới hạn. Tôi không làm việc cho giáo dân Việt Nam, nhưng ngày Chúa nhật thường gặp những giáo dân Việt Nam đến xứ tôi dự lễ với giáo dân Mỹ. Khi hỏi chuyện thì có người đã thành thật nói: con ngại đi lễ Việt Nam ở giáo xứ con vì không có tiền để giúp các cha các sơ từ Việt Nam qua thường đến xin mỗi Chúa nhật! Điều này chắc hẳn quí cha, quí sơ từng đến Mỹ đã nghe, đã biết. Chính vì tình trạng có quá nhiều cha, sơ đến xin trợ giúp, và đến nhiều lần mà các Cộng đoàn và Giáo xứ Việt Nam ở California và ở Houston từ mấy năm nay đã không còn cho các Cha các Sơ đến công khai xin và quyên tiền đợt 2 (second collection) sau Thánh lễ như trước nữa. Ở Cali, đa số giáo xứ có dân Việt Nam đều nằm trong các Giáo xứ Mỹ nên các Cha sở Mỹ đã cấm không cho các Cha Quản Nhiệm (Phó xứ) Việt Nam để các Cha khách Việt Nam giảng và xin tiền trong nhà thờ nữa vì sợ ảnh hưởng đến tiền collections của giáo xứ ngày Chúa Nhật.

Vì thế, các cha Việt Nam đến chỉ được đồng tế, (có nhiều khi không được) chứ không còn được giảng để kêu gọi gì nữa. Sau Thánh lễ các cha hay sơ ra ngoài nhà thờ chào giáo dân và «kín đáo» nhận tiền ủng hộ của ai có lòng. Tình trạng này không đẹp mắt chút nào, nhất là đối với các Giám mục vì thiếu sự tế nhị và kính trọng theo văn hóa Việt Nam. (Một lần ở Houston, GM kia đến giảng và sau lễ ngài ra ngoài nhà thờ chào hỏi và để nhận quà của giáo dân. Nhưng ngài đứng một lúc rồi đi vào vì cảm thấy không vui khi đứng như vậy, khác gì người hành khất!). Đó là thực trạng hiện nay ở các cộng đoàn, giáo xứ Việt Nam ở Mỹ nơi có nhiều giám mục, linh mục, nữ tu từ Việt Nam sang thăm viếng cuối tuần. Có người công khai lên tiếng ta thán: tại sao Đức cha, cha, sơ đó đến «thăm» giáo xứ của mình nhiều lần như vậy? Tại sao các cha, sơ khác không được đi mà chỉ thấy các Cha, Sơ này thôi? Bên này, giáo dân cũng phải đóng góp cho các Địa phận Mỹ và đóng góp xây dựng giáo xứ riêng chưa đủ, lấy đâu mà giúp mãi các Đức Cha, các Cha, Sơ thường xuyên đến xin tiền như vậy! Thật quả là một gánh nặng và khổ tâm cho họ từ mấy năm nay!

Mặt khác, bọn chống phá Giáo Hội Công Giáo thì từ lâu đã nói: Công Giáo là tay sai cho mọi chế độ nên các giáo sĩ, tu sĩ Công giáo mới được ưu đãi như vậy, vì tu sĩ của các tôn giáo khác có được xuất ngoại nhiều như vậy đâu?

Trước năm 1975, mãnh lực vật chất đã làm suy thoái nhiều người trong Giáo Hội Miền Nam. Nay đồng đôla Mỹ lại đang mê hoặc nhiều linh mục, tu sĩ bên nhà khiến họ thi nhau ra nước ngoài để kiếm đôla dưới danh nghĩa «xây cất, trùng tu, bảo trợ, v.v». Tình trạng này đang là gương xấu trong dư luận Công giáo hải ngoại và là mầm mống chia rẽ, ghen tị trong hàng ngũ linh mục, tu sĩ quốc nội. Lý do là có người được đi nhiều lần, kiếm được nhiều tiền về phung phí ngạo nghễ trước anh em không may mắn chịu thiệt ở nhà, và nhất là sự cười nhạo của những giáo dân còn rất thiếu thốn trong xứ phải nghe cha giảng Phúc Âm nghèo khó của Chúa Giêsu trong khi đời sống của Cha là một phản chứng quá hùng hồn, nhưng vẫn nhắm mắt làm thinh để hưởng thụ! Như vậy làm sao phúc âm hóa hữu hiệu cho người khác được?

Giáo Hội phải thực sự nghèo, giáo sĩ, tu sĩ phải thực sự «thoát tục», thực sự nêu gương thanh bần, liêm khiết, trong sạch thì mới làm nhân chứng cho Chúa Kitô được. Ngược lại sẽ chỉ là những phản chứng hùng hồn nhất và những lời giảng dạy của mình sẽ chỉ làm trò cười cho người nghe, chứ không thuyết phục được ai. Tôi thành tâm nghĩ và tin như vậy khi đang sống và phục vụ dân Chúa trong hoàn cảnh xã hội Mỹ hiện nay.

Vẫn biết «có thực mới vực được đạo» có tiền mới làm được nhiều việc cần thiết, hữu ích trong xã hội cũng như Giáo Hội, nhưng Giáo Hội tự bản chất phải khó nghèo, giống như Đức Kitô, Đấng sinh ra và chết đi trong sự nghèo nàn cùng cực của thân phận con người. Đừng nghỉ tôi lý tưởng không thực tế và chỉ trích thiếu thông cảm. Tôi chỉ muốn nói lên một băn khoăn, trình bày một thực trạng rất mỉa mai: đó là trong khi giáo dân, nhiều người còn thiếu thốn ngay cả những nhu cầu tối thiết để sống tương xứng với nhân phẩm, trong khi đại đa số người dân còn nghèo đói, mà ... một số linh mục Công giáo ung dung hưởng thụ những tiện nghi của một nếp sống sang giầu, thì thuyết phục được ai tin vào cái bánh vẽ «công bằng, bác ái, xóa đói giảm nghèo»?

Và nhất là làm chứng thế nào được cho tinh thần khó nghèo của Phúc Âm?

II- Việc đào tạo tân linh mục ở các chủng viện:

Đào tạo linh mục là một trách nhiệm vô cùng quan trọng của Giáo Hội nhằm tuyển chọn và đào luyện những tông đồ mới cho Chúa Giêsu để tiếp tục tham gia thi hành Sứ Vụ Cứu chuộc của Người. Giáo Hội và Dân Chúa rất cần những linh mục thánh thiện, nhiệt thành, có kiến thức cần thiết và vững chắc để thi hành nhiệm vụ ngôn sứ, tư tế và vương đế trong hoàn cảnh Giáo Hội và Thế giới ngày nay.

Để đáp ứng nhu cầu tối quan trọng này, chắc chắn các vị có trách nhiệm thuộc các Giáo phận bên nhà đã ý thức rõ và đầy đủ trọng trách của mình và dành cho công tác này một ưu tiên và quan tâm đúng mức..

Trong hoàn cảnh khó khăn cho đến nay của Giáo Hội tại quê nhà, chúng ta vẫn mừng vui và tạ ơn Chúa về sự Quan phòng dành cho Giáo Hội trong lãnh vực này để các chủng viện vẫn được hoạt động dù chỉ được thu nhận chủng sinh mức giới hạn. Chúng ta tạ ơn Chúa đặc biệt hơn nữa về số ơn gọi phong phú hiện nay của các Giáo phận. Tuy nhiên, nếu vui mừng về mức ơn gọi không thiếu, thì người ta cũng phải dè dặt nêu thắc mắc này: sự thực có ơn gọi làm linh mục và tận hiến tu trì (vocations for priesthood and religious life) nhiều như vậy một cách chính đáng trong giới thanh niên thanh nữ ở Việt Nam lâu nay không? Sở dĩ tôi nêu câu hỏi này vì trong một dịp nói chuyện với một Đức Cha qua thăm Houston, ngài có nói với chúng tôi thế này: «bây giờ ở Việt Nam, không có nghề nào sướng bằng nghề “làm linh mục”, học mấy năm ra là được mọi ưu tiên, ưu đãi vốn dành cho các cha từ trước đến nay» (!!! ). Ngài cũng nói thêm là «thời tôi đi tu thì có lớp mới vào được đến 40, 50 anh, nhưng khi làm linh mục thì chỉ được 5, 6 người! Bây giờ vào bao nhiêu thì hầu như ra bấy nhiêu, có khó khăn như trước đâu?» Tại sao vậy? Có thể vì những khó khăn do ..., nhưng thật sự câu hỏi này chỉ có các vị đang có trách nhiệm đào tạo ở các Chủng viện mới có câu trả lời chính xác mà thôi. Riêng tôi, tôi chỉ muốn góp ý về việc này dựa vào kinh nghiệm có được ở bên Mỹ: ở các chủng viện Mỹ việc đào luyện tu đức (spiritual formation) không được chú trọng nhiều như đào luyện kiến thức học vấn (academic formation).

Hệ thống tiểu chủng viện đã bị bãi bỏ từ lâu ở hầu hết các địa phận. Chỉ còn đại chủng viện (Major Seminary) thâu nhận những thanh niên học xong trung học để huấn luyện 4 năm ở bậc College (Đại Học) và sau đó vào Trường Thần học (Theologate) học thêm 4 năm nữa để lấy văn bằng Master of Divinity (Cao học thần học) rồi đi giúp xứ (internship) một năm là được thụ phong linh mục. Như vậy với 9 năm này, chủng sinh được huấn luyện nhiều về kiến thức chuyên môn (học vấn) hơn là tu đức (spirituality). Vì thế, có thể nói đời sống thiêng liêng của chủng sinh sau 9 năm trên chưa có gì là sâu sắc, đủ để đương đầu với những «cám dỗ, thách đố» của xã hội vật chất, tiêu thụ.

Cho nên, nhiều linh mục trẻ đã bỏ ơn gọi sau ít năm làm linh mục. Lý do chỉ vì đời sống thiêng liêng thiếu vững chắc, dễ bị chao đảo trước những cám dỗ về tiền bạc, phái tính v. v.

Ở Việt Nam hiện nay, vì những biện pháp ...., các tiểu chủng viện cũng đã ngưng hoạt động từ lâu. Chủng sinh được tuyển thẳng vào Đại chủng viện sau khi qua được lưới lọc tuyển sinh.... Chính vì lưới lọc này mà nhiều ứng sinh đáng được thâu nhận hơn nhưng vì không có «lý lịch tốt» nên đã bị loại! Thời gian đào tạo vừa học vấn chuyên môn đến tu đức chỉ được từ 6 đến 8 năm thì đã đủ để ra làm mục vụ chưa? Điều quan trọng hơn nữa là liệu các chủng sinh có đang được đào tạo khác với khuôn khổ cũ của các bậc cha anh hay vẫn chung một khôn mẫu đó, để rồi sau này ra trường cũng lại nối gót cha anh, «làm cha» để được hưởng thụ, ưu đãi thay vì để phục vụ đúng với tinh thần «Ta đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ» của Chúa Kitô Linh Mục?

Linh mục phải có chiều sâu đạo đức, lòng nhiệt thành phục vụ và ý thức sâu sắc về ơn gọi và sứ vụ (priestly vocation and ministry) của mình thì mới đáp ứng hữu hiệu cho nhu cầu thiêng liêng mà người giáo dân mong đợi. Ngược lại, nếu không được đào luyện (formation) thích đáng trong chiều kích ấy và ra trường với «hào quang sẵn có» của chức vị linh mục thì sẽ chẳng làm ích bao nhiêu cho con chiên bổn đạo ngày nay. Mặt khác, cũng cần phải giáo dục rõ cho chủng sinh biết rằng: danh vị «cha» mà Giáo Hội cho phép gọi các linh mục chỉ nói lên sứ vụ và trách nhiệm thiêng liêng mà linh mục lãnh nhận qua Thánh chức để thi hành điều Thánh Công Đồng Vaticanô II đã dạy trong Hiến Chế Lumen Gentium: «linh mục phải chăm sóc giáo dân như những người cha vì đã sinh ra họ cách thiêng liêng qua Phép Rửa và giáo huấn» (cf. LG, no. 28). Lời dạy này căn cứ vào giáo lý của Thánh Phaolô về vai trò: «người cha thiêng liêng» (spiritual Fatherhood) của hàng giáo sĩ (Giám Mục, linh mục) (cf. 1 Cor 4: 15, 1Tim 1, 2), Nhưng linh mục Việt Nam không nên vì thế mà lố bịch tự xưng «cha» với giáo dân, trừ với mấy em thiếu nhi nhỏ tuổi, dù được giáo dân gọi mình là «cha» và xưng «con». Tôi phải nói điều này vì thực tế đã có một số linh mục trẻ ngang nhiên «xưng cha» ngay cả với những giáo dân lớn tuổi! có những linh mục khi về với gia đình vẫn muốn cho anh chị em ruột gọi mình là «cha» trước mặt cả song thân và nghiễm nhiên chấp nhận lối xưng hô này! Điều này đã làm cho nhiều người bất mãn và lên tiếng đòi thay đổi cách xưng hô trên. Dĩ nhiên, đòi hỏi này cũng không chính đáng và tôi đã có dịp trả lời trước đây trên Vietcatholic và báo chí ở Mỹ. Điều tôi muốn nói ở đây là linh mục phải ý thức rõ sứ mạng phục vụ và chứng nhân Tin Mừng của mình, không nên hãnh diện về danh xưng «cha» khi tiếp xúc với giáo dân và không nên mong đợi những thù tiếp ưu đãi dành cho mình từ những giáo dân vẫn còn quen với cung cách tôn trọng, kính mến đến mức làm hư các linh mục vì những ưu tiên, ưu đãi đó.

Sau hết, một điều rất nghiêm trọng mà tôi phải nói ở đây là sự kiện tôi nghe được từ bên nhà: muốn được chịu chức linh mục, gia đình tân chức phải «biết điều» không nhửng với ... mà còn cả với «giáo quyền sở tại» nữa! Người ta nói rõ: sự «biết điều» này có khi lên đến mấy chục lượng vàng! Điều này, nếu đúng như vậy, thì thật là một sỉ nhục cho Giáo Hội, một phỉ nhổ vào chức thánh của linh mục. Chắc hẳn các Đức Giám Mục đã không biết, hoặc biết mà dung túng việc này, nhưng những ai ở trong cuộc, đã và đang âm thầm làm điều nhơ nhuốc này thì nên tự biết và hãy chuẩn bị trả lời trước mặt Chúa về tội simonia này. Tôi không thể tưởng tượng được một điều ô nhục như vậy lại có thể xảy ra ở Việt Nam liên quan đến «thủ tục» xin truyền chức của các tân linh mục!

Ngoài ra, tôi cũng nghe nói nhiều về những thủ đoạn «lobby» để tiến cử hay giành dật chức GM béo bở và quyền uy ở Việt Nam hiện nay. Nếu như vậy thì Chúa Thánh Thần còn hiện diện và làm việc trong Giáo Hội nữa hay không??? Và Giáo Hội sẽ đi về đâu với những luồng sóng ngầm ma quái này???

III- Linh mục và chế độ bổ nhiệm, qui chế đời sống Linh mục và quản trị các giáo xứ:

Có thể nói: Giáo Hội Việt Nam cho đến nay là Giáo Hội chậm tiến duy nhất về việc chăm lo cho đời sống của linh mục và về qui chế quản trị giáo xứ. Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Âu, Mỹ, ÚC, Canada thì các linh mục đều được hưởng lương bổng và ngày nghỉ hàng năm hơn kém giống nhau từ nước này qua nước kia và từ giáo phận này sang giáo phận khác. Thí dụ ở Đức thì chánh phủ trả lương cho giám muc, linh mục như mọi công chức phục vụ chánh quyền. Ở Mỹ thì lương này do các giáo xứ (parish) trả theo mức qui định của Tòa Giám Mục địa phương. Mức này thay đổi ở mỗi giáo phận. Làm việc trong giáo xứ, linh mục được lương tối thiểu, được cung cấp ăn, ở, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe và phụ cấp xăng dầu, bảo trì xe. Tất cả mọi linh mục đều được một ngày nghỉ (dayoff) trong tuần (riêng Cha xứ = pastor có thể nghỉ thêm một ngày nữa nếu cần). Hàng năm, các linh mục được một tháng nghỉ hè (vacation). Không linh mục phó xứ nào ở quá 5 năm trong một giáo xứ, và ít khi linh mục chánh xứ ở quá 2 nhiệm kỳ 6 năm khi còn dưới 60 tuổi. Linh mục chỉ là người quản lý (steward) mọi tài sản của giáo xứ bên cạnh trách nhiệm mục vụ (pastoral duties) của mình.. Khi thuyên chuyển đi xứ khác thì mọi tài sản của giáo xứ thuộc về giáo xứ. Giáo xứ giầu hay nghèo không ảnh hưởng gì đến quyền lợi và bổn phận của linh mục chánh hay phó xứ.

Ở Việt Nam cho đến nay thì trái lại. Linh mục không có lương bổng rõ ràng như ở ngoại quốc. Ngày nghỉ chính thức dường như cũng không có. Linh mục quản lý mọi tài sản của giáo xứ và chi tiêu theo ý muốn của mình. Xứ giầu thì cha xứ có nhiều tiền. Xứ nghèo thì cha phải lo mà kiếm sống, lo tìm phương tiện xây cất, trùng tu. Tình trạng này đưa đến hậu quả là các linh mục, phần đông, chỉ muốn về những xứ béo bở và ngại hay từ chối về những xứ nghèo, không có nguồn lợi gì. Bất công to lớn không tránh được trong hàng ngũ linh mục vì có người ở mãi những nơi nghèo hèn, xa xôi trong khi có người chỉ ở thành phố và đổi từ xứ giầu này sang xứ giầu khác có tiền mua xe hơi, mua máy móc và mọi tiện nghi hiện đại trong nhà (có linh mục ở Saigòn đã từ chối ý lễ 5 đôla ở ngoại quốc gửi về, trong khi ở hầu hết các Giáo Phận bên Mỹ, bổng lễ chỉ có 5 đôla! )

Tình trạng trên cần được thay đổi gấp với những qui chế rõ ràng về quyền lợi tối thiểu vật chất của linh mục bên cạnh trách nhiệm nặng nề chính yếu về sứ vụ và mục vụ để tránh những bất công hiện nay trong việc phục vụ của linh mục trên toàn quốc.

Hoàn cảnh Giáo Hội Việt Nam hiện nay rất khó cho việc thuyên chuyển linh mục từ xứ này sang xứ khác. Nhưng đối với những linh mục đang được phép coi xứ thì cần phải có qui chế về bổn phận và quyền lợi cho công bằng, hợp lý. Cần thay đổi ngay tình trạng: xứ giầu thì cha xứ giầu, xứ nghèo thì cha xứ phải vất vả ăn xin nơi này nơi kia. Khi có thể được, cũng cần thuyên chuyển các cha đã ở quá lâu trong một giáo xứ để «cất thánh giá» đi cho giáo dân nếu chẳng may cha xứ là «cây thập giá quá nặng» đối với họ.

Sau kết, rất cần bồi dưỡng chuyên môn cho các cha đã ra trường lâu năm và không có cơ hội học hỏi để cập nhật hóa những kiến thức thần học, kinh thánh và mục vụ của mình.

Đó là những băn khoăn, và cũng là những đóng góp nhỏ bé của tôi cho Giáo Hội Mẹ.

Ước mong được đón nhận với lòng khoan dung độ lượng và tha thứ nếu có điều gì làm phật ý ai, một điều tôi không muốn khi viết lên mối quan tâm này.

LM. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Saturday, June 12, 2010

Người Nghèo Và Số Sót

L.m An-rê Đỗ xuân Quế O.P

Người nghèo và “số sót” là hai đề tài được nói đến cách đặc biệt trong sách ngôn sứ Xô-phô-ni-a. Họ là những người nghèo không có quyền uy, sống khiêm nhường và rất mực trung thành với Đức Chúa cũng như hết lòng tin tưởng vào Người. Họ cũng là “sô sót” trong đám những người còn tin vào Đức Chúa, sau khi bị lưu đầy ở Ba-bi-lon trở về Giê-ru-sa-lem. Cuối cùng họ được cứu thoát.

Hỡi tất cả những ai nghèo hèn trong xứ sở
những kẻ thi hành mệnh lệnh của Đức Chúa
hãy tìm kiếm Người, hãy tìm sự công chính
”. (Xp 2,3)

Ta sẽ cho sót lại giữa ngươi
một dân nghèo hèn và bé nhỏ
chúng sẽ tìm nơi trú ẩn nơi danh Đức Chúa
”. (Xp 3,12)

Người nghèo thì ở đâu và bao giờ cũng có. Thường nghèo là khổ vì thiếu ăn thiếu mặc và thiếu đủ thứ. Nhưng Chúa Giê-su lại thương những người này. Người ra đời vì họ và nhất là cho họ. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là Chúa không thương những người khác, mà chỉ có ý nói Chúa ưu ái người nghèo, và coi họ là những người có phúc, như lời người dạy trong mối phúc thật thứ nhất :

Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó
Vì Nước Trời là của họ
”. (Mt 5,3)

Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó
Vì Nước Thiên Chúa là của anh em
”. (Lc 6,20b)

Chúa dạy như thế, nhưng thực ra nghèo vẫn thấy khổ và chẳng mấy ai thích nghèo, trừ những người thấm nhuần tinh thần của Chúa và hiểu được nghĩa lý của cái nghèo như thánh Phan-xi-cô thành Át-xi-di.

Một bên là những người có tâm hồn nghèo, còn một bên là những người nghèo thật sự, như hai câu Tin Mừng trích dẫn ở trên..

Có tâm hồn nghèo khó là giữ lòng cho cho khỏi dính bén vào của cải một cách quá đáng, và giải gỡ mình cho khỏi ham hố vật chất đến quên cả luân thường đạo lý.

Còn nghèo khó là không có hay có ít của cải vật chất, phải sống trong tình trạng bấp bênh, không có bảo đảm cho tương lai mà không than van kêu trách, nhưng vẫn tin vào sự quan phòng của Chúa.

Nghèo khó ở đây không phải là túng đói khổ cực, vì Chúa không muốn cho người ta rơi vào tình cảnh này nên mới dạy cầu nguyện hàng ngày trong Kinh Lạy Cha : “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày”, nghĩa là xin cho có những điều kiện tôi thiểu, để sống cho xứng với phẩm giá con người.

Trên đây là nói về cái nghèo theo Tin Mừng, còn tiếp theo là cái nghèo trong Cựu Ước đã được nói lướt qua ở đầu bài và cũng được đề ra để đối chiếu với hoàn cảnh của nhiều anh chị em đồng đạo trong hiện tình Giáo hội ở Việt Nam.

Người nghèo được nói đến trong sách Xô-phô-ni-a là a-na-vim (anawim). A-na-vim là người nghèo không có nơi nương tựa nào khác ngoài Đức Chúa. Những người này nhìn trước nhìn sau, trông lên trông xuống không thấy ai cả. Cuối cùng, nhìn lên trời xanh thì chỉ thấy Đức Chúa bằng con mắt đức tin, rồi đặt hết lòng tin cậy nơi Người. Ngôn sứ Ma-la-khi và nhất là ngôn sứ Xô-phô-ni-a nói đến loại người này trong hai sách của các ông.

Hoàn cảnh xã hội và tôn giáo lúc bấy giờ khiến các ông không thể ngồi yên. Các ông đã lên tiếng cho thấy tình trạng giai cấp tư tế lãnh đạo dân và sự xôn xao bối rối của lòng dân.

Người ta có thể thấy một sư tương đồng nào đó giữa hoàn cảnh thời ấy với hoàn cảnh hiện nay trong Giáo hội Việt Nam. Dân Híp-ri xưa tìm nơi nương tựa, nhưng không tìm được ở đâu cả, chỉ còn tìm đựợc ở nơi Đức Chúa. Một số đông tín hữu Việt Nam trong hoàn cảnh này cũng muốn tìm nơi chắc chắn để nương tưa và tin tưởng, mà xem ra như không tìm thấy hay không còn mấy tin để tìm nữa.

Vatican thì quá xa, lại xem ra không hiểu rõ tình hình Việt Nam, và được báo cáo theo một định hướng có chủ trương. Cơ quan truyền thông chính thức của công giáo là trang Web của Hội Đồng Giám mục thì không đem lại cho người đọc và nghe tính khách quan và khả tín.

Vì vậy, lúc này là lúc hơn khi nào hết, những người tin Chúa ở Viêt Nam và hải ngoại cần xích lại gần nhau hơn nữa, kết hợp chặt chẽ với nhau trong lời cầu nguyện, xin Chúa cho Toà Thánh hiểu rõ và đúng về tình hình Giáo hội tại Việt Nam, không để cho mình bị lèo lái, và xin cho các vị có trách nhiệm gìn giữ và nuôi dưỡng đời sống đức tin của tín hữu ở Việt Nam, đóng đúng vai trò của mình là những thày dạy đức tin và những người chỉ đường đúng lối.

Vậy mọi tín hữu trong nước cũng như ngoài nước, thiết tưởng nên cùng nhau tha thiết cầu xin Thiên Chúa là Đấng đã hứa :

Kẻ gắn bó cùng Ta, sẽ được ơn giải thoát,
người nhận biết danh Ta, sẽ được sức phù trì ;
khi kêu đến Ta, Ta liền đáp lại,
lúc ngặt nghèo, có Ta ở kề bên.
Ta giải cứu và ban nhiều vinh dự
Cho sống lâu tuổi thọ dư đầy
”. (Tv 90, 14-16)

Nay là lúc ngặt nghèo. Mọi người tin Chúa, nào cùng nhìn lên rặng núi .

Tôi ngước mắt nhìn lên rặng núi
Ơn phù hộ tôi đến tự nơi nao,
Ơn phù hộ tôi đến từ Đức Chúa
Là Đấng dựng nên cả đất trời
”. (Tv 120,1)

L.m An-rê Đỗ xuân Quế O.P

Monday, June 7, 2010

Thánh Lễ Trong Nhà Thờ Và Thánh Lễ Ngoài Cuộc Đời

Đức Hồng Y Hellder Camara về ban phép Thêm sức cho trẻ em trong một xứ đạo. Khi đến nơi, Ngài thấy cả xứ đạo đang quỳ gối lăn lộn trên đất, đấm ngực khóc lóc than van như trong cơn đại hoạ. Đêm trước, trong khi mọi người mê mải chuẩn bị đón Đức Hồng Y, kẻ trộm đã lẻn vào nhà thờ ăn trộm những bình đựng Mình Thánh. Kẻ trộm đổ Mình Thánh Chúa ra vườn, lấy đi những bình mà họ tưởng làm bằng vàng. Thật là một sự phạm thánh ghê gớm.

Thế nhưng trong bài giảng hôm ấy, Đức Hồng Y đã làm cho mọi người kinh ngạc khi Ngài nói: Tại sao hôm nay anh chị em mới than khóc. Hằng ngày biết bao lần Chúa Giêsu bị nhục mạ, bị hành hạ, bị chà đạp, bị giết chết trong những anh chị em nghèo khổ, vô gia cư, trong các trẻ em không cha mẹ, không gia đình, sao chẳng thấy ai than khóc? Anh chị em không biết sao, những anh chị em ấy chính là Chúa Giêsu, là Thân Mình Chúa Giêsu, là Thánh Thể Chúa.

Nói như thế, Đức Hồng Y không có ý coi thường phép Mình Thánh Chúa. Nhưng Ngài có ý nhắc cho ta một khía cạnh thường hay bị lãng quên trong khi cử hành bí tích. Đó phải là cử hành bí tích không chỉ trong nhà thờ mà còn phải cử hành cả ngoài cuộc đời nữa.
Đọc bài Tin Mừng hôm nay, ta hãy lưu ý hai điểm:

1- Diễn tiến phép lạ hoá bánh ra nhiều giống hệt như diễn biến một Thánh Lễ. Nếu Thánh Lễ gồm hai phần Phụng vụ Lời Chúa và Phục vụ Thánh Thể thì trong bài tường thuật hôm nay, Chúa Giêsu cũng đã giảng dạy dân chúng trước rồi mới ban bánh sau. Dân chúng được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa trước khi được nuôi dưỡng bằng bánh đã được chúc phúc. Đây quả là một Thánh Lễ cử hành giữa đời thường. Một Thánh Lễ không có nhà thờ, chẳng có bàn thờ.

2- Cử chỉ và lời nói của Chúa Giêsu khi hoá bánh ra nhiều, khi lập phép Mình Thánh Chúa và khi dùng bữa với các môn đệ làng Emmau giống y như nhau. Cả 3 đoạn văn trên đều tả Chúa Giêsu cầm lấy bánh, tạ ơn, rồi trao cho các môn đệ.
Tại sao có sự trùng hợp thế? Thưa vì Chúa Giêsu muốn cho ta hiểu rằng: Bí tích không chỉ là một nghi lễ, nhưng là một sự thực. Sự thực ấy phải đâm rễ sâu nơi cuộc đời, phản chiếu đời sống và đem lại lợi ích cho đời sống.

Nếu trong Thánh Lễ Chúa Giêsu ban phát lương thực nuôi linh hồn, thì ngoài cuộc đời, Người đã ban lương thực nuôi thân xác.

Nếu Thánh Lễ là một bữa tiệc huynh đệ, thì trong sa mạc hôm nay, Chúa Giêsu cũng đã tổ chức một bữa tiệc long trọng, mỗi bàn ăn gồm 50 người để họ chia sẻ với nhau không chỉ cơm bánh mà còn tâm tư tình cảm nữa.

Nếu trong Thánh Lễ, Chúa Giêsu dâng mình cho Đức Chúa Cha dưới hình bánh rượu, thì ngoài cuộc đời, Chúa Giêsu đã tự hiến mình trên thánh giá.

Nếu trong Thánh Lễ, Chúa Giêsu dưới hình bánh bị bẻ ra để phân phát, thì ngoài cuộc đời, thân xác Người cũng đã bị bẻ ra trong những sỉ nhúc, đòn vọt, đóng đinh.

Quả thật Chúa Giêsu đã dâng Thánh Lễ không chỉ trong nhà thờ, mà Người còn dâng Thánh Lễ ngoài cuộc đời. Người không chỉ dâng một lễ vật nào đó, nhưng đã dâng chính bản thân mình. Người chỉ cử hành một bí tích, nhưng chính bản thân Người đã trở thành bí tích. Người không chỉ bẻ ra một tấm bánh mà còn bẻ chính thân mình ra để ban phát cho mọi người. Chính vì thế mà lễ dâng của Người có giá trị. Thái độ của Chúa Giêsu khiến ta phải suy nghĩ.

Làm sao ta có thể gọi Thánh Lễ là một bữa tiệc huynh đệ nếu ta vẫn còn giữ trong lòng những thù hận ghen ghét? Làm sao ta có thể đi dự tiệc Thánh Lễ nếu chung quanh ta còn biết bao anh em đói khổ, thiếu thốn? Làm sao ta có thể dâng Thánh Lễ nếu trong cuộc đời ta không hiến mình cho anh em?

Khi truyền lệnh: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Chúa Giêsu không chỉ truyền cho ta cử hành Thánh Lễ trong nhà thờ. Người còn muốn cho ta dâng Thánh Lễ cả ngoài cuộc đời. Nghĩa là phải chia sẻ, chịu mọi đau khổ, biết khiêm nhường nhịn nhục, biết sống đoàn kết yêu thương, biết hiến mình vì anh em.

Việc cử hành Thánh Lễ ngoài cuộc đời cũng quan trọng như việc cử hành Thánh Lễ trong nhà thờ. Hơn nữa, nếu thiếu việc cử hành ngoài cuộc đời, những nghi lễ trong nhà thờ sẽ trở thành bùa chú, giả dối và phản chứng.

Xin cho bí tích Thánh Thể trở thành một sự thực trong đời sống. Xin cho chúng ta biết thờ lạy Chúa Giêsu không phải chỉ trong hình bánh mà còn nơi những anh em bé mọn trong cuộc đời. Xin cho chính đời sống ta trở thành một bí tích, chịu bẻ ra để đem lại lợi ích cho anh em. Amen.

+ TGM Giuse Ngô quang Kiệt

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1. Theo bạn, thế nào là tích cực tham dự Thánh Lễ?
2. Rước lễ đem lại những ơn ích nào cho đời sống thiêng liêng của bạn?
3. Bạn đã dâng Thánh Lễ trong cuộc đời chưa?

Friday, June 4, 2010

Hạnh phúc đời tu

VietCatholic News (03 Jun 2010 10:51)
Bài Giảng Trong Thánh Lễ Khai Mạc Cuộc Hội Ngộ Linh Mục
(Bài đọc I: Is. 61,1-3a.6a.8b-9 (lễ Truyền Dầu), Bài đọc 2 Tm 1,6-12, Tin Mừng: Mc 10,28-31)

Nói theo ngôn ngữ kinh tế hiện nay, thì Đức Giê-su quả là tuyệt vời trong nghệ thuật tiếp thị. Nếu ngày nay, người ta mời chào khách hàng hay đối tác bằng những lời hứa hẹn “một vốn bốn lời”, thì khi gọi các môn đệ đi theo mình cách đây hơn hai mươi thế kỷ, Đức Giê-su đã tuyên bố “một vốn trăm lời”. Không biết các môn đệ nghĩ gì khi nghe Thày mình nói về những lợi lộc họ sẽ được hưởng, nhưng một vài người trong họ đã hiểu lời Đức Giê-su theo nghĩa vật chất. Họ đã băn khoăn tranh cãi xem ai là người lớn nhất (Mc 9,33-37). Họ không chấp nhận những khó khăn thử thách, như trường hợp hai anh em Gioan và Gia-cô-bê. Khi thấy dân thành Sa-ma-ri-a coi thường và trễ nải trong việc đón tiếp mấy thày trò, hai ông đã thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Thày, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?” (Lc 9,54). Cũng chính hai anh em ông này đã mong muốn được một chỗ ngồi bên hữu và một chỗ ngồi bên tả, là hai vị trí sẽ có nhiều bổng lộc, theo quan niệm của các ông (x Mc 10,35-40). Đó cũng là trường hợp của hai môn đệ trên đường E-maus. Hai ông đã trở về với chốn cũ quê xưa trong thất vọng não nề, vì hai ông không thấy những quyền lợi mà hai ông mong đợi.

Các môn đệ của Đức Giê-su cuối cùng cũng nhận ra những cái “gấp trăm” mà Thày mình đã hứa, nhưng họ chỉ nhận ra sau này, khi Thày mình từ cõi chết sống lại. và phần thưởng “gấp trăm” ấy, các ông lại nhận một cách đặc biệt khi các ông lấy mạng sống mình ra để làm chứng cho Đức Giê-su, Đấng đã bị lên án tử, mà hiện đang sống giữa cuộc đời, nhất là giữa cộng đoàn của những kẻ tin.

Kính thưa các Cha,

Chúng ta là những người đã lên đường theo tiếng gọi của Đức Giê-su và của Giáo Hội. Trong thiên chức Linh mục, chúng ta được mời gọi cộng tác với Chúa để làm cho ơn cứu độ đến với muôn người. Những khó khăn thử thách của bậc sống độc thân, những vất vả lo toan của bổn phận, những áp lực công việc từ nhiều phía… có những lúc làm chúng ta không thấy được cái “gấp trăm” mà Thày Chí Thánh đã hứa. Tuy vậy, chắc chắn mỗi chúng ta đã hơn một lần cảm nghiệm đời tu thật ngọt ngào và hạnh phúc. Bởi lẽ lời hứa “gấp trăm” của Đức Giê-su không phải chỉ là một ảo tưởng xa vời, nhưng Người đã nhấn mạnh, đó là những phần thưởng “ngay bây giờ, ở đời này”.

Quả vậy, chúng ta thấy hạnh phúc đời tu khi chúng ta nhận ra mình không đơn lẻ, nhưng có Chúa luôn đồng hành, nhờ đó đời sống độc thân vì Nước Trời sẽ bớt cô đơn.

Chúng ta thấy hạnh phúc đời tu, khi thấy sự hiện diện của mình thật có ý nghĩa với cộng đoàn giáo xứ, nơi mình được sai đến phục vụ.

Chúng ta thấy hạnh phúc đời tu, khi chúng ta nhân danh Đức Giê-su để chúc lành, tha tội và thảo gỡ biết bao người bị tội lỗi ràng buộc.

Chúng ta thấy hạnh phúc đời tu, khi tìm về cho Chúa một con chiên lạc, khi củng cố đức tin một người đang chao đảo mất hy vọng trong cuộc sống.

Chúng ta thấy hạnh phúc đời tu, khi góp phần gắn kết những mâu thuẫn chia lìa giữa những cá nhân hoặc những dòng họ trong Giáo xứ.

Chúng ta thấy hạnh phúc đời tu, khi thấy một cộng đoàn đông đảo được hồi sinh và nuôi dưỡng nhờ những hy sinh phục vụ của mình.

Chính những lúc đó, chúng ta được thưởng “gấp trăm” như lời Đức Giê-su đã hứa. Thật lạ lùng khi chúng ta chỉ mất một mà được một trăm, “một vốn trăm lời”. Tuy vậy, cái “một phần” của chúng ta, cái vốn đầu tư để có được lời gấp trăm kia có những lúc không được “đầu tư” trọn vẹn. Lời tuyên thệ “từ bỏ” ngày được rửa tội, lời tuyên thệ tận hiến hy sinh của ngày thụ phong Linh mục không phải lúc nào cũng được chuyên tâm gìn giữ. Vì lẽ đó mà có những lúc chúng ta giống như những thương gia không chịu bỏ một vốn mà vẫn đòi phải có một trăm lời. Và Thiên Chúa thật là kỳ diệu, Ngài vẫn cho chúng ta nhận phần lời gấp trăm lần mặc dù có những lúc chúng ta vẫn dùng dằng chưa chịu bỏ một phần vốn đầu tư vào đó. Ngài vẫn phủ kín đời ta bằng biết bao hồng ân mặc dù chúng ta bất xứng. Ngài vẫn ban những hiệu quả thiêng liêng khi chúng ta cử hành các bí tích, mặc dù chúng ta còn đầy bất toàn. Như Phê-rô đã quả quyết với Thày mình: “Thày coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thày” (c 28), ước chi mỗi người chúng ta cũng quảng đại theo Chúa với tinh thần của Phê-rô để chúng ta trở nên những môn đệ đích thực của Người.

Và, kính thưa các Cha, hôm nay, phần thưởng mà Chúa đã hứa cho những ai sẵn sàng tử bỏ làm môn đệ Người được thực hiện cụ thể nơi chúng ta. Sở Kiện là nơi gặp gỡ của hơn sáu trăm những người anh em con một nhà. Nơi đây chúng ta được sống tình hiệp thông, tình huynh đệ và tình Giáo Hội. Chúng ta không chỉ có một trăm anh em, nhưng sáu trăm những người cùng chung một lý tưởng sống đời phục vụ. Những ngày gặp gỡ này là dịp để chúng ta nâng đỡ nhau trong việc thực thi bổn phận. Hình ảnh ngày Hội ngộ các Linh mục hôm nay chính là bằng chứng sống động về phần thưởng “gấp trăm” mà Đức Giê-su đã hứa.

Trong số những phần thưởng “gấp trăm” mà Đức Giê-su hứa ban cho những ai đi theo Người, có kèm theo “sự ngược đãi”. Các môn đệ đã sớm kinh nghiệm được điều này qua những cuộc bách hại gay gắt của người Do Thái. Các ông cũng nhận ra phần thưởng ngay trong chính sự bắt bớ đó. Tác giả sách Công vụ Tông đồ đã kể lại, Phê-rô và Gioan, khi bị gây phiền nhiễu, đã vui mừng vì được chịu đau khổ vì Đức Giê-su (x Cv 5,41). Cũng như thập giá đã gắn liền với Đức Giê-su, thập giá cũng luôn gắn liền với những ai muốn làm môn đệ Người. “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mc 8, 34).

Cuộc Hội ngộ Linh mục được tổ chức vào thời điểm có nhiều biến cố xảy đến cho Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội hoàn vũ, trong đó có những vụ bê bối lạm dụng tình dục mà một số Linh mục là thủ phạm. Trước những biến cố này, đôi lúc chúng ta cảm thấy hoang mang lo sợ. Tuy vậy, thật là bất công nếu chỉ chú ý đến một số trường hợp cá biệt mà quên đi một số đông anh em Linh mục đang tận tâm hy sinh phục vụ Tin Mừng. Người Trung Hoa có câu ngạn ngữ: “Một cây lớn đổ xuống gây nhiều tiếng động xôn xao, nhưng biết bao cây trong rừng đang lớn lên mỗi ngày lại rất âm thầm lặng lẽ”. Một số trường hợp cá nhân không thể làm lu mờ hình ảnh biết bao Linh mục thánh thiện đã và đang dấn thân trong mọi môi trường xã hội và Giáo Hội hôm nay. Dẫu sao, chúng ta có thể đón nhận ý Chúa qua những vụ việc đã xảy ra. Phải chăng Chúa muốn các Linh mục hãy nhìn lại chính mình để sống đời chứng tá một cách hữu hiệu hơn. Phải chăng đây là lúc mỗi chúng ta phải nhìn lại cung cách phục vụ của mình. Người Âu châu có câu ngạn ngữ: “Thà thắp lên một ngọn nến nhỏ còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối”. Trong Năm Linh mục cũng như mãi mãi trong cuộc sống, ước chi mỗi Linh mục trong Giáo Tỉnh Hà Nội sẽ là một cây nến sáng để chiếu rọi cuộc đời, mặc dù còn nhỏ nhoi và khiêm tốn, nhưng phần nào góp phần tỏa sáng niềm tin trong xã hội hôm nay.

+ GM Giuse Vũ Văn Thiên

Tuesday, June 1, 2010

Lạy Chúa, con nghe đây

Phạm Minh-Tâm

Công-đồng Vatican II trong Hiến-chế Tín-lý về Mạc-khải của Thiên Chúa, đã xác-định "Giáo-hội luôn tôn-kính Thánh Kinh như chính Thân Thể Chúa, nhất là trong Phụng-vụ thánh".(divinas Scripturas sicut et ipsum Corpus dominicum semper venerata est Ecclesia, cum, maxime in sacra Liturgia). Công-đồng cũng phân-biệt Thánh Kinh là Lời Chúa nói đuợc ghi chép lại dưới sự linh-ứng của Chúa Thánh Thần và Thánh Truyền do các tông-đồ truyền lại đuợc tiến-triển trong Giáo-hội dưới sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Công-đồng đã nhấn mạnh "Bởi thế, hiển nhiên là Thánh Truyền, Thánh Kinh và Quyền Giáo-huấn của Giáo-hội, theo ý định vô cùng khôn ngoan của Thiên Chúa, liên-kết và phối hiệp với nhau đến nỗi không một thực-thể nào trong ba có thể đứng vững một mình đuợc. Và dưới tác-động của một Chúa Thánh Thần duy nhất, cả ba theo phương cách riêng cùng góp phần hữu-hiệu vào việc cứu rỗi các linh-hồn".

Cả ba thực-thể Công-đồng nêu ở trên này đúng ra phải đuợc đọc và giải-thích trong Chúa Thánh Thần; nhưng rồi lắm khi cũng bị con cái thế-gian dùng làm lối thoát trong những cuộc tranh cãi, biện-luận cho việc lẩn tránh quanh co hay bào chữa cho cái tội về những điểu thiếu-sót nào đó trong đuờng bổn-phận. Lời Chúa vì vậy đuợc uốn theo cái lưỡi thế-tục như một con dao hai lưỡi. Con dao hai lưỡi này, qua sự khôn ngoan của con cái thế-gian, đã được dùng để biết khi nào thì tỉa, gọt và khi nào phải trở lưõi để chặt, để cắt kiểu như trong bốn mươi ngày ăn chay và cầu nguyện trong hoang-địa, Đức Ki-tô đã bị ma quỷ dùng chính Lời Chúa để lý-luận mà cám dỗ Người. Thành ra, vấn-đề chính-yếu vẫn là tâm-ý của mỗi người khi thực sự muốn thể-hiện sự đối-thoại trong tình mến để cùng sống với anh em hay chỉ dùng sự khéo khôn để được sống còn giữa xã-hội.

Cách đây không lâu , trên một số trang báo điện-tử và báo xuất-bản của Công-giáo có đăng-tải một loạt mấy bài viết mà chủ-đề là nói về thái-độ - hay nói cho đúng hơn là phản-ứng - của Hội-đồng Giám-mục Việt-Nam nói chung và riêng từng cá-nhân các vị trong nhiệm-vụ chăn dắt cộng-đồng Dân Chúa hiện nay giữa một xã-hội có nhiều vấn-đề bất-ổn cấp-thiết về dân quyền và dân-sinh. Một xã-hội đầy bất-công và vắng bóng cả bác-ái lẫn công-bằng. Loạt bài này bắt nguồn từ bài giảng của đức cha Bùi Văn Đọc đã trích một câu Kinh Thánh nửa vời mà nên tạm góp chung lại thành một "bộ" và phải đọc trọn bộ mới bắt đuợc vấn-đề. Báo Diễn Đàn Giáo Dân số 96 vừa qua cũng đã đăng trọn bộ nên xin đuợc miễn lập lại. Chỉ biết rằng ngoài bài của một giáo dân ra thì ba bài còn lại đều là lời của các đấng bậc, cho dù chưa hẳn là giáo-phụ thì cũng liên-hệ đến thừa-tác-vụ giáo-huấn.

Bài giảng của giám-mục Bùi Văn Đọc và của một giáo-dân ký tên là Nguyễn Tuấn Hoan với hai lập luận đối-nghịch đã đành, còn lại hai bài - xin tạm gọi - đối-thoại giữa hai anh em Phan-sinh là linh-mục Nguyễn Hồng Giáo và linh-mục Nguyễn Ngọc Tỉnh cũng ngược ý nhau. Thành ra theo kiểu nói của linh-mục Nguyễn Hồng Giáo trong bài viết "Lạy Chúa chúng con không biết ăn nói" thì là hai phía mà lại còn cột buộc rõ-ràng là "một phía ra sức đứng trên quan điểm Tin Mừng và theo giáo huấn của Giáo-hội, phía kia bị chi phối bời một lập trường chính trị minh nhiên hay mặc nhiên". Không biết ăn nói với quyền-lực thôi, nhưng với anh em thì lời của linh-mục Nguyễn Hồng Giáo sắc như mã-tấu vậy. Phải chăng vì thấy đức cha Bùi Văn Đọc khiêm tốn nhận mình con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói nên linh-mục Nguyện Hồng Giáo, bớt khiêm-tốn hơn và già-dặn hơn, lên tiếng nói hộ đôi lời thế đấy. Nghĩa là toàn các đấng bậc đem Lời Chúa vào bài giảng, bài viết cho nên người viết bắt buộc cũng phải lấy tâm-tình của một tín-hữu để cho dù không cần thiết như Sa-mu-en khi xưa tín-cẩn thưa "Lạy Chúa, xin hãy phán vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe" (1Sm 3, 10) thì cũng cần lắng nghe cho kỹ, đọc cho thông và suy cho thấu đáo vì bài nào cũng có Kinh Thánh, Thánh Truyền cả.

Và vì vậy, bài viết này là lời xin thưa: Lạy Chúa, con nghe đây.

Trước hết xin lắng nghe bài giảng của Đức cha Bùi Văn Đọc. Theo truyền-thống tông-đồ, đức cha là người đưọc chia sẻ trọng-trách của Thánh Phê-rô. Hãy nghe lời Kinh Thánh ghi rõ: "Đức Giê-su nói với Si-mon Phê-rô:" Si-mon, con của Gio-an, người có mến ta hơn các kẻ này không? Ông thưa Người "Vâng, lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa. Đức Giê-su nói với ông "Hãy chăn giữ chiên của Ta". Lần thứ hai, Người lại noí vớí ông "Si-mon, con của Gio-an, ngươi có mến ta không? Ông thưa Người "Vâng lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa" Người nói với ông "Hãy chăn dắt cừu của Ta". Lần thứ ba, Người nói với ông "Si-mon, con của Gio-an, ngươi có yêu mến ta không?" Phê-rô buồn vì Người đã nói đến lần thứ ba câu hỏi "ngươi có mến ta không" và ông thưa Người "Lạy Chúa, Chúa thông hay mọi sự, Chúa biết con yêu mến Chúa" Đức Giê-su nói với ông: " Hãy chăn nuôi đàn cừu của ta" (Ga 21, 15-17). Đấy là giám-mục, là chủ chăn mang trách-nhiệm chung về đàn chiên mà Chúa đã giao cho thánh Phê-rô cùng với sự tham-gia, trợ lực của hàng linh-mục mà chứng-minh lòng mến Chúa.

Lòng mến này rất dễ nhận biết qua thái-độ không dối gian trong ứng xử, không lẩn tránh trước tiếng lương-tâm và không làm ngơ trước bất-công, đàn-áp.

Lòng mến lại càng không phải là thái-độ sống tách rời và khép kín của từng cá-nhân riêng lẻ với những tâm-trạng cầu-an và thủ-phận theo kiểu nín thở qua sông.

Người ta có thể viện lý này, lẽ nọ để tránh và né, để luồn và lách và nhất là để khỏi phải động chạm đến quyền-lợi riêng tư mà vẫn cảm thấy bình-an nhưng với cương-vị của một chủ chăn thì không thể và lại càng không nên chỉ muợn lời gọn-gàng của Giê-rê-mi-a khi muốn khước từ nhiệm-vụ ngôn-sứ Chúa giao cho rồi bỏ qua sấm ngôn quan-trọng của Chúa như sau:

"Ôi! lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói
Đức Chúa phán với tôi: đừng nói ngươi còn trẻ!
Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi;
Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói
Đừng sợ chúng, vì Ta ở với người để giải-thoát ngươi,
- sấm ngôn của Đức Chúa
Rồi Đức Chúa giơ tay chạm vào miệng tôi và phán:
Đây ta đặt lời Ta vào miệng ngươi
Coi, hôm nay Ta đặt ngươi đứng đầu các dân các nước
để nhổ, để lật, để hủy, để phá, để xây, để trồng"
(Gr. 1, 6-10)

Đó là Giê-rê-mi-a khi đuợc Chúa gọi vào buổi sơ-khai của ý-thức tôn-giáo bằng một thị-kiến mà có thể là mơ-mơ hồ-hồ mà sứ-vụ còn quá cụ-thể là "để nhổ, để lật, để hủy, để phá, để xây, để trồng", nghĩa là phải làm những việc thiết-thực trong cuộc thế này để Nước Cha trị đến trong tình mến.... để cho kẻ đói đuợc ăn, người bệnh có nơi chữa trị, người thấp cổ bé miệng được bênh đỡ và nhân-phẩm cũng như nhân-quyền phải đuợc tôn-trọng chẳng hạn, chứ không chỉ là "sứ vụ tôn giáo" bâng-quơ như đức cha Đọc nói. Vậy mà nhiều ngàn năm sau, đức cha Bùi Văn Đọc đã được Chúa gọi qua quá-trình đào-luyện bằng cái chết của Đức Ki-tô trên cây Thập-giá ở Núi Sọ; nhất là bằng cả một Giáo-hội đang đồng-hành cùng nhân-loại trên mọi miền trái đất mà trong đó có Vatican uy-nghi theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng cũng như có Toà-giám-mục Mỹ-tho đuờng-bệ để đức cha đủng-đỉnh mũ gậy chăn chiên thì lại dùng chữ "quá trẻ" cũng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng thì nghe sao cho chỉnh.

Cho nên một khi "danh" đã không chính thì ngôn cũng chẳng thuận...Trách chi đã có thị-phi. Giê-rê-mi-a khi thưa với Chúa là lời thật lòng của ông lúc đó, nhưng đức cha Bùi Văn Đọc lại chỉ dẫn lời của Giê-rê-mi-a thôi, còn lời thật của chính đức cha thì không rõ. Phải chi đức cha cứ dẫn Kinh Thánh nhưng phải thưa thật về mình là "con không dám ăn nói" thì ngay thẳng hơn và người nghe đỡ cảm thấy mình bị coi thường vì cách "nóí trên đầu trên cổ" người ta như vậy.

Vào dịp Đại-hội Giới Trẻ Thế-giới tại Sydney, khi trao đổi với một linh-mục rất trẻ - đây mới là trẻ thật - của Miền Bắc đang ngồi với một nhóm và hỏi rằng theo cha thì thực ra các cha ở ngoài đó chỉ vì muốn đuợc yên để lo mục-vụ mà xem ra như "không có vấn-đề" hay là quý vị đã tâm-đắc mà theo chính-sách về tôn-giáo hiện nay của nhà nước cộng-sản thì linh-mục trẻ này đứng bật lên, trợn mắt nói: "theo sao đuợc mà theo...chẳng qua mình phải uyển-chuyển để không bị họ trói chặt thêm, bất lợi cho mọi người thôi". Có lẽ linh-mục trẻ này mới giống Giê-rê-mi-a thật.

Còn chủ chăn trong Miền Nam khi xác-tín "Đó chính là lý-do của sự lạc quan của chúng tôi, của nhiều người trong anh em chúng tôi. Chúng tôi vẫn tươi cuời, vẫn làm việc hăng say..." thì điều này cần phải xem lại Mat-thêu 5, 37 rồi mới chắc. Riêng về con số nhiều người trong anh em của đức cha thì không cần bàn nữa, nhưng cái số ít người còn lại như đức cha Lê Đắc Trọng chẳng hạn với tập Hồi-ký thì sao?

Tin mừng Mát-thêu 10, 26-33; 10, 17-20; 12, 32 và Luca 12, 2-5 có Lời của Đức Ki-tô, Đấng - đã không phải chỉ qua thị-kiến - mà thực-sự đã đặt tay chọn đức cha, dạy rằng "không có gì che dấu mà sẽ không bị lộ ra, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết. Vì thế tất cả những gì anh em nói lúc đêm hôm sẽ đuợc nghe giữa ban ngày; và điều anh em rỉ tai trong buồng kín, sẽ đuợc công bố trên mái nhà. Thầy nói cho anh em là bạn hữu của Thầy đuợc biết: anh em đừng sợ những kẻ giết chết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn đuợc nữa."

Một trong những lý-do vẫn thường được nhiều người dùng để che vừa đủ cho bản-thân mình là hai chữ "chính-trị". Đúng vậy, Giáo-hội cấm tu-sĩ làm chính-trị nghĩa là tham-chính như một số linh-mục quốc-doanh bên nhà ra ứng-cử hội-đồng nhân-dân các cấp; làm thành-viên của mặt-trận Tổ-quốc; làm dân-biểu trong Quốc-hội như họ đang làm với chính-quyền cộng-sản hay bất kỳ ai với bất cứ một chính quyền nào khác để trở thành công-cụ của cơ-chế chính-trị khi mà "Giáo-hội không thể đồng-hoá với một cộng-đoàn chính-trị và cũng không cấu kết với bất cứ hệ-thống chính-trị nào"( Hiến-chế Mục-vụ - câu 76: Cộng-đoàn chính-trị và Giáo-hội ) nhưng Giáo-hội không cấm các thừa-tác-viên liên-đới với tín-hữu để đặt cho đúng vấn-đề lương-tâm và trách-nhiệm của họ trong xã-hội. Sự khác biệt giữa "làm chính-trị" với việc tham-gia các hoạt-động dân-sinh như đóng góp hay sửa sai, thậm chí chống lại những điều sai trái trong chính-sách hay đường lối cai-trị của một chính-quyền để xây-dựng một xã-hội nhân-bản, hợp với lẽ công-bằng và bác-ái quả thực khác xa và tách biệt rõ ràng, không có điểm nào còn lấn-cấn hoặc tín nghi. Và đây là huấn-giáo của Giáo-hội qua Công-đồng "Giáo-hội cũng phải được quyền nói lên nhận-định luân-lý của mình về cả những vấn-đề liên-quan đến lãnh-vực chính-trị khi quyền-lợi căn-bản của con người hay phần rỗi các linh-hồn đòi hỏi" (Hiến-chế Mục-vụ về Giáo-hội Trong Thế-giới Ngày Nay).

Vậy thì cứ từ đấy mà suy ra. Bao lâu mà người Ki-tô hữu chúng ta còn phải tìm lời để biện bạch, còn cố tình suy theo nghĩa này hay lý nọ để uốn nắn tư-tưởng của nhau, còn tranh cãi hay chụp những cái mũ khó coi lên đầu nhau là bấy lâu chúng ta - cả đôi nơi - chưa thực sự là môn-đệ của Chúa; chưa sống theo thần-khí của niềm tin như kiểu nói của đức cha Đọc là "nếu có ai không thích cộng sản, người ấy không nên yêu cầu chúng tôi khích bác họ. Chúa chỉ đòi hỏi chúng tôi "can đảm nói sự thật khi cần" dù phải trả gía bằng mạng sống" (sic). Chúng ta thực không hiểu theo đức cha Bùi Văn Đọc, khi "phải nhắc nhở lương tâm những kẻ có quyền" như đức Hồng-y Joseph Ratzinger nói thì là khích-bác họ vậy khi nào mới là lúc cần để "can đảm nói sự thật".

Hãy nhìn lại một số biến-cố trong thời gian gần đây. Các cơ-sở sinh-hoạt của một số dòng tu bị ngang nhiên trưng-dụng để bán chác không đuợc thì biến thành công-viên như vụ Thái-hà; các nơi vốn dĩ là chốn phụng-tự đang cần chỉnh-trang cho nhu-cầu sinh-hoạt tâm-linh thì bị đóng dấu quốc-gia công-thổ như ở Giáo-phận Vinh; đạo-đức xã-hội càng ngày càng băng-hoại với việc phá thai nẳm trong chính-sách; tuyệt-đại đa-số dân nghèo bị bỏ mặc bên ngoài hệ-thống y-tế công-cộng; hàng trăm ngàn trẻ em bị đem đi xuất-cảng cho thị-trường ấu-dâm ở các nưóc lân-cận; cũng hàng trăm ngàn cô gái bị bán đi làm một thứ nửa vợ hờ nửa mại-dâm cho những người có tiền ở khắp nơi trên thế-giới; biết bao nhiêu thanh-niên thiếu-nữ bị các văn-phòng dịch-vụ làm môi giới buôn sức lao-động của họ như thời xa xưa buôn bán nô-lệ qua sự khuyến-khích của Sở thương-binh Xã-hội là nên đi lao-dộng nước ngoài để cài-thiện đời sống và bị ngược-đãi đến bỏ mạng ở xứ người; rồi đất đai của cha ông bị cắt dâng ngoại-bang như vụ việc ải Nam Quan, thác Bản Giốc, suối Phi Khanh, quần đảo Hoàng-sa, Trường-sa; tệ hại hơn nữa là việc trao quyền cho ngoại-nhân mặc tình khai-thác bauxite độc hại làm di-lụy đến sinh-hoạt của một khối dân vốn đã và đang bị ô-nhiễm môi-sinh trầm-trọng...vân vân và vân vân...

Dám trình đức cha, bấy nhiêu sự ấy vừa nêu trên chưa là cần và đủ để nói sự thật như hai thánh Tông-đồ Phê-rô và Gio-an đã tuyên-bố với thượng-hội-đồng Sanhédrin của Do-thái rằng "Chúng tôi không thể làm gì khác hơn là chỉ nói về những gì đã thấy và đã nghe" (Tông-đồ Công-vụ 4, 20) sao? Và sự chưa đến lúc cần như đức cha Bùi Văn Đọc quan-niệm phải chăng chính là vì các vị chủ chăn của Giáo-hội Việt-Nam chẳng thấy và cũng chẳng nghe đuợc gì cả hay những gì đã thấy đã nghe đều lệ- thuộc theo thái-độ "thích hay không thích cộng sản"? Và cho dù như vậy thì sự chọn lựa này có là thái-độ chính-trị không? Vậy, khi bày tỏ mối ưu-tư của lương-tâm và đạo-đức trước những vấn-nạn của con người như thế thì phải chăng là các vị cho rằng đã đi ngược lại huấn-giáo của Chúa và của Hội-thánh?

Vấn-đề cần đặt ra ở đây là công-dụng của hai chữ chính-trị trong cách nhìn chủ-quan và nghịch-lý của đa-số những người lãnh-đạo tinh-thần làm hoang-mang lòng tín-hữu. Bởi vì, cùng một đối-tượng là chính-quyền cộng-sản với đủ cách áp-đặt thô-bạo trên nguyên-tắc nhân quyền nói chung và tự-do tôn-giáo nói riêng mà một thiểu-số chống lại chủ-trương phi nhân-bản đó thì bị gán cho chiêu-bài "làm chính-trị, sai luật Giáo-hội, không thích cộng-sản" trong khi những ai tuy không theo nhưng vẫn cúi mặt làm ngơ hoặc làm chứng giối cho những hành-động bạo-quyền đó thì lại không cho là cũng dính bén vào chính-trị mà là can-đảm và mạnh dạn đón nhận sứ mạng.

Vậy chẳng lẽ chỉ có chống mới là chính-trị, còn hợp-tác thì không phải. Vậy thì chúng ta sẽ phải hiểu thế nào lời hướng-dẫn của Công-đồng Vatican II về thái-độ đối với quyền-bính: "Trong trường hợp chính quyền vượt quá phạm-vi của mình mà đàn áp dân chúng, thì dân chúng vẫn được phép bênh vực quyền lợi của mình và của đồng bào mình, chống lại những lạm dụng của chính quyền. Tuy phải tôn trọng giới hạn của luật tự nhiên cũng như luật Phúc-âm nhưng cũng không được từ chối những việc xét thấy cần cho công ích" (Hiến-chế Mục-vụ - câu 74).

Theo tập tài-liệu Công-đồng nhan đề Giáo-hội Trong Thế-giới Hôm Nay của tủ sách Thanh Lao Công do một nhóm giáo-dân và linh-mục phiên-dịch, câu này được diễn-giải rằng Công-đồng đã mặc nhiên nhìn nhận nguyên-tắc nổi loạn và cách-mạng. Thông-điệp Phát-triển các dân-tộc lại nói rõ hơn về trường hợp nổi loạn và cách mạng để đánh đổ một chế-độ độc-tài rõ rệt và kéo dài đã quá lâu, làm thương tổn nặng nề đến những quyền căn-bản của con người và nguy hại lớn cho ích chung của xứ sở (Phát-triển số 31).

Cũng thế, đức Hồng-y Joseph Ratzinger khi chưa làm Giáo-hoàng cũng đã phát-biểu khi trao đổi với nhà báo Peter Seewald:

"Ngày nay ngưới ta nói nhiều về vai trò ngôn sứ của Giáo-hội. Từ ngữ đó đôi lúc bị lạm dụng. Nhưng đúng là Giáo-hội không bao giờ đuợc phép chạy theo thời. Giáo-hội phải nói lên cái xấu và cái nguy của thời-đại, phải nhắc nhở lương tâm những kẻ có quyền, cả những người trí thức và cả những kẻ thờ-ơ hẹp hòi trước những nỗi thống-khổ của thời-đại. Là giám-mục, tôi thấy có nhiệm-vụ phải làm chuyện đó. Lại nữa tình trạng suy đồi qua hiển nhiên: đức tin mệt mỏi, ơn gọi tu-trì sút giảm, luân lý đạo đức xuống cấp ngay cả trong giới giáo sĩ, tình trạng bạo lực càng ngày càng tăng...Lời Chúa trong Kinh Thánh và những lời của các giáo phụ như vang lên trong đầu tôi, kết án nặng nề những mục tử nào làm chó câm để tránh bị phiền toái và vì thế để cho nọc độc lan tràn. Im lặng không phải là bổn phận hàng đầu của người công dân và riêng tôi, tôi kinh sợ cảnh một giám-mục chỉ biết an-phận, chỉ lo làm sao để tránh phiền phức và lấp liếm xung đột....(Muối cho đời, Phạm Hồng Lam dịch trang 85).

Nếu theo cách nói của đức cha Bùi Văn Đọc và được linh-mục Nguyễn Hồng Giáo tự cho là "đứng trên quan-điểm của Tin Mừng và theo giáo-huấn của Giáo-hội" và vì đã có lời nhìn nhận khiêm-tốn và phải lẽ của giám mục Bùi Văn Đọc nên nói giúp thêm thì yêu-sách của Đức Hồng-y Joseph Ratzinger cũng có thể là "bị chi phối bởi một lập trường chính trị minh nhiên hay mặc nhiên" theo cách nói của linh-mục Nguyễn Hồng Giáo. Nhưng theo lời phát-biểu trên của Đức Hồng-y Joseph Ratzinger thì chẳng những không phải là dư-luận muốn "lôi cuốn" mà còn là đánh giá các giám-mục quá tệ khi chỉ vì sợ, vì dè-dặt để tránh bị phiền-phức mà "làm chó câm". Theo cách nói này thì hình như Đức Hồng-y mà cũng là đuơng-kim Giáo-hoàng cũng ở trong số "có ai không thích cộng sản" mà đức cha Bùi Văn Đọc đã thẳng-thắn gạch ngang giới-tuyến và linh-mục Nguyễn Hồng Giáo chia phe.

Tuy nhiên, cũng phải ghi nhận rằng linh-mục Nguyễn Hồng Giáo chẳng những đã biết nói mà còn khéo nói và thành-thật hơn là đức cha Đọc (có lẽ vì không là giám-mục) vì ông chịu nhận thẳng là có sự thận trọng khi trong một nước cộng sản, luôn nhìn mọi sự , kể cả tôn giáo theo quan điểm chính trị để đi đến điểm chính là "nhưng thận trọng, cân nhắc có thể trở thành nhút nhát, do dự dẫn tới thiếu sót trong trách nhiệm". Vậy thì linh-mục Nguyễn Ngọc Tỉnh cũng đừng quá "khắc nghiệt" khi khăng-khăng buộc "không biết nói vẫn phải nói" vì thực ra không phải không biết nói mà chỉ là vì không dám nói và một khi đã không dám nói lại cứ bắt nói thì chỉ là nói theo quyền-lực cho yên thân mà thôi.

Và lời Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô đệ nhị trong Tông-thư Mầu-Nhiệm Nhập-thể, câu 13 có thể nói thay cho cả người không biết nói, người không dám nói và người thấy cần phải nói là

"Hai ngàn năm trôi qua kể từ ngày Đức Ki-tô Giáng-sinh được ghi dấu bằng chứng-từ bền vững của các vị tuẫn-đạo. Thế kỷ này sắp sửa qua đi, đã từng biết đến nhiều các vị tuẫn-đạo; đặc-biệt do chế-độ quốc-xã, cộng-sản và những cuộc chiến-tranh sắc-tộc hay bộ-lạc. Những con người thuộc mọi tầng lớp xã-hội đã chịu đau khổ vì niếm tin của mình, đem máu đào trả giá cho sự gắn bó của họ với Đức Ki-tô và Giáo-hội; hoặc đã can-đảm chịu đựng nhiều năm tù đầy và bị tước-đoạt đủ mọi thứ bởi vì họ không muốn nhượng-bộ trước một ý thức-hệ đã chuyển hóa thành một chế-độ độc-tài, tàn-bạo."

Phạm Minh-Tâm
http://www.bacaytruc.com/