Saturday, March 28, 2009

Police block Catholics from Vietnam court hearing

Per AFP :

HANOI (AFP) - Vietnamese police blocked about 1,000 Roman Catholics from converging on a Hanoi court Friday where they wanted to support eight fellow believers caught up in a land dispute. An AFP reporter saw hundreds of police deployed and barriers erected about 200 metres (220 yards) from the complex to stop people approaching the trial area. Singing from Bibles, the Catholics carried signs reading: "Justice, truth" and "You are innocent". Another criticised what it called an "unjust" trial. The Catholics and police stood quite closely together but there appeared to be no tension between them. The court case -- an appeal by the eight against their conviction in a land dispute with the communist state -- began at about 0135 GMT.

Click here for more detail.

Wednesday, March 25, 2009

Ngã hay không ngã

Ngã hay không ngã
VietCatholic News (24 Mar 2009 06:20)

Cha An Mai vừa có một bài với cái tựa khá lạ là "Bẩy Mươi Chưa Gọi Là Lành!". Đọc miết thì hình như cha muốn nói lành đây là lành lặn. Bẩy mươi vẫn sứt mẻ như thường. Nhân vật được cha nhắc đến quả có nhận mình như vậy, coi đó là một vết thương, một cái ngã, và là một cái ngã khá đau, bởi bẩy mươi mà ngã, thì thịt đâu để đỡ cho khỏi đau cho được.

Tuy nhiên, có cái ngã đau mà cũng có những cái ngã chẳng đau chút nào, hay đúng ra, chẳng ngã chút nào, ít nhất cũng từ phía sau nhìn lại. Đó là cảm nghiệm thật thích thú trong hai ngày ngắn ngủi tôi được diễm phúc trở lại thăm mái trường Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X, Đà Lạt, nhân dịp một số học trò cũ tự động hô hào nhau tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày khai giảng lớp học đầu tiên của Học Viện.

Lớp đầu tiên ấy chính là lớp của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, hiện là giám mục giáo phận Đà Lạt kiêm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Không những thuộc lớp đầu tiên, Đức Cha Nhơn còn là người học trò đầu tiên của Học Viện được tấn phong giám mục và sau ngài, là 11 anh em cựu học viên khác cùng chen vai xát cánh với ngài chia sẻ trách nhiệm dìu dắt Giáo Hội Việt Nam. Điểm đáng nói nữa là ngài làm giám mục Giáo Phận Đà Lạt, nơi tọa lạc Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X. Ngần ấy "lý lẽ" khiến nhiều anh em cựu học viên đặt nhiều kỳ vọng vào ngài trong việc kết tình anh em cùng trường. Nhưng suốt mấy chục năm qua, kể từ ngày trường bị bức tử đóng cửa vào cuối thập niên 1970, anh em chưa có dịp nào được "tung cánh chim tìm về tổ ấm", dù phần lớn những chiếc cánh ấy giờ đây đã bắt đầu cụp xuống từ lâu rồi. Điều nghịch thường càng nghịch thường thêm khi Đức Cha Nhơn dành Tòa Giám Mục của ngài cho anh em cựu chủng sinh Đại Chủng Viện Xuân Bích họp mặt hàng năm với số tham dự viên lên đến hơn trăm người. Các cuộc họp mặt ấy đến nay đã là lần thứ 16. Anh em cựu học viên Piô X chưa được một hân hạnh nào cùng tầm cỡ.

"Ấm ức" trên đã được chính Đức Cha Nhơn "giải tỏa" phần nào nhân cuộc gặp mặt của anh em cựu học viên Piô X khắp năm châu tại Tòa Giám Mục Đà Lạt, đầu tháng Mười Hai năm ngoái, để gọi là "Kỷ Niệm 50 Năm Giáo Hoàng Học Viện Piô X" mà thực ra chỉ là để gặp nhau, ôm vai, bá cổ, chuyện trò bằng thích. Ngài cho biết: tính không nói, nhưng với tuổi 70, hình như không nói thì sợ quá trễ chăng, nên hôm nay phải nói: "Tôi sinh ra, lo cho người thì được, mà lo cho mình thì không". Ý ngài muốn bảo: lo cho anh em Xuân Bích, người anh em không ruột thịt, thì được, chứ lo cho anh em Giáo Hoàng Học Viện, người anh em ruột thịt, thì ngại lắm! Nhưng ngại thì ngại, không lo cho anh em ruột thịt lần này là không xong: tuổi bẩy mươi của bản thân mình một đàng, 50 năm kỷ niệm dễ gì mà có! Bởi thế, theo lời Đức Cha Nhơn, dù chỉ một mình Đức Cha Vĩnh Long (Đức Cha Nguyễn Văn Tân) tới tham dự, ngài cũng tổ chức họp mặt.

Thực ra, chúng tôi vẫn tin là đàng sau lý do bản thân ấy, còn nhiều lý do sâu xa hơn khiến việc tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày khai giảng niên khóa đầu tiên của Giáo Hoàng Học Viện Piô X "ì ạch" mãi mới thành hình. Và thành hình một cách không phải ai ai cũng hài lòng. Thực vậy, mấy hôm sau khi cuộc vui đã tàn, có nguồn tin phê phán "ban tổ chức" đã quên không mời vị này, vị nọ, dù các vị đó có công với Học Viện, nhất là sau năm 1975, lúc các cha Dòng Tên bị bó buộc phải rời Học Viện và sau đó rời Việt Nam, theo lệnh nhà cầm quyền lúc ấy, khiến Học Viện rơi vào tình trạng thật bơ vơ như đứa trẻ bị mang bỏ chợ. Chính trong cảnh bơ vơ ấy, theo lời kêu gọi của Đức Cha Nguyễn Sơn Lâm, một số các cha thuộc các Dòng và tu hội khác đã tới điều khiển và giảng dạy tại Giáo Hoàng Học Viện cho đến lúc nó bị bức tử vào năm 1977. Không một vị nào trong số các vị này được "mời" tham dự.

Phê phán như thế quả là không sai, nhưng có điều gọi là tổ chức chỉ là gọi theo thói quen, chứ thực ra không hề có một ban tổ chức và cũng không hề có một nghị trình hay chương trình hay nghi lễ hay nghi thức kỷ niệm chính thức nào. Và do đó, không hề có lời mời nào đối với bất cứ ai, ai nghe "chúng bạn" báo tin mà về thì cứ về. Hai vị cựu giáo sư Dòng Tên của trường cũng đã tham dự với tư cách "tự động mà đến" như cha Filipe Gomez (lúc ấy đang có mặt sẵn tại Việt Nam) hay được một trong các học trò cũ mời về như cha Paul Deslierres, 86 tuổi, (được Đức Cha Kontum, M. Hoàng Đức Oanh, mời về từ Montréal, dĩ nhiên bằng miệng).

Nói như thế chỉ để nhấn mạnh tính cách tư riêng của cuộc họp mặt lần này, hòan toàn do các cựu học viên đứng ra tổ chức dành cho các cựu học viên. Điều ấy phản ảnh một thực tại: Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X nay chỉ còn lại trong hoài niệm của các học trò thân yêu. Cái lớp học trò ấy nay đã đồng loạt bước qua ngưỡng cửa 50 năm cuộc đời. Nhiều người đã không còn trên dương gian để trở lại Đà Lạt, đứng đàng xa, mà ngả mũ chào Bà Mẹ (Alma Mater) thân yêu ngày nào, nay chỉ còn lại hình hài méo mó dưới chân đồi cạnh Hồ Xuân Hương và Sân Cù ngày cũ.

Cho nên nói là "tổ ấm" chỉ là nói theo sáo ngữ, chứ cái tổ ấm ấy hiện vẫn còn nằm ngoài vòng tay các học trò ngày xưa. Họ đành gặp nhau tại Tòa Giám Mục Đà Lạt, cách đó không xa. Tuy nhiên, không vì thế mà cuộc vui kém vui, gặp nhau họ tha hồ "ôm vai, bá cổ, chuyện trò bằng thích". Dù vẫn có những bài nói chính thức, nhưng phần lớn cử tọa thuộc loại chuyên viên nói như thế từ xưa đến nay rồi, nên họ chỉ còn chú ý đến những phần nào nhắc lại chuyện xưa, để cười bằng thích, quên cả tuổi tác, quên cả những người ngồi bên cạnh chả hiểu lý do tại sao mình lại cười. Thực vậy, trong số các cử tọa, có cả vợ con, thậm chí, cháu chắt của các cựu học viên cùng tham dự. Họ là một gia đình.

Cũng như mọi gia đình khác, cái gia đình của 50 năm nay, một gia đình có tới 500 thành viên này, không khỏi không nhắc đến các thành phần cấu tạo ra mình và cũng như mọi đại gia đình khác, đôi khi người ta quên người này người nọ.

Bản thân tôi đã được gặp một thành phần bị quên ấy, nhưng anh ta không buồn, anh ta rất vui bởi tên anh ta là Vui. Vâng đúng, anh ta là anh Vui. Theo cung cách nói chuyện của anh, tôi thấy anh rất vui, vui thật. Chả lẽ tên làm sao người làm vậy? Anh tự động đến bên tôi để nói về phong trào "Gia Đình Cùng Theo Chúa", một phong trào lần đầu tiên tôi nghe tới, tưởng chỉ là một phong trào địa phương. Sau mới biết đó là một Phong Trào đã được Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Giáo Dân chính thức nhìn nhận vào năm 2000 là một hiệp hội giáo dân trong Giáo Hội theo Giáo Luật. Điều ấy không quan trọng, nghe và nhìn cách trình bày của anh Vui, tôi thấy anh hoàn toàn dấn thân vào phong trào này, say sưa với việc điều hợp công tác tông đồ của nhóm. Anh làm tôi khâm phục anh. Nhưng điều còn làm tôi khâm phục anh hơn nữa, là khi anh bảo tôi: anh là một cựu linh mục. Tôi không hỏi anh cớ sự tại sao anh trở thành cựu linh mục và cảm tưởng của anh lúc bắt đầu sống cuộc sống cựu linh mục ấy cũng như lúc này ra sao. Tất cả những câu hỏi ấy đều thừa, vì anh rất vui, rất cởi mở, rất chân thành, rất dấn thân và rất… giống như tôi, một người đã rời bỏ con đường tu trì cách nay 42 năm.

Nói rằng anh rất giống như tôi là rất giống như tôi lúc này thôi. Chứ vào năm 1966, lúc tôi rời Giáo Hoàng Học Viện Piô X để vào lại "thế gian", tôi đã tìm đến những nơi càng có ít người biết đến mình càng tốt, nhất là những người thuộc họ đương, thân quen cũ từng "ngưỡng phục thầy An". Phải một thời gian dài, tôi mới "đi đứng" bình thường và nối lại mọi liên hệ "đường xưa lối cũ". Việc nối lại ấy quả không dễ, một phần vì do tính tình của tôi đã đành mà một phần nữa cũng do môi trường bên ngoài, một môi trường vốn không khoan dung bao nhiêu đối với những người "ăn cơm nhà Đức Chúa Trời" mà nửa đường bỏ cuộc, huống hồ là đối với những người đã "đủ bẩy chức thánh" mà còn bỏ áo dòng "đèo bòng" đi lấy vợ.

Thái độ bất khoan dung đó có nhiều điểm tích cực. Trước nhất, nó biểu lộ lòng trân qúi cao độ đối với ơn gọi đi tu làm linh mục. Thứ hai, nó là một khích lệ hết sức mạnh mẽ thúc đẩy những ai đang nao núng hãy kiên nhẫn và cương quyết tiếp tục tiến lên. Nhờ thế mà hàng ngũ linh mục của Giáo Hội Việt Nam luôn luôn đông đúc. Nhưng đồng thời, nó cũng đem lại nhiều điểm không tích cực chút nào. Rất nhiều trường hợp, nói như Cha An Mai, đã "ngã" rồi mà vẫn tiếp tục sống như mình chưa "ngã", vẫn che đậy cái ngã tiếp tục của mình, hết ngày này, qua ngày khác, hết năm này qua năm khác. Tôi không nghĩ những người như thế thực sự muốn lừa đảo, muốn lợi dụng tư cách linh mục của mình để làm bậy, để phục vụ tư dục của mình. Tôi tin rằng khi làm vậy, những người ấy hết sức đau khổ, rất muốn giải quyết tình trạng mập mờ của mình, mà không sao giải quyết được. Chẳng qua là vì thái độ bất khoan dung nơi phần đông giáo dân Công Giáo nói chung kia. Thái độ này có thật. Một người cùng lớp với tôi hiện đang sống tại Hoa Kỳ, đến ngày mẹ chết, cũng không dám đến gặp mẹ, vì bà thề là sẽ không bao giờ gặp mặt "hắn" dẫu là lúc "sinh thì". Chỉ vì "hắn" đã dám ngang nhiên "bỏ chức thánh" mà đi cưới vợ. Người bạn tôi, nếu không can đảm đủ, chắc đã không vượt qua được bức tường lửa đó, mà đành lặng câm tiếp tục "ngã" trong thừa tác vụ linh mục của mình. Tôi không rõ trong trường hợp này nên oán trách ai và không nên oán trách ai.

Thái độ bất khoan dung ấy thường còn gián tiếp hay trực tiếp gây nên những biến đổi tư tưởng, tư duy có hại cho đức tin của đương sự. Nói đâu xa, một người như cựu linh mục Lê Tôn Nghiêm, giáo sư siêu hình học của tôi tại Đại Học Văn Khoa năm nào, trước khi cởi áo dòng ra lấy vợ, cũng đã rơi vào cơn khủng hoảng đức tin một cách rõ rệt. Trong khi trình bày giảng khóa "Đi Tìm Căn Cơ Siêu Hình", ông không bỏ lỡ cơ hội tấn công những mầu nhiệm như Thánh Thể trong Đạo, điều được ông gay gắt cho rằng chỉ là một biểu tượng không hơn không kém. Nhiều người đồng khóa với tôi ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn nói đùa: hình như thầy Nghiêm, sau khi tìm được "căn cơ siêu hình" với một nữ phật tử, đã không còn những lời gay gắt ấy nữa. Một điều đầy kính phục đối với thầy Nghiêm là ông đã công khai tuyên bố trước khi cởi áo dòng. Chỉ tiếc lý do ông nêu ra theo thiển nghĩ không chắc đã phản ánh thực tại trong ông: khủng hoảng về niềm tin. Tôi nghĩ đó chỉ là một cách để vượt thoát cái gọng kìm bất khoan dung kia nơi một nhà trí thức.

Thái độ bất khoan dung ấy còn gây thiệt thòi cho Giáo Hội nữa. Cựu linh mục Trần Thái Đỉnh là một luật trừ. Anh Vui là luật trừ thứ hai. Chính vì thế, khi nghe anh Vui "thú thực" mình là một cựu linh mục, tôi đã mang trường hợp của cựu linh mục Trần Thái Đỉnh ra để cùng một lúc ca tụng cả hai con người này. Họ vẫn tiếp tục sử dụng những vốn liếng của cả một đời tu luyện, nghiên cứu, học hỏi để phục vụ anh chị em mình trong cộng đồng Giáo Hội. Hiếm thấy những đóng góp nào có giá trị như những đóng góp của cựu linh mục Trần Thái Đỉnh cho Giáo Hội Việt Nam trong những ngày ông đã ra "phần đời". Anh Vui đóng góp một cách khác, và dù hiệu quả có giới hạn hơn, nhưng chắc sâu đậm không kém. Mà trong Nước Trời, số liệu nào đâu đáng kể. Một nén làm thêm nén nữa cũng đáng giá như năm nén làm thêm năm nén khác. Kant bảo: trong đạo đức học, số lượng vốn không quan trọng là thế. Nhiều người không được như anh Vui và ông Đỉnh. Họ xa lánh hoàn toàn những gì dính dáng đến Đạo. Ai nghe mà nói. Ai đọc mà viết. Thế là họ đành chôn mọi sở trường của mình, quay sang những ngành khác hẳn. Quả là một phí phạm. Không hiểu ai mới là người "làm hại nhà Đức Chúa Trời": các cựu linh mục kia hay những người nhất định bịt mắt bịt tai không nghe, không đọc họ trong những lãnh vực họ từng nghiền ngẫm, suy niệm gần cả một nửa đời người?

Hai, ba ngày cùng sinh hoạt với anh em cựu học viên Piô X Đà Lạt đã để lại nhiều ấn tượng thật đẹp trong tôi. Tôi được nghe Đức Cha Bắc Ninh đùa dỡn như "con nít" ngày nào. Ngài bảo ngài không sợ ma vì ngài vốn có cốt ma (Cosma Hoàng Văn Đạt). Ngài cũng trình bày "bẩy mối tội đầu" của Giáo Hoàng Học Viện để nhấn mạnh những cái không giống ai của lối giáo dục này: như có lần ngài cử hành thánh lễ đại trào bên một đống rơm nhà quê, chỉ vì tinh thần phục vụ, nhưng bị nhiều người chê trách là tầm thường hóa phụng vụ. Ngài xin chuyển lời chê trách ấy cho nền giáo dục của ngôi trường thân yêu ngày cũ. Tôi được chứng kiến cảnh hòa đồng của mọi phần tử trong đại gia đình Giáo Hoàng Học Viện. Tiếc rằng nhà tôi và các cháu đi theo đã có chương trình riêng từ trước, nên không cùng tôi tham dự các sinh hoạt của anh chị em, dù cũng có mặt tại Đà Lạt trong những ngày này. Nhưng khi nghe kể lại bầu không khí thân tình của những ngày họp mặt, họ thẩy đều tỏ ra tiếc rẻ. Trong bầu không khí ấy, không hề có kì thị phân biệt. Anh Vui cũng vui đầy đủ như Đức Cha Nhơn. Mà chị Vui, nếu có mặt trong bầu không khí ấy, cũng vui đầy đủ như Đức Cha Chương của Giáo Phận Hưng Hóa. Tất cả chúng tôi như trở lại trọn vẹn những ngày xưa, ngồi im lặng cung kính, vâng đúng là cung kính, lắng nghe những lời "huấn đức" của Cha Paul Deslierres, vị linh hướng của mọi cựu học viên từ năm 1958 tới năm 1975, lúc ngài buộc phải từ giã học viện, mà đến nay vẫn giữ được chiếc khăn lau bàn ghi vội mấy lời cám ơn của một người học trò. Người học trò đó chính là Đức Cha Nguyễn Chí Linh, giám mục Thanh Hóa, người đã trì chí đợi chờ 15 năm mới được thụ phong linh mục. Chúng tôi đây là bẩy giám mục, hơn một trăm linh mục (biệt danh là họ Men-ki-xê-đéc) và chừng 40 "bố đời" (biệt danh là họ Bô-na-ven-tu-ra) và gia đình… Nhưng cảm kích hơn cả phải kể từ Học Viện, đã xuất thân những con người dù ở hoàn cảnh bất cứ nào của đất nước, của xã hội, hay của chính bản thân mình, vẫn một mực dấn thân phục vụ anh chị em trong chính lãnh vực mà Học Viện đã truyền cho. Tôi nghĩ không hành vi biết ơn nào bằng hành vi biết ơn của những người như anh Vui đối với ngôi trường đã ấp ủ anh. Anh có "ngã" hay không, tôi nghĩ chỉ có anh mới biết. Phần tôi, tôi cho anh không ngã.

Vũ Văn An

Sunday, March 22, 2009

Hanh trinh mot linh muc Viet Nam dau tien cua giao phan Osaka Nhat Ban

Hành trình một linh mục Việt Nam đầu tiên của giáo phận Osaka Nhật Bản
VietCatholic News (20 Mar 2009 15:17)

OSAKA, NHẬT BẢN - Mùa hè năm 1981, chiếc thuyền con mong manh chở 34 con người, già trẻ lớn bé, phát xuất từ một làng chài ở Vũng Tàu đi tìm tự do. Hầu hết những người trên con tàu này xuất thân từ giáo xứ Kim Châu- Ban mê Thuột, một khu vực tập trung những người di cư có đời sống đức tin vững mạnh. Trong đó có một thiếu niên 15 tuổi.

Không ai ngờ... chuyến ghe trở nên kinh hoàng... thê thảm khi lênh đênh hơn 40 ngày trên biển.

Bao nhiêu tàu đi qua nhưng không đoái hoài, cũng không cho được một miếng nước. Từng người, từng thây người chết đói... chết khát được vứt xuống biển. Ban đầu người sống còn nước mắt cho người chết... sau đó thì không còn một giọt nước mắt nào cho nhau... người họ đã cạn nước và nghĩ rằng trước sau gì cũng đến phiên mình.

Tuy nhiên, tiếng cầu kinh vẫn cất lên không một lời oán than Thiên Chúa... Ngày thứ 41, anh R. Trưởng thuyền... cũng là anh ruột của cậu trai 15 tuổi thều thào với mẹ, vợ và những đứa em: -Con sắp ra đi, con có lỗi với Chúa, với mọi người... là đã không đưa tất cả đến được bến bờ bình an. Tuy nhiên sau khi con chết, những người còn lại sẽ được tàu đến cứu.

Nói xong anh R. nhắm mắt Cậu thiếu niên... lấy chút sức lực còn sót lại, cùng mọi người thả xác anh nhẹ nhàng xuống biển. Dường như không nỡ bỏ hai đứa con và cái bào thai nhỏ bé đang trong bụng vợ... Anh R. nhấp nhô người dọc thẳng theo làn nước, bám theo con thuyền; một hồi rồi mới trôi ra xa.

Nửa tiếng sau, một chiếc tàu lớn tiến lại chiếc ghe đang vật lộn cùng sóng biển... mọi người không còn sức mà vẫy tay ra hiệu kêu cứu. Những đứa bé nhanh chóng được bế lên tàu, cậu thiếu niên cũng được đưa lên theo. Trong đầu cậu văng vẳng tiếng cầu kinh, tiếng người anh đã mất, và dường như trong cơn mê man cậu hình dung được con đường tiếp nối mà đấng trên cao đã sắp đặt.

Đúng như anh R. đã trăn trối... anh là người cuối cùng trong chuyến ghe 10 người chết. Sau này người viết được biết trong những người ra đi vĩnh viễn, còn có cậu H. là em của Cha T. Giáo xứ Giang Châu.

Số người sống sót được chuyển tới một cảng thuộc miền Bắc Nhật Bản; nhanh chóng trở thành một tin lớn truyền khắp cả xứ Phù Tang và trong cộng đồng còn rất nhỏ bé của ngưởi Việt Nam. Cha Harrie, giám đốc trại tị nạn Caritas-Himeji ở miền Nam, vội đi đón họ để đưa về trại. Gương mặt và ánh mắt của hơn 20 con người vẫn còn thất thần... dường như họ chưa cảm được cái hạnh phúc tồn tại sau chuyến đi vì những mất mát quá lớn.

Thời gian trôi qua... đại gia đình của cậu trai 15 tuổi định cư ở một thành phố gần Osaka, thuộc giáo xứ Sonoda. Người viết trở nên một thành viên của gia đình này. Hai anh em có nhiều cơ hội gần gũi, trò chuyện nhau nhưng chưa bao giờ người viết được cậu ta bày tỏ gì về dự định tương lai. Người trong nhà hoặc bạn bè đôi lúc đòi giới thiệu cô này, cô nọ, nhưng cậu chẳng tỏ vẻ hứng thú với chuyện lập gia đình. Có điều, thỉnh thoảng sau thánh lễ ngày Chủ Nhật, một bà sơ Nhật già tiến tới nói với cậu: "Chúa cho Sơ biết là đang gọi anh đó"... Nghe xong cậu ta chỉ cười trừ...

Cho tới năm 2001; đúng 20 năm sau chuyến ghe kinh hoàng, cậu mới thố lộ cùng gia đình, đã chuẩn bị hành trang để dâng mình cho Chúa. Ai nấy đều vui mừng mặc dù biết con đường trước mắt còn lắm nhiều khó khăn. Riêng người viết, từng là một tiểu chủng sinh, thì niềm vui đó còn kèm theo nhiều cảm xúc khó tả. Thế rồi chuyện đi tu theo dòng nào hoặc theo địa phận -mà VN còn gọi là Triều, được đặt ra... Vì thật sự với vốn liếng tiếng Nhật vừa đủ sống và tiếng Anh còn bập bõm, cậu phải cố gắng nhiều lắm mới đủ tiêu chuẩn để vào chủng viện. Nghe tin, người cha tinh thần Harrie phán một câu: " Đi vào Dòng Thánh Tâm của cha, không cần phải biết nói tiếng Anh hay Nhật, chỉ cần hiểu và nghe được tiếng Chúa!

Cám ơn cha vô cùng.

Tuy nhiên, do sự thiếu hụt linh mục địa phận Osaka, cậu được nhận cách riêng với một năm đầu phải lên miền bắc giá lạnh Akita để thử thách. Ở đây sau những giờ lao động tay chân, trồng trọt trong tu viện, tân chủng sinh được học những điều căn bản, chuẩn bị cho chương trình triết-thần học trên đại chủng viện Tokyo. Những thú vui cá nhân bỏ lại, những lo toan đời thường gác qua... để chỉ còn con đường chông gai thánh giá đang chờ đợi trước mắt.

Thế rồi 6 năm trôi qua, cậu tân chủng sinh ngày nào trở thành phó tế Lưu Vĩnh Cửu. Cái tên cha mẹ đặt, dường như đã được Chúa sắp sẵn con đường và tình yêu nói lên sự vĩnh cửu của Ngài. Thầy Cửu rời khỏi nước Nhật để đi giúp xứ bên Philiippine một năm. Đầu năm 2009, thầy trở về và ngày 20-3... trong vòng tay yêu thương của gia đình, của giáo xứ Nhật đã đùm bọc, cậu thiếu niên của chuyến tàu định mệnh 28 năm trước, trở thành chứng nhân của Thiên Chúa; trở thành Linh mục Việt Nam đầu tiên của giáo phận Osaka và là linh mục triều đầu tiên xuất thân từ giáo xứ có truyền thống Sonoda.

34 người ra đi năm xưa với một bào thai nhỏ, sống sót 24 người... một số trong 24 người cũng đã về nước Chúa, trong đó có mẹ và chị của cậu... hai người thân hơn ai hết mong mỏi có mặt trong ngày trọng đại của đứa con –đứa em mình. Tuy nhiên thay vào đó là gần 1000, những người cha, người mẹ, anh em... con cháu trong giáo hội Chúa đã đến nhà thờ chính tòa Osaka để tham dự lễ tấn phong tân linh mục trong niềm vui tràn ngập.

Người viết cũng xin được gởi những dòng chữ này để chia sẻ niềm vui riêng của gia đình, của cá nhân, trong đó gói ghém ước mơ thầm kín của một "chú tiểu" ở ngôi trường Sao Biển những ngày còn thơ, xa lắc xa lơ.

Cầu xin Thiên Chúa với sự gìn giữ của Mẹ Maria, ban cho tân L.m Cửu thêm nhiều sức mạnh và can đảm, biết hy sinh cho tha nhân như người anh của Linh Mục đã xả thân bỏ mình trên biển cả năm nào.

Huỳnh thế Hy SB71

Saturday, March 21, 2009

Love - What is That?

4th Sunday of Lent - Year B - Love, what's that?
Written by Fr. Martino Nguyễn Bá Thông (St. Anne Catholic Church - Columbus, GA)
Friday, 20 March 2009

One of our neighboring churches had this message on their billboard: "God so loved the world that he did not send a committee." Well, committees have their place and we have plenty of them at St. Anne, but all of us recognize that things happen not so much because people sit around a table, but because of some person's passion. The committee itself only succeeds because one or two members have a burning care in their heart.

However, before anything can be set in motion there must be LOVE! But what is love? What does it mean to say God loves us? To understand what the Bible means by God's love we must bear in mind that whereas the Greek language has three different words for three different types of love English has only one. In Greek we have (1) eros meaning romantic love (like the love between a man and a woman that leads to marriage), (2) philia meaning fellowship love (like the love for football which brings people together to form a fan club), and there is (3) agape or sacrificial love (like the love that makes a mother risk her own life for her yet unborn child).

In romantic love we long to receive, in fellowship love we long to share, in sacrificial love we long to give. Now, with what kind of love does God love us?

God loves us with agape; or sacrificial love. "God loved the world so much that

He gave..." That is one big difference between God and us: God gives and forgives, we get and forget. Giving is a sign of agape. This is the kind of love God has for us. This is the kind of love we should have for one another. This is the kind of love that is lived in heaven. And where this kind of love is absent, what you get is hell.

My dear brothers and sisters in Christ, God has given us His only Son, How do we respond to God's gifts? For the gifts God so generously gives to us, what are we called to do in return?

Paul tells us we are "created in Christ for good works." The Apostle James wrote, "faith without words is quite dead" (James 2:26). Good works naturally flow forth from our faith. Our gift back to God is to give with a heart of love, just as God gives to us. A good place to begin giving is with the family. Praying together, perhaps the whole family coming to Stations of the Cross during Lent; or to support each other, the whole family attending the soccer game to cheer for a son's team. Giving is for the student to be a tutor to help others and for a parent to be active with the Parent Teachers' Association. Giving is to be involved with your church, helping with landscaping or the teen program or a liturgical ministry. To give as God gives.

A certain saint asked God to show her the difference between heaven and hell. So God sent an angel to take her, first to hell. There she saw men and women seated around a large table with all kinds of delicious food. But none of them was eating. They were all sad and yawning. The saint asked one of them, "Why are you not eating?" And he showed her his hand. A long fork about 4ft long was strapped to their hands such that each time they tried to eat they only threw the food on the ground. "What a pity" said the saint. Then the angel took her to heaven. There the saint was surprised to find an almost identical setting as in hell: men and women sitting round a large table with all sorts of delicious food, and with a four-foot fork strapped to their arms. But unlike in hell, the people here were happy and laughing. "What!" said the saint to one of them, "How come you are happy in this condition?" "You see," said the man in heaven, "Here we feed one another."

Can we say that of our families, our neighborhood, our church, our world? If we can say that, then we are not far from the kingdom of heaven.

Today the Church invites us to reflect on God's love for the world and to be joyful because of it. God loves each and everyone of us, so much so that He give us His only son. Today we are invited to say yes to God's love. It is sometimes hard to believe that God loves even me, but I believe it because I know that God's love is unconditionally; no ifs, no buts.

Then we can love God back and enter into a love relationship with God. Then we shall learn to share God's love with those around us. Then we shall learn to give to God and to one another, just as God gave us. Do remember this line, and it is it good to begin to do it as part of lent: "The world begins where your front yard ends."

Father Martino Nguyen Ba-Thong
http://www.fathermartino.org/

Thursday, March 19, 2009

"Anh muon pha thi cu pha di, nhung dung ep toi phai pha!"

VietCatholic News (18 Mar 2009 22:12)

Mẩu đối thọai trên nghe quen quen, cứ y như là cuộc giằng co giữa chàng và nàng sau khi mối quan hệ thân mật của họ vừa đạt được "thành quả." Để tránh "hậu họa," chàng khăng khăng đòi phá cho bằng được, nhưng lương tâm của nàng không cho phép. Biết bao lần đi nhà thờ, nàng đã nghe rao ý lễ là cầu cho linh hồn các thai nhi. Không lẽ lại thêm một linh hồn nữa để xin lễ sao?

Hiểu như vậy cũng đúng! Thế nhưng đây không còn là chuyện kín đáo giữa chàng và nàng nữa. Nó sắp trở thành câu chuyện của cả nước Mỹ, và rồi sẽ lan sang cả thế giới là cái chắc!

Theo Thông Tấn Xã Công giáo (CNA) hôm qua, Đức Hồng Y (ĐHY) Francis George đã phát hành một đọan băng ghi hình nhắn gửi đến toàn thể giáo dân Công giáo nhằm lên tiếng yêu cầu Tổng Thống (TT) Obama tiếp tục duy trì luật bảo vệ lương tâm dành cho các nhân viên chăm lo sức khỏe có xu hướng phò-sự-sống. ĐHY nói rằng việc duy trì này mang một tầm mức quan trọng đến độ có thể tránh cho chính quyền không làm cho đất nước này tuột dốc từ chế độ dân chủ xuống vực thẳm của chuyên quyền.

Trong những tháng cuối cùng của thời TT George W Bush, Bộ Sức Khỏe và Phục Vụ Con Người (HHS—Health & Human Services) đã xác nhận minh bạch các luật lệ hiện hành nhằm bảo vệ các nhân viên cũng như cơ sở y tế vốn có xu hướng không hợp tác trong việc phá thai.

Thế nhưng, ngày 27 tháng Hai vừa qua, văn phòng Quản trị và Ngân sách (OMB—Office of Management & Budget) trực thuộc tòa Bạch Ốc, loan báo rằng họ đang cứu xét đề nghị loại bỏ hoặc sửa đổi luật của Sở HHS vừa nói.

Trong đoạn băng thu hình kéo dài một phút rưỡi, ĐHY Francis George, Tổng Giám Mục Chicago và cũng là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục (HĐGM) Hoa Kỳ, đã nhắm thẳng vào đề nghị sửa đổi này. Sau khi tóm lược khái quát vấn đề, ngài nói rằng khoản luật hiện hành là một phần trong các cách bảo vệ pháp lý dành cho các nhân viên chăm lo sức khỏe nhưng cương quyết chống lại việc tham gia "vào tiến trình phá thai và sát nhân" vốn đi ngược lại với niềm tin của mình.

Ngài móc nối luật của Sở HHS với việc tôn trọng quyền tự do tôn giáo cũng như tự do lương tâm cá nhân, vốn cả hai đều bảo đảm cho "quyền tự do căn bản của con người chống lại sự đàn áp của chính quyền." Ngài bình luận thêm rằng: "Không một chính phủ nào có thể đứng giữa một cá nhân và Thiên Chúa—điều mà đất nước Hoa Kỳ này xưa nay vẫn tin như thế, và cũng chính là mảnh đất gặp gỡ chung đúng nghĩa cho tất cả mọi người dân Hoa Kỳ này." Như vậy, theo ĐHY, cần phải có một luật bảo vệ tự do lương tâm cũng như tự do tôn giáo, bao gồm cả tự do cho các cơ sở y tế do tôn giáo quản trị được họat động đúng với chức năng của mình. Ngài còn ghi nhận rằng việc hành xử theo lương tâm đã được thừa nhận cho cả các nhóm chống chiến tranh cũng như cho các vị bác sĩ nào không muốn dính dáng đến việc thi hành bản án tử hình.

ĐHY nêu lên câu hỏi này: " Tại sao chính quyền và hệ thống pháp lý của ta lại cho phép việc chống lại lương tâm trước một hành động sai quấy xét về mặt luân lý, đó là việc giết hại hài nhi còn trong bụng mẹ? Người ta hẳn phải hiểu điều gì xẩy ra trong một cuộc phá thai và trong những tiến trình liên hệ: đó là một phần tử của gia đình nhân loại còn đang sống mà bị giết chết. Chính quyền không có quyền ép buộc ai phải hành động như thể mù lòa trước thực tế hiển nhiên này."

ĐHY kết luận: "Tôi khẩn khoản kêu gọi anh chị em nói lên cho chính quyền biết rằng anh chị em muốn luật bảo vệ lương tâm tiếp tục được áp dụng. Hơn nữa, anh chị em hãy cho Sở HHS tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn biết rằng anh chị em ủng hộ luật bảo vệ lương tâm, nhất là đối với những người đang chăm lo các dịch vụ sức khỏe vốn thật thiết yếu cho một xã hội lành mạnh."

Trang nhà của HĐGM Hoa Kỳ về việc bảo vệ lương tâm còn cung cấp thêm nhiều thông tin về vấn đề này. Ngoài ra, còn có mạng lưới nối kết dành cho các giáo hữu cũng như những ai quan tâm có diễn đàn bộc lộ quan điểm của mình với Sở HHS. Trang mạng này sẽ còn mở ra cho đến hết ngày mùng 9 tháng 4 năm 2009.

Dường như mối căng thẳng này đã đến giai đọan quyết liệt, thành ra TT Obama đã mời ĐHY Francis George đến gặp riêng tại Tòa Bạch Ốc vào ngày hôm qua, 17 tháng 3 năm 2009, một ngày sau khi ĐHY đưa ra những lời cảnh báo nói trên. Sau cuộc gặp mặt, cả Tòa Bạch Ốc lẫn HĐGM Hoa Kỳ đều đưa ra những lời tuyên bố rất cẩn trọng, nhưng không hề tiết lộ chi tiết cũng như nội dung buổi luận bàn. Phòng báo chí HĐGM Hoa Kỳ chỉ ghi nhận rằng ĐHY George và TT Obama đã bàn đến Hội Thánh Công giáo tại Hoa Kỳ trong mối quan hệ với tân chính quyền.

Cuộc họp mặt kéo dài khoảng 30 phút. Trước khi ra về, ĐHY George bầy tỏ lời tri ân của ngài về buổi họp. Ngài hy vọng buổi họp hiếm có này sẽ nuôi dưỡng sự đối thoại đầy hiệu quả giữa Hội Thánh và chính quyền hầu mưu cầu công ích.

Trong khi đó, theo Phòng Báo Chí Tòa Bạch Ốc, thì "TT và ĐHY George đã bàn về nhiều vấn đề, bao gồm những cơ hội quan trọng cho chính quyền và Hội Thánh Công giáo tiếp tục mối giao hảo lâu dài trong việc cùng nhau đối phó với những thách đố cấp bách nhất của quốc gia. TT cảm ơn ĐHY vì khả năng lãnh đạo của ngài cũng như những đóng góp của Hội Thánh Công giáo tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới."

Chưa biết kết quả của cuộc họp mặt riêng này thế nào, nhưng tình thế xem ra đã đến hồi gay cấn.

Nguyễn Kim Ngân
http://vietcatholic.net/News/Html/65183.htm

Sunday, March 8, 2009

The Angry Jesus

Third Sunday of Lent - Exodus 20:1-17; 1 Cor 1: 22-25; John 2: 13-25
Rev. John Tran Kha, Houston, TX

A father saw his son sitting on top of another boy in the front yard.
"Jimmy, " said the father. "Why are you holding Tommy to the ground like that?"
"He hit me in the eye, " yelled Jimmy.
"How many times, " reminded the father, "have I told you to count up to one hundred before you lose your temper?"
"I know, " puffed Jimmy. "I am counting up to one hundred, but I'm making sure he'll be here when I get through counting. "

Anger

Can we justify our anger?

Anger is a strong feeling of displeasure or rage. Parents can be angry and mad at their children when they misbehave or when they do not listen and obey. Children can be angry and mad at their parents when they do not get things their way. We are angry and mad at Osama Bin Laden and the Al Queida organization over the September 11th attack of the Word Trade Center killing more than 3, 000 lives. The United States and the coalition forces are mad at Sadam Hussein because he posed as a thorn and a threat to our national security and the security of the world. Many people are angry and mad at the U. S. because we are invading Iraq and trying to take down Sadam Hussein's regime. The dramatic televised images of deafening, earthshaking explosions in the middle of Baghdad, with fireballs and large clouds of black smoke rising from the debris, manifest sign of this anger right in front of us at our home.

When and how can our anger be justified?

The Angry Jesus

Jesus went to Jerusalem for Passover. He found in the temple area those who sold oxen, sheep and doves, as well as the moneychangers seated there. He made a whip out of cords and drove them all out of the temple area, with the sheep and oxen, and spilled the coins of the moneychangers and overturned their tables. And to those who sold doves he said, "Take these out of here, and stop making my Father's house a marketplace. "

Seeing what Jesus is doing, the Jews are angry with Jesus. They challenge, "What sign can you show us for doing this?" Jesus is angry at what he sees in the temple area. The Jews are angry at Jesus' action. Who is right? Jesus or the Jews?

Since Jesus has been seen as a compassionate, sensitive, understanding and forgiving person, to understand his actions, we must remember that throughout history, the human race has built monuments to whatever it holds sacred. Stonehenge, the great Greek and Roman temples and Pyramids, shrines and altars to whatever gods hold human's devotion. So too the Jewish people build their temple. The Ark of the Covenant is there. It is a holy place, dedicated to worship. It reminds the Jewish people of their particular and special relationship with God. Housed in the temple are the Commandments, given by God so that the people might rightly order their lives. The first reading tells us that God would be mad at His people if they disobey and turn to worship other gods. "I, the Lord, your God, am a jealous God, inflicting punishment for their fathers' wickedness on the children of those who hate me, down to the third and fourth generation; but bestowing mercy down to the thousandth generation on the children of those who love me and keep my commandments. "

Jesus sees not only the misuse of the temple, the desecration of his Father's house, but also the misuse of people by the hypocrisy of the Jewish leaders. They have lost the true meaning of worship. To further understand Jesus' anger, we should turn back to the criticism the Jewish prophets.

Amos, for instance, says to the people on behalf of God, "I hate, I spurn your feasts; I take no pleasure in your solemnities. Your cereal offerings I will not accept, nor consider your stall-fed peace offerings. Away with your noisy songs! When you present your sacrifices and offerings I will not accept them" (5:21-23). Why? Because they do not live justly and lovingly.

Isaiah says on behalf of God, "Do you think I want all these sacrifices you keep offering to me? I have had more than enough of sheep you burn as sacrifices and of the fat of your fine animals. I am tired of the blood of bulls and sheep and goats. Who asked you to bring me all this when you come to worship me? Who asked you to do all this tramping around in my Temple? It is useless to bring your offerings. I am disgusted with the smell of the incense you burn. I cannot stand your New Moon Festivals, your Sabbaths, and your religious gathering; they are all corrupted by your sins. . . When you lift your hands in prayer, I will not look at you. No matter how much you pray, I will not listen, for your hands are covered with blood. Wash yourselves clean. Stop all this evil that I see you doing. Yes, stop doing evil and learn to do right. See that justice is done - help those who are oppressed, give orphans their rights, and defend widows (1:11-17).

It is easier to use material good such as money, flowers, fruits, bread, and animals as a sacrifice to offer to God. These, however, are only material things. We use them as the symbols of our greater sacrifices. God wants us to sacrifice our selfishness, our sinful way of life. God wants the sacrifice of our hearts and love. It is also easier to let our anger outburst; but it is difficult to know when our anger is justified and when it is not. Jesus shows his anger at the temple area. People question his actions. But later on, many begin to believe in his name when they see the signs he is doing.

Our Actions of War

Many people in the country as well as around the world are questioning the war led by the United States and the Coalition forces. Our leaders continue to emphasize that we are aiming at disarming Sadam Hussein and his regime and not the Iraqi people. Secretary Rumsfeld has insisted that the strikes were carefully targeted against military installations and kept away from civilians. Every target was carefully analyzed, the most appropriate weapon selected, and the approach and time of day carefully picked in a humane effort to minimize the loss of civilian lives. There is evidence that the attacks are indeed carefully calibrated. The lights in Baghdad remained on, the water was running and the phones were working, reflecting a determination to avoid damage that would disrupt the lives of the residents.

Whether we want this war or not, we are involved now. We share responsibility and we are held accountable to this war. We must continue to pray that no technical glitches that can thwart the best-made plans that could cause substantial civilian damage. We must continue to pray and make sure that our leaders will commit to help the people of Iraq to rebuild their lives and their country. When we do this, the world will see the goodness of our nation and our people, and they will believe us.

Rev. John Tran Kha
Houston, TX
http://nguoitinhuu.com/phungvu/baigiang/NamB/cn3mctk.html

Saturday, March 7, 2009

Chua Thanh Than va Ngoi Loi trong su vu truyen giao

CHÚA THÁNH THẦN VÀ NGÔI LỜI TRONG SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO
+ GM Phaolô Bùi Văn Đọc

Los Angeles Religious Education Congress 2009
ngày 28-2-2009 Anaheim Convention Center, California USA

LỜI MỞ

Tôi xin mở đầu bài thuyết trình bằng những tâm tình này: tôi đến từ Việt Nam, một xứ sở xa xôi với anh chị em ở đây về mặt địa lý, nhưng một chuyến bay khá dài đã đưa tôi đến gần với anh chị em; tôi rất hân hạnh được hiện diện ở đây với anh chị em tại Hội nghị này; và giờ đây tôi cảm nhận thực sự gần gũi với anh chị em về mặt tâm linh. Cám ơn Chúa vì hoàn cảnh xa mà gần này. Cám ơn vì sự hiện diện của anh chị em ở đây, và cám ơn vì anh chị em đã tạo cơ hội cho tôi được hiện diện với anh chị em.

Như chuyến bay dài đã đưa tôi đến gần với anh chị em, tôi muốn gần gũi với anh chị em hơn nữa trong đời sống đức tin bằng một nhịp cầu là chính nội dung bài thuyết trình của tôi, “CHÚA THÁNH THẦN VÀ NGÔI LỜI TRONG SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO”, để nối kết những suy tư, những thao thức, những kiếm tìm, những xây đắp, những sẻ chia, những chứng tá về niềm tin công giáo của chúng ta giữa lòng xã hội hôm nay.

Với nhịp cầu này, chúng ta cùng đi bằng những bước sau đây: trước hết chúng ta cùng nhau xác tín lại sứ vụ truyền giáo của chúng ta là gì theo các sách Phúc Âm (A); kế đến, chúng ta tìm hiểu vai trò của Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần trong sứ vụ truyền giáo của Giáo hội (B); và sau cùng chúng ta cùng nhau khám phá những nẻo đường của Lời Chúa, qua đó chúng ta thực thi sứ vụ truyền giáo (C).

A. SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO LÀ GÌ?

Để có thể trả lời câu hỏi này cho đúng và đầy đủ, chúng ta phải dựa vào các tác giả Tân Ước, đặc biệt là các Tin Mừng. Mỗi tác giả Tin Mừng đều có quan điểm riêng, nhưng các quan điểm ấy bổ túc cho nhau, cho ta một cái nhìn đa dạng và phong phú về việc truyền giáo.

Trước hết đối với thánh Marcô, sứ vụ truyền giáo là sứ vụ rao giảng Tin Mừng (Mc 16, 15), loan báo Chúa Kitô, làm cho mọi người nhận biết Đức Giêsu là Đấng Kitô (Mc 8, 29), nhận biết Đức Giêsu chịu đóng đinh là Con Thiên Chúa (Mc 15, 39).

Đối với thánh Matthêu, truyền giáo là thiết lập và xây dựng Hội Thánh Chúa Kitô, làm cho nhiều người trở nên môn đệ Chúa Kitô (Mt 28, 19-20; 16, 18): việc rao giảng Tin Mừng được bổ túc bằng huấn giáo và cử hành bí tích.

Trong các tác phẩm của thánh Luca, sứ vụ truyền giáo được coi như một chứng tá (Lc 24, 48; Cv 1, 8), đặc biệt là về sự Phục Sinh của Đức Kitô (Cv 1, 22). Tác giả nhấn mạnh “sức biến đổi của Tin Mừng Phục Sinh”, ngài kêu gọi hoán cải để được cứu thoát khỏi tội lỗi và sự dữ.

Tin Mừng theo thánh Gioan thì nhấn mạnh việc tiếp nối sứ vụ của Đức Kitô: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21). Sứ vụ của các Tông Đồ xây dựng trên sứ vụ của Đức Kitô, và lấy sứ vụ của Đức Kitô làm mẫu mực: “Như Cha đã sai Con đến thế gian, thì Con cũng sai họ đến thế gian” (Ga 17, 18).

Mục tiêu của sứ vụ truyền giáo là làm cho nhân loại có được sự sống đời đời: “Sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô” (Ga 17, 3). Nhân loại được mời gọi hiệp thông với tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Chính vì thế, công việc đầu tiên của truyền giáo là sống yêu thương và hiệp nhất: “để tất cả nên một, như, lạy Cha, Cha ở trong Con và Con ở trong Cha để họ cũng ở trong Chúng Ta. Như vậy thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17, 21).

Như vậy người tông đồ truyền giáo trước hết bằng tình yêu và cuộc sống, rồi mới bằng lời nói và việc làm.

B. CHÚA KITÔ VÀ CHÚA THÁNH THẦN TRONG SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO CỦA GIÁO HỘI

1. Loan báo Chúa Kitô

Hội Thánh không ngừng loan báo Chúa Kitô. Sứ mạng của Hội Thánh là làm cho nhân loại nhận biết Đức Kitô là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa Hằng Sống. Việc loan báo Chúa Kitô không là công việc thuộc lãnh vực tự nhiên, mà là một công việc siêu nhiên, là công việc của Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Thánh Thần chủ động loan báo cùng với Hội Thánh và qua Hội Thánh. Hội Thánh không ngừng công bố Tin Mừng Phục Sinh, không phải với sự hùng biện của khoa ngôn ngữ hay sự khôn ngoan theo kiểu thế gian, nhưng với sức mạnh và khả năng thuyết phục của Thánh Thần: Thánh Thần tác động trên những người loan báo, đồng thời tác động trên những người nghe (Cv 2, 37).

2. Xây dựng Hội Thánh

Truyền giáo là ra đi, thâu nạp môn đồ về cho Chúa Kitô, làm cho nhiều người gia nhập Hội Thánh Chúa Kitô nhờ phép Thánh Tẩy, xây dựng Cộng Đồng, Nhiệm Thể Chúa Kitô, xây dựng Hội Thánh trên đá tảng Phêrô, trên nền móng các “Tông Đồ”.

Chúa Kitô thiết lập Hội Thánh, nhưng Hội Thánh được xây dựng nhờ Chúa Thánh Thần. Hội Thánh sống bằng sự sống của Chúa Kitô, cũng chính là Thần Khí của Chúa Phục Sinh. Thần Khí ấy được ban qua các bí tích, đặc biệt là bí tích Rửa Tội và Thánh Thể.

Việc xây dựng Hội Thánh còn được thực hiện bằng việc huấn giáo, dạy dỗ để đức tin và đời sống đạo của Kitô-hữu ngày một sâu sắc hơn. Truyền giáo là dạy sống Tin Mừng (Mt 28, 20). Tất cả những điều này, chỉ thực hiện được cùng với Thánh Thần và trong Thánh Thần. Thánh Thần là ánh sáng chiếu soi tâm hồn Kitô-hữu, để Kitô-hữu mỗi ngày thêm hiểu Chúa Kitô, sống theo giáo huấn Chúa Kitô.

3. Làm chứng cho Chúa Kitô chịu Khổ nạn và Phục Sinh

Truyền giáo là “thông truyền”, là chia sẻ cho người khác kinh nghiệm của mình về Đức Giêsu Kitô: kinh nghiệm tiếp xúc với Chúa, kinh nghiệm về tương quan giữa mình với Chúa, kinh nghiệm về hạnh phúc, về sự sống đã nhận lãnh từ Đức Giêsu Kitô Phục Sinh. Sự sống và tình yêu mà ta nhận lãnh từ Đức Kitô Phục Sinh chính là Thánh Thần của Đức Kitô Phục Sinh. Chính vì thế, truyền giáo là chia sẻ kinh nghiệm về Thánh Thần, chia sẻ kinh nghiệm thiêng liêng.

Kinh nghiệm này có thể là kinh nghiệm cá nhân, hay là kinh nghiệm tập thể. Kinh nghiệm cá nhân thường rất giới hạn, nên mỗi người chúng ta nên đưa các dự tòng, tân tòng đến với các Kitô-hữu khác, đưa họ vào cộng đồng Hội Thánh, để họ được chia sẻ kho tàng mà Chúa ban cho Hội Thánh (Cv 2, 46-47).

Chứng tá đời sống thường đi đôi với tác động biến đổi của Chúa Thánh Thần.

4. Tiếp nối sứ mạng của Chúa Kitô

Chúng ta loan báo Chúa Kitô, đi thâu nạp môn đồ cho Chúa, chia sẻ sự sống của Chúa cho người khác, không phải do tùy hứng; nhưng đó là một sứ vụ có gốc rễ sâu xa trong lòng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.

Như Chúa Cha đã sai Chúa Kitô, Chúa Kitô sai chúng ta, vừa để tiếp nối sứ mạng của Chúa (mạc khải tình yêu của Chúa Cha) vừa để cho nhân loại nhận ra sứ mạng của Chúa, nhận biết Người là Đấng được Chúa Cha sai đến.

Chúng ta chỉ có thể tiếp nối sứ mạng của Chúa Kitô, khi chúng ta hiểu Chúa và yêu Chúa. Chúng ta chỉ có thể hiểu và yêu Chúa nhờ Thánh Thần của Chúa.

Điều sâu thẳm nhất, quan trọng nhất nơi Chúa Cha, cũng như nơi Chúa Kitô là tình yêu hiệp thông giữa các Ngài, là sự Duy Nhất giữa các Ngài. Đức Giêsu muốn cho nhân loại nhận ra sự duy nhất giữa Người và Chúa Cha, nhận ra Người bởi Cha, nhờ đó, được thông phần tình yêu hiệp thông, cũng chính là sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Chính sự hiệp thông giữa các môn đệ của Chúa là dấu chỉ để cho nhân loại nhận ra sự Hiệp Thông giữa Người với Chúa Cha. Kitô-hữu không những truyền giáo bằng lời nói và việc làm, mà còn truyền giáo bằng cuộc sống, bằng tình yêu hiệp nhất.

Chúa Thánh Thần chính là tình yêu hiệp thông trong lòng Thiên Chúa Ba Ngôi. Có Chúa Thánh Thần chúng ta có tình yêu hiệp thông ấy. Chúa Thánh Thần nối kết chúng ta, làm cho chúng ta nên một với Chúa Kitô và nên một với nhau.

C. SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO CỦA HỘI THANH VÀ NHỮNG NẺO ĐƯỜNG CỦA LỜI CHÚA

Chúa Giêsu, khi còn tại thế, đã rời bỏ gia đình, bước đi trên nhiều nẻo đường, rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, gieo hạt giống Lời Chúa khắp nơi. Trước khi về cùng Chúa Cha, Ngài đã trao sứ vụ cho các Thánh Tông Đồ: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.” (Mt 28, 19).

Ngày hôm nay, ngoài thành ngữ “cánh đồng truyền giáo mênh mông”, chúng ta còn có một cách nói khác rất cụ thể và dễ hiểu để nói về sứ vụ loan báo Tin mừng, đó là thành ngữ “những nẻo đường của Thiên Chúa”. Nếu đường đời muôn vạn nẻo, thì Lời Chúa phải được gieo vãi trên vạn nẻo đường, vì chính Chúa đã “vào đời”.

Các thứ “đường đi” trong thời đại chúng ta

Thời đại của chúng ta có nhiều “đường đi” hơn trước, và có cả một mạng lưới truyền thông bao trùm hoàn vũ (internet). Chúng ta có thể gieo vãi Lời bất cứ ở đâu, bất cứ dưới hình thức nào. Mảnh đất loài người rồi cũng có cơ may đón nhận. Đừng ái ngại, chần chờ, nhưng hãy mạnh dạn làm bất cứ điều có thể làm được để gieo hạt giống Lời Chúa. Mọi nẻo đường của nhân loại đều cần ánh sáng của Lời Chúa. Những con đường càng tăm tối càng cần nhiều ánh sáng hơn.

Có những con đường không ai muốn đi, đó là những con đường đau khổ, bất hạnh, bị bỏ rơi, bị cô đơn, con đường của sự chết, con đường có vẻ như “vắng bóng” Thiên Chúa, nơi Thiên Chúa như hoàn toàn im lặng, không lên tiếng. Chúng ta không được quên những con đường ấy, nhưng cứ hãy dọn những con đường ấy cho Chúa Giêsu, vì Chúa đến trần gian để cứu chuộc những gì đã hư mất.

Ngày hôm nay, lời mời gọi loan báo tin mừng Chúa Giêsu tỏ ra cấp bách hơn bao giờ hết. Hơn bao giờ hết nhân loại ngày hôm nay đang cần ánh sáng của Chúa, vì họ không thấy hướng đi. Nhiều cá nhân, tập thể, nhiều dân tộc, nhiều nền văn minh đang mất hướng. Ngày hôm nay hơn bao giờ hết Giáo hội có cơ may thực hiện điều Chúa Giêsu đã yêu cầu: “Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng”… (Mt 10, 27).

Người gieo giống phải không ngừng khám phá những con đường mới, kể cả những con đường sỏi đá, gai góc. Lời Chúa đi qua những con đường ấy để đốt cháy những bụi gai, vạch trần các tội ác. Nhưng quan trọng hơn, Lời Chúa mở ra những con đường hy vọng, để loan báo tin mừng hy vọng cho đến tận cùng trái đất (Lc 4, 18-19).

Hãy mang chứng tá Kitô giáo đi khắp nơi: chứng tá về vương quốc tình yêu và chân lý, chứng tá về ân sủng và sự thánh thiện, về sự sống viên mãn, về công lý và hoà bình.

Con đường của Cái Đẹp

Ngày hôm nay, con đường của “Cái Đẹp” (via pulchritudinis) là một con đường rất quan trọng. Thế giới của chúng ta hôm nay là một thế giới yêu chuộng nghệ thuật. Các nghệ sĩ là những con người có sức tác động trên tâm hồn người khác nhiều hơn cả. Trong một thế giới còn nhiều điều man rợ và xấu xa do tội ác của con người và xã hội, nhiều người khao khát cái đẹp, không chỉ về thể lý, mà cả về tâm linh.

Người Kitô hữu hãy hãnh diện về cái đẹp của Mạc khải, của Tin Mừng mà Giáo hội chuyển tải. Đừng vì bất cứ thứ mặc cảm nào mà làm hỏng “gia sản Lời Chúa” đã được chuyển giao cho chúng ta trải qua bao nhiêu thế hệ.

Hãy làm cho các nghệ sĩ biết Lời Chúa, yêu mến Lời Chúa, gợi hứng từ Lời Chúa. Đức thánh cha Gioan Phaolô II, trong thư gởi cho các nghệ sĩ năm 1999, đã nhắc lại thành ngữ của thi hào người Pháp Paul Claudel “Kinh Thánh là một ngữ vựng mênh mông” (vocabulaire immense), và của hoạ sĩ Chagall “Kinh Thánh là một bản đồ các ảnh tượng” (atlas iconographique) (THĐGMTG 12, số 15).

Con đường của Công nghệ thông tin

Ngày 23 tháng 1 năm 2009, Đức thánh cha Bênêđictô XVI đã mời gọi giới trẻ công giáo đem đức tin vào thế giới “tin học”, vì họ hầu như “rất mau lẹ và dễ dàng” sử dụng các phương tiện truyền thông mới. Chủ đề của sứ điệp Đức thánh cha gởi cho ngày truyền thông thế giới là: “Kỹ thuật mới, tương quan mới. Cổ võ cho một nền văn hoá tôn kính, đối thoại và bằng hữu”…

Đức thánh cha mời gọi: “tôi xin anh chị em hãy đem vào nền văn hoá của môi trường truyền thông và kỹ thuật thông tin các giá trị mà trên đó anh chị em xây dựng đời sống”… “giới trẻ cần phải lãnh trách nhiệm phúc âm hoá trong “lục địa kỹ thuật số này”… Xin hãy hăng say loan báo Tin Mừng cho những người đồng thời”.

Đức thánh cha nói đến “một thế giới nối kết” nhờ mạng lưới truyền thông hôm nay. Rất nhiều người được hưởng lợi ích do nền văn hoá truyền thông hôm nay. Các gia đình có thể liên lạc với nhau qua những khoảng cách thật xa. Các sinh viên và các nhà khảo cứu có thể tìm tài liệu, các nguồn dữ liệu và các khám phá khoa học cách nhanh chóng và dễ dàng. Do đó họ có thể cộng tác với nhau từ các địa điểm khác nhau.

Quả đây là một dấu chỉ của thời đại: dấu chỉ Chúa kêu gọi chúng ta nỗ lực tối đa để gieo hạt giống Tin Mừng Tình yêu nối kết mọi người nên một như “Chúa Cha và Chúa Con là Một”. Chúng ta được kêu gọi “tạo nên tình thân hữu khắp nơi, không những trên mạng và qua mạng internet, mà ngay cả trong cuộc sống thực tế hằng ngày. Sự ích kỷ đã lỗi thời trong thế giới hôm nay.

Nếu trong hai phần ba thế kỷ trước, Giáo hội không thể nào có đủ phương tiện truyền thông để loan báo Tin Mừng cho cả thế giới, vì các phương tiện truyền thông nằm trong tay Nhà Nước hay các tập đoàn tư bản giàu có, thì ngày hôm nay, mọi người đều có cơ hội ngang nhau để loan báo điều mình muốn. Giáo hội đã có cơ may để “rao giảng trên mái nhà” những gì Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ.

Con đường của gia đình

Còn một con đường rất gần gũi với chúng ta, con đường trên đó ta đang đi, con đường hiện nay vẫn còn bao quanh ta, con đường mà Chúa Giêsu thích sử dụng, vì nó rất thân thương với Người, con đường Người đã trải qua lúc còn tại thế, đã đi hơn 30 năm, đó là con đường gia đình. Vì con đường đó là môi trường quá gần gũi, quá gắn liền với ta, nên nhiều khi ta không còn ý thức rằng đó cũng là nẻo đường quan trọng nhất cần nhận lãnh các hạt giống Tin Mừng.

Thượng hội đồng Giám mục thế giới lần thứ 12 nhắc chúng ta lưu tâm cách đặc biệt tới gia đình: “Gia đình phải đề ra những hình thức và kiểu mẫu giáo dục cầu nguyện, huấn giáo, học hỏi sử dụng Kinh Thánh, để các thanh niên, thiếu nữ, người già và trẻ em (Tv 148, 12) lắng nghe, hiểu, chúc tụng và sống Lời Chúa…” (Sứ điệp THĐGMTG 12, số 11).

Nền văn minh thiên về duy vật và hưởng thụ của thế giới hôm nay đang làm lung lay tận gốc rễ các giá trị truyền thống của gia đình Việt nam. Thư mục vụ của HĐGMVN năm 2008 về Giáo dục gia đình đã có nhận định như sau: “Xã hội Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang chuyển mình cách mạnh mẽ với những thay đổi tích cực nhưng cũng với những mất mát to lớn, trong đó đáng kể nhất là những giá trị cơ bản liên quan đến sự bền vững của hôn nhân gia đình và tình liên đới giữa các thành viên” (x. thư mục vụ số 9).

Các gia đình Việt Nam ở nước ngoài cũng không tránh khỏi những khó khăn chung của thế giới hôm nay, nhất là các gia đình trẻ. Sự vững bền của hôn nhân bị thử thách trầm trọng bởi cám dỗ ly dị khi tình yêu vợ chồng bị sứt mẻ và gia đình bị lủng củng. Sự hiếu thảo truyền thống của người Việt Nam bị xói mòn bởi nếp sống tự do của Phương Tây. Ngày hôm nay có lẽ chúng ta cần phải tái phúc âm hoá gia đình, nỗ lực gieo hạt giống Tin Mừng trên mảnh đất gia đình. Tin mừng tình “hiếu thảo” của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha. Tin mừng về lòng thương xót của Chúa Cha. Tin mừng về tình huynh đệ giữa các anh chị em trong gia đình. Tin mừng về tình yêu hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa.

Con đường của đối thoại tôn giáo

Trong một thế giới mà sự giao lưu giữa các nền văn hoá và các tôn giáo trở thành sự kiện phổ quát và bình thường, chúng ta không thể nào bỏ qua con đường đối thoại với các tôn giáo. Sứ điệp THĐGMTG 12 nhắc nhở chúng ta: “Cả các Kitô hữu chúng ta, dọc theo những con đường của thế giới, cũng được mời gọi đi vào cuộc đối thoại, trong sự kính trọng, với các thiện nam tín nữ các tôn giáo khác mà không rơi vào lập trường pha trộn các tôn giáo và làm suy giảm căn tính thiêng liêng của mình” (ib.số 14).

Thế giới hôm nay vẫn còn rất nhiều ngộ nhận giữa các tôn giáo. Nhiều nơi sự ngộ nhận đã đưa tới những xung đột đẫm máu, nhất là khi có những thế lực chính trị lợi dụng, nhằm phục vụ cho những ý đồ chính trị phe phái của mình. Vì Tin Mừng Tình yêu của Chúa Giêsu, chúng ta đừng ái ngại mở ra những con đường đối thoại. Đối thoại sẽ đưa đến sự gặp gỡ nhau trong tình yêu và chân lý. Đối thoại là điều vô cùng cần thiết, và không thể thiếu, là con đường của hy vọng, vì đối thoại là “khai thông”, là “mở ra”, không bao giờ khép lại. Đó là con đường tốt nhất để gieo hạt giống Lời Chúa.

Sứ điệp của THĐGMTG 12 có những dòng rất tích cực về các tôn giáo: “Kitô hữu cũng tìm thấy một hoà điệu chung với nhiều truyền thống tôn giáo vĩ đại của Phương Đông. Các trước tác thánh của họ dạy ta biết kính trọng sự sống, biết chiêm niệm, biết giữ thinh lặng, biết sống đơn giản, biết từ bỏ mình, như Phật giáo chẳng hạn” (số 15).

Vấn đề đối thoại với các tôn giáo, tuy là một vấn đề rất quan trọng, đã bị nhiều người hiểu sai, và do đó làm chùn bước các sứ giả Tin Mừng. Điều này bó buộc Giáo hội phải lên tiếng khẳng định lại cách mạnh mẽ và xác quyết sứ mạng loan báo Tin mừng Chúa Kitô của Giáo hội và của mỗi người Kitô hữu. Đối thoại và loan báo Tin Mừng không đi ngược chiều. Đối thoại là con đường của tình yêu và chân lý, mà loan báo Tin Mừng là gieo hạt giống của Lời tình yêu và chân lý.

Con đường chính trị và kinh tế

Giáo hội còn được mời gọi gieo hạt giống Tin Mừng vào trong các lãnh vực chính trị và kinh tế. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay là hậu quả của những hoạt động kinh tế không lành mạnh, vì không nhằm mục đích phục vụ và xây dựng lợi ích chung của xã hội loài người, nhưng chỉ vì lợi ích trước mắt của một số cá nhân muốn làm giàu bằng mọi giá.

Ngày hôm nay hơn bao giờ hết, cần phải có một nền đạo đức học trong kinh tế. Nền đạo đức học này không phải là một mớ lý thuyết trên mây, trên gió, xa rời thực tại, nhưng góp phần định hướng nền chính trị và kinh tế nhằm đúng mục tiêu là phục vụ hạnh phúc của con người. Theo thiển ý của tôi, đạo đức của con người góp phần rất lớn làm cho nền kinh tế phát triển vững chắc, vì được xây dựng trên nền tảng là tình yêu và chân lý.

Những ảo ảnh trong kinh tế trước sau gì rồi cũng sụp đổ, và bấy giờ sẽ gây thiệt hại cho rất nhiều người. Việc tạo ra những giá ảo trong thị trường, vì mục đích lợi nhuận cá nhân, là một loại tội ác tương đương với ăn cướp và giết người. Quan niệm khá phổ biến trước đây trên khắp thế giới “thương trường là chiến trường”, là một quan niệm phi đạo đức, và ngày hôm nay đã tỏ ra lỗi thời.

Trái lại, thời đại ngày nay là thời đại của “liên đới trong kinh doanh”, liên đới trong phát triển. Độc quyền kinh tế cách tuyệt đối sẽ dẫn tới suy sụp, khi không còn ai có khả năng mua các sản phẩm của mình nữa. Ngày nay, thường là khi một quốc gia giàu lên, thì các quốc gia khác được nhờ. Một quốc gia suy sụp, có thể kéo theo sự suy sụp của nhiều quốc gia khác. Hiện nay, học thuyết xã hội công giáo tỏ ra rất ích lợi, góp phần cho việc định hướng chính trị và kinh tế.

Con đường của môi trường sinh thái

Môi trường sinh thái trong thế giới hôm nay cũng rất cần hạt giống Tin Mừng, để được tôn trọng và bảo vệ. Vạn vật đều được Thiên Chúa sáng tạo nhờ Lời và trong Lời, vì thế đều có tiếng nói. Tiếng nói đó yêu cầu chúng ta, không được vì lợi nhuận trước mắt mà huỷ hoại môi sinh, làm cho nhân loại không còn môi trường sống lành mạnh nữa. Cái đẹp của thiên nhiên vẫn là một nguồn hứng bất tận cho các sinh hoạt của con người, kể cả sinh hoạt tâm linh, làm cho con người có thể cất tiếng ca ngợi tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa.

Đấu tranh cho một môi trường sạch đẹp, không những về phương diện vật chất, mà cả về phương diện tâm linh là một ơn gọi rất hợp thời cho mọi Kitô hữu, đặc biệt là những người trẻ. Đấu tranh chống văn hoá đồi trụy, chống phim ảnh khiêu dâm là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta. Nhiều người theo Hồi giáo sợ Kitô giáo lôi kéo họ vào một nền văn hoá xấu xa bẩn thỉu phơi bầy những gì lẽ ra phải gìn giữ kín đáo. Họ cho rằng thế giới Phương Tây mà họ đồng hoá với Kitô giáo không còn sự “bẽn lẽn” cần thiết cho một môi trường xã hội lành mạnh.

Chân Thiện Mỹ vẫn là các giá trị nòng cốt cần thiết cho một môi trường sạch đẹp cả về vật chất lẫn tinh thần. Hạt giống Tin Mừng mà Giáo hội gieo vãi sẽ trổ sinh hoa trái Chân Thiện Mỹ trong lòng con người và trong môi trường xã hội. Chính các hạt giống ấy sẽ làm sạch đẹp cho môi trường, sẽ tô điểm cho môi trường trở thành một ngôi nhà tuyệt mỹ cho loài người được kêu gọi trở nên gia đình Thiên Chúa tại trần gian.

Con đường của Di Dân

Hiện tượng Di Dân cũng là một sự kiện lớn trong thế giới hôm nay. Khắp nơi đều có người di dân, đặc biệt là tại đất nước Hoa Kỳ hiếu khách và tự do này, một đất nước được khai sinh từ nhiều dân tộc trên thế giới, một nơi mà con cháu của những người di dân, dù phát xuất từ đâu, vẫn có thể đạt tới vị trí quyền lực cao nhất.

Vì hoàn cảnh lịch sử, người Việt Nam chúng ta, đã trở thành một dân tộc có số di dân đông đảo, và rải rác khắp năm châu. Hãy coi đó như mệnh trời, như ý muốn của Thiên Chúa. Ngài muốn cho anh chị em trở thành sứ giả Tin mừng bất cứ nơi nào anh chị em đến. Nơi nào anh chị em cũng có thể gieo hạt giống Tin Mừng.

Bất cứ ở đâu, anh chị em cũng được hưởng nhờ những thành quả chung của xã hội tại đó, và vì thế anh chị em có nghĩa vụ góp phần xây dựng xã hội và Giáo hội nơi mình sống và sinh hoạt. Sự góp phần lớn nhất của một Kitô hữu với quốc gia nơi mình được đón nhận là trở nên sứ giả Tin mừng Tình yêu và Chân lý tại đó.

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, nhân ngày thế giới Di Dân năm 2009, đã xem Thánh Phaolô vừa như một “Di Dân”, vừa là “một Tông đồ của chư dân”. Thánh Phaolô đã thực hiện một cách xuất sắc sứ mạng rao giảng Tin Mừng và vai trò trung gian giữa các nền văn hóa với Tin Mừng. Ngài quả thật là một mẫu mực tuyệt vời cho anh chị em là những người di dân.

Các cá nhân cũng như cộng đoàn Kitô hữu Việt Nam hãy mặc lấy cùng một lòng nhiệt thành tông đồ như thánh Phaolô, trong khi loan truyền cho mọi người về tình yêu của Thiên Chúa (Rm 8, 15-16; Gl 4, 6), chinh phục nhiều người hơn nữa cho Đức Kitô (1 Cr 9, 22). Hãy trở nên mọi sự cho mọi người, hầu có thể bằng mọi cách cứu vớt được một số (x. ibid.). Hãy là “men trong bột”, hãy là “muối đất” cho môi trường anh chị em đang sống, cho những nơi anh chị em đi đến.

LỜI KẾT

Sứ vụ rao giảng Tin Mừng, nói cách ngắn gọn, là “truyền thông” Tin Mừng Tình yêu và Chân lý của Đức Kitô cho con người, là làm sao “nối kết” con người với Thiên Chúa, và chúng ta thực hiện công việc đó trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Lời của thánh Phaolô, vị sứ giả xuất sắc của việc loan báo Tin Mừng, vẫn hết sức thiết thực cho thời đại chúng ta: “Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng? Làm sao mà rao giảng, nếu không được sai đi?... Ấy vậy, có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố Lời Đức Kitô” (Rm 10, 14-17).

Với bí tích Rửa tội đã lãnh nhận, tất cả chúng ta, giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, đều thông phần vào sứ vụ loan báo Tin Mừng Tình yêu và Chân lý của Đức Kitô, trên những nẻo đường khác nhau của cuộc đời mỗi người chúng ta. Điều cần thiết và quan trọng là làm sao cho Tin Mừng được vang lên khắp nơi, đến tận cõi bí ẩn của tâm hồn mỗi kiếp người.

Như thế, công cuộc loan báo Tin Mừng Tình yêu và Chân lý của Đức Kitô khởi sự trước hết nơi mỗi người chúng ta, nghĩa là sứ giả loan báo Tin Mừng phải biết để cho con người và cuộc đời mình được Tin Mừng biến đổi trong quyền năng của Chúa Thánh Thần. Sức mạnh của lời loan báo của chúng ta chỉ có thể có được khi chúng ta biết để cho mình được loan báo bởi Lời. Chỉ những ai được ban tặng một đức tin công giáo tinh tuyền, trưởng thành và thuyết phục mới có nhiều cơ may dấn thân cho công cuộc loan báo Tin Mừng đích thực. Chỉ những Kitô hữu biết chìm sâu trong mầu nhiệm cứu độ của Đức Kitô và hạnh phúc trong hành trình đức tin của cuộc đời mình giữa lòng Hội Thánh mới có nhiều cơ may dấn thân hiệu quả và không cực đoan trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Và như thế, chỉ những sứ giả biết say mê tình Chúa và thấm đẫm tình người mới có khả năng “nối kết” con người với Thiên Chúa.

+ GM Phaolô Bùi Văn Đọc

Monday, March 2, 2009

Nhung Bai Suy Niem Trong Tuan Le I Mua Chay

Những Bài Suy Niệm Trong Tuần Lễ I Mùa Chay
Lm Jos Tạ Duy Tuyền 
VietCatholic News (02 Mar 2009 04:56)

Thứ Hai sau CN I Mùa chay

Có một tín hữu rất đạo đức. Một lần ra phố chợ, ông thấy sao nhiều em bé nghèo đói quá. Có những đứa không có đủ miếng vải che thân, áo quần rách nát, chân tay khẳng khiu, đứa lớn dìu đứa bé lang thang đi kiếm ăn. Sống lây lất qua ngày nơi đầu đường xó chợ.

Chiều tối ông đã thầm trách Chuá. Sao Chúa là Đấng tốt lành lại để cho nhiều người đói khổ thế sao? Sao Chúa không làm điều gì đó để cứu những em bé thoát khỏi cảnh cơ cực lầm than?

Chúa đã hiện ra và nói với ông: Ta đã làm rồi đó.

Ông liền trả lời: Chúa đã làm gì đâu? Con vẫn thấy nhiều người còn đói khổ lắm. Như những em bé sống vô gia cư sáng nay con đã gặp.

Lúc đó Chúa mới nói ông rằng: Ta đã làm rồi. Ta đã dựng nên con.

Thực vậy, Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người không phải vì con người mà vì hạnh phúc của tha nhân. Evà đã được dựng nên vì Chúa muốn cho Adam có được người bổ túc, hỗ trợ và mang lại hạnh phúc cho Adam. Con người được tạo dựng để trao tặng niềm vui và hạnh phúc cho nhau. Thiên Chúa còn tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa, có lý trí, ý chí và tự do. Nghĩa là có tình yêu và sự hiểu biết để con người cũng biết trao ban tình yêu của mình cho người khác, để con người biết nhận ra Chúa nơi tha nhân vì họ cũng là hình ảnh của Chúa, và là anh chị em của mình vì có chung một người cha trên trời.

Bài phúc âm hôm nay CGs đã đồng hoá mình với những thân phận bất hạnh nhất của xã hội: Đói rách, trần truồng, đói khát, bị bỏ rơi. . .

Thế nên, từng nghĩa cử chúng ta trao tặng cho tha nhân là cho chính Chúa. Chúa tạo dựng chúng ta giống hình ảnh Chúa là để tình yêu của Chúa lại được tiếp tục thi thố cho nhân loại. Điều đó đòi buộc chúng ta phải có trách nhiệm trước sự đói khổ, bất hạnh của tha nhân. Người phú hộ đã bị trầm luân nơi lửa hoả ngục không phải vì ông giầu có, mà vì ông thiếu trách nhiệm với người nghèo khó bên cạnh là Lagiarô.

Xin Chúa giúp chúng con biết nhận ra Chúa nơi những anh em nghèo khó, tật nguyền đang cần sự trợ giúp của chúng con. Xin dạy chúng con biết yêu thương, đón nhận và phục vụ mọi người như là đang phục vụ chính Chúa, để ngày sau đáng hưởng hạnh phúc thiên đàng. Amen

Thứ Ba sau CN I Mùa Chay

Đôi khi qùy trước mặt Chúa, chúng ta chẳng biết nói gì, thưa gì với Chúa. Thông thường khi gặp hoạn nạn, khi gặp khó khăn chúng ta dễ tâm sự với Chúa, hay đúng hơn là chúng ta còn có chuyện để nói với Chúa, còn bình thường thì chẳng biết nói gì với Chúa, nếu không mượn những lời kinh thuộc lòng thì có lẽ chúng ta cũng chỉ tới với Chúa, độ dăm ba phút rồi mau chóng chào Chúa ra về.

Đức HồngY FX Nguyễn Văn Thuận, Ngài đã kể câu chuyện như sau: Có một người nông dân tên là Jim, hằng ngày vác cuốc đi làm ngang qua nhà thờ, cậu đều vào nhà thờ rồi đi ra. Sự kiện được lập đi lập lại nhiều lần, đến nỗi nhiều người thắc mắc, không hiểu Jim vào nhà thờ nói gì với Chúa mà mau lẹ thế. Họ mới hỏi Jim: Anh vào nhà thờ cầu nguyện sao lại nhanh thế? Anh đã nói gì với Chúa?

Jim đã trả lời: Tôi chỉ vào nhà thờ làm dấu rồi nói với Chúa. "Lạy Chúa, có Jim đây" rồi tôi đi ra.

Sự kiện được tiếp diễn cho đến khi cậu Jim đã thành ông lão, nằm kiệt quệ trên giường bệnh. Lúc đó hàng xóm láng giềng đến thăm hỏi ông và họ ngạc nhiên khi thấy bên giường ông luôn có một cái bàn, một cái ghế và một ly nước. Họ hỏi ông: Nhà không có khách sao ông vẫn để một ly nước. Ông nói: Ngày xưa khi còn trẻ hằng ngày tôi vẫn đến với Chúa và nói với Chúa: Lạy Chúa, Jim đây. Cho tới bây giờ, tôi đã gìa không còn có thể đến với Chúa được nữa, nên Chúa vẫn hằng ngày đến với tôi và nói: Jim ơi, có Chúa đây".

Thực vậy, cầu nguyện không phải là mình nói thật nhiều với Chúa, hay là tìm những lời thật hay, thật văn chương để nói với Chúa, nhưng điều quan yếu là biết dành một thời gian cho Chúa. Khi chúng ta đón nhận một món quà, không phải vì nó có một giá trị vật chất to lớn mà mình vui, nhưng là vượt lên trên món qùa là cả tấm lòng người cho dành cho mình. Món quà tuy nhỏ nhưng người cho với cả tấm lòng yêu mến thì cao qúy hơn những tặng phẩm cao sang mắc tiền. Vì quà tặng chỉ là tượng trưng cho tấm lòng người cho. Đó là một sự quan tâm, một tình yêu mà người cho dành cho chúng ta. Việc chúng ta cầu nguyện với Chúa cũng thế. Điều quan yếu không phải là cầu nguyện như thế nào, hay bao nhiêu lần trong ngày mà là tấm lòng chúng ta dành cho Chúa như thế nào? Cầu nguyện vì tình yêu, vì lòng yêu mến Chúa hay đó chỉ là thói quen, làm cho qua lần chiếu lượt, hời hợt cho xong. Hôm nay Chúa muốn chúng ta cầu nguyện với Chúa như người con thưa chuyện với cha mình. Người con chỉ ước mong cho công việc của Cha được thành toàn. Cho con cái biết thực thi ý cha. Cho gia đình ấm no hạnh phúc. Cha anh chị em biết yêu thương nhau và biết tránh xa sự dữ là thói hư tật xấu để tâm hồn luôn tràn ngập bình an trong Chúa.

Trong các thiệp tết năm nay có một thiệp ghi lời nguyện thật hay. Tôi xin đọc nơi đây, thay cho lời cầu nguyện hôm nay chúng ta dâng lên Chúa. 

Lạy Cha, xin cho con Vừa đủ hạnh phúc-

Để tâm hồn dược ngọt ngào Vừa đủ thử thách

Để giữ cho con luôn kiên cường Vừa đủ muộn phiền

Để giữ cho con thực sự là người Vừa đủ hy vọng

Để cho con được hạnh phúc Vừa đủ thất bại

Để giữ con mãi khiêm nhu Vừa đủ thành công

Để con mãi nhiệt tâm Vừa đủ bạn bè

Để cho con được luôn an ủi Vừa đủ vật chất

Để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống Vừa đủ niềm tin

Để xua tan những chán nản ngã lòng Vừa đủ quả quyết

Để con có thể nói không với tội lỗi Vừa đủ tình yêu

Để con có thể tha thứ tất cả,- chịu đựng tất cả - đón nhận tất cả

Như chính Đức Kytô đã tha thứ – chịu đựng và đón nhận con Amen

Thứ Tư sau CN I Mùa chay

"Thấy mới tin – không thấy không tin". Con người hôm nay và hôm qua vẫn là thế. Vì sự đời có quá nhiều sự lừa lọc, quá nhiều chiêu thức con người đã nghĩ ra để luờng gạt lẫn nhau. Có biết bao cuộc đời đã chìm ngập trong thất vọng vì bị lừa tình. Có biết bao cuộc đời khốn khổ lầm than vì bị lừa tiền. Có biết bao nhiêu người sự nghiệp tiêu tan vì quá tin người, đến nỗi mất cả danh dự, địa vị và mất cả công ăn việc làm. Mất tiền, mất tình, mất chỗ đứng trong xã hội mà còn phải mang nợ vào thân.

Nguyên nhân đưa đến bị lừa là quá nhẹ dạ, quá ham lợi nên bị "mật ngọt làm chết ruồi". Khi biết nói câu: "biết vậy" thì đã quá muộn. Việc đã lỡ, "bút đã sa gà đã chết", chỉ còn than thân trách phận, ôm hận suốt đời còn biết trách ai. Nhìn lại lịch sử cứu độ từ thời nguyên tổ cho đến con cháu các ngài hôm nay đều dễ tin vào những chuyện phù phiếm, giả dối của ma qủy hơn là lời chân thật của Thiên Chúa. Adam – Evà đã nhẹ dạ tin vào lời ma qủy ăn trái cấm để biết lành biết dữ, khi biết vậy thì chỉ thấy mình trần truồng, trơ trẽn lấy lá che thân.

Hôm nay con cháu Adam vẫn bị mê hoặc bởi biết bao cám dỗ của ma qủy, bất tuân lệnh Chúa để lao vào những thú vui mau qua, lao vào những trái cấm như con thiêu thân, biết chết vẫn lao vào lửa. Hậu quả của sự nhẹ dạ, cả tin là đau khổ, tủi nhục và thất vọng vì mình đã đánh mất danh dự, mất luôn phẩm giá làm người và làm con của Chúa.

Lời Chúa hôm nay là lời thức tỉnh con người hôm nay. Hãy trở về với Chúa, hãy ăn năn sám hối, hãy làm lại cuộc đời theo đúng tinh thần của Chúa, đúng với luân thường đạo lý. Chỉ có một con đường duy nhất để đưa đến hạnh phúc là sống với tâm hồn thanh sạch lòng ngay, sống theo lẽ phải, còn ngược lại chỉ đưa đến chỗ diệt vong, đau khổ tủi nhục không chỉ đời nay nhưng còn cả đời sau.

Dân thành Ninivê ngày xưa họ đã từ bỏ lối sống sa đoạ để trở về với Chúa khi nghe ông Giona rao giảng về cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống trên thành. Chúa Giêsu nhắc đến sự kiện ông Giona ở trong bụng cá ba đêm ngày để ám chỉ chính Ngài cũng sẽ chết ba ngày sống lại. Hơn nữa chính trong cuộc đời rao giảng của Ngài, Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ để minh chứng cho lời Ngài nói là chân thật, việc Ngài làm đều đáng cậy tin. Thế nhưng, sự thật mất lòng, nhiều người vì ham tiền ham lợi, ham thú vui mau qua vẫn cố tình giả điếc làm ngơ để được sống theo đam mê xác thịt của mình.

Con người ngày nay vẫn sống thực dụng hơn. Cho dù từ trong sâu thẳm vẫn tin có Thiên Chúa, vẫn đủ khôn ngoan để phân định điều tốt điều xấu, điều nên làm hay không nên làm, nhưng quả cấm vẫn hái, làm điều xấu vẫn thấy hổ thẹn, nhưng con người vẫn không chế ngự được bản thân,
nên vẫn sa đi ngã lại trong những lầm lỗi,những tội lỗi của đam mê lầm lạc.

Ước chi hôm nay chúng ta nghe tiếng Chúa, đừng cứng lòng và đừng thách thức Chúa nữa. Hãy làm điều lành, chớ làm điều dữ để được sống trong an bình hạnh phúc ngay tại đời này và đời sau. Amen

Thứ Năm sau CN I Mùa Chay

Căn bệnh mà ai trong chúng ta cũng thường mắc phải, đó là bệnh thích đòi hỏi người khác làm theo ý mình. Bất chấp điều mình đòi hỏi có thực tế hay không? Có làm phiền lòng người khác hay không? Và có ích lợi cho mình hay đó là điều nguy hại đến bản thân. Quan sát một đứa nhỏ lên 3 lên bốn ta thấy. Em có thể đòi hỏi bố làm ngựa cho em cỡi bất kể giờ nào, bất kẻ là bố đang làm việc hay đang nghỉ mệt sau một ngày vất vả. Có một em bé lên ba sau khi cỡi trên lưng bố hàng giờ, nó liền phán một câu xanh rờn: "Bố ơi, con thích ông trăng". Bố bảo ông trăng ở trên cao, xa lắm không lấy được. Thế là nó đập đầu xuống đất, khóc lóc ăn vạ, đòi buộc bố nó phải lấy cho được ông trăng. Biết rằng không thể làm gì khác hơn, bố nó liền nói: Vậy chúng ta cùng đi bắt ông
trăng. Hai bố con đi riết, đi riết đến mỏi giò, nó mới chịu quay về.

Đôi khi chúng ta cầu nguyện với Chúa nhưng lại đòi Chúa thực hiện theo ý mình. Xin mãi không được lại trở nên trách Chúa không thương mình. Oán trời oán đất vì những điều mình mong mỏi lại không được. Nhưng chúng ta đâu biết rằng có thể những điều đó tốt cho người này, người kia nhưng lại không tốt cho ta. Hoặc điều chúng ta xin lúc này chưa được vì chưa phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của chúng ta. Một cô gái khi còn nhỏ thường hay oán trách mẹ vì đã không cho cô ăn kẹo, ăn bánh vào buổi tối, nhưng khi lớn lên, cô mới thầm cám ơn Mẹ, nhờ mẹ không nuông chiều mà mình được hàm riêng đẹp hôm nay.

Hôm nay, Chúa GiêSu bảo rằng: "hãy xin thì được, hãy gõ thì sẽ mở cho". Không có nghĩa là điều gì chúng ta xin cũng được, nhưng Chúa muốn nói: tình thương quan phòng của Chúa luôn bao bọc chở che chúng ta. Hãy tin tưởng trao phó cuộc đời trong tay Chúa. Chắc chắn Chúa sẽ làm những
điều tốt đẹp nhất cho chúng ta. Vì không có người cha người mẹ nào, con cái xin cái bánh lại cho hòn đá, xin con cá lại cho con rắn. Thiên Chúa có thể làm những điều tốt lành từ những điều xấu, như trường hợp ông Giuse bị các anh em loại trừ và bán qua Ai Cập, nhưng chính nhờ vậy mà ông Giuse sau những ngày tháng lưu vong, sống cùng khổ bên Ai cập, ông đã được đặt làm quan tể tướng và nhờ đó ông đã cứu cho cả dòng tộc khỏi nạn đói hoành hành. Hôm nay Chúa cũng mời gọi chúng ta: "điều gì anh em muốn người khác làm cho mình thì cũng hãy làm cho người ta như vậy". Chúng ta muốn được bình yên thì chúng ta cũng phải gieo vãi sự bình yên. Chúng ta muốn hạnh phúc thì chúng ta cũng hãy kiến tạo và xây dựng hạnh phúc cho nhau. Chúng ta muốn người khác đối xử tốt với mình thì mình cũng hãy đối xử tốt với họ. Chúng ta muốn sự công bằng, thì chúng ta hãy sống công bằng với anh chị em xung quanh.

Xin Chúa giúp chúng ta biết sống vì người khác, mình vì mọi người và mọi người vì mình. biết quên đi cái tôi để sống hoà hợp với anh vị em xung quanh. Xin Chúa ban cho chúng ta lòng tin cậy mến nơi Chúa, để trong mọi sự chúng ta luôn tin tưởng, phó thác cậy trông vào Chúa và đón nhận mọi sự Chúa gửi đến với lòng yêu mến sắt son.

Thứ Sáu sau CN I Mùa chay

Tích xưa kể rằng: Hàn Tín thời Hán Cao Tổ, thuở hàn vi phải đi câu cá đổi gạo mà ăn. Thế mà có những lúc không đủ ăn. Có bà thợ giặt cảm thương đã mời Hàn Tín đến dùng cơm tại nhà. Hàn Tín đi đâu cũng mang thanh gươm kè kè bên mình. Một hôm, có tên đồ tể Ac Thiểu muốn hạ nhục Hàn Tín, chận đường thách: Chú thương mang gươm, chả biết để làm gì! Bây giờ tôi không cho chú đi. Chú có gan thì dẵn thanh gươm đó hãy chém tôi đi, bằng không thì phải lòn trôn tôi mà đi. Hàn Tín chẳng chút do dự, lòn trôn tên hạ tiện đó mà đi, vì tự nhủ: "Giết thằng này thì được rồi, nhưng mà lấy mạng mình đổi mạng nó, thì không đáng tí nào!" Sau Hàn Tín nhờ có công giúp Hán Cao Tổ dựng nước mà được phong làm Vua Tam Te. Lúc bấy giờ, Hàn Tín bèn mời bà thợ giặt đến biếu nghìn lạng vàng để tạ ơn. Rồi không những không thèm trả thù tên đồ tể mất dạy xưa, lại phong cho hắn chức Trung Huý. Ac Thiểu rất ngạc nhiên, khúm núm nói: "Lúc trước tôi ngu lậu thô bỉ, đã dại dột xúc phạm đến oai nghiêm ngài, nay tội ấy được tha chết là may, còn dám mong đâu ban chức tước? Hàn Tín ôn tồn bảo: "Ta chẳng phải là kẻ tiểu nhân hay cố chấp, đem lòng thù hận. Hành động của người ngày xưa tuy quá đáng, nhưng cũng là bài học luyện chí cho ta. Vậy nhà ngươi chớ tị hiềm mà hãy nhận chức ta ban". Lối báo đền ân oán của Hàn Tín thật là hay. Đối với người ân thì ban thường, song đối với người oán cũng vẫn ban thưởng chớ không trả thù. Thật là một người quân tử. Là người con của Chúa, Chúa dạy chúng ta hãy làm hoà trước để khỏi xảy ra điều tai hại hơn. Đây là một lời khuyên quan trọng: chẳng những không được làm hại ai hay có ý mưu hại ai, mà còn phải đi trước một bước là làm hoà. Nói rõ hơn, trước một điều bất công, vô tình hay hữu ý, thiên hạ gây cho ta: như xỉ nhục, xỉ vả, chê cười, nói hành, vu vạ, cáo gian. . .

Tất nhiên lòng tự ái chúng ta bị va chạm, không thể nhịn được, lòng chúng ta như muốn trả đũa ngay. Đó là tính tự nhiên của con người. Nhưng Chúa muốn chúng ta sống khác hơn, sống cao thượng hơn. Chúa muốn chúng ta tha thứ và làm hoà. Tha thứ và làm hoà là điều kiện phải có
để đến với Chúa. Không thể đến với Chúa mà lòng còn ngổn ngang những tức giận, ghen tương, đố kỵ. Nhân vô thập toàn, ai cũng có những lầm lỗi, ai ai cũng cần được tha thứ, thế nên cũng cần phải biết tha thứ cho nhau. Người ta vẫn thường nói để sống với Chúa cần có đức tin để mình tin tưởng, phó thác cậy trông vào Chúa, và để sống với tha nhân, cần phải có lòng độ lượng, để mình sống bao dung và tha thứ cho người khác. Nếu chúng ta không có lòng độ lượng có lẽ mình sẽ chẳng sống
được với ai, và cũng chẳng ai sống được vời mình. Oán báo oán thì oán chập chùng. Xin Chúa giúp chúng ta biết tha thứ lỗi lầm của anh em, như Chúa đã tha thứ cho chúng ta. Amen

Thứ Bảy sau CN 1 Mùa chay

Có một người lớn tuổi nhưng vẫn chưa lập gia đình. Một hôm có người hỏi ông: "Vì lý do gì mà ông chưa lập gia đình?" Người đàn ông điềm nhiên giải thích: Ở tuổi thanh niên tôi đã theo đuổi một cô gái vừa đẹp, vừa thông minh, với đôi mắt đen bóng như hạt ô liu. Người kia vội ngắt lời: "Thế sao ông không cưới cô ấy?" Ong đáp: Đẹp, thông minh, nhưng cô ta không có vẻ dịu hiền chút nào cả. Rồi ông chậm rãi nói tiếp: "Tôi đành bỏ vì cô ta vẫn chưa hoàn hảo. Tôi lại theo đuổi một cô gái hoàn hảo mà tôi mong muốn nghĩa la nàng vừa đẹp, vừa thông minh, lại vừa có tâm hồn quảng đại. Thế ông đã đính hôn với nàng chưa? Rất tiếc là chúng tôi lại không bao giờ đồng quan điểm với nhau. Như vậy là ông bỏ cuộc sao? Không đâu. Tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm hết người này đến người khác. Người thì thiếu điều này, người thì thiếu cái nọ. Tôi tưởng sẽ không bao giờ tìm được một người đàn bà lý tưởng cho đời mình. Thế rồi một hôm, tôi đã gặp nàng. Nàng kết hợp tất cả những đức tính tôi mong muốn, nghĩa là vừa đẹp, vừa thông minh, dịu dàng và nhịn nhục. Nhưng rồi sao ông không cưới? Người đàn ông nói trong tiếng thở dài: Rất tiếc là nàng lại đang đi tìm một người đàn ông lý tưởng mà tôi thì không được nằm trong tiêu chuẩn của nàng.

Người xưa thường nói: "Nhân vô thập toàn". Là người luôn có khuyến khuyết, lỗi lầm. "Ai nên khôn mà không dại một lần". Và như vậy, mỗi người chúng ta đều được lớn lên trong tình thươn tha thứ của rất nhiều người. Của ông bà, cha mẹ và bạn bè, thì chính chúng ta hãy sống tình thương tha thứ cho anh em.

Lời Chúa hôm nay còn cho chúng ta thấy: khi chúng ta sống tình thương tha thứ, đón nhận nhau là chúng ta đang hoàn thiện con người của mình giống như Cha chúng ta ở trên trời, vì Người cho mặt trời mọc trên kẻ lành và người dữ. Ước gì mỗi người chúng ta biết nhìn nhận sự bất toàn của mình để khiêm tốn sống giữa anh em và cũng biết đón nhận anh em trong tinh thần cảm thông và tha thứ. Amen

Lm Jos Tạ Duy Tuyền
(http://vietcatholicnews.com/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=64721)

Sunday, March 1, 2009

Fighting Off Temptation!

Fighting Off Temptation!
Father Martino Nguyen Ba-Thong
(St. Anne Catholic Church - Columbus, GA)

1st Lent - Year B - (2009)
Genesis 9:8-15 1 Peter 3:18-22 Mark 1:12-15

The name of the game is: use what you have to get what you want. I am sure you have heard that before. Many people indeed take it as their philosophy of life. I remember visiting a family one day and watching two little boys fighting over who gets the last cookie. The mother sees this as an opportunity to teach her children a lesson. She stops them and explains to them that if there was only one cookie left then Jesus would give up the cookie and offer it to his disciple. The older brother ponders what his mother has just said, and his face lights up with understanding. He turns to his younger brother and says to him, "I will let you . . . be Jesus!" In our Gospel reading today, however, Jesus shows us that the principle of using whatever you have to get whatever you want is not always right. In fact, when that principle is applied without putting God first, it becomes a philosophy of the world, of the devil, a philosophy that must be rejected as Jesus did - Fighting against temptation!

The First Sunday of Lent always presents the temptation of the Lord. This makes sense because the Lord fasted for 40 days, rebuffed the temptations of the devil and then began His public ministry. We spend forty days fasting, in self denial, forty days doing everything we can to come closer to God so we also can do the work of the Kingdom

Temptations are always there and are difficult to overcome. As I often say, the day we feel that we are no longer subject to temptation, we really should take our pulse because we will probably be dead.

We all know, temptations are out there - waiting to catch us any time! So it is so easy for us to say to others, "Just say no," but it is difficult when we are the ones who are tempted. The complex aspect of temptations is that they all contain an element of attractiveness, an element of good. All of God's creation contains beauty. We human beings pervert that beauty and turn something that is good into bad. For example, the human body is beautiful; pornography is a perversion of the beauty. Another, example, there are wonderful medications to help people who suffer from anxiety attacks, depression, etc. The same medications are used by addicts to destroy their lives and the lives of those around them.

Believe it or not, all sin is attractive, if it weren't attractive we wouldn't be tempted by it. When someone says, "If it feels good, do it," what they are saying is that sin is acceptable as long as you are getting selfish pleasure from it. That is the way of the world. That is not the way of Jesus. Nor can it be our way.

Jesus is the conqueror of sin. But the battle was not a simple task. Jesus was tempted to save His own life and to give up and not go along with the Father's plan. But His love for the Father and His love for us were more powerful than anything the devil or the world could must up.

He beat off temptation, and then told us: "entrust your pain, your temptation and even your sin to me. I have conquered and will continue to conquer evil." When we choose Christ, the devil really doesn't stand a chance. In the Battle for the Kingdom, Jesus fights with us, finding a way for us to win, even though we are weak and often sinful.

God refuses to give up on us. Even when evil makes inroads into our lives. "See I have set my bow in the skies as a sign that I will never destroy my people." That was the promise made to seal the covenant with Noah after the flood. The bow, by the way, is the rainbow. For people of faith, the rainbow is not just a beautiful natural occurrence. It is a sign of our hope in God. When we are overwhelmed with our own human weakness, our own continual sinfulness, the rainbow reminds us: God refuses to give up on us. We can't give up on ourselves. Look at the rainbow. God is the Compassionate, the Merciful One.

The 40 days of Lent are really about loving Jesus. We spend this time looking for ways to grow in our love for our Savior. We fight off temptation with Him. We give Him our sins in confession. We unite ourselves to Him through the Eucharist and all forms of prayer. We do everything possible to allow His grace into our lives. And we recognize, as the praise and worship song goes, "His grace is enough for us."

On this First Sunday of Lent I would like to offer you a prayer that I think might help all of us to fight off the temptation to be closer with God! And here it is - entitled Heaven's Grocery Store


As I was walking down life's
highway many years ago
I came upon a sign that read
Heavens Grocery Store.

When I got a little closer
the doors swung open wide
And when I came to myself
I was standing inside.

I saw a host of angels.
They were standing everywhere
One handed me a basket and said
"My child, shop with care."

Everything a human needed
was in that grocery store
And what you could not carry
you could come back for more.

First I got some Patience.
Love was in that same row.
Further down was Understanding,
you need that everywhere you go.

I got a box or two of Wisdom
and Faith a bag or two.
And Charity, of course,
I would need some of that, too.

I couldn't miss the Holy Ghost
It was all over the place.
And then some Strength and Courage
to help me run this race.

My basket was getting full but I remembered I needed Grace,
And then I chose Salvation for
Salvation was for free
I tried to get enough of that to do for you and me.

Then I started to the counter
to pay my grocery bill,
For I thought I had everything
to do the Masters will.

As I went up the aisle I saw
Prayer and put that in,
For I knew when I stepped outside
I would run into sin.

Peace and Joy were plentiful,
the last things on the shelf.
Song and Praise were hanging near
so I just helped myself.

Then I said to the angel
"How much do I owe?"
He smiled and said
"Just take them everywhere you go."

Again I asked "Really now,
how much do I owe?"
"My child" he said,
"God paid your bill a long, long time ago."

Father Martino Nguyen Ba-Thong

http://www.fathermartino.org/
http://hayyeuthuongnhau.org/site2008/index.php?option=com_content&task=view&id=524&Itemid=1