Saturday, December 28, 2013

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ Nửa Đêm Giáng Sinh 2013

Chúa Giêsu là Ánh Sáng Chiếu Soi trong Đêm Tối

1. "Dân tộc bước đi trong u tối, đã nhìn thấy sự sáng chứa chan" (Is 9:1).

Lời tiên tri của ngôn sứ Isaia không bao giờ ngừng đánh động chúng ta, đặc biệt là khi chúng ta nghe công bố trong phụng vụ đêm Giáng Sinh. Điều này không chỉ đơn thuần là một vấn đề xúc cảm hoặc tình cảm.  Nó làm chúng ta cảm động bởi vì nó nói lên thực thể sâu xa về chúng ta là gì: là một dân đang bước đi, và tất cả chung quanh chúng ta – và cả trong chúng ta – có bóng tối và ánh sáng.  Trong đêm nay, khi tinh thần của bóng tối bao phủ thế gian, lại một lần nữa diễn ra biến cố luôn luôn làm chúng ta sửng sốt và ngạc nhiên: dân đang đi nhìn thấy một ánh sáng chứa chan.  Một ánh sáng làm cho chúng ta suy nghĩ về mầu nhiệm này: mầu niệm bước đi và nhìn thấy.

Bước đi.  Động từ này làm cho chúng ta suy nghĩ về dòng lịch sử, cuộc hành trình dài ấy là lịch sử cứu độ, bắt đầu với ông Abraham, cha của chúng ta trong đức tin, mà Chúa đã kêu gọi một ngày để ra đi, ra khỏi đất nước của ông đến một đất mà Ngài sẽ chỉ cho ông.  Kể từ đó, căn  tính của chúng ta là tín hữu đã là căn tính của một dân trên đường hành hương về đất hứa.  Lịch sử này đã luôn luôn được Chúa đi cùng!  Ngài luôn trung thành với Giao Ước và lời hứa của Ngài. "Thiên Chúa là ánh sáng, trong Ngài không có một chút tối tăm nào" (1 Ga 1:5).

Tuy nhiên, còn về phía dân chúng thì có những lúc ánh sáng và bóng tối, trung thành và bất trung, vâng lời và nổi loạn thay phiên nhau; có những khi là dân hành hương và có những khi là dân phiêu bạt.  Trong lịch sử cá nhân của chúng ta cũng vậy, có cả những lúc tươi sáng lẫn tối tăm, ánh sáng lẫn bóng tối.  Nếu chúng ta yêu mến Thiên Chúa và anh chị em mình, chúng ta đi trong ánh sáng, nhưng nếu trái tim chúng ta bị đóng lại, nếu chúng ta bị thống trị bởi tính kiêu căng, gian dối, vụ lợi, thì màn đêm phủ xuống trên chúng ta và chung quanh chúng ta.  Thánh Tông Đồ Gioan viết "Ai ghét anh em mình thì ở trong bóng tối, người ấy đi trong bóng tối, và không biết đường để đi, bởi vì bóng tối đã làm mù mắt người ấy" (1 Ga 2:11).

2. Trong đêm nay, như một ánh sáng rực rỡ bùng lên, lời loan báo của Thánh Tông Đồ vang lên: "ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người" ( Titus 2:11).

Ân sủng đã được biểu lộ trong thế giới của chúng ta là Chúa Giêsu, sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria, là người thật và là Thiên Chúa thật.  Người đã đi vào lịch sử của chúng ta, Người đã chia sẻ cuộc hành trình của chúng ta.  Người đã đến để giải thoát chúng ta khỏi bóng tối và ban cho chúng ta ánh sáng.

Trong Người ân sủng, lòng thương xót và tình yêu dịu hiền của Chúa Cha đã được tỏ lộ:  Chúa Giêsu là tình yêu nhập thể.  Người không chỉ đơn thuần là một thầy dạy sự khôn ngoan, Người không phải là một lý tưởng mà chúng ta cố gắng đạt được trong khi biết rằng mình thật là xa nó cách vô vọng.  Người là ý nghĩa của cuộc đời và lịch sử, Đấng đã cắm lều của Người ở giữa chúng ta.

3. Các mục đồng là những người đầu tiên nhìn thấy "lều" này, nhận được tin về việc giáng sinh của Chúa Giêsu.  Họ là những người đầu tiên bởi vì họ là những người ở cuối, bị bỏ rơi.  Và họ là những người đầu tiên bởi vì họ đã tỉnh thức, họ canh thức trong đêm, bảo vệ đàn chiên của họ. Cùng với họ, chúng ta hãy tạm dừng trước Hài Nhi, chúng ta hãy tạm dừng trong im lặng.  Cùng với họ, chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì đã ban Chúa Giêsu cho chúng ta, và với họ để chúng ta hãy nâng lên từ đáy lòng chúng ta những lời khen ngợi lòng trung tín của Ngài:  Chúng con chúc tụng Chúa, lạy Chúa là Thiên Chúa tối cao, Đấng hạ mình xuống vì chúng con.  Chúa thật là bao la, và Chúa đã làm cho mình thành bé nhỏ; Chúa rất giàu có và Chúa đã làm mình ra nghèo hèn; Chúa là Đấng Toàn Năng và Chúa đã làm cho mình thành yếu đuối.

Trong đêm nay chúng ta hãy chia sẻ niềm vui của Tin Mừng:  Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Ngài quá yêu thương chúng ta đến nỗi đã ban Con Một của Ngài làm Anh chúng, làm ánh sáng trong bóng tối của chúng ta.  Với chúng ta Chúa lặp lại : "Đừng sợ!" (Lc 2:10).  Và tôi cũng nhắc lại: Đừng sợ!  Cha của chúng ta rất kiên nhẫn, Ngài yêu thương chúng ta, Ngài cho chúng ta Chúa Giêsu để hướng dẫn chúng ta trên con đường đến miền đất hứa.  Chúa Giêsu là ánh sáng chiếu soi bóng tối.  Người là sự bình an của chúng ta.  Amen.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

SOLEMNITY OF THE NATIVITY OF THE LORD
HOMILY OF POPE FRANCIS

Vatican Basilica
Tuesday, 24 December 2013


1. "The people who walked in darkness have seen a great light" (Is 9:1).

This prophecy of Isaiah never ceases to touch us, especially when we hear it proclaimed in the liturgy of Christmas Night. This is not simply an emotional or sentimental matter. It moves us because it states the deep reality of what we are: a people who walk, and all around us – and within us as well – there is darkness and light. In this night, as the spirit of darkness enfolds the world, there takes place anew the event which always amazes and surprises us: the people who walk see a great light. A light which makes us reflect on this mystery: the mystery of walking and seeing.

Walking. This verb makes us reflect on the course of history, that long journey which is the history of salvation, starting with Abraham, our father in faith, whom the Lord called one day to set out, to go forth from his country towards the land which he would show him. From that time on, our identity as believers has been that of a people making its pilgrim way towards the promised land. This history has always been accompanied by the Lord! He is ever faithful to his covenant and to his promises. Because he is faithful, "God is light, and in him there is no darkness at all" (1 Jn 1:5). Yet on the part of the people there are times of both light and darkness, fidelity and infidelity, obedience, and rebellion; times of being a pilgrim people and times of being a people adrift.

In our personal history too, there are both bright and dark moments, lights and shadows. If we love God and our brothers and sisters, we walk in the light; but if our heart is closed, if we are dominated by pride, deceit, self-seeking, then darkness falls within us and around us. "Whoever hates his brother – writes the Apostle John – is in the darkness; he walks in the darkness, and does not know the way to go, because the darkness has blinded his eyes" (1 Jn 2:11). A people who walk, but as a pilgim people who do not want to go astray.

2. On this night, like a burst of brilliant light, there rings out the proclamation of the Apostle: "God's grace has been revealed, and it has made salvation possible for the whole human race" (Tit 2:11).

The grace which was revealed in our world is Jesus, born of the Virgin Mary, true man and true God. He has entered our history; he has shared our journey. He came to free us from darkness and to grant us light. In him was revealed the grace, the mercy, and the tender love of the Father: Jesus is Love incarnate. He is not simply a teacher of wisdom, he is not an ideal for which we strive while knowing that we are hopelessly distant from it. He is the meaning of life and history, who has pitched his tent in our midst.

3. The shepherds were the first to see this "tent", to receive the news of Jesus' birth. They were the first because they were among the last, the outcast. And they were the first because they were awake, keeping watch in the night, guarding their flocks. The pilrim is bound by duty to keep watch and the shepherds did just that. Together with them, let us pause before the Child, let us pause in silence. Together with them, let us thank the Lord for having given Jesus to us, and with them let us raise from the depths of our hearts the praises of his fidelity: We bless you, Lord God most high, who lowered yourself for our sake. You are immense, and you made yourself small; you are rich and you made yourself poor; you are all-powerful and you made yourself vulnerable.

On this night let us share the joy of the Gospel: God loves us, he so loves us that he gave us his Son to be our brother, to be light in our darkness. To us the Lord repeats: "Do not be afraid!" (Lk 2:10). As the angels said to the shepherds: "Do not be afraid!". And I also repeat to all of you: Do not be afraid! Our Father is patient, he loves us, he gives us Jesus to guide us on the way which leads to the promised land. Jesus is the light who brightens the darkness. He is mercy: our Father always forgives us. He is our peace. Amen.

© Copyright - Libreria Editrice Vaticana
http://www.vatican.va/holy_father/francesco/homilies/2013/documents/papa-francesco_20131224_omelia-natale_en.html

Sunday, December 8, 2013

Một Giáo Hội cho Người Nghèo

Vũ Văn An

"Biết bao người nghèo vẫn còn đang hiện diện trên thế giới! Và họ phải chịu đau khổ lớn lao đến chừng nào!". Với những lời lẽ này, đức tân giáo hoàng Phanxicô đã giải thích cho các nhà ngoại giao quốc tế tại Vatican ngày 22 tháng Ba 2013 lý do tại sao ngài chọn tên Phanxicô lúc được bầu. Và từ ngày đó, ngài không ngừng nói tới tai tiếng nghèo khó của thế giới dư thừa như thách đố luân lý xé lòng nhất đối với Giáo Hội và toàn thể cộng đồng nhân loại.

Một phần, sứ điệp của Đức Giáo Hoàng kêu gọi ta đích thân hồi tâm, vì đã để cho các mẫu mực duy vật chủ nghĩa thống trị đời ta và làm méo mó nhân tính ta. Đức Phanxicô làm tất cả chúng ta cảm thấy khó chịu đến nỗi trong sự khó chịu này, ta buộc phải thừa nhận và đối chất với việc ta đã ra xa lạ đối với nhân tính ta. Sự ra xa lạ này diễn ra khi ta tìm hạnh phúc nơi các đồ vật thay vì, nơi mối tương quan với Thiên Chúa và người khác.

Sứ điệp của Đức Phanxicô cũng là lời mời gọi ta hồi tâm về văn hóa, bằng cách bóc trần 3 nền văn hóa giả tạo mà chủ nghĩa duy vật đã tạo nên trên thế giới: văn hóa tiện nghi tức nền văn hóa khiến ta chỉ nghĩ đến ta; văn hóa phí phạm, tức nền văn hóa chỉ biết nắm lấy các quà phúc của tạo thế để hưởng thụ chốc lát rồi vứt bỏ; và văn hóa dửng dưng, tức nền văn hóa khiến ta vô cảm đối với đau khổ của người khác, bất kể đau khổ này cùng cực như thế nào, được chịu đựng ra sao. Lời lẽ của Đức Phanxicô về hiện tượng "hoàn cầu hóa sự dửng dưng" khiến ta nhớ tới nhận xét sắc cạnh của Đức Bênêđíctô trong thông điệp "Bác ái trong chân lý" (2009): "Xã hội càng trở nên hoàn cầu hóa, nó càng biến ta thành người hàng xóm, chứ không làm ta thành anh em".

Và sau cùng, sứ điệp của Đức Phanxicô cũng nói tới cải tổ cơ cấu trên thế giới. Vào tháng Sáu, ngài giải thích rằng "Phải tìm ra cách để giúp mọi người thừa hưởng được hoa quả của trái đất, chứ không chỉ để lấp khoảng phân cách giữa người giầu có và những ai phải bằng lòng với các mẩu bánh rớt từ trên bàn xuống". Đức Phanxicô từng cho thấy rõ: không thể lấy cuộc trì trệ kinh tế hiện nay làm cớ để không hành động. Đúng hơn, ta cần phải tức khắc khởi sự "một kích thích mới để buộc quốc tế phải hành động vì người nghèo, một kích thích được gợi hứng bởi một điều gì khác hơn là thiện chí đơn thuần, hoặc, tệ hơn, bởi những lời hứa rất thường bị quên lãng".

Giáo huấn của Đức Giáo Hoàng về quyền lợi của người nghèo có nhiều hệ luận lớn lao đối với nền văn hóa và chính trị của Hoa Kỳ và Giáo Hội tại nước này. Giáo huấn này đòi cuộc bàn luận về chính trị của người Công Giáo Hoa Kỳ hiện nay phải có sự biến đổi, một biến đổi phản ảnh 3 chủ đề: ưu tiên hóa vấn đề nghèo đói, chú mục không những vào các sự ác nội tại mà vào cả tội lỗi có tính cơ cấu nữa, và hành động khôn ngoan khi đem áp dụng các nguyên tắc luân lý Công Giáo vào các luật lệ đặc thù.

Ưu tiên hóa vấn đề nghèo đói

Trách nhiệm luân lý sâu xa của Hoa Kỳ trong trận tuyến chống nghèo đói khắp địa cầu phát khởi từ sức mạnh lớn lao của nước này đối với nền kinh tế thế giới. Hơn bất cứ quốc gia nào, Hoa Kỳ có khả năng ảnh hưởng tới các liên hệ giao thương, có sẵn vốn và điều kiện thuận lợi về thị trường. Nếu phải thực thi viễn kiến của Đức Phanxicô về một thế giới với các cơ cấu giao thương và tài chánh thực sự công bình, thì Hoa Kỳ và Âu Châu hẳn phải đóng vai trò hàng đầu trong việc thay đổi các qui định hiện nay, là những qui định thường biến các thị trường mới khai sinh tại các nước nghèo thành nạn nhân.

Thêm vào đó, Hoa Kỳ và các nước giầu có nhất trong cộng đồng thế giới có trách nhiệm luân lý phải chia sẻ sự dư thừa của họ với các dân tộc nghèo nàn nhất trong gia đình nhân loại. Năm 2002, các nước giầu có trên thế giới từng hứa dành 0.7 sản lượng sổi nội địa để giảm nghèo cho tới năm 2015. Mức đầu tư này đáng lẽ đã loại trừ phần lớn cảnh nghèo cùng cực trên thế giới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và phần lớn các cường quốc kinh tế hàng đầu đã thoái thác cam kết của mình. Hiện nay, Hoa Kỳ chỉ dành 0.2 phần trăm sản lượng sổi nội địa cho các trợ giúp phát triển. Kết quả, hàng triệu trẻ em chết mỗi năm do bệnh tật và thiếu dinh dưỡng, thẩy đều có thể ngăn cản được. Đây là tội xã hội, phát sinh từ các quyết định cá nhân. Đây chính là "nền văn hóa dửng dưng có tính hoàn cầu" khiến ta quay mặt để mặc các chính phủ cố tình đưa ra nhiều quyết định nhằm tăng tiến nền văn hóa tiện nghi mà quên mất hằng hà sa số nhân mạng bị hy sinh vì cái tiện nghi này.

Tại Hoa Kỳ, ta cũng đã quay mặt làm ngơ sự bất quân bình ngày càng lớn ở trong nước; sự bất quân bình này đang tiêu diệt nhiều cuộc đời và làm tan nát nhiều tinh thần. Đức Phanxicô trực tiếp nói về điều này: "Trong khi lợi tức của một thiểu số tăng theo lũy thừa, thì lợi tức của đa số xuống đến mức tận cùng. Sự bất quân bình này là kết quả của các ý thức hệ chủ trương tính độc lập tuyệt đối cho thị trường và việc đầu tư tài chánh, và do đó, bác bỏ quyền can thiệp của nhà nước, là cơ cấu có nhiệm vụ cung cấp ích chung". Trong lịch sử vĩ đại của mình, Hoa Kỳ vốn tượng trưng cho tính linh động về kinh tế và giai cấp trung lưu, nay đang phản ảnh một sự cách biệt trắng trợn về lợi tức và giầu có, gây trở ngại cho tính linh động kia. Người nghèo bị cuộc tranh luận chính trị của Hoa Kỳ quên lãng và đang phải gánh chịu nhiều cắt giảm trong trợ giúp của chính phủ, nhất là ở cấp tiểu bang.

Nếu Giáo Hội Công Giáo thực sự muốn là một "Giáo Hội cho người nghèo" tại Hoa Kỳ, nó phải nâng vấn đề nghèo đói lên hàng đầu trong nghị trình chính trị của mình, coi nghèo đói, giống như phá thai, là vấn đề luân lý nổi bật được cộng đồng Công Giáo theo đuổi lúc này trong lịch sử Hoa Kỳ. Cả phá thai lẫn nghèo đói, với sự hỗ trợ của các chính phủ, đang là nguyên nhân cho cái chết của hàng triệu trẻ em trên thế giới. Cả phá thai lẫn nghèo đói, theo cách và mức độ riêng, đều đang tấn công vào chính cốt lõi nhân phẩm, biến sự sống thành dụng cụ trong nền văn hóa vứt bỏ. Tiếng kêu của trẻ chưa sinh và tiếng kêu của người nghèo phải nằm ở cốt lõi các bàn luận chính trị của người Công Giáo trong những năm sắp tới vì các thực tại này đang bỏ xa các đe doạ khác đối với sự sống và phẩm giá con người trong xã hội hiện nay.

Tội lỗi có tính cơ cấu

Một khía cạnh nữa trong việc thay đổi các tranh luận chính trị của người Công Giáo là phải chú mục hơn nữa vào tội lỗi có tính cơ cấu, một thay đổi hết sức cần thiết. Trong việc theo đuổi các yếu tố chủ chốt của ích chung, tội lỗi có tính cơ cấu thực sự có liên quan hơn là tội lỗi có tính nội tại (intrinsic evils).

Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo định nghĩa ích chung là "tổng số các điều kiện xã hội giúp người ta, trong tư cách nhóm hay cá nhân, đạt tới sự thành toàn của họ một cách trọn vẹn và dễ dàng hơn". Có ba yếu tố trong ích chung: tôn trọng các quyền căn bản và bất khả nhượng của con người nhân bản, an vui và phát triển xã hội, ổn định và an ninh của trật tự chính đáng. Ích chung chủ yếu được thực hiện bởi nhiều định chế xã hội: gia đình, cộng đồng tôn giáo, cơ sở kinh doanh, nghiệp đoàn và các cơ quan phục dịch, là các định chế ở bên ngoài chính phủ. Tuy nhiên, muốn nó thành tựu, yếu tố chủ chốt vẫn phải do chính phủ đảm nhiệm. Linh mục John Courtney Murray, Dòng Tên, gọi yếu tố chủ chốt này là "trật tự công cộng".

Sứ mệnh của cộng đồng Công Giáo trong lãnh vực trật tự công cộng tại Hoa Kỳ là thúc đẩy một cách toàn bộ để chính phủ tập chú vào việc thăng tiến nhân quyền, phát triển và hoà bình xã hội. Một phần trong thúc đẩy này phải đề cập tới vấn đề sự ác nội tại (intrinsic evil), tức các hành vi không bao giờ được biện minh bất chấp ý hướng và hoàn cảnh, như giết người, diệt chủng, phá thai, an tử, kỳ thị chủng tộc, tra tấn, tự tử và nạn nô lệ.

Sự ác nội tại luôn luôn xấu ở bất cứ đâu, nhưng không phải mọi hành vi ác ngay trong chúng đều thuộc lãnh vực trật tự công cộng và thuộc vai trò của chính phủ. Các hành vi ác ngay trong chúng như ngoại tình và phạm thượng luôn luôn xấu, nhưng chúng đâu thuộc quyền tài phán của chính phủ. Một số hành vi tự chúng xấu như kỳ thị chủng tộc một phần thuộc phạm vi chính phủ, một phần không thuộc phạm vi này. Kỳ thị chủng tộc trong lãnh vực nhà ở và việc làm tất nhiên phải bị luật lệ nghiêm cấm, nhưng những nhận xét kỳ thị chủng tộc trong các truyện trò tư riêng đâu có thể nghiêm cấm được như thế. Cuối cùng, có những hành vi ác một cách nghiêm trọng và đi ngược lại luật lệ xã hội đến độ chống đối chúng là điều chủ yếu đối với sứ mệnh tìm kiếm ích chung của người Công Giáo. Phá thai và an tử thuộc loại ác này vì chúng liên lụy tới bổn phận nền tảng nhất của chính phủ, là phải ngăn cản việc sát hại mạng sống những người ngây thơ vô tội.

Điều chủ yếu là phải hoàn toàn thừa nhận bản chất của cái ác nội tại và mối liên hệ của nó với ích chung. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, nhiều luận chứng đã được nêu ra trong các bàn luận chính trị của người Công Giáo nhằm mục đích cho rằng các vấn đề liên quan tới các hành vi ác nội tại tự động chiếm ưu tiên trong trật tự công cộng hơn các vấn đề ác khác như nghèo đói, chiến tranh, luật lệ di dân bất chính và việc thiếu công lý phục hồi (restorative justice) trong hệ thống hình sự. Hậu quả là nhiều người Công Giáo coi các vấn đề chủ chốt khác trong giáo huấn xã hội của Giáo Hội chỉ có tính nhiệm ý.

Các tuyên bố của Đức Phanxicô về nghèo đói cho thấy tại sao các vấn đề thuộc sự ác nội tại không tự động có tính ưu tiên trong việc phát huy ích chung. Phạm trù sự ác nội tại rất cần để nhận diện sự ác nội tại ngay trong một số loại hành động. Tuy nhiên, nghèo đói không phải là hành động một lần mà có. Nó là kết quả của vô số hành động nhân bản với những mức độ trách nhiệm khác nhau, nhằm tạo ra các cơ cấu và thực hành xã hội đầy rẫy vị kỷ và sự ác. Phạm trù sự ác nội tại không nắm bắt được loại sự ác cố thủ sẵn trong nghèo đói. Ấy thế nhưng Đức Phanxicô rõ ràng muốn dạy ta rằng giảm nghèo đói phải nằm ở tâm điểm sứ mệnh của Giáo Hội. Nó không có tính nhiệm ý hoặc phụ thuộc.

Giống như chiến tranh, hay việc bóc lột các di dân không có giấy tờ và hệ thống công lý hình sự bị bóp méo của Hoa Kỳ, nghèo đói là tội cơ cấu bắt nguồn từ chính sinh hoạt của xã hội và của chính phủ. Tội cơ cấu là hậu quả của các tội bản thân từng hợp quần tạo ra các tình huống và định chế xã hội hoàn toàn đi ngược lại lòng nhân hậu của Thiên Chúa.

Đức Phanxicô cho thấy rõ thực tại và tính phi ngã của tội cơ cấu khi ngài tới thăm Lampudesa, nơi hàng trăm di dân không giấy tờ chết vì đắm tầu khi đi tìm cuộc sống mới tại Ý. Ngài đặt câu hỏi: "Ai chịu trách nhiệm đối với máu của những anh chị em này của ta? Không ai cả! Đó là câu trả lời của ta. Không phải tôi; tôi đâu có liên quan gì tới họ; chắc chắn phải là ai khác, chứ nhất định không phải tôi. Ấy thế nhưng Thiên Chúa từng hỏi mỗi người chúng ta: 'máu của em ngươi đang kêu tới ta hiện đang ở đâu?'".

Trong việc phát huy ích chung, có yếu tố tuỳ ở việc chống lại các hành vi tự chúng xấu. Có yếu tố liên quan tới vấn đề tội cơ cấu. Thông điệp "Chân Lý Sáng Ngời" năm 1993 nhắc ta nhớ tới các yếu tố khác nữa, thuộc phạm trù sự thiện vĩ đại, như viễn kiến liên đới xã hội của Đức Gioan Phaolô II, hay các suy tư đầy tính khám phá về việc quản lý tạo dựng của Đức Bênêđíctô XVI. Không hề có một phạm trù đơn độc nào về tội hay sự ác, sự thiện xã hội hay nhân đức, giúp ta biện phân các ưu tư của Giáo Hội về trật tự công cộng. Ý niệm ích chung, tự bản chất, vốn có nhiều chiều kích, do đó, bất cứ cố gắng nào nhằm tối thiểu hóa các chiều kích này đều bóp méo di sản và giáo huấn của ta.

Vai trò của khôn ngoan

Vai trò khôn ngoan vốn là một trong các yếu tố bị sử dụng sai lạc hơn hết trong các bàn luận chính trị của người Công Giáo Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Nhất là trong những năm có tổng tuyển cử, người ta thường quả quyết rằng các vấn đề liên quan tới sự ác nội tại không nhất thiết đòi sự phán đoán khôn ngoan, trong khi các sự ác nghiêm trọng khác như chiến tranh, nghèo đói hay xử bất công với di dân mới là các vấn đề nặng về khôn ngoan; đối với các vấn đề này người thiện chí có thể bất đồng với nhau.

Thực ra, khôn ngoan là yếu tố cần thiết của bất cứ cố gắng nào nhằm phát huy ích chung qua hành động của chính phủ. Từ nguyên tắc luân lý rõ ràng nhất bước qua luật lệ hay hành động hành chánh đặc thù đều đòi phải có chiến thuật, đặt ưu tiên và tính thực tiễn. Dù là thế chăng nữa, cũng không có luật lệ hay chương trình nào có thể nói hết được sự minh nhiên và viên mãn của nguyên tắc luân lý này.

Chỉ cần xét vấn đề phá thai, là vấn đề có lẽ đại diện cho việc áp dụng đơn giản nhất vào luật một nguyên tắc luân lý Công Giáo hết sức rõ ràng và có tính trói buộc. Giáo huấn Công Giáo rõ ràng đòi ta phải có các luật lệ cứng rắn và hữu hiệu chống lại việc phá thai. Nhưng luật có nên kết tội phá thai cho người mẹ hay cho những người thi hành việc phá thai không? Hoặc giả ta nên có những chế tài phi hình sự? Đâu là phương thức tốt nhất để đặt việc phá thai ra ngoài vòng pháp luật: thông báo cho phụ huynh và ngăn cấm phá thai ở giai đoạn cuối, hay áp lực ngay lập tức để có được những ngăn cấm toàn diện? Đây là những câu hỏi mà người thiện chí có thể bất đồng mà vẫn phù hợp với giáo huấn Công Giáo, vì mọi đề xuất này đều tìm cách thực hiện nguyên tắc nòng cốt là luật phải bảo vệ mạng sống của trẻ chưa sinh. Điều này hoàn toàn khác với một ứng cử viên từ khước không chịu bỏ phiếu cho bất cứ dự luật hạn chế phá thai nào và biện luận rằng mình thực sự làm nhiều hơn trong việc giảm thiểu con số phá thai qua các chương trình trợ giúp người nghèo và chăm sóc sức khỏe. Một ứng cử viên như thế quả đã bác bỏ bản chất nòng cốt của giáo huấn Công Giáo về phá thai và luật dân sự.

Giáo huấn nòng cốt của Giáo Hội về vai trò của chính phủ trong việc chống nghèo đói nói rằng song song với việc phát huy các điều kiện có thể cung cấp công ăn việc làm có ý nghĩa cho công dân của mình, các chính phủ còn phải cung cấp các định mức lương bổng, y tế và nhà ở hợp nhân phẩm nữa. Ngoài ra, như Đức Phanxicô từng dạy nhiều lần, các quốc gia giầu có còn có nghĩa vụ phải cố gắng hết sức để giảm thiểu các bất quân bình lộ liễu về giầu có bên trong biên giới của mình và cả bên ngoài nữa.

Thực hiện các mục tiêu này đòi một loạt các quyết định khôn ngoan phức tạp liên quan tới cơ cấu tài chánh, các sáng kiến tạo ra của cải và các chương trình trợ giúp thu nhập để thăng tiến đời sống gia đình, chứ không xâm hại đời sống này. Nhiều thứ chọn lựa loại này tương hợp hoàn toàn với các giáo huấn Công Giáo về công bằng kinh tế.

Tuy nhiên, các quyết định nào của công dân hay của viên chức công nhằm giảm thiểu một cách có hệ thống, và do đó, một cách bất công, sự trợ giúp tài chánh của chính phủ dành cho người nghèo, đều rõ ràng bác bỏ các giáo huấn Công Giáo về nghèo đói và công bằng kinh tế. Các quyết định về chính sách nào nhằm giảm thiểu việc trợ giúp các nước nghèo phát triển đều bác bỏ các giáo huấn nòng cốt của Công Giáo. Các chính sách thuế khóa nào nhằm gia tăng thay vì giảm thiểu các bất quân bình đều cũng bác bỏ các giáo huấn Công Giáo nòng cốt. Bản chất và cung giọng các tuyên bố của Đức Phanxicô về nghèo đói và sự ác trên thế giới mạnh mẽ cho ta thấy điều nnày: dù khôn ngoan là điều cần thiết đối với việc lên chính sách lành mạnh cho kinh tế, bản chất tuyệt đối của giáo huấn Công Giáo về công bình kinh tế vẫn là điều rất rõ ràng và có tính trói buộc.

Giáo huấn của Đức Phanxicô về "một Giáo Hội cho người nghèo" không những nói đến tính trung tâm của việc giải quyết nghèo đói, coi nó như một mệnh lệnh đối với người Công Giáo trong lãnh vực công, mà còn kêu gọi ta nhìn một cách mới mẻ vào bản chất của ích chung trong xã hội và làm cách nào thực hiện được nó. Chúng ta được mời gọi coi các vấn đề phá thai và nghèo đói, hôn nhân và quyền di dân, an tử và chiến tranh, tự do tôn giáo và công lý phục hồi, không như các giải pháp chống chọi nhau thường thấy trong khuôn khổ đảng phái, mà như một chuỗi liên tục (continuum) có tính bổ túc cho nhau giữa sự sống và phẩm giá. Ta được kêu gọi tạo ra một cuộc đàm đạo chính trị của người Công Giáo biết chủ trương rằng các vấn đề lớn lao nhất của thời ta chỉ có thể được giải quyết với một viễn kiến bắt nguồn từ phẩm giá siêu việt của con người nhân bản. Vì nhiên hậu, mục đích mọi cuộc đàm đạo chính trị của người Công Giáo phải là giúp đất nước mình biết nhìn các đau thương và cố gắng nhân bản không qua lăng kính chính trị mà qua tầm nhìn của chính Thiên Chúa.

Phóng dịch bài "A Church for the poor" của Đức Cha Robert W. McElroy, giám mục phụ tá San Francisco, America, số 21 tháng Mười, 2013.

Vũ Văn An

Thursday, November 28, 2013

Pope Francis' Homily at the Closing Mass for the Year of Faith

VATICAN CITY, November 24, 2013 (Zenit.org) - Here is the translation of the Holy Father's homily at the Closing Mass for the Year of Faith held in St. Peter's Square today.

* * *

Today’s solemnity of Our Lord Jesus Christ, King of the Universe, the crowning of the liturgical year, also marks the conclusion of the Year of Faith opened by Pope Benedict XVI, to whom our thoughts now turn with affection and gratitude for this gift which he has given us. By this providential initiative, he gave us an opportunity to rediscover the beauty of the journey of faith begun on the day of our Baptism, which made us children of God and brothers and sisters in the Church. A journey which has as its ultimate end our full encounter with God, and throughout which the Holy Spirit purifies us, lifts us up and sanctifies us, so that we may enter into the happiness for which our hearts long.

I offer a cordial and fraternal greeting to the Patriarchs and Major Archbishops of the Eastern Catholic Churches present. The exchange of peace which I will share with them is above all a sign of the appreciation of the Bishop of Rome for these communities which have confessed the name of Christ with exemplary faithfulness, often at a high price.

With this gesture, through them, I would like to reach all those Christians living in the Holy Land, in Syria and in the entire East, and obtain for them the gift of peace and concord.

The Scripture readings proclaimed to us have as their common theme the centrality of Christ. Christ is at the centre, Christ is the centre. Christ is the centre of creation, Christ is the centre of his people and Christ is the centre of history.

1. The apostle Paul, in the second reading, taken from the letter to the Colossians, offers us a profound vision of the centrality of Jesus. He presents Christ to us as the first-born of all creation: in him, through him and for him all things were created. He is the centre of all things, he is the beginning: Jesus Christ, the Lord. God has given him the fullness, the totality, so that in him all things might be reconciled (cf. Col1:12-20). He is the Lord of creation, he is the Lord of reconciliation.

This image enables to see that Jesus is the centre of creation; and so the attitude demanded of us as true believers is that of recognizing and accepting in our lives the centrality of Jesus Christ, in our thoughts, in our words and in our works. And so our thoughts will be Christian thoughts, thoughts of Christ. Our works will be Christian works, works of Christ; and our words will beChristian words, words of Christ. But when this centre is lost, when it is replaced by something else, only harm can result for everything around us and for ourselves.

2. Besides being the centre of creation and the centre of reconciliation, Christ is the centre of the people of God. Today, he is here in our midst. He is here right now in his word, and he will be here on the altar, alive and present amid us, his people. We see this in the first reading which describes the time when the tribes of Israel came to look for David and anointed him king of Israel before the Lord (cf. 2 Sam 5:1-3). In searching for an ideal king, the people were seeking God himself: a God who would be close to them, who would accompany them on their journey, who would be a brother to them.

Christ, the descendant of King David, is really the"brother" around whom God’s people come together. It is he who cares for his people, for all of us, even at the price of his life. In him we are all one, one people, united with him and sharing a single journey, a single destiny. Only in him, in him as the centre, do we receive our identity as a people.

3. Finally, Christ is the centre of the history of humanity and also the centre of the history of every individual. To him we can bring the joys and the hopes, the sorrows and troubles which are part of our lives. When Jesus is the centre, light shines even amid the darkest times of our lives; he gives us hope, as he does to the good thief in today’s Gospel.

Whereas all the others treat Jesus with disdain – "If you are the Christ, the Messiah King, save yourself by coming down from the cross!" – the thief who went astray in his life but now repents, clings to the crucified Jesus and begs him: "Remember me, when you come into your kingdom" (Lk 23:42). Jesus promises him: "Today you will be with me in paradise" (v.43), in his kingdom. Jesus speaks only a word of forgiveness, not of condemnation; whenever anyone finds the courage to ask for this forgiveness, the Lord does not let such a petition go unheard. Today we can all think of our own history, our own journey. Each of us has his or her own history: we think of our mistakes, our sins, our good times and our bleak times. We would do well, each one of us, on this day, to think about our own personal history, to look at Jesus and to keep telling him, sincerely and quietly: "Remember me, Lord, now that you are in your kingdom! Jesus, remember me, because I want to be good, but I just don’t have the strength: I am a sinner, I am a sinner. But remember me, Jesus! You can remember me because you are at the centre, you are truly in your kingdom!" How beautiful this is! Let us all do this today, each one of us in his or her own heart, again and again. "Remember me, Lord, you who are at the centre, you who are in your kingdom".

Jesus’ promise to the good thief gives us great hope: it tells us that God’s grace is always greater than the prayer which sought it. The Lord always grants more, he is so generous, he always gives more than what he has been asked: you ask him to remember you, and he brings you into his kingdom! Let us go forward together on this road!

Source: http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-homily-at-the-closing-mass-for-the-year-of-faith

Saturday, November 16, 2013

Pope Francis: Greed destroys people, families

Text from page http://en.radiovaticana.va/news/2013/10/21/pope_francis:_greed_destroys_people,_families/en1-739140 of the Vatican Radio website

(Vatican Radio) Greed, attachment to money, destroys people, destroys families and relationships with others: That was Pope Francis’ message this morning during Mass in Santa Marta. The invitation is not to choose poverty per se, but to use the wealth that God gives us to help those in need.

Commenting on the day’s Gospel, in which a man asks Jesus to intervene to resolve a problem of inheritance with his brother, the Pope spoke about the problem of our relationship with money:

This is a day-to-day problem. How many families have we seen destroyed by the problem of money? Brother against brother, father against son. This is the first result that this attitude of being attached to money does: it destroys! When a person is attached to money, he destroys himself, he destroys the family. Money destroys! It does, doesn’t it? It binds you. Money serves to bring about many good things, so many works for human development, but when your heart is attached in this way, it destroys you.

Jesus tells the parable of the rich man who lives to gather “treasures for himself but is not rich in what matters to God.” Jesus’ warning is to stay away from any kind of greed:

That’s what does harm: greed in my relationship with money. Having more, having more, having more... It leads you to idolatry, it destroys your relationship with others. It’s not money, but the attitude, what we call greed. Then too this greed makes you sick, because it makes you think of everything in terms of money. It destroys you, it makes you sick. And in the end – this is the most important thing – greed is an instrument of idolatry because it goes along a way contrary to what God has done for us. Saint Paul tells us that Jesus Christ, who was rich, made Himself poor to enrich us. That is the path of God: humility, to lower oneself in order to serve. Greed, on the other hand, takes us on a contrary path: You, who are a poor human, make yourself God for vanity’s sake. It is idolatry!

This is the reason, the Pope continued, why Jesus says things “so hard, so strong against this attachment to money. He tells us that you can’t serve two masters: both God and money. He tells us not to worry, that God knows what we need” and He invites us “to trusting abandonment to the Father, who makes the lilies of the field flower, and feeds the birds.” The rich man of the parable continues to think only of his riches, but God says to him: “You fool, this night your life will be demanded of you!” “This path is contrary to the path of God,” the Pope concluded. “It is foolishness, it takes you far from life, it destroys all human fraternity”:

The Lord teaches us the path: not the path of poverty for poverty’s sake. No! It is the way of poverty as an instrument, so that God may be God, so that He will be the only Lord! Not the golden idols! And all the goods that we have, the Lord gives them to us to advance the world, to advance humanity, to help, to help others. Today may the Word of the Lord remain in our hearts: “Take care to guard against all greed, for though one may be rich, one’s life does not consist of possessions.

Sunday, November 10, 2013

Kinh Thánh với Tràng Hạt Mân Côi - Năm Sự Sáng

Audio Năm Sự  Sáng thực hiện bởi chương trình phát thanh Tiếng Vọng Tình Thương, SaigonEcho.com.

Bài suy niệm của Ðức Cha Phaolô Bùi Văn Ðọc, Tổng Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Sài Gòn

A. NĂM SỰ VUI
B. NĂM SỰ THƯƠNG
C. NĂM SỰ MỪNG
D. NĂM SỰ SÁNG

Thiên Chúa là Ánh Sáng (1 Ga 1, 5). Chúa Kitô, Chúa chúng ta là Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, là Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải tạo thành. Người đã nhập thể trong lòng trinh nữ Maria và đã làm người. Người được Thiên Chúa sai đền trần gian để cứu độ trần gian. Người là Đấng Cứu Độ duy nhất đến từ Thiên Chúa, và mạc khải cho chúng ta biết Tình Yêu của Thiên Chúa.

Người là Ánh Sáng trần gian (Ga 8, 12), là Ánh Sáng chiếu soi trong bóng tối (Ga 1, 5). Người là Ánh Sáng soi đường cho dân ngoại  (Lc 2, 32). Nhờ Người mà chúng ta được biết Thiên Chúa và được sống đời đời (Ga 17, 3).

Giáo Hội vẫn coi các mầu nhiệm của Chúa và Đức Mẹ được nhắc tới trong tràng hạt Mân Côi là bản tóm lược sách Tin Mừng, tóm lược các mầu nhiệm cứu độ có liên quan tới Chúa Giêsu. Năm Sự Vui nói đến mầu nhiệm nhập thể và cuộc đời niên thiếu của Chúa Giêsu. Năm Sự Thương nói về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa. Năm Sự Mừng nói về sự Phục Sinh vinh hiển của Chúa và vinh quang của Đức Mẹ.

Nhưng chưa có bản tóm lược về cuộc đời công khai của Chúa Giêsu. Cuộc đời công khai ấy rất quan trọng, để chúng ta có thể hiểu một cách trọn vẹn và sâu xa chân tính và sứ vụ của Chúa Giêsu. Người là ai? Người đến thế gian để làm gì? Người mang gì đến cho trần gian? Điều quan trọng nhất mà người mang đến cho nhân loại, chính là ánh sáng ban sự sống. Người đến cho nhân loại được sống và sống dồi dào (Ga 10, 10).

Năm mầu nhiệm đời sống công khai của Chúa được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ Nhị công bố trong tông thư về tràng hạt Mân Côi được gọi là các mầu nhiệm ánh sáng , vì tất cả đều nhấn mạnh đến Chúa là Ánh Sáng Mạc khải . Các sự kiện được nhắc đến trong các mầu nhiệm đều là những biến cố mạc khải: Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan, phép lạ tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng Nước Trời, Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor, Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể. Các biến cố ấy mạc khải chương trình và tình yêu của Chúa Cha, việc hoàn tất chương trình cứu độ nơi con người và sứ vụ của Chúa Giêsu.

Chúng ta hãy chiêm ngắm các mầu nhiệm ấy với lòng ngưỡng mộ và yêu mến Chúa Giêsu, với ước muốn thực thi Lời của Người, ước muốn được biết Chúa Cha nhờ mạc khải của Chúa Giêsu, ước muốn được cứu độ và được sống viên mãn.

Thứ nhất: Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. “Đúng theo lời đó, ông Gio-an Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội.(Mc 1, 4)

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. “Mọi người từ khắp miền Giu-đê và thành Giê-ru-sa-lem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan.(Mc 1, 5)
* Kính mừng...

3. “Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng.(Mc 1, 6)
* Kính mừng...

4. “Ông rao giảng rằng: "Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người." “” (Mc 1, 7)
* Kính mừng...

5. “Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần." (Mc 1, 8)
* Kính mừng...

6. “Hồi ấy, Đức Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan.(Mc 1, 9)
* Kính mừng...

7. “Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình.(Mc 1, 10)
* Kính mừng...

8. “Lại có tiếng từ trời phán rằng: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con." (Mc 1, 11)
* Kính mừng...

9. “Ông Gio-an còn làm chứng: "Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người." (Ga 1, 32)
* Kính mừng...

10. “Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: "Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần." (Ga 1, 33)
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ hai: Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. "Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giêsu." (Ga 2:1)

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. "Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người: "Họ hết rượu rồi." " (Ga 2:3)
* Kính mừng...

3. "Đức Giê-su đáp: "Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến." " (Ga 2:4)
* Kính mừng...

4. "Thân mẫu Người nói với gia nhân: "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo."" (Ga 2:5)
* Kính mừng...

5. "Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước." (Ga 2:6)
* Kính mừng...

6. "Đức Giê-su bảo họ: "Các anh đổ đầy nước vào chum đi!" Và họ đổ đầy tới miệng." (Ga 2:7)
* Kính mừng...

7. "Rồi Người nói với họ: "Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc." Họ liền đem cho ông." (Ga 2:8)
* Kính mừng...

8. "Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại" (Ga 2:9)
* Kính mừng...

9. "và nói: "Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ." " (Ga 2:10)
* Kính mừng...

10. "Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người." (Ga 2:11)
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ ba: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. "Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa." (Mc 1:14)

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. "Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng." " (Mc 1:15)
* Kính mừng...

3. "Thế rồi Đức Giê-su đi khắp miền Ga-li-lê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân." (Mt 4:23)
* Kính mừng...

4. "Danh tiếng Người đồn ra khắp xứ Xy-ri. Thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền: những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt; và Người đã chữa họ." (Mt 4:24)
* Kính mừng...

5. "Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận." (Lc 4:14)
* Kính mừng...

6. "Người giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh." (Lc 4:15)
* Kính mừng...

7. "Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh." (Lc 4:16)
* Kính mừng...

8. "Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:" (Lc 4:17)
* Kính mừng...

9. "Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa." (Lc 4:18-19)
* Kính mừng...

10. "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe." (Lc 4:21-21)
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ bốn: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. "Khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy, Đức Giê-su lên núi cầu nguyện đem theo các ông Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê." (Lc 9:28)

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. "Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà." (Lc 9:29)
* Kính mừng...

3. "Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Mô-sê và ông Ê-li-a." (Lc 9:30)
* Kính mừng...

4. "Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem." (Lc 9:31)
* Kính mừng...

5. "Còn ông Phê-rô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Đức Giê-su, và hai nhân vật đứng bên Người." (Lc 9:32)
* Kính mừng...

6. "Đang lúc hai vị này từ biệt Đức Giê-su, ông Phê-rô thưa với Người rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a." Ông không biết mình đang nói gì." (Lc 9:33)
* Kính mừng...

7. "Ông còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ." (Lc 9:34)
* Kính mừng...

8. "Và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người!" (Lc 9:35)
* Kính mừng...

9. "Tiếng phán vừa dứt, thì chỉ còn thấy một mình Đức Giê-su. Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy." (Lc 9:36)
* Kính mừng...

10. "Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật." (Ga 1:14) 
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ năm: Đức Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. "Đã đến ngày lễ Bánh Không Men, ngày phải sát tế chiên Vượt Qua." (Lc 22:7)

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. "Đức Giê-su sai ông Phê-rô với ông Gio-an đi và dặn: "Các anh hãy đi dọn cho chúng ta ăn lễ Vượt Qua ."" (Lc 22:8)
* Kính mừng...

3. "Các ông ra đi, thấy mọi sự y như Người đã nói, và các ông dọn tiệc Vượt Qua." (Lc 22:13)
* Kính mừng...

4. "Khi giờ đã đến, Đức Giê-su vào bàn, và các Tông Đồ cùng vào với Người." (Lc 22:14)
* Kính mừng...

5. "Người nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình." " (Lc 22:15)
* Kính mừng...

6. "Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa." (Lc 22:16)
* Kính mừng...

7. "Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: "Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau." " (Lc 22:17)
* Kính mừng...

8. "Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Triều Đại Thiên Chúa đến." (Lc 22:18)
* Kính mừng...

9. "Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy." " (Lc 22:19)
* Kính mừng...

10. "Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em." " (Lc 22:20)
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Kinh Thánh với Tràng Hạt Mân Côi - Năm Sự Mừng

Audio Năm Sự Mừng thực hiện bởi chương trình phát thanh Tiếng Vọng Tình Thương, SaigonEcho.com.

Bài suy niệm của Ðức Cha Phaolô Bùi Văn Ðọc, Tổng Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Sài Gòn

A. NĂM SỰ VUI
B. NĂM SỰ THƯƠNG
C. NĂM SỰ MỪNG

Việc đọc kinh Mân Côi cũng như việc cầu nguyện, không nhất thiết phải quỳ hàng giờ, phải đọc hết chuỗi này đến chuỗi khác trong nhà thờ, nhưng là sự chúng ta phải biết cách đọc kinh Mân Côi một cách sốt sắng, biết suy ngắm những sự mầu nhiệm trong mỗi chục kinh chúng ta đang đọc, và có thể lần hạt trong lúc làm việc, trong lúc đi bộ, trong lúc lái xe, trong lúc thổi cơm nấu nước.

Tại Pompei, nước Ý, Ðức Mẹ nói với thánh Eulalia rằng: 50 kinh đọc cách thong thả và sốt sắng còn hơn 150 kinh đọc nhanh mà chia trí.

Tại Fatima, Ðức Mẹ nói với ba trẻ rằng: Mẹ hứa sẽ ban những ơn cần thiết cho những ai dùng năm thứ Bảy đầu tháng liền, để xưng tội, rước lễ, đọc 50 kinh Mân Côi, tâm sự với Mẹ 15 phút trong khi suy ngắm về 15 sự mầu nhiệm Mân Côi với ý chỉ đền tạ Mẹ

Người ta kể rằng cách nay mấy chục năm, trong một tai nạn đắm tầu tại Mỹ trên biển Ðại Tây Dương, cô Marian Slack đã được sống sót sau 7 tiếng đồng hồ vật lộn với sóng biển, nhờ chuỗi Mân Côi. Trước khi nhảy ra khỏi tầu, cô đọc vội vàng mấy kinh Kính Mừng, tay nắm chặt cỗ Tràng Hạt. Khi được cứu sống, người ta thấy những hột tràng hạt lẳn sâu vào các ngón tay và tượng Thánh Giá của cỗ tràng hạt đã nằm gọn lỏn trong da thịt lòng bàn tay. Khi tỉnh dậy, cô kể rằng: Tôi đã buông xuôi, nếu tôi không tin tưởng vào tràng hạt Mân Côi. Tôi biết chắc chắn thế nào Ðức Mẹ Mân Côi cũng cứu sống tôi.

Cha Payton đã viết rằng: Thế giới cầu kinh, thế giới an bình.

Gia đình cầu nguyện với nhau,

Gia đình tồn tại bền lâu trọn đời.

Vậy giờ đây chúng ta hãy cùng nhau lần hạt Năm Sự Mừng.

Thứ nhất: Ðức Chúa Giêsu sống lại.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Vừa hết ngày sabát, bà Maria Macđala với bà Maria mẹ ông Giacôbê, và bà Salômê, mua dầu thơm để ướp xác Ðức Giêsu. (Mc 16, 1).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ. (Mc 16, 2).
* Kính mừng...

3. Các bà bảo nhau; Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây? (Mc 16, 3).
* Kính mừng...

4. Nhưng vừa ngước mắt lên, các bà đã thấy tảng đá lăn ra một bên rồi, mà tảng đá ấy lớn lắm. (Mc 16, 4).
* Kính mừng...

5. Vào trong mộ, các bà thấy một người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng; các bà hoảng sợ. (Mc 16, 5).
* Kính mừng...

6. Nhưng người thanh niên liền nói: đừng hoảng sợ! Các bà tìm Ðức Giêsu Nadarét, Ðấng bị đóng đinh chứ gì! Người đã chỗi dậy rồi, không còn đây nữa. Chỗ đã đặt Người đây này! (Mc 16, 6).
* Kính mừng...

7. Xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phêrô rằng Người sẽ đến Galilê trước các ông. Ở đó các ông sẽ được thấy Người như Người đã nói với các ông. (Mc 16, 7).
* Kính mừng...

8. Sau khi sống lại, vào lúc tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần, Ðức Giêsu hiện ra trước tiên với bà Maria Mácđala, là kẻ đã được Người trừ cho bảy quỷ. (Mc 16, 9).
* Kính mừng...

9. Sau đó, Người tỏ mình ra dưới một hình dạng khác cho hai người trong nhóm các ông, khi họ đang trên đường đi về quê. (Mc 16, 12).
* Kính mừng...

10. Sau cùng Người tỏ mình ra cho chính nhóm Mười Một đang khi các ông dùng bữa. Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người chỗi dậy. (Mc 16, 14).
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ hai : Ðức Chúa Giêsu lên trời

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Trước ngày ấy, Người đã dạy bảo các Tông Ðồ mà Người đã tuyển chọn nhờ Thánh Thần. (Cv 1, 2).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Người lại còn dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy là Người vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình: trong bốn mươi ngày, Người đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa. (Cv 1, 3).
* Kính mừng...

3. Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông Ðồ, Ðức Giê-su truyền cho các ông không được rời khỏi Giê-ru-sa-lem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa, "điều mà anh em đã nghe Thầy nói tới. (Cv 1, 4).
* Kính mừng...

4. đó là: ông Gio-an thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần." (Cv 1, 5).
* Kính mừng...

5. Bấy giờ những người đang tụ họp ở đó hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không?" (Cv 1, 6).
* Kính mừng...

6. Người đáp : "Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em". (Cv 1, 7-8a).
* Kính mừng...

7. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất." (Cv 1, 7-8b).
* Kính mừng...

8. Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa. (Cv 1, 9).
* Kính mừng...

9. Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh. (Cv 1, 10).
* Kính mừng...

10. "Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn lên trời? Ðức Giê-su, Ðấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời." (Cv 1, 11).
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ ba: Ðức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. (Cv 2: 1-2).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. (Cv 2: 3-3).
* Kính mừng...

3. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho. (Cv 2: 4-4).
* Kính mừng...

4. Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình. (Cv 2: 6-6).
* Kính mừng...

5. Họ sửng sốt, thán phục và nói: "Những người đang nói đó không phải là người Ga-li-lê cả ư? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta?" (Cv 2: 7-8).
* Kính mừng...

6. Ai nấy đều sửng sốt và phân vân, họ bảo nhau: "Thế nghĩa là gì?" (Cv 2, 12).
* Kính mừng...

7. Bấy giờ, ông Phê-rô đứng chung với Nhóm Mười Một lớn tiếng nói với họ rằng: "Thưa anh em miền Giu-đê và tất cả những người đang cư ngụ tại Giê-ru-sa-lem, xin biết cho điều này, và lắng nghe những lời tôi nói đây. (Cv 2, 14).
* Kính mừng...

8. Chính Ðức Giê-su đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng. (Cv 2, 32).
* Kính mừng...

9. Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống: đó là điều anh em đang thấy đang nghe. (Cv 2, 33).
* Kính mừng...

10. Vậy toàn thể nhà Ít-ra-en phải biết chắc điều này: Ðức Giê-su mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Ðức Chúa và làm Ðấng Ki-tô." (Cv 2, 36).
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ bốn: Ðức Chúa Trời cho Ðức Bà lên trời.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Khi Ðức Giê-su đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người: "Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!" (Lc 11, 27).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Nhưng Người đáp lại: "Ðúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28).
* Kính mừng...

3. Quả thế, như mọi người vì liên đới với A-đam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Ðức Ki-tô, cũng được Thiên Chúa cho sống. (1Cr 15, 22).
* Kính mừng...

4. Nhưng mỗi người theo thứ tự của mình: mở đường là Ðức Ki-tô, rồi khi Ðức Ki-tô quang lâm thì đến lượt những kẻ thuộc về Người. (1Cr 15, 23).
* Kính mừng...

5. Sau đó mọi sự đều hoàn tất, khi Người đã tiêu diệt hết mọi quản thần, mọi quyền thần và mọi dũng thần, rồi trao vương quyền lại cho Thiên Chúa là Cha. (1Cr 15, 24).
* Kính mừng...

6. Thật vậy, Đức Kitô phải nắm vương quyền cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người. (1Cr 15, 25).
* Kính mừng...

7. Thù địch cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết. (1Cr 15, 26)
* Kính mừng...

8. Vì Thiên Chúa đã đặt muôn loài dưới chân Ðức Kitô. (1Cr 15, 27a)
* Kính mừng...

9. Vì kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo giống xuống thì hư nát, mà chỗi dậy thì bất diệt. (1Cr 15, 42).
* Kính mừng...

10. Gieo giống là thân thể có sinh khí, mà chỗi dậy là thân thể có thần khí. (1Cr 15, 44).
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ năm: Ðức Chúa Trời thưởng Ðức Mẹ trên Nước Thiên Ðàng.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Vậy khi cái thân phải hư nát này mặc lấy sự bất diệt, khi cái thân phải chết này mặc lấy sự bất tử, thì bấy giờ sẽ ứng nghiệm lời Kinh Thánh sau đây: Tử thần đã bị chôn vùi. Ðây giờ chiến thắng! (1Cr 15, 54).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi? (1Cr 15, 55).
* Kính mừng...

3. Nhưng tạ ơn Thiên Chúa, vì Người đã cho chúng ta chiến thắng nhờ Ðức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. (1Cr 15, 57).
* Kính mừng...

4. Ðền Thờ Thiên Chúa ở trên trời mở ra, và Hòm Bia Giao Ước xuất hiện trong Ðền Thờ. (Kh 11, 19a).
* Kính mừng...

5. Rồi có điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao. (Kh 12, 1).
* Kính mừng...

6. Hàng cung nữ, có những vị công chúa, bên hữu Ngài, Hoàng Hậu sánh vai, trang điểm vàng Ô-phia lộng lẫy. (Tv 45: 10).
* Kính mừng...

7. Tôn Nương hỡi, xin hãy nghe nào, đưa mắt nhìn và hãy lắng tai, quên dân tộc, quên đi nhà thân phụ. (Tv 45, 11).
* Kính mừng...

8. Sắc nước hương trời, Quân Vương sủng ái, hãy vào phục lạy: "Người là Chúa của Bà". (Tv 45, 12).
* Kính mừng...

9. Ðẹp lộng lẫy, này đây Công Chúa, mặc xiêm y dệt gấm thêu vàng. (Tv 45, 14)
* Kính mừng...

10. Phục sức huy hoàng, được dẫn tới Quân Vương, cùng các trinh nữ theo sau hầu cận (Tv 45, 15).
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

D. NĂM SỰ SÁNG

Kinh Thánh với Tràng Hạt Mân Côi - Năm Sự Thương

Audio Năm Sự Thương thực hiện bởi chương trình phát thanh Tiếng Vọng Tình Thương, SaigonEcho.com.

Bài suy niệm của Ðức Cha Phaolô Bùi Văn Ðọc, Tổng Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Sài Gòn.

A. NĂM SỰ VUI

B. NĂM SỰ THƯƠNG

Tính đến nay, các Ðức Giáo Hoàng trong nhiều thời đại, đã viết trên 500 thông điệp, kêu gọi các giáo hữu siêng năng đọc và thực hành chuỗi kinh Mân Côi, vì tràng hạt Mân Côi là một bảng tóm lược thu gọn cả một năm phụng vụ. Cầu nguyện bằng kinh Mân Côi là cầu nguyện bằng bản Thánh Kinh tóm tắt.

Vào năm 1206, chính Ðức Mẹ đã dạy Thánh Ða Minh lập ra tràng hạt Mân Côi. Ðức Mẹ nói rằng: "Con hãy truyền bá sâu rộng chuỗi Mân Côi. Kinh đó sẽ đem lại phần rỗi cho các linh hồn.:"

Suốt 18 lần hiện ra tại Lộ Ðức với cô Bernadette, lần nào tay Ðức Mẹ cũng cầm chuỗi tràng hạt Mân Côi và Ðức Mẹ cùng đọc kinh Mân côi với cô.

Rồi năm 1932, khi Ðức Mẹ hiện ra với các em học sinh tại Bỉ, cũng như lần Ðức Mẹ hiện ra tại La Mã với bốn cha con anh Bruno, Ðức Mẹ đều cầm tràng hạt và khuyên mọi người đọc kinh Mân Côi.

Tại Fatima, năm 1917, Ðức Mẹ đã xưng mình là Ðức Mẹ Mân côi và khuyên ba trẻ đọc kinh Mân Côi hàng ngày để xin Chúa ban những ơn cần thiết cho thế giới, cho gia đình và cho mỗi người.

Vâng lời Ðức Mẹ, giờ đây chúng ta hãy cùng nhau đọc và suy ngắm Năm Mùa Thương trong chuỗi kinh Mân Côi.

Thứ nhất: Ðức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Rồi Người đi ra núi Ôliu như đã quen. Các môn đệ cũng theo Người (Lc. 22, 39).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Ðến nơi, Người bảo các ông: Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ (Lc. 22, 40).
* Kính mừng...

3. Rồi Người đi cách các ông một quãng, chừng bằng ném hòn đá, và quỳ gối cầu nguyện (Lc. 22, 41).
* Kính mừng...

4. Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin tha cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha (Lc. 22, 42).
* Kính mừng...

5. Bấy giờ có thiên sứ tự trời hiện đến tăng sức cho Người (Lc. 22, 43).
* Kính mừng...

6. Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất (Lc. 22, 44).
* Kính mừng...

7. Cầu nguyện xong, Người đứng lên, đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ vì buồn phiền (Lc. 22, 45).
* Kính mừng...

8. Người liền nói với các ông: Sao anh em lại ngủ? Dậy mà cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ (Lc. 22, 46).
* Kính mừng...

9. Người còn đang nói, thì kìa một đám đông xuất hiện, và kẻ dẫn đầu tên là Giuđa, một người trong nhóm Mười Hai. Hắn lại gần Ðức Giêsu để hôn Người. (Lc. 22, 47).
* Kính mừng...

10. Ðức Giêsu bảo hắn: Giuđa ơi! Anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao? (Lc. 22, 48)
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ hai: Ðức Chúa Giêsu chịu đánh đòn.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Bấy giờ các thượng tế và toàn thể thượng hội đồng tìm lời chứng buộc tội Ðức Giêsu để lên án tử hình, nhưng họ tìm không ra (Mc. 14, 55).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Có vài kẻ đứng lên cáo gian Người rằng: Chúng tôi có nghe ông ấy nói: Tôi sẽ phá Ðền Thờ này do tay người phàm xây dựng, và nội ba ngày tôi sẽ xây Ðền Thờ khác, không phải do tay người phàm (Mc. 14, 57-58).
* Kính mừng...

3. Bấy giờ vị thượng tế đứng lên giữa hội đồng hỏi Ðức Giêsu: Ông không nói lại được một lời sao?Mấy người này tố cáo ông gì đó? (Mc. 14, 60).
* Kính mừng...

4. Nhưng Ðức Giêsu vẫn làm thinh, không đáp một tiếng. Vị thượng tế lại hỏi người: Ông có phải là Ðấng Kitô, Con của Ðấng Ðáng Chúc Tụng không? (Mc. 14, 61).
* Kính mừng...

5. Ðức Giêsu trả lời: Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Ðấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến (Mc. 14, 62).
* Kính mừng...

6. Vị thượng tế liền xé áo mình ra và nói: Chúng ta cần gì nhân chứng nữa? (Mc. 14, 63).
* Kính mừng...

7. Quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến Thiên Chúa, quý vị nghĩ sao? Tất cả đều lên án Người đáng chết (Mc. 14, 64).
* Kính mừng...

8. Thế là một số bắt đầu khạc nhổ vào Người, bịt mắt Người lại, vừa đánh đấm Người vừa nói: Hãy nói tiên tri đi! Và bọn lính canh túm lấy Người mà tát túi bụi (Mc. 14, 65).
* Kính mừng...

9. Trời vừa sáng, tất cả các thượng tế và kỳ mục trong dân cùng nhau bàn kế hại Ðức Giêsu, để xử tử Người (Mt. 27, 1).
* Kính mừng...

10. Sau đó, họ trói Người lại và giải đi nộp cho tổng trấn Philatô. (Mt. 27, 2).
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ ba: Ðức Chúa Giêsu chịu đội mão gai.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Ðức Giêsu bị điệu ra trước mặt tổng trấn; tổng trấn hỏi Người: Ông là vua dân Do Thái sao? Ðức Giêsu trả lời: Chính ngài nói đó (Mt. 27, 11).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Nhưng khi các thượng tế và kỳ mục tố Người, thì Người không trả lời một tiếng. (Mt. 27, 12)
* Kính mừng...

3. Bấy giờ ông Philatô hỏi Người: Ông không nghe bao nhiêu điều họ làm chứng chống lại ông đó sao? (Mt. 27, 13).
* Kính mừng...

4. Nhưng Ðức Giêsu không trả lời ông về một điều nào, khiến tổng trấn rất đổi ngạc nhiên. (Mt. 27, 14).
* Kính mừng...

5. Vào mỗi dịp lể lớn, tổng trấn có lệ phóng thích cho đám đông một người tù, tùy ý họ muốn. (Mt. 27, 15).
* Kính mừng...

6. Vậy khi đám đông đã tụ họp, thì tổng trấn Philatô nói với họ: Các ngươi muốn ta phóng thích ai cho các ngươi đây?Baraba hay Giêsu cũng gọi là Kitô? (Mt. 27, 17).
* Kính mừng...

7. Nhưng các thượng tế và kỳ mục lại xúi đám đông đòi tha tên Baraba mà giết Ðức Giêsu. (Mt. 27, 20)
* Kính mừng...

8. Bấy giờ lính của tổng trấn đem Ðức Giêsu vào trong dinh, và tập trung cả cơ đội quanh người. Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ. (Mt. 27, 27-28).
* Kính mừng...

9. Rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà nhạo rằng: Vạn tuế Ðức Vua dân Do Thái! (Mt. 27, 29).
* Kính mừng...

10. Rồi chúng khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy mà đập vào đầu Người. (Mt. 27, 30).
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ bốn: Ðức Chúa Giêsu vác Thánh Giá.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra và cho Người mặc lại áo của mình, rồi điệu Người đi đóng đinh vào thập giá. (Mt. 27, 31).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Khi điệu Ðức Giêsu đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simon, gốc Kyrênê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Ðức Giêsu. (Lc. 23, 26).
* Kính mừng...

3. Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. (Lc. 23, 27).
* Kính mừng...

4. Ðức Giêsu quay lại phía các bà mà nói: Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu của chị em. (Lc. 23, 28).
* Kính mừng...

5. Vì này đây sẽ tới những ngày người ta phải nói: Phúc thay những đàn bà hiếm hoi, những lòng dạ không sinh đẻ, những kẻ không cho bú mớm. (Lc. 23, 29)
* Kính mừng...

6. Bấy giờ người ta sẽ bắt đầu nói với núi non: Ðổ xuống chúng tôi đi! Và bảo các đồi: Phủ lấp chúng tôi đi! (Lc. 23, 30).
* Kính mừng...

7. Vì cây xanh tươi mà người ta còn đối xử như thế, thì cây khô héo sẽ ra sao? (Lc. 23, 31).
* Kính mừng...

8. Có hai tên gian phi cũng bị điệu đi hành quyết cùng với Người. (Lc. 23, 32)
* Kính mừng...

9. Khi đến nơi gọi là Ðồi Sọ, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. (Lc. 23, 33)
* Kính mừng...

10. Bấy giờ Ðức Giêsu cầu nguyện rằng: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm. Rồi họ bắt thăm mà chia áo của Người. (Lc. 23, 34)
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ năm: Ðức Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Ðứng gần thập giá Ðức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của bà thân mẫu, bà Maria vợ của ông Clôpát, cùng với bà Maria Madalena. (Ga. 19, 25).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Khi ấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Ðức Giêsu nói với thân mẫu rằng: Thưa Bà, đây là Con của Bà. (Ga 19, 26).
* Kính mừng...

3. Rồi Người nói với môn đệ: Ðây là mẹ của anh. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19, 27).
* Kính mừng...

4. Sau đó, Ðức Giêsu biết mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: Tôi khát! (Ga 19, 28).
* Kính mừng...

5. Ở đó có một bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. (Ga 19, 29)
* Kính mừng...

6. Nhắp xong, Ðức Giêsu nói: Thế là đã hoàn tất! Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí. (Ga 19, 30).
* Kính mừng...

7. Hôm đó là ngày áp lễ, người Do Thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sabat, mà ngày sabát đó lại là ngày lễ lớn. Nên họ xin Philatô cho đánh dập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. (Ga 19, 31).
* Kính mừng...

8. Khi đến gần Ðức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. (Ga 19, 32)
* Kính mừng...

9. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì máu cùng nước chảy ra. (Ga 19, 33).
* Kính mừng...

10. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin. (Ga 19, 34).
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

C. NĂM SỰ MỪNG
D. NĂM SỰ SÁNG

Kinh Thánh với Tràng Hạt Mân Côi - Năm Sự Vui

Audio Năm Sự Vui thực hiện bởi chương trình phát thanh Tiếng Vọng Tình Thương, SaigonEcho.com.

Bài suy niệm của Ðức Cha Phaolô Bùi Văn Ðọc, Tổng Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Sài Gòn


Tràng hạt Mân Côi là một trong những kho tàng thiêng liêng quý giá của Hội Thánh Công Giáo. Kinh Mân Côi đã nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của biết bao nhiêu người Công Giáo trải qua các thế hệ. Ðó là kinh dành cho mọi hạng người không phân biệt , dù là giáo dân, tu sĩ, linh mục hay giám mục, dù là những con người đạo đức thánh thiện hay những con người yếu đuối tội lỗi , dù là những bậc trí thức uyên thâm hay những con người bình dân ít học.

Kinh Mân Côi là lời kinh dễ đọc, dễ dùng, nhưng có tác dụng rất thực tế và rất sâu. Trước hết, xét về số lượng lời kinh, đọc ít cũng được, đọc nhiều cũng được. Có người chỉ đọc mười kinh, có người đọc những 150 kinh. Ðọc ở nhà cũng được, khi đi đường cũng được. Lúc nằm ngủ cũng được, khi thức dậy cũng được. Khi mệt nhọc cũng được, lúc khoẻ khoắn cũng đuợc.

Mức độ cơ bản nhất của việc đọc kinh Mân Côi là tay cầm tràng hạt mà lòng nghĩ tới Chúa, nghĩ tới Ðức Mẹ. Nhờ kinh Mân Côi, chúng ta tiếp xúc với Mẹ Maria, với Chúa Giêsu. Có khi chỉ là một tiếp xúc rất sơ đẳng, sự tiếp xúc của lòng muốn. Có những con người rất yếu đuối và hay chia trí, đầu óc bị chi phối bởi trăm công nghìn việc, cầm tràng hạt với thiện chí muốn gặp Chúa. Có những con người rất cao siêu thanh thoát, tay cầm tràng hạt mà tâm hồn say sưa ngây ngất kết hiệp với Chúa. Ðối với những tâm hồn đạo đức thánh thiện, các kinh kính mừng là những nốt nhạc đệm cho bài tình ca của linh hồn.

Kinh Mân Côi còn quý giá về một phương diện khác nữa, đó là bản tóm lược sách Tin Mừng. Những người kitô hữu đích thực phải là những con người thấm nhuần Tin Mừng. Lần hạt Mân Côi là một cách rất thực tế, rất phù hợp với tâm thể lý của con người, giúp cho việc từ từ thấm nhuần các chân lý Phúc Âm, các mầu nhiệm trong Lịch Sử Cứu Ðộ. Chính vì thế kết hợp các kinh Mân Côi với từng câu Kinh Thánh trong các sách Tin Mừng là một điều rất đáng làm, và chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho rất nhiều người.

A. NĂM SỰ VUI

Thứ Nhất: Thiên Thần Truyền Tin cho Ðức Bà chịu thai.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chú sự dữ. Amen

1. Thiên Chúa sai sứ thần Gábriel đến một thành miền Galilê, gọi là Nazarét, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc nhà Ðavít; Trinh nữ ấy tên là Maria (Lc 1, 26).

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ân sủng, Ðức Chúa ở cùng Bà. (Lc 1, 28)
* Kính mừng...

3. Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có ý nghĩa gì. Sứ thần liền nói: Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. (Lc 1, 29-30)
* Kính mừng...

4. Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. (Lc 1, 31)
* Kính mừng...

5. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Ðức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Ðavít, tổ tiên Người. (Lc 1, 32)
* Kính mừng...

6. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận. (Lc 1, 33)
* Kính mừng...

7. Bà Maria thưa với sứ thần: Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! (Lc 1, 34)
* Kính mừng...

8. Sứ thần đáp: Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Ðấng tối cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Ðấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. (Lc 1, 35 )
* Kính mừng...

9. Ðối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được. (Lc 1, 37)
* Kính mừng...

10. Bấy giờ bà Maria nói: Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói. (Lc 1, 38)
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ hai: Ðức Bà đi viếng bà thánh Isave.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Isave. (Lc 1, 39-40)

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Bà Elisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn đầy Thánh Thần. (Lc 1, 41)
* Kính mừng...

3. Bà kêu lớn tiếng và nói rằng: Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. (Lc 1, 42)
* Kính mừng...

4. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. (Lc 1, 43-44)
* Kính mừng...

5. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em. (Lc 1, 45)
* Kính mừng...

6. Bấy giờ bà Maria nói: Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi. (Lc 1, 46-47)
* Kính mừng...

7. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Ðấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, Danh Người thật chí thánh chí tôn! (Lc 1, 48-49)
* Kính mừng...

8. Ðời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người. Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. (Lc 1, 50-5 )
* Kính mừng...

9. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng. (Lc 1, 52-53)
* Kính mừng...

10. Chúa độ trì Ítraen, tôi tớ của Người, như đã hứa cùng cha ông chúng ta, vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Abraham và cho con cháu đến muôn đời. ( Lc 1, 54-55 )
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ ba: Ðức Bà sinh Ðức Chúa Giêsu trong hang đá.


Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Ông Giuse từ thành Nadarét, miền Galilê, lên thành Bêlem, miền Giuđê, là thành vua Ðavít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã đính hôn với ông là bà Maria, lúc ấy đang có thai. (Lc 2, 4-5)

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Khi hai người đang ở đó thì bà Maria tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ. (Lc 2, 6-7)
* Kính mừng...

3. Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Và kìa sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu tỏa chung quanh. (Lc 2, 8-9)
* Kính mừng...

4. Sứ thần bảo họ: Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Ðấng Cứu Ðộ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Ðavít, Người là Ðấng Kitô Ðức Chúa. (Lc 2, 10-11)
* Kính mừng...

5. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ. (Lc 2, 12)
* Kính mừng...

6. Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương. (Lc 2, 13-14)
* Kính mừng...

7. Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: Nào chúng ta sang Bêlem để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết. (Lc 2, 15)
* Kính mừng...

8. Họ liền hối hả ra đi. Ðến nơi, họ gặp bà Maria, ông Giuse cùng với Hài Nhi nằm trong máng cỏ. Thấy thế họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. (Lc 2, 16-17)
* Kính mừng...

9. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. (Lc 2, 18-19)
* Kính mừng...

10. Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ. (Lc 2, 20)
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ bốn: Ðức Bà dâng Ðức Chúa Giêsu trong Ðền Thánh.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Khi đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Môsê, bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong luật Chúa rằng; Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa. (Lc 2, 22-23)

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Và này đây, tại Giêrusalem, có một người tên là Simêon. Ông là người công chính và sùng đạo, ông mong chờ niềm an ủi của Ítraen, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. (Lc 2, 24)
* Kính mừng...

3. Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Ðấng Kitô của Ðức Chúa. ( Lc 2, 26 )
* Kính mừng...

4. Ðược Thần Khí dun dủi, ông lên Ðền Thờ. Vào lúc mẹ hài Nhi đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, thì ông ẵm Hài Nhi trên tay và chúc tụng Thiên Chúa. (Lc 2, 27-28 )
* Kính mừng...

5. Muôn lạy Chúa giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này ra đi. (Lc 2, 29)
* Kính mừng...

6. Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân. (Lc 2, 30-31)
* Kính mừng...

7. Ðó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ítraen Dân Ngài. (Lc 2, 32)
* Kính mừng...

8. Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Simêon vừa nói về Người. (Lc 2, 33)
* Kính mừng...

9. Ông Simêon chúc phúc cho hai ông bà, và nói với Maria, mẹ của Hài Nhi: Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ítraen phải vấp ngã hay được chỗi dậy. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng. (Lc 2, 34)
* Kính mừng...

10. Còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra. (Lc 2, 35)
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

Thứ năm: Ðức Bà tìm được Ðức Chúa Giêsu trong Ðền Thánh.


Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen

1. Hằng năm, cha mẹ Ðức Giêsu trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. (Lc 2, 41)

Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

2. Khi Người đuợc mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, theo tập tục ngày lễ. (Lc 2, 42)
* Kính mừng...

3. Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giêsu thì ở lại Giêrusalem, mà cha mẹ chẳng hay biết. (Lc 2, 43)
* Kính mừng...

4. Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. (Lc 2, 44)
* Kính mừng...

5. Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giêrusalem mà tìm. (Lc 2, 45)
* Kính mừng...

6. Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Ðền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. (Lc 2, 46)
* Kính mừng...

7. Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đáp của cậu. (Lc 2, 47)
* Kính mừng...

8. Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con! (Lc 2, 48)
* Kính mừng...

9. Người đáp: Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao? Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói. (Lc 2, 49-50)
* Kính mừng...

10. Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. (Lc 2, 51)
* Kính mừng...

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần.

Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.
 
B. NĂM SỰ THƯƠNG
C. NĂM SỰ MỪNG
D. NĂM SỰ SÁNG