Monday, September 29, 2008

Yes on Proposition 8

USCCB (Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ): Between Man and Woman: Questions and Answers About Marriage and Same-Sex Unions

Bản tuyên bố của Hội đồng Giám mục California về dự luật số 8

Auxiliary Bishop Luong regarding to Proposition 8 (Thư Đức Cha Lương về dự luật 8)

Yes on Prop.8: English - Việt Ngữ

Gái điếm vui vẻ vào nhà Cha…

CN 26 TN - A - 29 Thang 9 - Gái điếm vui vẻ vào nhà Cha…
Lm Joseph Phạm Ngọc Ngôn,Csjb

Nhóm thượng tế và kỳ mục lấy làm khó chịu bởi lẽ Chúa Giêsu đang đụng đến “nồi cơm” của họ. Bởi thế họ lên tiếng chất vấn Người đã dùng quyền bính nào để làm những điều ấy. Trong bối cảnh đó, dụ ngôn “hai người con” ra đời không chỉ là câu trả lời mà còn là lời lên án của Chúa Giêsu nhắm trực tiếp vào nhóm người này.

*******************

Giả từ Galilê, Chúa Giêsu cùng các môn đệ tiến về Giêrusalem – nơi Người giảng dạy, chịu khổ nạn và chịu chết như Người đã loan báo. Chính tại đây, không ít lần Chúa Giêsu đụng chạm với nhóm thượng tế và kỳ mục dân Dothái. Chúng ta thấy dường như nhóm người này được cất nhắc lên không phải làm lãnh đạo, làm thầy dạy cho dân mà để rình mò, gài bẫy, lên án và chất vấn Chúa Giêsu về mọi lãnh vực. Chính vì thế mâu thuẫn nảy sinh giữa Chúa Giêsu và họ mỗi ngày càng thêm nghiêm trọng. Trong khi giảng dạy, thấy cảnh chướng tai gai mắt xảy ra nơi Đền thờ, Chúa Giêsu đã đánh đuổi bọn buôn bán ra khỏi nơi thờ phượng. Nhóm thượng tế và kỳ mục lấy làm khó chịu bởi lẽ Chúa Giêsu đang đụng đến “nồi cơm” của họ. Bởi thế họ lên tiếng chất vấn Người đã dùng quyền bính nào để làm những điều ấy. Trong bối cảnh đó, dụ ngôn “hai người con” ra đời không chỉ là câu trả lời mà còn là lời lên án của Chúa Giêsu nhắm trực tiếp vào nhóm người này.

Câu chuyện xem ra đơn giản và dễ hiểu về nội dung nhưng lại sâu sắc về mặt đạo lý. Các thượng tế và kỳ mục – dĩ nhiên, trả lời rất chính xác câu hỏi của Chúa Giêsu đặt ra cho họ. Với câu trả lời này, vô hình trung, chính họ đã tự buộc mình, tự kết án chính mình. Bởi Chúa Giêsu đã không ngần ngại sánh ví họ như đứa con thứ hai vâng vâng dạ dạ lời dạy của cha nhưng rồi chẳng thực thi lời cha truyền. “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào nước Thiên Chúa trước các ông”. Ở đây Chúa Giêsu không có ý nói rằng những người thu thuế và những cô gái điếm vào nước Thiên Chúa trước, còn mấy ông thượng tế và kỳ mục vào sau. Trong ngôn ngữ Sêmít, “trước” ở đây không phải hiểu theo nghĩa “trước – sau” mà được hiểu theo nghĩa “được- mất”. Theo đó, những người thu thuế và những cô gái điếm vào được nước Thiên Chúa, còn các ông thượng tế và kỳ mục thì không được vào.

Lý do mà các vị thược tế và kỳ mục Dothái không được vào nước Thiên Chúa là bởi vì họ không tin theo đường công chính mà Gioan Tẩy Giả rao giảng cũng như không chấp nhận sự hiện diện của Chúa Kytô ở trần gian này. Họ vâng vâng dạ dạ với Thiên Chúa nhưng kỳ thực là để cố thủ, gắn bó với lề luật một cách giả tạo. Họ tự tạo ra trăm ngàn khoảng luật và tự cho mình là đã gắn bó và vâng lời Thiên Chúa. Thực ra, những con người này chỉ nấp đàng sau lề luật, mượn danh lề luật để từ chối sứ mạng của Gioan Tẩy Giả cũng như tìm mọi cách khước từ lời rao giảng của Chúa Giêsu – người mà họ biết là có uy quyền và sức quyến rũ lạ thường. Họ cố thủ trong thành trì lề luật của họ đểụ không ngừng chỉ trích, lên án lời rao giảng và việc làm của Chúa Giêsu. Họ không chấp nhận cách giáo huấn cũng như con người Chúa Giêsu. Không đón tiếp Chúa Giêsu cũng đồng nghĩa với việc họ từ chối con đường dẫn vào nước Thiên Chúa.

Ngược lại, những người thu thuế và những cô gái điếm là những người được xem là công khai hoá đường tội lỗi của mình, bị người Dothái và đặc biệt là mấy ông thượng tế và kỳ mục liệt vào hạng “hết thuộc chữa”, là loại thối tha, đáng nguyền rủa,… lại được Chúa Giêsu sánh ví và khen ngợi như người con thứ nhất trong dụ ngôn. Sánh ví và khen ngợi những con người này, Chúa Giêsu không hề cổ xuý cho những hành động tội lỗi công khai của họ. Hơn ai hết, Chúa Giêsu là người lên án mạnh mẽ sự ác và tội lỗi cũng như không bao giờ Người thoả hiệp theo đường tội lỗi. Chúa Giêsu trân quý họ bởi vì những con người này từ chỗ coi thường sự công chính, không chấp nhận sự ràng buộc của lề luật, chôn vùi cuộc đời trong vũng lầy tội lỗi,… đến chỗ họ ý thức về đường tội lỗi của mình để rồi hối cải ăn năn và tìm về với lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả cũng như tin vào giáo huấn của Chúa Giêsu.

“Không phải bất cứ ai thưa với Thầy : ‘Lạy Chúa! Lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” ( Mt 7, 21). Mấy ông thượng tế và kỳ mục Dothái thường hay khoe khoang lòng đạo đức của mình, vênh vang với người khác về việc mình thực thi nghiêm chỉnh giới luật của tiền nhân, tự đắc vì mình luôn trung thành với truyền thống giao ước của Giavê. Họ tự cho rằng mình đã “đắc đạo”, đã giác ngộ và không cần phải phản tỉnh, không cần phải duyệt xét lối sống nhầy nhụa sự ô uế vốn được sánh ví như mồ mả tô vôi. Thế nên, mãi mãi họ cũng chỉ là những con người chỉ biết dùng đầu môi chót lưỡi để xưng tụng danh thánh Chúa nhưng lòng dạ thì ngập tràn kiêu căng và tự mãn, mãi mãi họ sẽ không được vào nước Thiên Chúa. Còn những người thu thuế và những cô gái điếm, những người không sống theo nguyên tắc, theo luật lệ, luôn luôn chống đối, nhưng lại biết phản tỉnh, biết thay đổi thái độ, biết nhận ra những giới hạn của bản thân, biết hoán cải để đi theo tiếng gọi của Thiên Chúa. Chính vì thế, cửa trời rộng mở đón tiếp họ bởi họ đã biết tiếp nhận lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả, của Chúa Giêsu và đã thành tâm hoán cải, trở về nẻo chính đường ngay.

Ý thức thân phận yếu hèn, tội lỗi và không ngừng thống hối ăn năn được xem là điều kiện tiên quyết, là chìa khoá để được vào nước Thiên Chúa. Thiên Chúa không nhìn theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không ưa thích những câu chúc tụng trống rỗng chỉ nhằm loè thiên hạ. Ơn cứu độ chỉ thực sự ban cho những ai biết mở lòng mình ra đón nhận Lời Chúa Kytô, biết phản tỉnh và thực thi thánh ý của Thiên Chúa. Lời Chúa hôm nay, một lần nữa nhắc nhở chúng ta : Những người thu thuế và những cô gái điếm vui vẻ hân hoan đến rơi lệ bước vào nước Thiên Chúa, còn chúng ta thì sao?...

Lm Joseph Phạm Ngọc Ngôn
(HayYeuThuongNhau.org)

Thư gửi Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt

VietCatholic News (Thứ Hai 29/09/2008 20:39)

Sài Gòn, ngày 29 tháng 09 năm 2008

Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Hà Nội.

Con là một con chiên lạc đàn từ nhiều năm qua. Con đã bỏ xưng tội rước lễ vì bất mãn một vài vấn đề trong Giáo Hội, nhất là tại giáo xứ của con. Con không còn tin Chúa hiện diện trong cuộc sống này nữa. Con đã có một cuộc sống bê tha và truỵ lạc trong những năm tháng vừa qua.

Thế nhưng thời gian gần đây, khi theo dõi những tin tức tại Tổng Giáo Phận Hà Nội, nhất là trong một tuần vừa qua, tự nhiên con cảm thấy mình thật xấu hổ, con cảm thấy mình là một con chiên lạc loài, tự tách mình ra khỏi Giáo Hội.

Hình ảnh của hàng ngàn người thay phiên nhau túc trực tại Giáo xứ Thái Hà và Toà Giám Mục Hà Nội để cầu nguyện cho công lý và công bằng xã hội làm cho con cảm nhận được sự hiệp nhất của Giáo Hội, một Giáo Hội đầy sức sống, với những con người đầy can đảm và trung kiên.

Hình ảnh của những con chiên hiền lành đang ngày đêm cầu nguyện với Chúa bị bọn côn đồ và du đãng phá rối trước sự “bảo kê” của công an làm cho con cảm nhận được lòng yêu mến Giáo Hội cách thiết tha của bà con giáo dân.

Hình ảnh của các Cha, các Thầy Dòng Chúa Cứu Thế phải đương đầu với bọn “đầu gấu” cách ôn hoà và nhẫn nhục làm cho con cảm nhận được lời dạy của Chúa là yêu thương cả kẻ thù mà đã từ lâu con không còn nhớ đến.

Hình ảnh của Đức Tổng bị người ta vu khống, chửi bới với đủ mọi hình thức, làm cho con nhớ tới đoạn Kinh Thánh (con không nhớ nguyên văn): Anh em đừng sợ những kẻ chỉ có thể giết được thân xác mà không thể giết chết được tâm hồn anh em.

Và còn biết bao nhiêu những hình ảnh khác nữa trong những ngày vừa qua tại giáo phận Hà Nội làm cho con phải suy nghĩ rất nhiều về con người tội lỗi của mình. Hơn lúc nào hết, giờ đây con cảm thấy mình yêu mến Giáo Hội hơn, con tin thật Chúa đang hiện diện và ban sức sống mạnh mẽ cho Giáo Hội. Con khao khát và quyết tâm trở về với Chúa.

Kính chúc Đức Tổng có thật nhiều sức khoẻ và dồi dào ơn Chúa Thánh Thần, để Đức Tổng luôn vững tay chèo con thuyền Giáo Phận đang sống giữa bão táp phong ba. Con cầu nguyện thật nhiều cho Đức Tổng và giáo phận Hà Nội.

Xin Đức Tổng chúc lành cho con.
Con Chiên Lạc

Sunday, September 28, 2008

Đất nước còn quá nhiều “Vedan”

Lm. Nguyễn Hữu An
VietCatholic News (Chúa Nhật 28/09/2008 10:33)

Đọc bài viết “Có một niềm tin đã chết” trên trang: chuacuuthe.com, tôi đồng cảm với những thao thức đượm buồn của của Lm Vĩnh Sang dcct “Dòng sông cứ chết, con người và gia súc cứ chết, cùng lúc đó lương tâm của những người có trách nhiệm cũng đang chết ! Hãy nhìn vào sự giàu sang mà họ đang sống, thật ra họ đang chết trên đống của cải phi nhân phi nghĩa đó….Và, cay đắng hơn, có những niềm tin đã bị giết chết vì sự gian trá.”

Tôi đọc bài viết “Ai tiếp tay cho Vedan giết sông Thị Vải ?” của tác giả Phạm đình Trọng và bài “Quá nhiều.. “vedan” của tác giả Nguyễn Quang Thiều trên trang: vanchinh.net, và tôi cảm thấy xót xa cùng lo lắng cho thế hệ trẻ ngày hôm nay.

Những ngày vừa qua, đọc rất nhiều bài trên vietcatholic.net và chuacuuthe.com liên quan về Toà Khâm Sứ, Thái Hà, tôi quá âu lo và mang nhiều trăn trở. Môi trường xã hội ngày nay có quá nhiều lo ngại như nhân định của HĐGMVN trong bức thư ngày 25.9.2008: Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc, không thể không quan tâm đến tình trạng này….

Bạo hành và bạo lực bắt nguồn từ chính tâm hồn con người, nơi đó cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối không ngừng diễn ra. Nếu không được hướng dẫn và tập luyện, con người sẽ dễ dàng chiều theo những tham vọng ích kỷ của mình, và cái ác sẽ lan tràn trong đời sống xã hội. Do đó, việc giáo dục đạo đức và huấn luyện lương tâm phải là trách nhiệm hàng đầu của toàn xã hội, và cần đến sự tham gia tích cực của người dân cũng như các tổ chức xã hội. (Số 2).

Khi xã hội sa đọa, tha hóa vì tiền, vì “cơ chế xin – cho” thì đạo đức, luân lý đã nhường chỗ cho tham vọng cá nhân về danh vọng, chức quyền, địa vị và quá ham mê tiền của, vui thú bất chính.

Lm Nguyễn Hồng Giáo ofm, trăn trở trước tình trạng đạo đức xuống cấp nơi người trẻ: có một thời cách đây không xa lắm, chúng ta không khỏi ngạc nhiên tự hỏi tại sao thanh niên Âu Mỹ lại chán chường, hoặc nổi loạn phá phách, hoặc làm những chuyện điên rồ, có vẻ vô nghĩa khi mà họ đã có thừa mứa mọi thứ tiện nghi hưởng thụ, và xã hội đồng loã xoá cho họ nhiều thứ rào cản về mặt luân lý hoặc luật lệ (như tự do quan hệ tình dục trước hôn nhân, phá thai...). Người ta giải thích cho chúng ta rằng sở dĩ như thế là vì lớp thanh niên đó có mọi thứ nhưng lại thiếu lý tưởng, thiếu lẽ sống, thiếu cái gì đó cao cả để vươn tới.... Thời ấy chúng ta nghe, nhưng vẫn cảm thấy đó là điều hơi xa lạ, viễn vông.Bây giờ nhìn thấy một lớp tuổi trẻ sống vô lý tưởng, sống thực dụng, bất chấp đạo nghĩa, đặc biệt những con ông cháu cha ngay trong xã hội Việt Nam, chúng ta mới thực sự thấm thía. Và trước viễn ảnh xã hội mở cửa ngày càng rộng rãi, chính chúng ta bắt đầu biết lo, biết sợ (nguoitinhuu.com).

Ai tiếp tay cho Vedan giết sông Thị Vải?

Không còn chiến tranh bom đạn, chết chóc, trong cuộc sống hòa bình tưởng như êm ả nhưng lại có những cuộc chiến âm thầm song cũng vô cùng khốc liệt, cũng nhiều mất mát đau lòng không kém sự chết chóc trong chiến tranh và những cuộc chiến ấy diễn ra trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Cuộc chiến tham nhũng. Cuộc chiến tội phạm. Cuộc chiến xâm lăng văn hóa. Cuộc chiến gian lận thương mại. Cuộc chiến ô nhiễm môi trường… Cuộc chiến nào cũng nhiều mất mát thương tổn và thương tổn lớn nhất, đau lòng nhất là thương tổn về đạo đức con người và đạo đức xã hội. Vì thế cũng có thể gọi những cuộc chiến đó là cuộc chiến đạo đức!

Cuộc chiến môi trường Vedan nổ ra ngay từ cuối năm đầu tiên Vedan đi vào hoạt động khi tháng 10. 1994 người dân chài lưới trên sông Thị Vải ở huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai và huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đồng loạt thất thanh lên tiếng về cuộc sống khốn khổ của họ vì cá lớn, cá nhỏ, tôm, cua chết nổi lềnh phềng trên sông Thị Vải, cá sống không còn để đánh bắt! Sản lượng tôm cá thất thu tới 90%! Tháng 12 năm đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Đồng Nai điều tra, xử lí việc sản xuất gây ô nhiễm nước sông Thị Vải của công ty Vedan. Nếu chỉ là cuộc chiến môi trường, dù đơn vị gây ô nhiễm tinh vi đến đâu, giỏi che giấu đến đâu cũng không thể kéo dài tới mười bốn năm, sông Thị Vải cũng không thể bị ô nhiễm đến mức tàu nước ngoài không chịu qua sông để vào cảng vì nước sông ô nhiễm làm rỉ vỏ tàu! Khởi sự từ cuộc chiến giữa người dân sống trong vùng bị ô nhiễm, giữa cơ quan quản lí nhà nước về môi trường với đơn vị gây ô nhiễm nhanh chóng chuyển sang cuộc chiến trong nội bộ các cơ quan nhà nước, từ cuộc chiến môi trường chuyển sang cuộc chiến đạo đức. Vì thế cuộc chiến ấy mới cam go, dai dẳng và mất mát lớn đến thế!

Dòng sông nhiều tôm cá, nguồn sống vô tận tự bao đời của người dân hai bên bờ sông Thị Vải nay đã trở thành con sông cạn kiệt sự sống! Tiếng than của người dân càng ngày càng khẩn thiết. Năm 1995, các cơ quan chức năng: Sở khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Đồng Nai, Trung tâm Nước và Công nghệ Môi trường thuộc trường Đại học Bách khoa TPHCM, Viện Nghiên cứu Môi trường Thủy sản, bộ Thủy sản, phân viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật liên tục đến Vedan kiểm tra, lấy mẫu nước xét nghiệm. Các báo chí có tiếng nói rộng rãi ở TPHCM: Sài Gòn Giải phóng, Tuổi trẻ, Người Lao động… đều lên tiếng về tình trạng nước thải của Vedan gây ô nhiễm trầm trọng sông Thị Vải: Chất thải từ nhà máy có màu đen lan truyền đi khắp cả sông Thị Vải từ thượng nguồn ở Long Thành, Đồng Nai xuống hạ nguồn ở Cần Giờ, TPHCM… từ ngày nhà máy bột ngọt Vedan hoạt động đổ chất thải ra sông cũng là lúc tôm cá chết hàng loạt (báo Sài Gòn Giải phóng ngày 21.12.1995)! Đối phó với cơ quan quản lí nhà nước về môi trường, Vedan có biện pháp xây dựng hệ thống ngầm đổ nước thải và có đối sách ngọt ngào với quan chức môi trường. Đối phó với dư luận, Vedan đến cơ quan đại diện phía nam ở TPHCM của một tờ báo trung ương đón “nhà báo” ở đây đến Vedan đãi đằng, hiếu hỉ! Thế là trước khi các báo cấp địa phương ở TPHCM lên án Vedan gây ô nhiễm môi trường thì đã có tờ báo cấp trung ương in ảnh, đăng bài hết lời ca ngơi Vedan với môi trường: Đứng trên cảng Phước Thái lộng gió, tôi nhìn xuống dòng sông Thị Vải, nước trong vắt, từng đàn cá bơi bơi, phía ngoài xa, những chiếc thuyền câu đang quăng lưới” (thuyền câu mà lại quăng lưới! Vì tưởng tượng nên lòi đuôi dối trá!). Lạ thay, cả khu công nghiệp quy mô này không hề ngửi thấy một mùi lạ, nếu không nói là chỉ có mùi thơm của gió từ đại ngàn thổi tới… một công nhân của công ty bắt được con trăn gấm rất to trong lúc anh ta rẫy cỏ. Ông Chủ tịch hội đồng quản trị đã ra lệnh cho anh thả con trăn về rừng (Thời báo Tài chính Việt Nam số 50 (120) ngày 14.12.1995). Ôi chao, trơ trẽn và trắng trợn đến thế là cùng! Loại “nhà báo” này vốn không viết bằng năng lực và bản lĩnh nghề nghiệp, đã quen viết theo mệnh lệnh hành chính thì chuyển sang viết theo mệnh lệnh đồng tiền cũng lẹ lắm! Cuộc chiến diễn ra ngay trong đội ngũ báo chí của chúng ta đó!

Còn cơ quan quản lí môi trường thì sao? Chỉ xin nêu những sự việc gần đây. Từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2004 Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai liên tục lấy 26 mẫu nước thải của Vedan phân tích, lần nào cũng cho kết quả mức độ ô nhiễm vượt tiêu chuẩn qui định theo TCVN 59450 – 1995 và yêu cầu Vedan có biện pháp xử lí để giảm mức độ ô nhiễm. Vedan chưa hề có biện pháp xử lí gì và sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai cũng chưa hề kiểm tra lại nhưng chỉ tháng sau, tháng 12 năm 2004, giám đốc sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai Lê Văn Hưng đã có ngay văn bản gửi hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh đề nghị khen thưởng Vedan: Với chức năng quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên Môi trường đã kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với công ty Vedan Việt Nam… Từ một công ty mới đầu tư có gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nước trong khu vực sông Thị Vải những năm 1994 – 1999, nay đã cố gắng khắc phục, xử lí cơ bản nước thải sản xuất, các mẫu nước thải qua kiểm tra gần đây đạt tiêu chuẩn môi trường loại B, tiêu chuẩn Việt Nam!

Trong cuộc kiểm tra mẫu nước thải Vedan ngày 30-7-2007 của Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai cho thấy các thông số ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn quy định, Chi cục trưởng Hoàng Văn Thông liền đe Vedan: Với kết quả này Chi cục dự định thông qua hội đồng thẩm định đưa Vedan vào “danh sách đen” các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường! Vốn đã quá quen giải mã những lời răn đe ấy, Vedan hiểu phải làm gì nên chỉ vài tháng sau, ngày 21. 12. 2007 trong cuộc làm việc với Vedan trước khi đề nghị Cục quản lí Tài nguyên nước xem xét cấp phép cho Vedan xả nước thải vào nguồn nước, Chi cục trưởng Thông hể hả nói: Công ty đã nghiêm túc thực hiện đúng việc khắc phục và cải tạo hệ thống hồ xử lí sinh học, mở rộng gia cố bờ bao tạo sự liên thông giữa các hồ trước khi thải vào sông Thị Vải!

Cũng như cấp dưới, lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai cũng dễ dàng và nhanh chóng đi từ răn đe đến đồng tình với Vedan! Trong báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai về tình trạng nước thải ô nhiễm của Vedan do phó giám đốc Phan Văn Hết kí ngày 6. 8. 2007 cũng đe: Nước xả thải của Vedan có các thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép! Báo cáo này ra đời khi Vedan đã có cả quá trình 14 năm hủy diệt môi trường nước sông Thị Vải, khi người dân sống bên sông Thị Vải đã 14 năm khốn khổ vì dòng sông nuôi sống họ đã trở thành dòng sông chết! Nhưng chỉ bốn tháng sau kí báo cáo ô nhiễm vượt tiêu chuẩn của Vedan, ngày 26. 12. 2007 phó giám đốc Phan Văn Hết lại đứng về phía Vedan, kí công văn đề nghị Cục Quản lí Tài nguyên nước xem xét cấp phép cho Vedan xả nước thải vào sông Thị Vải. Và Vedan đã có tờ giấy phép nhiệm màu đó!

Có phải năng lực của cán bộ quản lí môi trường quá kém và thủ đoạn gian dối của Vedan quá siêu nên Vedan đã lừa được cơ quan quản lí môi trường hơn 14 năm qua như giải thích của ông phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai với các nhà báo ngày 18-9-2008? Lực lượng cảnh sát môi trường vừa thành lập và bản doanh lại ở xa gần hai ngàn cây số nhưng chỉ cần ba tháng bám đối tượng họ đã tóm được thủ phạm giết sông Thị Vải! Những người quản lí môi trường sống của người dân Đồng Nai ở sát công ty Vedan, ở sát sự khốn cùng của người dân sống bên sông Thị Vải nhưng đã để Vedan lừa suốt hơn 14 năm thì đó là sự bằng lòng, vui vẻ để được Vedan lừa! Nguyên nhân ô nhiễm môi trường sông Thị Vải đã rõ. Cuộc chiến môi trường ở đây đã kết thúc nhưng cuộc chiến đạo đức chưa kết thúc!

Quá nhiều... "Vedan"

Chỉ đến khi có bằng chứng không thể chối cãi, những người liên quan mới chịu thừa nhận tội ác hủy diệt môi trường của Vedan. Nhưng, đó mới chỉ là một Vedan. Thực tế, còn rất nhiều “Vedan” khác mà các cơ quan chức năng chưa làm rõ, dù ai cũng biết, những “Vedan” ấy đang giết dần giết mòn con người.

Chúng ta đang có những “Vedan” bệnh viện. Chất thải từ nhiều bệnh viện không được xử lý tràn vào đời sống, báo chí đã phát hiện và lên tiếng. Nếu vẽ đúng sơ đồ của rác thải thì nó sẽ là một sơ đồ mà tất cả chúng ta phải kinh hãi. Chúng được trút vào sông hồ. Rồi chúng ta lại hút nước từ sông hồ đóng vào chai vào lọ. Hành trình cuối của rác thải là đi thẳng vào mỗi gia đình để đến nơi tập kết cuối cùng là cơ thể con người.

Chúng ta có những “Vedan” thực phẩm. Đứng trước bất kỳ quầy bán thực phẩm nào, chúng ta cũng không đủ lòng tin vào sự an toàn. Người ta làm tất cả những gì có thể làm, miễn là có lời. Người ta chế biến gia súc bị bệnh, gia súc đã chết. Người ta bón rau quả bằng những loại thuốc kích thích nguy hiểm. Chúng ta từng được biết qua báo chí về những cơ sở chế biến thực phẩm mà tình trạng vệ sinh thật hãi hùng. Nếu soi vào kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy ngày ngày chúng ta đang nuốt vào dạ dày vô số vi trùng các loại chứ không phải là thực phẩm.

Chúng ta có cả những “Vedan” giáo dục. Học bạ giả, bằng giả các loại, từ cái bằng lái xe hai bánh đến cả bằng tiến sĩ. Thứ rác này đang gây ra những căn bệnh hiểm nghèo cho cơ thể dân trí Việt Nam, vì nó chảy vào các cơ quan Nhà nước từ địa phương đến trung ương, dần dần làm cho cơ thể của xã hội và Nhà nước trở nên suy dinh dưỡng, đầy bệnh tật.

Chúng ta lại có những “Vedan” quan chức. Vụ nhận hối lộ ở dự án Đông - Tây là một loại “Vedan" đã sinh ra thứ virus giết chết lòng tin của nhân dân.Tham nhũng và chạy quyền chạy chức là một loại rác thải vô cùng độc hại nhưng mẫu mã rất hào nhoáng, có thể đánh lừa cả xã hội. Loại rác thải này chứa đầy nguy cơ giết chết sự vững mạnh của mọi chính thể và ăn ruỗng lòng tin của người dân vào Nhà nước.

Chúng ta có những “Vedan” văn hóa. Mới đây, báo chí đã đưa cảnh biểu diễn nghệ thuật “tởm lợm” của một số nhân viên FPT trong lễ kỷ niệm 20 năm thành lập tập đoàn này. Nếu các bạn được xem những bức ảnh gốc, hẳn các bạn còn “sốc” hơn. Những “Vedan” văn hóa còn nằm trong nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật với những “bao bì” đẹp đẽ.

Chúng ta còn có những “Vedan” mất niềm tin.

Không điều gì mất mát mà đáng tiếc cho bằng mất niềm tin. Đúng như trong một bài trả lời phóng vấn của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt:Một miếng đất nó chả đáng giá gì đâu, mất một miếng đất không có quan trọng bởi vì mất miếng đất này mình có thể mua được miếng đất khác hay tìm được miếng đất khác nhưng mất niềm tin rồi thì sẽ không bao giờ lấy lại được. Và cái niềm tin thì không có tiền nào có thể mua được.

Nếu nghiêm khắc và công bằng, chúng ta sẽ nhìn thấy những đường cống, cả bí mật lẫn công khai của những “Vedan” mọi nơi, mọi lúc và mọi cấp độ đã và đang xối xả đổ vào đời sống con người Việt Nam. Chúng ta đang chết dần chết mòn vì những thứ rác thải đó, nếu không kịp thời ngăn chặn!

Giữa cảnh hoang tàn đổ nát của Trung tâm Thương mại Quốc tế, ông Frank Silecchia, một công nhân xây dựng, tìm thấy một khung thép có hình cây Thánh Giá. Trong suốt thời gian tìm kiếm tại khu bình địa, cây Thánh giá này đã được giữ lại để sử dụng trong các thánh lễ và các buổi cầu nguyện cho những công nhân làm việc tại hiện trường. Và cây Thánh giá đã trở nên dấu chỉ hy vọng và niềm an ủi cho nhiều người. Thật bất ngờ và kỳ diệu! Phải chăng giữa cảnh chết chóc và hận thù hừng hực, cây Thánh giá là lời mời gọi yêu thương và tha thứ? Phải chăng khi biểu tượng kinh tế và quân sự của quốc gia hùng cường nhất thế giới sụp đổ, sự hiện diện âm thầm của cây Thánh giá trở thành lời nhắc nhủ thâm thuý về giới hạn tất nhiên của con người, cũng như chính cuộc đời?

Phải chăng đặc điểm của niềm tin chính là hy vọng trong khi không còn hy vọng, là chọn những gì không thể quan niệm làm nền tảng hành động và cho lẽ sống?

Tại ẩn viện ở Shanti Niketan, trên một hình cầu vừa tượng trưng cho trái đất vừa là “thiên đường tự do”, thi hào Rabindranath Tagore đã để lại một bài thơ nổi tiếng nói lên khát vọng sâu thẳm của ông. Giữa trăm mối tơ vò của quê hương lúc đó, Tagore đã tha thiết xin Thượng Đế đánh thức đồng bào ông và giúp họ can đảm hướng về phía trước, nơi thiên đàng của tự do. Phải chăng đây cũng phải là lời cầu cho đất nước chúng ta và cho nhân loại hôm nay?

Ở nơi tinh thần không vương sợ hãi
mái đầu được ngẩng cao,
Ở nơi trí thức đựơc tự do,
Nơi thế gian không bị những bức tường
hẹp hòi riêng tư cắt chia manh mún,
Nơi lời nói phát ra từ thẳm sâu sự thật,
Nơi nổ lực không mệt mỏi vươn tới hoàn mỹ,
Nơi dòng dòng suối trong sáng của lý trí
không kiệt khô trong sa mạc
tối tăm của tập tục đã chết,
Nơi tinh thần đựơc dẫn dắt về phía trước,
đến nơi tư tưởng và hành động muôn đời trải rộng,
Cha hỡi, hãy để cho đất nước con thức dậy
ở nơi thiên đàng của tự do. (Bản dịch Việt ngữ của Hồ Anh Thái).

Giữa bối cảnh đất nước có quá nhiều “Vedan”, chúng ta vẫn luôn hy vọng hướng về tương lai, bởi lẽ “Chúng tôi xác tín rằng khi tất cả chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước trên nền tảng công bằng, sự thật và tình yêu, thì quê hương Việt Nam sẽ ngày càng giàu đẹp, mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người, và góp phần kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn” (Thư HĐGMVN ngày25.9.2008).

Lm. Nguyễn Hữu An

Suy nghĩ về Đức Mẹ Sầu Bi Đồng Đinh

Lm. Phêrô Hồng Phúc
VietCatholic News (Chúa Nhật 28/09/2008 12:37)

Thấm thoắt một năm đã trôi qua, từ ngày 15/09/2007, ngày Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục giáo phận Thanh Hoá, giám quản giáo phận Phát Diệm, chủ sự thánh lễ đồng tế với linh mục đoàn Phát Diệm tại núi Gò trên sông Hoàng Long thuộc xã Thượng Hoà, Nho Quan, Ninh Bình, hôm nay tôi mới có dịp trở lại viếng tượng Đức Mẹ Sầu Bi tại giáo xứ Đồng Đinh.

Vẫn là ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi, vẫn khung cảnh quen thuộc của sông Hoàng Long uốn khúc giữa một vùng phong cảnh “Sơn thuỷ hữu tình”, vẫn những giáo dân chân chất, bình dị, tận tình mến Đức Mẹ; nhưng hôm nay, bầu khí trở nên êm đềm, thân ái hơn và nhất là một tình yêu thương thay thế cho đau thương, toả ra từ bóng Đức Mẹ Sầu Bi trên núi Gò làm sống động cả một khúc sông rộng.

Chúng tôi lên một thuyền lớn có mặt phẳng như boong tầu để từ bến Nhà thờ xứ Đồng Đinh đi dọc sông khoảng 800m tới núi Gò, định vị giữa sông Hoàng Long. Gọi là núi nhưng vẫn là gò, vì thực chất là gò đá nổi lên trên mặt nước. Gò có từ xa xưa không mấy ai biết rõ xuất xứ, nhưng từ khi cây Thánh giá bằng gỗ được cắm nơi đây, thì núi Gò đã trở nên linh thiêng đối với người dân địa phương nói chung và đối với người Công giáo cả vùng nói riêng.

Năm ấy, cả vùng bị dịch tễ hoành hành, có làng chết trắng cả làng, làn tử khí tiến dần đến sát Đồng Đinh, cả làng bên đã là nạn nhân của bệnh dịch. Người Công giáo Đồng Đinh nhớ lời Chúa dạy: “Những ai gồng gánh nặng nề, hãy đến với Ta, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi” (Mt 11,28) họ đã tín thác đặt “Thánh giá là mầu nhiệm của lòng thương xót Chúa” (kinh kính Thánh giá) trên núi Gò này, và quả nhiên, bệnh dịch đã không sát hại bất cứ ai trong giáo họ ven sông Đồng Đinh thuở ấy, sự kiện ấy xảy ra trước năm 1945, đến năm 1957, Thánh giá gỗ được thay bằng xi-măng, và ngày 15/09/2007 Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, đã về dâng Thánh lễ dưới chân cây Thánh giá nhân kỷ niệm 50 năm ngày dựng cây Thánh giá kiên cố tại đây.

Nói nhân kỷ niệm là vì ngày ấy còn là thánh lễ tạ ơn tượng Đức Mẹ Sầu Bi được tái tạo sau vụ đau thương bị kẻ xấu đập phá ngày 29/01/2007. Chín tháng trôi qua với bao sự kiện, bao quan điểm chồng chéo nhau, nhưng cuối cùng đau thương đã hoàn tất trong yêu thương. Lần đầu tiên, trong thánh lễ tạ ơn ngày 15/09/2007, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh gọi Đức Mẹ Pièta tại Đồng Đinh là Đức Mẹ từ bi.

Từ bi vì ngay hồi tượng Đức Mẹ Sầu Bi bị đập nát đầu và hai tay, (Chúa Giêsu cũng bị đập nát đầu và hai chân), thì có người đã thốt lên trong đau đớn rằng: “ Xin Đức Mẹ ra tay phạt chết hết quân chúng nó đi, vì chúng đã đập phá Mẹ như vậy !” Đức Mẹ đã không làm như thế, nhưng hoán cải chính những người đập tượng, đến nỗi người nhà xin đến “cúng” Đức Mẹ để tạ tội, giáo dân không cho thì họ “cúng” trộm ban đêm. Chính đương sự thì hối lỗi và mong có ngày lễ tạ ơn phục chế pho tượng để chính đương sự đi dự lễ tạ tội.

Từ bi vì thái độ của chính quyền địa phương từ ban đầu kiên quyết đưa tượng Đức Mẹ Sầu bi khỏi núi Gò, đến sau nhượng bộ cho tự chọn muốn đặt tại sườn đồi ven sông hay tại núi Gò, lại có những nhân viên an ninh đích thân đến cơ sở đắp tượng để động viên thợ tới sửa tượng Đức Mẹ càng sớm càng tốt.

Từ bi vì chưa bao giờ Đồng Đinh có một khung cảnh như trong ngày lễ tạ ơn 15/09/2007, ngày Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh về chủ sự Thánh lễ đồng tế cùng với 50 Linh mục và khoảng ba ngàn giáo dân, tất cả đều diễn ra trên triền sông, trước tượng Đức Mẹ Sầu Bi đặt tại chân núi Gò. Nỗi đau biến mất nhường cho niềm vui tràn đầy.

Và hôm nay, dường như cũng vẫn ba ngàn giáo dân năm ngoái quy tụ về. Họ trở về từ các triền sông, đủ mọi loại thuyền to, nhỏ. Đặc biệt là 14 thuyền độc mộc đặt dọc hai bên bờ sông, trên mỗi thuyền đặt một cây Thánh giá, định vị theo khoảng cách dọc khúc sông Hoàng Long từ Nhà thờ Giáo xứ Đồng Đinh tới núi Gò, trở thành 14 chặng đường Thánh giá; vừa sáng tạo, vừa chân chất, đáng yêu. Giữa dòng sông luôn có những thuyền dài hình thức như bơi trải, nhưng trên thuyền là những thanh niên tình nguyện sẵn sàng ứng cứu các tình huống bất trắc trên sông.

Cầu phao nổi bác ngang sông mọi ngày, hôm nay cũng được trưng dụng để làm cầu danh dự rước đoàn chủ tế từ thuyền lớn tiến lên lễ đài.

Vì chuẩn bị cho cuộc họp thường niên 2008 của HĐGMVN, trong cương vị phó chủ tịch HĐGMVN trách nhiệm nặng nề, Đức cha Giám quản Giuse Nguyễn Chí Linh không về chủ sự thánh lễ được, nhưng ai cũng vẫn coi đây là cuộc “duyên kỳ ngộ” vì lời Đức cha hứa chào từ năm ngoái: “Hẹn gặp lại vào lễ Đức Mẹ Sầu Bi sang năm”.

Khoảng 30 Linh mục tiến lên lễ đài trong tiếng kèn đồng âm vang suốt dọc sông, trong tiếng hát nhập lễ của ca đoàn và cộng đoàn Dân Chúa. Suốt 90 phút dưới trời nắng oi ả của “Nắng tháng tám, nắng rám trái bưởi” họ đã sốt sắng hiệp dâng thánh lễ trong niềm vui và ơn thánh. Ít ai mường tượng cảnh ba ngàn người lại có thể chen vai, sát cánh trên dòng sông Hoàng Long. Hình ảnh hiệp lễ trên sông cũng thật đặc biệt, những chiếc thuyền nan nhẹ nhàng đưa từng cha, len lỏi giữa các thuyền lớn cho cộng đoàn rước lễ. Sau Thánh lễ mọi người hướng về tượng Mẹ cùng hát bài hát ”Xin vâng” rất ý nghĩa và đầm ấm.

Quang cảnh thuyền về xem ra còn náo nhiệt hơn cả thuyền đến, vì đồng loạt toả đi từ núi Gò, nơi đặt tượng Mẹ. Anh em Linh mục chúng tôi bình luận với nhau: Nếu không có sự kiện đau thương đầu năm 2007 thì làm sao có khung cảnh hôm nay? Đức Mẹ Sầu Bi vẫn thắng!

Mẹ thắng bằng tình yêu thương, sau chiến thắng, không có xác ngổn ngang trên bãi chiến trường, chỉ có ba ngàn người chen vai trên dòng sông Hoàng Long thanh bình, êm ả.

Mẹ thắng bằng lời kinh, tiếng hát, thánh lễ để tràn ơn Chúa xuống cho cả vùng, không phải là say men chiến thắng trước nỗi đau đớn của kẻ chiến bại.

Mẹ thắng để quy tụ con cái xa gần về trung tâm hành hương, đón nhận tình mẫu tử, tình huynh đệ, để “Đúc gươm đao thành cuốc, thành cày; rèn giáo mác nên liềm, nên hái” (Is 2,4). Không phải là chiến lợi phẩm, hưởng thụ trên nước mắt người khác.

Mẹ thắng để bảo đảm một sự linh thiêng, cho con người thời nay biết tôn trọng giá trị của nhân phẩm và lương tâm, của đạo lý làm người.

Mẹ thắng để biến sự dữ ra sự lành, điều mà con người không thể làm được !

Trên đường xuôi dòng trở về, tôi bỗng gợn lên canh cánh một nỗi buồn. Nỗi buồn tăng lên từng ngày. Đã chục ngày trôi qua, nỗi buồn thành nỗi đau u uất: Người ta vẫn còn vẩy mắm, trát dầu lên tượng Mẹ rồi đưa tượng Mẹ khỏi khu đất Nhà thờ Thái Hà, cả tượng Mẹ Sầu Bi, Thánh giá ở Toà Khâm sứ cũng bị đặt vào ba hòm tôn đưa lên ô-tô chở đi đâu mất. Bài phát biểu của Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt cũng bị cắt xén, biến ngài thành nạn nhân của chiến dịch lăng nhục.

Mẹ Sầu Bi vẫn mãi luôn phải sầu bi, nhưng khi đã gánh hết những sầu bi cho con cái, Mẹ lại sẽ biến sự dữ thành sự lành, Mẹ Từ Bi vẫn tiềm ẩn trong Mẹ Sầu Bi cho tới ngày Mẹ chiến thắng.

Lạy Mẹ Sầu Bi, con tin tưởng vào ngày chiến thắng của Mẹ.

Chiều nay tang tóc u mờ
Can-vê tin Mẹ gươm vừa đâm thâu.
Đồi cao Thập giá cắm sâu
Giêsu - Con Mẹ gục đầu tắt hơi.

* *

Bóng ai in giữa khung trời
Dưới chân Thánh giá treo người con yêu.
Tiếng ai nấc nghẹn bóng chiều,
Lệ nhoà theo cảnh tiêu điều hoàng hôn.
Vâng, từ chính cảnh u buồn
Con nhìn thấy Mẹ ngàn muôn dịu dàng,
Ánh lên muôn vẻ Thiên đàng
Toả ra muôn vẻ hiên ngang tuyệt vời!

* * *

Chiều nay nối đất với trời
Sầu Bi, Thánh giá, sáng ngời tình thương
Lời cầu con quyện trầm hương
Dâng lên kính Mẹ lưỡi gươm xé lòng./.

Lm. Phêrô Hồng Phúc

Nỗi Vui mừng và niềm Hy vọng


Lê Đạo

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã mở đầu bản văn xác định quan điểm của Giáo Hội Công Giáo bằng "NỖI VUI MỪNG VÀ NIỀM HY VỌNG". Hiến Chế Gaudium et Spes đã minh định: "Vui mừng và hy vọng, sầu buồn và lắng lo của con người thời nay, nhất là của những ai túng nghèo và khốn khó cách này cách khác, đều là vui mừng và hy vọng, sầu buồn và lắng lo của môn đệ Chúa Kitô" (GS #1). Nỗi vui mừng và niềm hy vọng của Giáo Hội Việt Nam cũng là của mọi con dân Việt. Nói cách khác Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cùng đồng hành, cùng chia sẽ với nhân dân cả nước từng giờ từng phút trước những thao thức đi kiếm tìm Công Lý và Sự Thật.

Suốt hơn 33 năm qua, tiếng nói của Đức Cố Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền vẫn còn vang vọng, trong những thông điệp đòi Công Lý cho nhân dân Việt Nam, khi mà các cơ sở tôn giáo bị chiếm đoạt, các quyền tự do tôn giáo bị hạn chế đến gần như triệt tiêu, người dân có đạo được xem như là công dân hạng hai. Ngài đã anh dũng nói lên như một ngôn sứ; cho dù mọi hiểm nguy đe dọa tính mạng của Ngài. Và cuỗi cùng Ngài đã phải chết vì dám đòi hỏi Công Lý và Sự Thật cho con người.

Giáo Hội Việt Nam, từ những ngầy đầu của nền chuyên chính XHCN, đã gióng lên tiếng nói để bênh vực những bất công, những áp bức chứ không hề đứng bên lề xã hội. Cho dù bị hạn chế hoạt động, các tu sĩ công giáo đã tìm mọi cách để hàn gắn những vết thương do xã hội mang lại qua công tác giáo dục, y tế, môi trường, như chăm sóc trẻ khuyết tật, bệnh nhân AIDS, v.v... trong khả năng có thể được.

Qua Hiến Chế "Nỗi Vui Mừng và Niềm Hy Vọng", Giáo Hội đã mời gọi mỗi giáo dân sống với Ơn Gọi Làm Người. Làm Người với Niềm Hy Vọng đạt đến cuộc sống viên mãn hạnh phúc, và đó là Niềm Vui Mừng. Người công giáo lại có sứ mạng rao giảng và loan truyền Nước Trời thì việc đòi hỏi Công Lý và Sự Thật cho mọi người, cho anh em mình, cũng là sứ mạng được trao để mọi người cùng được chia sẽ "Nỗi Vui Mừng và Niềm Hy Vọng" đó trong cuộc sống nhập thế theo tinh thần của Công Đồng Vatican II.

• NỖI VUI MỪNG của Giáo Hội Công Giáo cũng chính là nỗi vui mừng của một xã hội trần thế CÔNG BÌNH, BÁC ÁI; trong đó mọi người dân đều được hưởng hạnh phúc đích thực là được hưởng mọi quyền căn bản của con người, được hưởng mọi quyền tự do, không có cảnh áp bức, bóc lột, lăng nhục,…

• NIỀM HY VỌNG của Giáo Hội Công Giáo là niềm hy vọng "NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN", trong đó mọi người đều là anh em cùng một Cha Trên Trời, sống yêu thương cùng hiệp nhất để xây dựng xã hội công bằng, bác ái.

Với những thao thức ấy mà Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đã chọn "NỖI VUI MỪNG VÀ NIỀM HY VỌNG" làm khẩu hiệu giám mục của Ngài, là kim chỉ nam cho sứ mạng mục tử của Ngài.

Cho dù Ngài đã bị bắt và bị biệt giam một cách vô cớ, nhưng Ngài đã anh dũng vượt qua, thậm chí có những lúc cái chết đã đến gần, Ngài vẫn vui sống và gieo rắc "NỖI VUI MỪNG VÀ NIỀM HY VỌNG" đến với ngay cả kẻ thù của mình. Và Ngài đã cảm hóa được họ, để họ cùng chung sức xây dựng một xã hội trong đó CÔNG LÝ và HÒA BÌNH ngự trị.

Cùng với 117 Vị Thánh Tử Đạo Việt Nam, Cố Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền, Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam khẳng định vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong lòng dân tộc là mưu cầu một nền CÔNG LÝ và HÒA BÌNH trong một xã hội mà giá trị đạo đức bị xem thường, quyền tự do con người bị cướp mất, nhân phẩm con người bị chà đạp, hầu mang đến cho mọi người dân Việt "NỖI VUI MỪNG VÀ NIỀM HY VỌNG" về một đất nước Việt Nam dân chủ, tự do và công bằng.

Một điều không ai có thể chối cải được, là một giáo hữu công giáo thì cúng là công dân Việt Nam. Và không một người công giáo Việt Nam nào là không yêu nước và cùng xác tín rằng: "tất cả cùng nhau xây dựng đất nước trên nên tảng công bằng, sự thật và tình yêu, thì quê hương Việt Nam ngày càng giàu đẹp, mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người, và góp phần kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn."

Xin được mượn bài thơ "Con có một Tổ Quốc" của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận để diễn tả lòng yêu nước của người công giáo Việt Nam trước hiện tình đất nước:

Là người Công Giáo Việt Nam,
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.
Việt Nam nguyện cầu.
Tiếng chuông não nùng,
Việt Nam buồn thảm.
Tiếng chuông vang lừng,
Việt Nam khởi hoàn.
Tiếng chuông thanh thoát,
Việt Nam hy vọng.

Con có một tổ quốc Việt Nam,
Quê hương yêu quí ngàn đời.
Con hãnh diện, con vui sướng.
Con yêu non sông gấm vóc,
Con yêu lịch sử vẻ vang.
Con yêu đồng bào cần mẫn,
Con yêu chiến sĩ hào hùng.

Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn.
Núi cao, xương chất cao hơn.
Đất tuy hẹp, nhưng chí lớn.
Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang.
Con phục vụ hết tâm hồn,
Con trung thành hết nhiệt huyết.
Con bảo vệ bằng xương máu,
Con xây dựng bằng tim óc.

Vui niềm vui của đồng bào,
Buồn nỗi buồn của Dân Tộc.
Một Nước Việt Nam,
Một Dân Tộc Việt Nam,
Một Tâm Hồn Việt Nam,
Một Truyền Thống Việt Nam.

Là người Công Giáo Việt Nam,
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.
Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con.
Cha mong giòng máu ái quốc,
Sôi trào trong huyết quản con.


Mời nghe bài "Con có một Tổ Quốc"(Nhạc: Lm Ðỗ Bá Công, lời: Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Khánh Ly trình bày)


Và hôm nay, với cả lòng yêu nước nồng nàn, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, lên tiếng thay cho nhân dân cả nước đang mòn mõi trong khát vọng đi tìm CÔNG LÝ và HÒA BÌNH cho Việt Nam: "Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng."

Và thật cảm động thay, trước cảnh áp bức bóc lột của một đất nước Việt Nam bi đát, đau thương, người công giáo hải ngoại đã cùng đồng thanh với giáo dân trong nước khẩn cầu: "Mẹ ôi! Đoái thương xem nước Việt Nam… Mẹ hãy, giơ tay ban phúc bình an, đưa Việt Nam qua phút nguy nan…"
Người công giáo Việt Nam đã và đang sống vói "NỖI VUI MỪNG VÀ NIỀM HY VỌNG" trên bước đường tìm kiếm một nền CÔNG LÝ và HÒA BÌNH cho quê hương đất nước Việt Nam thân yêu.

(Từ Giáo phận Huế, ngày 27.9.2008)
Lê Đạo

Saturday, September 27, 2008

Mẹ Việt Nam ơi, cám ơn Mẹ!

Trần Duy Nhiên

Tôi muốn nói lên lời cám ơn, nhưng suy nghĩ mãi không biết gửi đến cho ai.

Nếu tôi gửi đến Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, thì e rằng có người trong Ủy Ban cho đây là một lời mỉa mai, và thay vì đón nhận thì phẫn nộ.

Nếu tôi trình lên Thiên Chúa như một lời cầu nguyện lớn tiếng, thì e rằng ai đó sẽ ‘chụp mũ’ Chúa là nguyên nhân ‘gây mất đoàn kết dân tộc’, và lại làm thêm cớ cho những người có thành kiến với Công Giáo kêu gọi lòng căm thù.

Thôi! Thì tôi sẽ cám ơn Mẹ Việt Nam, vì Mẹ biết rằng tôi không mỉa mai ai cả. Mặt khác không ai có thành kiến với Mẹ Việt Nam để buộc tội Mẹ là nguyên nhân chia rẽ.

Kính thưa Mẹ Việt Nam.

Con cám ơn Mẹ vì thời gian qua Mẹ đã ban tặng chúng con nhiều ân huệ qua sự kiện Tòa Khâm Sứ và Linh Địa Thái Hà.

Cám ơn Mẹ, vì nhờ đài truyền hình cắt xén lời của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và lên án ngài nhiều ngày, nên rất nhiều người tìm nghe nguyên văn những lời chân thành mà họ muốn nói nhưng không dám hoặc không có cơ hội nói.

Cám ơn Mẹ, vì đài VTV1 đã đưa thông tin một cách xuyên tạc trên toàn cỏi Việt Nam, và được lưu trên Youtube cho cả thế giới nghe, nên người dân Việt Nam có thể nói lên điều họ biết từ lâu, nhưng không bao giờ nói ra thành lời, vì không có chứng cứ nào từ trong nước: đó là ngành truyền thông Việt Nam không phải lúc nào cũng tôn trọng sự thật khách quan.

Cám ơn Mẹ, vì nhờ những người không biết ở đâu đến phá đền thánh Giêrađô giữa đêm khuya, và có thái độ hung hăng côn đồ, trước sự chứng kiến của công an, nên người dân Việt Nam mới thấy rõ rằng: trên lời nói, chính quyền (Hà Nội) luôn luôn yêu cầu tôn trọng pháp luật, mà trong việc làm, thì chính họ không tôn trọng pháp luật mình đề ra.

Cám ơn Mẹ, vì nhờ chính quyền giải quyết nhanh chóng trong vài ngày đã xong một công viên và sắp xong công viên thứ hai, mà nhân dân Hà Nội có được hai công viên cây xanh; nhưng cũng vì giải quyết quá nhanh nên người dân mới thấy rõ những điều họ vẫn nghĩ nhưng chưa có bằng chứng tai nghe mắt thấy: câu ‘vì quyền lợi của nhân dân’ chỉ là một khẩu hiệu làm bình phong cho một số người cầm quyền giải quyết chuyện riêng tư của mình.

Cám ơn Mẹ, vì nhờ Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội gửi công văn chính thức đến Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ‘đề nghị xử lý nghiêm minh theo quy định của giáo hội’ các Giáo sĩ Hà Nội, nên người dân đọc được tận mắt điều mà họ chỉ đoán mò: Ủy Ban Nhân Dân một thành phố ‘chỉ đạo’ cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phải xử lý thế nào thì mới gọi là ‘nghiêm minh’ và ‘đúng qui định của giáo hội’. Cụ thể trong trường hợp hôm nay, đó là ‘thuyên chuyển các vị này ra khỏi giáo phận Hà Nội’. (Cf: Công văn số 1437/UBND-NC của UBND thành phố Hà Nội)

Cám ơn Mẹ, vì nhờ công văn chỉ đạo đó mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, lần đầu tiên, có một tiếng nói chung về hiện tình đất nước, nêu lên một quan điểm thống nhất cho toàn thể người công giáo Việt Nam, để họ mạnh theo theo các ngài trên con đường ‘không làm chính trị, nhưng không đứng bên lề xã hội.’ Đây là tiếng nói mà người công giáo chờ mong từ lâu, nhưng nếu chưa có văn thư chỉ đạo của Ủy Ban thì chắc các ngài cũng chưa lên tiếng, để khỏi bị xem là xen vào lãnh vực của chính quyền.

Cám ơn Mẹ đã cho tất cả những đứa con thấp cổ bé miệng nhìn thấy tận mắt rất nhiều điều, tại vì Mẹ muôn đời vẫn là Mẹ Việt Nam, nên không bao giờ loại trừ một đứa con nào ra khỏi tình yêu thương của mình.

Cám ơn Mẹ vô cùng, vì qua bao nhiêu việc làm trên của chính quyền Thành Phố Hà Nội, Mẹ đã dạy cho mọi người con của Mẹ suy nghĩ về bài học này: Bạo lực không thể sống lâu nếu cứ để lộ nguyên hình, vì thế nó phải ẩn mình sau lớp dối trá. Ngược lại, dối trá chỉ có thể triển nở mạnh mẽ nhờ vào bạo lực, để bắt mọi người phải đồng lõa với mình. Nhưng khi người ta nhất quyết không đồng lõa với dối trá, không tham dự vào dối trá, không ủng hộ những hành động dối trá, thì đối trá sẽ bị xua tan.

Và khi dối trá đã bị xua tan thì bạo lực hiện hình trần trụi một cách đáng ghê tởm, bấy giờ bạo lực sẽ mục nát và lụi tàn.

Trần Duy Nhiên

California: Dem Cau Nguyen cho Cong Ly va Hoa Binh

DCVOnline — Tin ngắn

Hơn 10 ngàn người Việt tại Nam California, theo ước tính của ban tổ chức, đến tham dự đêm thắp nến cầu nguyện cho đồng bào giáo xứ Thái Hà từ lúc 6g30 đến 10g00 tối thứ Sáu, ngày 26/9/2008, tại khuôn viên bãi đậu xe chợ Viễn Đông 3, góc Westminster Blvd. & Brookhurst St., thuộc thành phố Westminster và Garden Grove, tiểu bang California.




Có mặt đứng cùng người Việt còn có một số đại diện dân cử tại địa phương đã thay phiên bày tỏ qua điểm ủng hộ cuộc vân động cho tự do tôn giáo tại Việt Nam.



Đặc phái viên DCVOnline thu hình và tường trình từ California.

Hinh Anh Little Saigon - Nam California Hiep Thong voi TGP Ha Noi Dem 26-09-2008

Hình Ảnh Little Saigon - Nam California Hiệp Thông Giáo Xứ Thái Hà và Tòa Giám Mục Hà Nội Đêm 26-09-2008








(Nguồn VietNamExodus)

Bản lên tiếng của các linh mục Công Giáo Việt Nam đang phục vụ Giáo Hội Công Giáo tại Na Uy

VietCatholic News (Thứ Sáu 26/09/2008 11:58)

Diễn tiến trong những ngày vừa qua liên quan đến vụ Toà Khâm Sứ cũ và giáo xứ Thái Hà thuộc giáo phận Hà Nội đã đi đến tình trạng căng thẳng nghiêm trọng. Nhà cầm quyền tại thành phố Hà Nội đã dùng bạo lực và hệ thống thông tin độc quyền, không chỉ để chiếm đất những để đè bẹp tiếng nói của công lý, bóp méo sự thật và đang dàn cảnh cho một cuộc đàn áp đẫm máu.

Tình trạng căng thẳng này không chỉ là đòi lại công bằng trên một mãnh đất, nhưng là tìm kiếm công lý, bênh vực sự thật và những quyền căn bản của phẩm giá con người, là được làm người và làm người dân trong một đất nước tự do và bình đẳng. Đây là sứ mệnh của mọi người công dân nói chung.

Trước tình thế đen tối này, chúng tôi, các linh mục, cùng với tất cả anh chị em tín hữu giáo dân Công Giáo Việt Nam tại Na Uy:

1. Cực lực phản đối cách hành xử của nhà cầm quyền tại thành phố Hà Nội trong việc dùng bạo lực và bóp méo sự thật liên quan đến những tranh chấp trên.

2. Hiệp thông với mọi người dân Việt Nam có thiện tâm, không phân biệt tôn giáo, để cùng góp sức bênh vực cho công lý, sự thật và các quyền căn bản của người dân Việt trên quê hương Việt Nam.

3. Hiệp thông với từng vị Giám Mục và toàn thể Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, với tất cả linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân Công giáo tại Việt Nam, trong nỗ lực liên đới với Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt và Toà Giám Mục Hà Nội, với các linh mục, tu sĩ và giáo dân thuộc giáo xứ Thái Hà, kiên trì với cuộc dấn thân cho công lý và sự thật.

4. Kêu gọi chính quyền nơi chúng tôi đang cư ngụ dùng mọi ảnh hưởng để can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam trong việc thực thi công lý và nhân quyền.

Làm tại Na Uy, ngày 25 tháng 09 năm 2008

Linh mục Micae Nguyễn Duy Dương, Kristiasand
Linh mục F.X. Huỳnh Tấn Hải, Oslo
Linh mục G. Vũ Mạnh Hùng, Ålesund
Linh mục S. Võ Hoàng Phương Linh, Stavanger
Linh mục Dom. Nguyễn Thanh Phú, Trondheim
Linh mục C.B. Lê Hồng Phúc, Oslo
Linh mục P. Đỗ Đức Tân, Oslo
Linh mục L. Đặng Quang Tiến, Bergen
Linh mục P. Nguyễn Tuấn Văn, Fredrikstad
Linh mục P. Phạm Hữu Ý, Tønsberg

Thông Cáo Báo Chí của Cộng Đồng Công Giáo Việ Nam tại Úc Đại Lợi

THE VIETNAMESE CATHOLIC COMMUNITY IN AUSTRALIA (VCCA)
CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI ÚC ĐẠI LỢI
92 The River Rd - Revesby NSW 2212
Tel: (02) 9773 0933
Fax: (02) 9773 3998

THÔNG BÁO BÁO CHÍ
FOR IMMEDIATE RELEASE

Sydney, September 26, 2008 – Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc Đại Lợi (VCCA) trân trọng tường trình với cộng đồng Úc Đại Lợi và cộng đồng thế giới về sự kiện nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đàn áp hàng Giáo Sĩ và Giáo Dân Việt Nam.

Qua tường trình báo chí này, nhiều Giáo Dân Công Giáo đã bị bắt, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, nhiều vị lãnh đạo tinh thần của Dòng Chúa Cứu Thế và Hàng Giáo Sĩ tại Hà Nội đã bị nhà cầm quyền Cộng Sản bôi nhọ và bị đe dọa thi hành pháp luật. Cộng Đông Công Giáo Việt Nam tại Úc Đại Lợi đã gửi hàng ngàn thỉnh nguyện thư lên Thủ Tướng Chính Phủ Kevin Rudd và Hội Đồng Giám Mục Úc Đại Lợi.

Từ ngày 18.12.2007, Giáo Dân Hà Nội đã tổ chức cầu nguyện hằng ngày ngoài khuôn viên Toà Khâm Sứ, để yêu cầu nhà cầm quyền trao trả lại Toà Khâm Sứ do nhà cầm quyền Cộng Sản chiếm đoạt bất hợp pháp vào năm 1959. Giáo Dân đã vâng phục đề nghị của Toà Thánh để ngừng cầu nguyện khi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đồng ý và hứa sẽ hoàn trả lại Toà Khâm Sứ vào ngày mùng 1 tháng 2 năm 2008. Theo thoả thuận giữa 2 bên, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam sẽ hoàn trả Toà Khâm Sứ qua nhiều giai đoạn. Tuy nhiên, việc hoàn trả Toà Khâm Sứ đã bị đình trệ qua những thủ tục hành chánh rườm rà và phức tạp.

Đột nhiên, ngày 19.9.2008, nhà cầm quyền đã bất ngờ thông báo là Toà Khâm Sứ sẽ bị giải toả để xây dựng thành công viên và dự án này đã đuợc thực hiện công trình xây dựng quá gấp rút dưới sự bảo vệ của các lực lượng công an và dân phòng với vũ trang. Hành động này đi ngược lại với đường lối đối thoại mà chính nhà cầm quyền Cộng Sản và Giáo Hội Công Giáo đã thoả thuận. Sự kiện này đã gây nên những đau buồn cho Giáo Phận Hà Nội, như một trò đùa của pháp luật, và trở thành sự phản bội lại thoả thuận đối thoại giữa nhà cầm quyền Cộng Sản và Giáo Hội Việt Nam. Đồng thời, sự kiện này làm thương tổn đến niềm tin và lương tâm con người trong xã hội.

Ngoài ra, Quý Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế và Giáo Dân Giáo Xứ Thái Hà đã cầu nguyện liên tục để yêu cầu nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trao trả lại khu vực Nhà Thờ đã bị chiếm đoạt bất hợp pháp. Sự phản đối công khai và đòi hỏi mạnh mẽ hơn khi Giáo Dân Thái Hà khám phá ra các nhân viên nhà cầm quyền Cộng Sản đã bí mật bán đứng đất đai của họ cho những tư nhân. Từ ngày mùng 5 tháng 1 năm 2008, những nạn nhân này với sự tuyệt vọng đã tổ chức cầu nguyện trong hòa bình để đòi hỏi nhà cầm quyền tôn trọng công lý trong tinh thần tôn trọng luật pháp Việt Nam.

Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã không lắng nghe nguyện vọng của người dân, họ dã man sử dụng nhiều công an, dân phòng, cảnh sát cơ động, và nhiều thành phần băng đảng dữ tợn trấn áp Giáo Dân.

Tháng vừa qua, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã tung ra chiến dịch khủng bố đối với người Công Giáo Hà Nội và đe doạ xử dụng trấn áp mạnh mẽ khủng bố trên các Linh Mục Công Giáo, kết án các ngài là tội phạm, dùng ảnh hưởng của mình xúi dục giáo dân chống lại nhà cầm quyền. Chiến dịch bôi nhọ và khủng bố này nhằm tạo nên những cái nhìn tiêu cực đối với hàng Giáo Sĩ Hà Nội nói riêng và nhất là đối với Giáo Hội nói chung. Sự kiện này càng gia tăng vào ngày 28.8.2008 khi nhà cầm quyền bắt bớ hàng loạt những người Giáo Dân vô tội. Hơn thế nữa, nhiều Linh Mục và Giáo Dân bị công an đánh đá tàn bạo khi họ yêu cầu thả tự do cho những nạn nhân bị bắt vô cớ. Những nạn nhân này đã tường trình lại là họ bị công an dùng súng, xịt hơi cay, và đánh đập tàn nhẫn, nhiều Giáo Dân đã bị đưa vào bệnh viện.

Nơi Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế, trung tâm của mảnh đất đang tranh chấp, những thành viên băng đảng dữ tợn đã tấn công và phá phách Đền Thánh Giêrađô vào chiều tối Chúa Nhật ngày 21 tháng 9 đến sáng thứ 2 ngày 22 tháng 9 trước cặp mắt dửng dưng của công an và nhân viên nhà cầm quyền.

Tối Chúa Nhật vừa qua vào ngày 21.9.2008, khoảng 200 thành viên Thanh Niên Cộng Sản mang áo xanh đã đến Giáo Xứ Thái Hà phá phách và khạc nhổ vào mặt các Linh Mục Tu Sĩ và Giáo Dân. Đây là sự kiện xảy ra sau vụ một nhóm thành viên khác đã đổ dầu nhớt trộn lẫn mắm tôm trên bàn thờ Đức Bà tại đây.

Đêm vừa qua vào ngày 25.9, nhóm băng đảng của Cộng Sản đã xua đuổi những người Công Giáo Cầu Nguyện ra khỏi khu vực Toà Khâm Sứ và họ tập trung tại cổng Toà Tổng Giám Mục Hà Nội để gào thét những khẩu hiệu Cộng Sản và khủng bố Văn Phòng Tòa Tổng Giám Mục, đe doạ lấy đầu của Đức Tổng Giám Mục, cũng như lên án tố cáo Ngài và các vị lãnh đạo Công Giáo khác.

Quý vị Linh Mục và các nhân viên Toà Tổng Giám Mục đã phải rút lui vào bên trong và đóng chặt các cửa lại. Hàng trăm công an và nhân viên của họ đang đứng trong khu vực Toà Khâm Sứ đã dửng dưng không giúp đỡ gì những Giáo Dân khi chứng kiến những cảnh tượng đau lòng này. Hơn thế nữa, họ còn đồng loã giúp đỡ băng đảng này phá huỷ hàng rào do Giáo Dân dựng lên vào tháng Giêng. Đồng thời, họ còn ngang nhiên mang tượng Đức Mẹ Sầu Bi lên xe vận tải để mang đi đâu không biết. Trong buổi canh thức đầu tiên, Giáo Dân cầu nguyện đã mang tượng này vào khu vực Toà Khâm Sứ trước Lễ Giáng Sinh năm vừa qua. Thật ra, tượng Đức Mẹ Sầu Bi đã được đặt truớc Toà Khâm Sứ từ lúc đầu. Toà Khâm Sứ đã bị chiếm đoạt do Cộng Sản vào năm 1959.

Một số Giáo Dân cầu nguyện đã chạy vào Nhà Nguyện Thánh Giuse trong khu vực Nhà Thờ Chính Toà để liên tục rung những tiếng chuông kêu cứu đến các Giáo Xứ chung quanh. Trong khi đó, công an đã ra lệnh thúc giục các thành viên băng đảng rút lui khỏi khu vực để tránh việc đụng độ với Giáo Dân đang từ khắp nơi đổ về. Chiếc xe vận tải chở tượng Đức Mẹ Sầu Bi cũng mất dạng.
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc Đại Lợi xác định lập trường và đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam:

1) Hãy chấm dứt hành động đàn áp đối với hàng Giáo Sĩ và Giáo Dân.
2) Hãy tôn trọng luật pháp và hoàn trả đất đai cho chủ nhân đích thực.
3) Hãy chấm dứt ngay lập tức những hành động vi phạm Nhân Quyền.

Nước Úc Đại Lợi đã có truyền thống lâu đời trong vai trò tiên phong bảo vệ quyền Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền trên thế giới. Chúng tôi trân trọng thỉnh cầu quý vị thực hiện mọi điều trong khả năng, để đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội chấm dứt những hành vi trấn áp và trả lại những đất đai của Giáo Hội đã bị chiếm đoạt, đây là nguyên nhân gây ra những tranh chấp. Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải tôn trọng pháp luật của chính họ và tôn trọng luật pháp quốc tế mà chính họ đã ký kết. Xin quý vị bày tỏ những thái độ và hành động cần thiết để ngăn ngừa những vi phạm quyền Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền, để những người tín hữu được quyền tự do sống đạo và hành đạo mà không bị trấn áp.

Để biết thêm chi tiết về những sự kiện liên hệ và phản ứng của giới truyền thông quốc tế, xin xem website: www.vietcatholic.net.

Contacts:

1. Fr. Paul Van Chi Chu, Sydney.
Email: paulvanchi@yahoo.com

2. Fr. Peter Xuan My Bui, Canberra.
Email: petermybui@hotmail.com

3. Fr. Anthony Huu Quang Nguyen, Melbourne.
Email: quangsdb@yahoo.com

Friday, September 26, 2008

Vietnamese episcopate defends action of Hanoi archbishop


09/26/2008 17:17
In response to the president of the people's committee of the capital, asking that he be punished and transferred, the episcopal conference affirms that Archbishop Kiet "has done nothing against current canon law".

Xuan Loc (AsiaNews) - The archbishop of Hanoi, Ngo Quang Kiet (in the photo) and the priests of the parish of Thai Ha "have not done anything against current canon law": this is the blunt and unwavering response that the Vietnamese bishops' conference has sent to the president of the (municipal) people's committee of Hanoi, Nguyen The Thao, who had asked for the "severe punishment" and "transfer" of Archbishop Ngo Quang Kiet.

The statement of the Vietnamese bishops was made public today, signed by the president of the episcopal conference, Bishop Peter Nguyen Van Nhon. It was released at the end of the annual assembly of the bishops, which concludes today.

The note, sent also to the president and prime minister, responds to a letter from Thao dated September 23, in which the bishop and religious are accused of “inciting riots, falsely accusing the government, disrespecting the nation, breaking and ridiculing the law, and instigating others to violate it”. The four priests named by Thao are the same ones "warned" by the president of the people's committee of Hanoi.

In another statement, the Vietnamese bishops highlight other problems in the country, like the unjust appropriation of individual and Church property, the spread of naked corruption, injustice against the poor and against believers, repression against the people and against religion, the abuse of force on the part of the authorities, and the dishonesty of the state media.

Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay


QUAN ĐIỂM CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG HOÀN CẢNH HIỆN NAY

Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của người dân Việt Nam cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của chúng tôi, các giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Giáo hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội. Do đó, là những người lãnh đạo trong Giáo hội, chúng tôi có trách nhiệm rao giảng giáo huấn của Giáo hội về xã hội, nhằm thăng tiến con người và đời sống xã hội một cách toàn diện. Sau khi cầu nguyện và trao đổi với nhau, chúng tôi muốn bày tỏ quan điểm của mình về một số vấn đề quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay.

I. TÌNH HÌNH

1. Tình hình khiếu kiện đất đai kéo dài và chưa được giải quyết thỏa đáng là vấn đề thời sự, trong đó có đất đai của các tôn giáo nói chung và giáo hội công giáo nói riêng, cụ thể như vụ việc Tòa Khâm sứ cũ (số 42 Nhà Chung) và giáo xứ Thái Hà (số 178 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội). Chắc chắn có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng ở đây chúng tôi muốn lưu ý đặc biệt đến điều này: luật về đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. Thêm vào đó, nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại thêm. Thiết nghĩ không thể có một giải quyết tận gốc nếu không quan tâm đến những yếu tố này.

2. Trong tiến trình giải quyết những tranh chấp, một số phương tiện truyền thông thay vì là nhịp cầu liên kết và cảm thông thì lại gieo rắc hoang mang và nghi kỵ. Quả thật, chưa bao giờ các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như ngày nay, nhờ đó con người được gia tăng hiểu biết và phát triển tình liên đới. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông chỉ thực sự mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng xã hội khi phục vụ sự thật và phản ánh thực tại một cách trung thực. Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc, không thể không quan tâm đến tình trạng này.

Cũng trong tiến trình giải quyết những xung đột nêu trên và nhiều vụ việc khác, một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực, và như thế, tạo thêm bất công trong xã hội. Điều này đang có chiều hướng gia tăng, không những trong các vấn đề lớn của xã hội mà ngay cả trong đời sống gia đình cũng như tại học đường. Bạo hành và bạo lực bắt nguồn từ chính tâm hồn con người, nơi đó cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối không ngừng diễn ra. Nếu không được hướng dẫn và tập luyện, con người sẽ dễ dàng chiều theo những tham vọng ích kỷ của mình, và cái ác sẽ lan tràn trong đời sống xã hội. Do đó, việc giáo dục đạo đức và huấn luyện lương tâm phải là trách nhiệm hàng đầu của toàn xã hội, và cần đến sự tham gia tích cực của người dân cũng như các tổ chức xã hội.

II. QUAN ĐIỂM

Đứng trước tình hình trên, chúng tôi có những đề nghị cụ thể như sau:

1. Trước hết nếu luật về đất đai còn nhiều bất cập thì nên sửa đổi cho hoàn chỉnh. Việc sửa đổi này cần phải quan tâm đến quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn quốc tế của Liên hiệp quốc về Nhân quyền đã khẳng định: “Mọi người đều có quyền tư hữu riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán” (số 17). Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đòi hỏi này lại càng khẩn thiết hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống chung của thế giới. Đây sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào tự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước.

2. Kế đến, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi những người làm công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật. Trong thực tế, đã có những thông tin bị bóp méo hoặc cắt xén, như trong trường hợp tranh chấp đất đai tại Tòa Khâm sứ cũ. Vì thế, chúng tôi đề nghị những người làm công tác truyền thông đại chúng phải hết sức cẩn trọng khi đưa tin tức và hình ảnh, nhất là khi liên quan đến danh dự và uy tín của cá nhân cũng như tập thể. Nếu đã phổ biến những thông tin sai lạc thì cần phải cải chính. Chỉ khi tôn trọng sự thật, truyền thông mới thực sự hoàn thành chức năng của mình là thông tin và giáo dục nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

3. Cuối cùng, truyền thống văn hóa và đạo đức của dân Việt vốn nhấn mạnh đến tình tương tương tương ái và sự hài hòa trong xã hội. Tuy nhiên khi giải quyết những tranh chấp gần đây, đáng tiếc là đã có những hành vi sử dụng bạo lực, làm mất đi tương quan hài hòa trong cuộc sống. Vì thế, chúng tôi tha thiết mong ước mọi người hãy chấm dứt mọi hình thức bạo lực, trong hành động cũng như trong ngôn từ. Cũng không nên nhìn những tranh chấp này theo quan điểm chính trị và hình sự. Một giải pháp thỏa đáng chỉ có thể đạt được nhờ đối thoại thẳng thắn, cởi mở và chân thành, trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau.

Phát xuất từ ước mong góp phần tích cực vào việc phát triển đất nước cách ổn định và vững bền, những suy nghĩ này mong được gửi đến tất cả anh chị em đồng đạo cũng như mọi người thành tâm thiện chí. Chúng tôi xác tín rằng khi tất cả chúng tay cùng nhau xây dựng đất nước trên nền tảng công bằng, sự thật và tình yêu, thì quê hương Việt Nam sẽ ngày càng giàu đẹp, mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người, và góp phần kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.

Làm tại Tòa Giám mục Xuân Lộc ngày 25.09.2008

TM HĐGM Việt Nam
Chủ tịch
+Phêrô Nguyễn Văn Nhơn


VIEWPOINT OF THE VIETNAM CONFERENCE OF CATHOLIC BISHOPS TOWARD CURRENT ISSUES

The joy and hope, sorrow and worry of the Vietnamese people are also the joy and hope, sorrow and worry of ours, the bishops from the Conference of the Vietnamese Catholic Bishops. Politics is not in the Church’s functionalities, yet we cannot stand aside from society. Therefore, as Church leaders, we are responsible to preach the Church social teachings, in order to advance people and improve entirely the living conditions of society. After much discussion and praying with one another, we would like to state our viewpoint on a number of important issues in the current situation.

I. THE CURRENT SITUATION

1. The prolonged, unresolved complaints and denunciations on land are the current issue, including land of religions in general and of the Catholic Church in particular. The disputes at Hanoi nunciature (42 Nha Chung St) and at Thai Ha parish (178 Nguyen Luong Bang, Hanoi) are typical. There are many factors attributing to the situation, but we would like to focus our attention to this particular one: the land laws though modified numerous times yet still outdated and inconsistent, thus unable to catch up with the speed of social transformation process, especially the right to own private property has not been taken into consideration. Furthermore, the national corruption and bribery calamities have worsened the situation. One cannot possibly contemplate a comprehensive solution without paying attention to these factors.

2. In the process of solving the disputes, a number of the mass media were proven to be effective in spreading doubts and mistrust instead of bridging the nation with mutual understanding and unification. Frankly, the media has never been as advanced and powerful as it is now. Thanks to this, people can gain more knowledge and improve their communication with one another. The mass media however, can only bring benefits to people and society when it serves the truth and gives a true reflection of reality. Nowadays, one of the most aching issues for conscientious people is the dishonesty in many areas, even in the environment of education where truth is needed most. Definitely, no one concerned about the future of our country and our people can afford not to pay attention to this situation.

3. Also during the process of resolving the above conflicts and many others, there are people who opt to do it through violence, thus creating more social injustice. This tendency is on the rise, not only in the major social issues but also in people’s family lives as well as in school environment. Violence and aggression have deeply rooted in the very people’s conscience where there has always been on- going struggles between good and evil, light and darkness. Without guidance and practice, human beings will be vulnerable to selfish ambitions, and evil will prevail in social lives. Therefore, moral teaching and conscience training must be top priority for the entire society, and they require an active involvement of all citizens as well as social organizations.

II. OUR VIEWPOINT

Facing the current situation, we have the following suggestions:

1. First, if the land and property laws are still outdated and inconsistent, they ought to be revised. This revision needs to take the right to own private property into consideration as stated in the Universal Declaration of Human Rights: “Everyone has the right to own property alone as well as in association with others.” and “No one shall be arbitrarily deprived of his property.” (article17). We, therefore, assume that instead of resolving the issues by dealing with each single case on an individual basis, authorities have to search for a more thorough solution, meaning to let the people have the right to own their land and property. People in return must be responsible for the society. This demand becomes more urgent in the globalization process, when Vietnam has been more involving in the global rhythm. This should be the premise to resolve people’s complaints and denunciations on land and property; and at the same time, it can also contribute to the economic growth and the steady development of the country.

2. Next, professional ethics requires media personnel to respect the truth. In reality, there has been distorted and tailored information as in the land dispute at Hanoi former nunciature. We, therefore, suggest that media personnel should take precaution in broadcasting or publishing the news and pictures, especially when reputation and integrity of individuals or a community are at stake. If incorrect information was given, it should be retracted or corrected. Only when the truth is respected can the media community finish their duty which is to inform and educate the public of a just, democratic and civilized society.

3. Last but not least, the Vietnamese ethics and cultural tradition emphasizes on friendship, understanding, and harmony in society. However, during the process of resolving the recent disputes, aggressions have been utilized, thus destroying the harmonious interrelation in our lives. Hence, we passionately call for everyone to stop any form of aggression, in our acts as in our words. We also should not look at these disputes from a political or criminal standpoint. One satisfactory solution would only be achieved through frank, open and sincere dialogue, in peace and mutual respect to one another.

Coming from our desire to actively contribute to the stable and steady development of our country, we share this thought with our fellow Christians and all people of good will and sincere hearts. We firmly believe that when all of us are working to build our country based on the truth, justice and love, Vietnam our country will become more prosperous and it will bring happiness and wealth to everyone, attributing to a better world.

Prepared at the Bishop's Office of Xuan Loc, Sept 25. 2008
On behalf of the Conference of Vietnamese Bishops
President,
+Bishop Peter Nguyen Van Nhon (signed and sealed)

© Translated from Vietnamese by VietCatholic Network

Thursday, September 25, 2008

“Các con hãy can đảm lên, vì Thầy đã chiến thắng thế gian”

Công Vũ
VietCatholic News (Thứ Sáu 26/09/2008 01:28)

Theo dõi những gì đang xảy ra tại giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ Hà Nội trong mấy ngày gần đây, chắc hẳn có người nghĩ rằng, cuối cùng thì “cái lí của kẻ mạnh đã thắng”; vũ lực và những thủ đoạn bỉ ổi của kẻ có quyền đã đè bẹp được ý chí và nguyện vọng chính đáng của những con người khao khát tự do và công lí. Thế nhưng đó mới chỉ là bề nổi của vấn đề, còn nếu chúng ta đặt niềm tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa - Đấng nắm trong tay mọi quyền lực, Đấng là sự thật tuyệt đối – và bằng con mắt đức tin thì chúng ta sẽ thấy rằng, mọi sự chỉ mới bắt đầu. Và khi soi vấn đề vào cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Ki-tô, chúng ta có quyền tin tưởng vào một chiến thắng trong chân lí, vì chính Chúa Giêsu đã hứa: Các con “hãy can đảm lên! Thẩy đã thắng thế gian". (Ga 16,33)

Nhớ xưa, khi bước vào cuộc đời công khai, bằng lời giảng dạy, những việc làm đầy khôn ngoan và uy quyền, Chúa Giêsu đã tỏ cho dân Do Thái thấy rằng ‘ Chính Ngài là Đấng phải đến trong thế gian, đề mang lại tự do cho kẻ bị áp bức; giải phóng cho kẻ bị giam cầm...là Đấng cứu chuộc Israel’. Đồng thời Ngài cũng thẳng thắn lên án giới luật sĩ và biệt phái – những kẻ vốn tự coi mình là thông hiểu lề luật, những kẻ nhìn biết và có thể nói lời đúng đắn về Thiên Chúa - kỳ thực chỉ là bọn kiêu ngạo, giả hình, những kẻ chỉ quen “buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn mình thì không nhúng tay lay thử. Dân chúng đông đảo vì thế đã tin theo Ngài. Giới lãnh đạo Do Thái trái lại, họ chẳng những bị lột mặt, mất uy tín, quyền hành mà còn mất luôn cả những lợi lộc kèm theo. Chính vì thế mà họ tìm mọi cách để hạ nhục, tẩy chay Ngài. Bắt bẻ, gài bẫy Ngài không xong, họ vu khống cho Ngài là kẻ dùng quyền lực của ma quỷ để dụ dỗ dân chúng. Ngay cả khi những cách thức “khôn ngoan nhất” cũng không mang lại hiệu quả thì họ quy kết cho Ngài là kẻ kích động quần chúng phản loạn và bằng mọi giá, họ muốn giết Ngài, nhưng tất cả vẫn không đủ để ngăn cản Ngài nói lên sự thật.

Cách thức mà ngày ấy lãnh đạo Do Thái đã dùng với Chúa Giêsu, ngày nay nó cũng đang được chính quyền Hà Nội áp dụng với giáo hội Việt Nam, mà cụ thể là với Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà và giáo dân giáo phận Hà Nội. Họ luôn rêu rao về một thứ tự do tôn giáo mà trong thực tế nó luôn bị khống chế trong một thứ “luật rừng”. Họ ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của Giáo hội để phục vụ cho những mục đích bất chính. Thế nhưng khi bị giáo dân lên tiếng phản đối, họ lại tìm mọi cách để bịt miệng: giáo dân cầu nguyện ôn hòa, họ dùng vũ lực đàn áp, bắt bớ; Đức tổng giám mục đệ đơn khiếu nại, bày tỏ sự bất bình và kêu gọi đối thoại, họ lại dùng mọi phương tiện truyền thông để xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ.

Cho đến lúc này, những thủ đoạn dù rất trắng trợn, tàn nhẫn và bỉ ổi đã được họ dùng, nhưng vẫn không khuất phục được ý chí, khát vọng công lí của các chủ chăn và giáo dân, trái lại càng làm cho tinh thần ấy được đẩy lên ngày một mạnh mẽ hơn. Chính quyền Hà Nội đang tỏ ra rất lúng túng và họ đã tuyên bố sẵn sàng trừng trị Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt cùng các linh mục Dòng Chúa Cứu Thề, linh mục quản xứ Thái Hà, nếu các Ngài không thôi đòi sự công bằng. Có người hỏi rằng, liệu chính quyền Hà Nội có dám làm điều đó không? Chúng ta chưa thể trả lời là có hay không, nhưng chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng, trong chế độ này, có gì mà người ta lại không dám. Và thực tế là nhiều giáo dân đã bị họ đánh đập và bắt giam đó thôi. Nhưng dù họ có dùng đến những biện pháp như vậy nữa với các vị chủ chăn thì cũng không có gì là mới, bởi Đức Giêsu đã từng bị lãnh đạo Do Thái đối xử như vậy. Hơn nữa chính Chúa Giêsu cũng từng nói với các môn đệ khi Ngài sai các ông đi rao giảng: “người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy” (Lc 21,12)

Nhìn vào diễn tiến của vụ việc, chúng ta không thể đoán trước được trong những thủ đoạn mà chính quyền Hà Nội sẽ dùng trong những ngày sắp tới là gì. Nhưng hiện nay, với việc họ vội vàng phong tỏa khu vực Tòa Khâm Sứ và xây dựng lên đó một vườn cây xanh mà họ nói là phục vụ cho mục đích công cộng; sắp tới sẽ là khu vực Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, chắc chắn chính quyền Hà Nội không còn dùng con đường đối thoại để làm việc nữa. Thêm vào đó là việc họ thuê những tên du côn đập phá đền thánh Gêrađô; nhổ nước bọt vào mặt các linh mục, giáo dân... Những điều đó nói cho chúng ta biết rằng, hành trình đi tìm công lí của chúng ta đang ngày một khó khăn, gian khổ. Nhưng trong đức tin, chúng ta đang thực sự được mục kích một niềm hy vọng, niềm hạnh phúc lớn lao, vì chúng ta đang đi trên đúng con đường hôm nào Thầy Chí Thánh đã đi và chắc chắn Ngài cũng đang đồng hành với chúng ta.

Nếu một ngày nào đó, những quyền lợi hợp pháp của chúng ta hoàn toàn bị tước đoạt; những kẻ bách hại chúng ta có thể hả hê vui mừng thì đó sẽ vẫn lại là một chiến thắng vinh quang sẽ đến, bởi Thầy Chí Thánh cũng đã từng bị nhục mạ, đánh đập ê chề và cuối cùng đã bị lột trần trên thập giá.

Điều gì đã xảy ra cho những kẻ những tưởng là đã giết được Ngài? Thưa, vì chúng làm điều gian ác, chúng lo sợ lời tuyên bố của Ngài: “Họ sẽ giết chết người và ba ngày sau khi chết, Người sẽ sống lại” (Mc 9,31), vì thế mà chúng đã cho lính canh phòng cẩn mật nơi ngôi mộ của Ngài.

Và đúng như lời Ngài đã nói, Ngài đã sống lại thật. Những đầu mục Do Thái sợ hãi, chúng đem cho bọn lính canh nhiều tiền bạc để chúng phao tin rằng: “Các anh hãy nói thế này: “Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác”. (Mt 28, 13)

Mọi sự thật về Đức Giêsu đều đã rõ. Nhưng sau ngày sống lại Ngài không cần tìm đến đòi nợ Philato, cũng chẳng hỏi tội những kẻ đã kết án mình. Trái lại Ngài tìm đến những người thực lòng khao khát được tự do, những kẻ biết mình yếu đuối, mọn hèn, để cho họ thấy rõ Ngài chính “ là Đường – là Sự Thật và là Sự Sống”. Và từ những con người yếu đuối đó, Ngài lập nên một giáo hội đầu tiên; cho đến ngày hôm nay, giáo hội ấy dù đã phải trải qua bao cơn thử thách nhưng vẫn kiên cường, vững mạnh đang tiếp tục loan báo lời Ngài, về con đường mang đến sự thật và là sự sống.

Nói lại những điều này để chúng ta thấy rằng, tất cả những sự xuyên tạc, những lập luận tráo trở, ngụy biện mà chính quyền Hà Nội đang ra sức tấn công vào chúng ta, dù có tinh vi đến đâu rồi cũng có ngày bị lôi ra ánh sáng. Vì thế, chúng ta không lấy làm bi quan khi có nhiều người, trong đó có cả những anh em chúng ta, vì bị lừa gạt mà quay lưng lại phản đối chúng ta, cách riêng với Đức tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, các linh mục. Trái lại, chính luận điệu, những sự đàn áp của họ lại là điều kiện cần có, giúp chúng ta góp sức đưa dần sự thật phơi bày ra trước mắt mọi người. Khi đó, dù họ có muốn bịt miệng, cấm đoán cũng chỉ là phí công vô ích, bởi nếu con người không được nói ra sự thật, thì đá sỏi cũng sẽ mở miệng cao rao.

Nhưng chúng ta là những người môn đệ của Chúa Ki-tô, đừng đợi đến ngày đó, mà chính lúc khốn khó này, khi chúng ta cầu xin cùng Thiên Chúa bày tỏ quyền năng của Ngài thì cũng đừng quên cầu nguyện cho họ nữa. Chúng ta hãy làm như Thầy Chí Thánh đã làm: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm".

Công Vũ

Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Hà Nội

Lê Đạo

Việt Nam ngày 23 tháng 9 năm 2008

Con là một giáo dân thuộc Giáo phận Huế. Con được theo dõi sự kiện Tòa Khâm Sứ từ những giây phút đầu tiên cho đến hôm nay. Đến nay một số các địa phận đã có thư hiệp thông với Đức Cha, với Giáo phận Hà Nội, vậy nên con xin được viết lá thư nầy để chia sẽ những khó khăn mà Đức Cha đang gánh chịu cũng như sứ mạng mục tử của Đức Cha trong khi thư hiệp thông của Địa phận Huế chúng con chưa đến với Đức Cha và Giáo Phận.

Trong biến cố vừa qua Đức Cha đã bị "vu vạ" khi Đức Cha bộc lộ hết tâm tình của một con dân Việt trước hiện tình đất nước và người ta đã cố tình "xuyên tạc" thiện ý của Đức Cha.

Kính thưa Đức Cha,

Con cũng đã phát biểu về sự đồng tình với Đức Cha trong một bài viết về sự nhục nhã khi nhìn thấy quê hương đất nước đang bị xem thường bởi hầu hết mọi dân tộc trên hành tinh nầy, kể cả người dân Phi Châu. Nay chuyện vu khống xuyên tạc lời phát biểu của Đức Cha đã ít nhiều gây ngộ nhận cho những người chỉ nhận được thông tin một chiều từ phía nhà nước cọng sản. Nên con xin được phát biểu thêm hầu có thể bổ túc cái "NÉT ƯU VIỆT" của chế độ nầy, để lý giải tại sao chính quyền cọng sản chỉ biết tự hào mà không biết hổ thẹn.

Là con dân Việt, là tín hữu công giáo, con xin được chia sẽ với Đức Cha về "niềm tự hào" mà suốt hơn 33 năm qua con cảm nhận được, từ ngày đảng cọng sản giành quyền lãnh đạo đất nước nầy.

Kính thưa Đúc Cha,

Con "tự hào" về một chính quyền đã từng hô hào đánh đuổi hai đế quốc lớn. Còn niềm tự hào nào lớn hơn về đất nước có một đảng như thế, một chính quyền như thế? Mà đế quốc đó chính là Mỹ! Không biết người Mỹ cảm nhận như thế nào trước cái gọi là niềm tự hào ấy? Có lẽ sau đó, người Mỹ đã "thù vặt" nên đã cấm vận Việt Nam, đưa Việt Nam vào danh sách CPC,…Thế nhưng đảng csvn đã đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn trăm bề bằng một chiến lược ngoại giao "khôn ngoan" và đã tạo được quan hệ với "kẻ chiến bại" của mình. Rồi chính "kẻ chiến bại" đó đã đưa Việt Nam vào WTO, đưa Việt Nam ra khỏi danh sách CPC,... Là "kẻ chiến thẳng", csvn đã chấp nhận "hạ mình" để cử nhiều vị thủ tướng sang "cầu viện" Mỹ để cứu vãn từ kinh tế đến giáo dục, khoa học kỹ thuật,…

Chỉ có đảng csvn quang vinh mới có thể"hạ mình" trước "kẻ chiến bại" của mình như thế, hầu cứu nhân dân cả nước nhiều "bàn thua trông thấy". Được như thế phải chăng là nhờ gương lãnh tụ Hồ Chí Minh: cho dù đi tìm đường chống Pháp, cũng xin được vào học Trường Thuộc Địa của Pháp!

Con "tự hào" về một bộ máy lãnh đạo tài ba được "thiên đình" sai xuống trị vì đất nước mà không cần phải nhân dân bầu ra. Họ là những "vị thiên sai" không được đào tạo trên hành tinh nầy.

Không một đại học lừng danh nào trên hành tinh có thể đào tạo được họ. Và họ đã điều hành đất nước một cách "tuyệt vời". Họ cai trị đất nước liên tục đã hơn 33 năm. Mọi chỉ số đều tăng, năm sau cao hơn năm trước, thậm chí có những chỉ số tăng vọt hàng tháng, hàng quý như chỉ số lạm phát, tệ nạn xã hội, học sinh "tốt nghiệp sớm" (sortie laterale)….Quan chức lãnh đạo làm ăn kinh doanh thật tài tình, may ra chỉ có những người như Bill Gates mới có thể sánh kịp. Tiền, vàng, bạc của họ trong nước không thể chứa nỗi trong nước mà phải nhờ đến các ngân hàng nước ngoài giữ hộ. Họ làm ăn còn tài ba hơn cả Georges Soros!!! Họ say mê làm ăn đến độ họ quên mất cả người dân trong nước. Có lẽ vì họ không phải là "người hạ giới" chăng?

Con tự hào về lực lượng quân đội và công an của họ. Quân đội cũng như công an đều "có hiếu" với dân. Trung với đảng, hiếu với dân là khẩu hiệu của họ. Những lực lượng nầy đã và đang lập nên những chiến công với nhân dân. Họ say mê chăm sóc nhân dân đến độ quên cả lãnh thổ, lãnh hãi rơi vào tay ngoại bang! Họ làm việc bên cạnh nhân dân suốt ngày đêm, 24/24, quên cả ăn uống. Cũng chỉ vì chăm lo cuộc sống nhân dân mà họ phải "giựt lấy" Tòa Khâm Sứ để làm công viên vui chơi giải trí cho nhân dân. Có quân đội-công an nào có sự cần mẫn với nhân dân như thế chăng? Cho dù họ được Mác dạy "tôn giáo là bùa mê, thuốc phiện", thế mà họ vẫn la cà, cho dù giáo dân đang cầu nguyện! Họ chẳng sợ bị bùa mê thuốc phiện cám dỗ họ. Vì họ một lòng do dân và vì dân!?

Con tự hào về chính sách truyền thông của họ. Ở các nước phương Tây giàu có, chính phủ không đư sức để "ôm đồm" ngành truyền thông mà phải để cho tư nhân khai thác. Trong khi, vừa chăm lo đời sống nhân dân, họ còn phải phát triển ngảnh truyền thông của họ. Không những phát triển tuyền thông không thôi, họ còn dựng lên bao nhiều bức tường lửa để ngăn chận "văn hóa độc hại". Họ phát triển mạng lưới truyền thông thật hùng hậu, với gần cả trăm đài truyền thanh truyền hình trung ương và địa phương và hơn 700 tờ báo.

Mặc cho bao nhiêu khó khăn, họ vẫn chăm sóc phóng viên-biên tập viên thất sát sao hầu có ai đi chệch hướng là có ngay "hướng điều trị", chẳng hạn như rút thể nhà báo vĩnh viễn. Chính vì được sự chăm sóc chu đáo ây, mà đội ngũ phóng viên-biên tập viên không ngừng nâng cao chất lượng. Họ đã biên tập, cắt, xén, ráp nối… thật tài tình, đến độ họ có thể biến trắng thành đen, biến tích cực thành tiêu cực, biến không thành có.,.. Họ quả là có phù phép! Ngay cả phóng viên ngoại quốc, khi tác nghiệp không đạt "tiêu chuẩn", họ còn có thể "cho những bài học nhớ đời". Kinh nghiệm của phóng viên Ben Stocking của AP.

Kính thưa Đức Cha,

Con nghĩ là còn thật nhiều điều để phải "tự hào" về đất nước nầy nhưng con không thể kể hết được. Con thiết nghĩ với chừng ấy "điều phải tự hào" kể trên thì cũng đủ để, không những riêng con mà rất nhiều người con dân Việt, có thể quân bình với nhứng nhục nhã phải đối mặt khi bước chân ra ngoại quốc hoặc đến các phi trường quốc tế.

Không có những "niềm tự hào" đó thì làm sao chúng con có thể chịu nỗi, khi một người da đen Phi Châu vừa nói vừa ra dấu :" Vietnam ! Number Ten!" tại một phi trường quốc tế khi xếp hàng làm thủ tục check-in.

Con cầu xin Chúa Thánh Thần đổ tràn đầy sức mạnh cho Đức Cha trong sứ vụ rao truyền Công Lý và Bác Ái.

Con xin thành kính chào Đức Cha.

Lê Đạo
Giáo Phận Huế.

Victorian Society condemns church closures

By Mark Greaves
26 September 2008
http://www.catholicherald.co.uk/articles/a0000383.shtml

Catholics protest outside the former Vatican Embassy building in Hanoi (Photo: CNS)

A row between Vietnamese Catholics and their government escalated wildly last week after the authorities reneged on a promise to return a former apostolic nunciature to the Church.

Thousands of Catholics and hundreds of priests protested outside the building after the government announced that it would be turned into a flower garden and library.

The construction site was guarded by heavily armed police officers and surrounded by barbed wire and an iron fence in order to stop disruption from protestors. Signs were put up that said: "Construction site, taking photos banned."

An Associated Press reporter was beaten by police after being arrested for taking photos of the building work and his camera was confiscated.

Church officials said the move caught them by surprise because the government announced in February that it would return the nunciature to the Church.

The Church officials rang bells in the cathedral and in other churches in the city so that Catholics would gather to protest. Thousands of people marched through the city and set up an altar and a statue of Our Lady in the street outside the barricades.

Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi, meanwhile, urged the government to stop damaging the site and return it to Church use.

According to local sources, anti-riot police surrounded his residence and jammed phone lines so that protestors could not contact him.

Fr Joseph Nguyen, who took part in the protest, said: "We could not even talk to the archbishop or his staff by phone. Police vehicles with technology to block mobile signals prevented us from making or receiving calls."

State-run media also quoted his comments out of context to make him seem unpatriotic, according to Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man of Saigon.

The cardinal issued a statement clarifying the archbishop's comments and accusing the state-run media of distortion.

Some newspapers have even made up quotes from Catholics who were supposedly critical of the protests.

Local sources also say that some Catholic protestors have been attacked. During a night vigil men forced their way to the outdoor altar and poured oil on a statue of Mary. A Redemptorist spokesman said: "The attackers were shouting slogans, calling for the murder of the archbishops and Thai Ha superior, Fr Matthew Vu Khoi Phung."

On Saturday the chairman of Hanoi's People's Committee Nguyen The Thao threatened to "severely punish" Archbishop Kiet and all those like him for "stirring up the population, launching false accusations against the government, mocking the law and dividing the nation".

Ben Stocking, the Associated Press reporter attacked by police, was released from custody after about two and a half hours and required four stitches to the back of his head.

"They told me I was taking pictures in a place that I was not allowed to be taking pictures. But it was news, and I went in," Mr Stocking said.

The building in Hanoi, north Vietnam, was confiscated by communist authorities in 1959 at the start of the country's civil war. It has since been used by the government and recently housed a restaurant and gym.

The Vatican has not had diplomatic relations with Vietnam since 1975 when the communists took over the south of the country.

In January last year the Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung made a historic visit to Benedict XVI in Rome. A Vatican-Vietnam working party was set up in June to improve relations.

7000 Vietnamese Catholics Gather for Prayer and Solidarity


By Ngo Quang Kiet
9/25/2008

Asia News

7,000 people took part in a prayer vigil during which participants express communion with Hanoi Catholics, victims of a vicious attack by city authorities and the Communist Party. 

HO CHI MINH CITY(AsiaNews) – 7,000 Catholics held a vigil in Ho Chi Minh City during which they prayed for those who “persecute us”, urging people to leave the “house of violation,” expressing their communion with the archbishop of Hanoi and the priests of Thai Ha, increasingly targeted by more vicious attacks by Hanoi City authorities and the Communist Party.This is the largest demonstration ever seen since the Communists took over the city in 1975. 

The vigil is taking place around our Mother of Perpetual Help Church. Many of the people who have come are young; they are here despite a memo sent by Nguyen Van Ngai, deputy director of the city’s Education Department, asking schools to “prevent bad elements among the students from participating in anti-government demonstrations.” Dated 24 September, the note urges official to pay close attention to the period that goes from 24 to 28 September. 

This has raised concerns because the dates correspond to the time frame of a rumoured “drastic action” the authorities are said to be preparing against Catholics in Hanoi. In fact even the Bishops’ Council of Vietnam is ripe with such fears. 

The vigil began at 7 pm but the area was already full by 6. Father Dominique celebrated Mass, urging “Vietnamese Catholics to leave the house of violation for the house of peace.” Catholics, he said, must “rid themselves of pressure, anger and hostility in order to love and pray for those who persecute us because they too are our brothers and sisters.We live in Jesus,” he added.In this context priests, men and women religious and the lay people prayed for Mgr Ngo Quang Kiet, archbishop of Hanoi; Fr Vu Khoi Phung, parish priest at Thai Ha; the Redemptorists and the clergy and laity living in the parish. They prayed for justice, peace and truth in Vietnam. 

Sadly, the Vietnamese government and media have not understood what Catholics want.Like their fellow citizens Catholics want to see Vietnam develop its economy, culture, society and political stability.Instead in the last few days state-owned newspapers and TV stations have misinformed the public with regards to the “prayers for peace and justice offer by lay members of Thai Ha parish.” 
The government is under the impression that the former are trying to challenge local authorities. City officials unleashed a mob of a hundred thugs who threatened people who came to their church to pray, shouted obscenities at men and women religious, spit in the face of one in particular, ransacked the church and shouted well into the night that they wanted to kill Father Phung and the archbishop. 

In fact all that Catholics want is justice and peace from the nation’s leaders.During the vigil the statement issued by the archbishop of Hanoi was read out fully, unlike the distorted version reprinted in the print media. 

Card Jean-Baptiste Pham Minh Man, archbishop of the country’s largest city that was once known as Saigon, gave instructions for his colleague’s letter to be read out during Sunday Mass.People want the government to put an end to the press campaign against Catholic priests, faithful and Church; instead they want the authorities to respect their own laws and let the properties in dispute go back to their rightful owners. 

Contribution by J. B. An Dang