Monday, October 27, 2008

Hay Theo Thầy

=HÃY THEO THẦY (Ga 21,19)

Khi được hỏi về việc chọn một lời Thánh Kinh làm châm ngôn cho đời giám mục của mình, lập tức tôi nhớ lại bài giảng của Đức Hồng y Joseph Ratzinger, tức là Đức Giáo hoàng Bênêđitô XVI hiện nay, trong Thánh Lễ an táng Đức Cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Bài giảng hôm ấy được gợi hứng từ Tin Mừng Ga 21,15-19, và tập trung vào lời Chúa Giêsu nói với Phêrô, cũng là thánh bổn mạng của tôi: “Hãy theo Thầy” (21,19).

Trong cách suy tư và khai triển của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, tiếng gọi “Hãy theo Thầy” đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời Đức Cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II, từ khi làm linh mục giữa thời chiến tranh đến khi lên ngôi giáo hoàng trong sự ngỡ ngàng của toàn thế giới, và cả đến khi tuổi già sức yếu, không cất nổi bàn tay ban phép lành cho dân chúng. Dù cuộc đời có trải qua những bước thăng trầm nào chăng nữa, thì vẫn chỉ là những bước theo Thầy. Dù trong âm thầm tĩnh lặng của giờ cầu nguyện hay giữa tiếng ồn ào của thế giới truyền thông, vẫn chỉ là những bước theo Thầy. Dù trong vinh quang của một nhà lãnh đạo được mọi người ca tụng hay trong nỗi cô độc trên giường bệnh, vẫn chỉ là những bước theo Thầy. Và tôi không ngần ngại chọn lời Thánh Kinh đó làm châm ngôn nhắc nhớ chính mình: “Hãy theo Thầy.”

“Hãy theo Thầy” là lời nhắc nhớ rằng dù làm linh mục hay làm giám mục, vẫn chỉ là một tiếng gọi mà thôi, có chăng là tiếng gọi ấy thôi thúc hơn và mạnh mẽ hơn.

“Hãy theo Thầy” là lời nhắc nhớ rằng điều quan trọng trong đời dâng hiến không phải là đi đâu và làm gì, mà là đi với ai. Đi theo Thầy Giêsu thì dù làm gì và ở đâu cũng là đi trên đường sự thật và là đường dẫn đến sự sống.

“Hãy theo Thầy” còn là lời nhắc nhớ rằng muốn làm người lãnh đạo thì trước hết phải làm môn đệ, và càng sống tư cách môn đệ tốt bao nhiêu thì càng có hi vọng lãnh đạo tốt bấy nhiêu.

Cũng vì thế, khi được hỏi là chọn huy hiệu như thế nào, tôi đã nghĩ ngay đến logo của Trung tâm mục vụ giáo phận Tp. Sài Gòn, là nơi từ đó tôi được gọi làm giám mục, và cũng là logo diễn tả tâm niệm của anh em chúng tôi khi cùng nhau làm việc ở trung tâm này. Logo đó làm thành bởi hai chữ M và V (Mục Vụ), được trình bày như hai trái tim đan quyện vào nhau, và ở giữa lòng hai trái tim là Thánh giá, là Tình yêu Giêsu.

Trong truyền thống Đông phương và chắc chắn cũng rất gần với truyền thống Thánh Kinh, theo Thầy không chỉ là theo bằng trí mà là theo bằng tâm; cho nên theo Thầy là để tâm mình gắn bó với tâm của Thầy, để mang trong lòng mình những tâm tư của Thầy (x. Phil 2,5). Đó lại chẳng phải là là cốt lõi của mục vụ đó sao? Làm mục vụ trước hết là để tâm của mình đan kết với tâm của Chúa, nhờ đó mới có thể đến với anh chị em mình bằng tâm tư của Chúa, và mới sống trọn nghĩa của đức ái mục tử, “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12).

Như thế, việc chọn lựa khẩu hiệu và huy hiệu vừa diễn tả điều vốn đã được ấp ủ từ lâu, vừa là ý thức về con đường phải đi tới và đi hoài. Dù con đường đó có êm xuôi hay trắc trở thế nào chăng nữa thì có điều chắc chắn là tôi không đi một mình, nhưng có rất nhiều anh chị em cùng đi, và điều quan trọng nhất là có Chúa cùng đi. Quả thật, không có người lữ hành nào là cô đơn cả, vì có Chúa cùng đi với họ (Virgil Georghiu).

Tân Giám Mục Phêrô Nguyễn Khảm

Con Duong Dan Than Cua Cha Co Giuse Tran Huu Thanh Là Con Duong Dau Tranh Cong Ly va Su That

Con Đường Dấn Thân của Cha Cố Giuse Trần Hữu Thanh là Con Đường Đấu Tranh cho Công Lý và Sự Thật

Nhân ngày giỗ của Cha Giuse Trần Hữu Thanh, một người Cha suốt đời tận tụy đấu tranh Công lý và sự thật cho dân tộc. Được nghe bài giảng của Cha Phụng về cuộc đời của Cha Cố Giuse Thanh rất xúc tích làm xao động lòng người khiến tôi suy nghĩ, cầu nguyện thêm cho Tổng Giáo Phận Hà Nội, cho Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt thân yêu và cho Giáo Xứ Thái Hà đang trong cơn thử thách. Trong tâm tình hiệp thông cách riêng cho Cha Cố Giuse, con xin bày tỏ vài cảm nghĩ, mong tinh thần đấu tranh của Cha tỏa khắp trên mỗi người tín hữu chúng con trên mọi miền Tổ Quốc.

Tôi chỉ gặp được Cha Giuse vỏn vẹn ba lần ở ba nơi khác nhau rất xa, nhưng ba lần gặp ấy là ba ấn tượng cũng rất khác nhau trong cuộc đời tôi cũng như trong cuộc đời Ngài.Ba hình ảnh khiến tôi ngưỡng mộ Ngài như bao người có dịp gặp Cha.

Nhà Thuyết Giảng tài ba của Chúa Kitô. Một Phaolô thời đại

Khi còn là một cậu giúp lễ nhỏ tại một giáo xứ nghèo trên quốc lộ 1 miền trung, cái thời đất nước mới trải qua cuộc chiến và thành quả của nó là chia đôi Nam Bắc, cả triệu người phải bỏ quê hương vào nam chạy trốn gông cùm cộng sản. Xứ đạo tôi còn nghèo mọi thứ, công ăn việc làm chưa ổn định, nhà cửa còn tạm bợ chòi tranh, mái lá. Nhưng cũng có một nhà thờ mái tranh vách đất với mấy chục gia đình, mà cha xứ thì kiêm nhiệm cả năm, sáu nơi xa xôi hẻo lánh. Vất vả là thế mà cuộc sống bình yên, hài hòa, thương yêu gắn bó trong xóm Đạo thân thương.

Tôi còn nhớ buổi chiều hôm ấý, sau giờ lễ bỗng nhiên xứ tôi có khách, chuyến xe tốc hành Phi Long chạy Saigon-Huế thả xuống sân nhà thờ một đoàn khách với cơ man độ đạc, cứ từng thùng, từng thùng to nhỏ đủ thứ….? Thì ra chúng tôi đang được vinh dự đón tiếp một đoàn các cha các Thầy Dòng Chúa Cứu Thế đến giúp cho một Tuần Đại Phúc trong hành trình tứ Sài Gòn ra Huế. Giáo xứ rộn rã hẳn lên, chúng tôi kẻ khiêng người vác mọi thứ vào gian nhà chung –gọi là nhà chung vì nó là nơi duy nhất để sử dụng vào mọi việc,là nơi tập hát buổi tối,là phòng họp của Legio, là trường học chung cho đủ các lớp của thầy Bốn….và bây giờ là chỗ cho các Cha Thầy dòng CCT vừa ở vửa để đồ đạc vừa là văn phòng điều hành. Bố tôi là ông trùm xứ nên lo việc ăn uống, sinh hoạt và phương tiện đi lại cho đoàn. Ngay tối hôm đó, cuộc họp khẩn cấp lên kế hoạch, phân công và lập ban Tuần Đại Phúc. Tôi được Cha xứ gọi lên trưc nhật xem các Cha cần gì thì …chạy việc.Từ đó tôi được gần gũi các Cha Trần Hữu Thanh, Cha Vàng, Cha Tự Do và một số thầy nữa, nhưng Cha Thanh là người gần như tôi được gần Ngài nhất trong suốt tuần lễ. Công việc chia làm hai phần: Tuần Đại Phúc sáng chiều cho các đoàn thể và toàn giáo xứ, cầu nguyện Mẹ Hằng Cứu Giúp xin Chúaban cho Tuần Đại Phúc gặt được nhiều Lúa linh hồn, phần thứ hai các Cha và các Thầy cùng giáo dân chia nhau đi thăm hỏi khắp các nhà không kể lương giáo. Công việc ấy cùng lúc làm cho cả 5 nhà thờ mà Cha xứ quản nhiệm. Các Cha và các Thầy đi về như thoi đưa và đi gần như suốt ngày bằng xe đạp (cả làng chỉ có 5 chiếc ), còn gần thì đi bộ.

Ấn tượng Cha Thanh nơi tôi là sự năng nổ, nhiệt tình quán xuyến hết mọi công việc không mệt nghỉ.Cứ đúng giờ Cha lên bục giảng, dù trưa nắng oi ả, người nghe cũng không chán bởi những món ăn tinh thần rất hợp khẩu vị, không cao lương mỹ vị,nhưng rất gần gũi, dung dị như cùng đi với Đức Kitô trong cuộc sống. Rời bục giảng chỉ vội uống hớp nước lạnh là Cha đi ngay tới điểm khác, trên đường đi bao giờ Cha cũng bảo tôi cho Cha ghé thăm một nhà có đạo, sau chào hỏi vấn an là Cha đề nghị chủ nhà dẫn Cha thăm một nhà bên lương. Cứ thế mỗi lần mỗi xóm, các Cha các Thầy khác cũng như vậy, tối về ghi chép tổng kết,lên danh sách cho các đoàn thể tiếp nối mời gọi…để ngày cuối cùng thu hoạch.

Năm ngày trôi qua,bên cạnh nhà thở có khu đất trống, các Cha làm một cái chói cao như tháp canh rồi bắc giàn loa lên đấy, đúng giờ các xóm kéo đến chật kín sân cả lương lẫn giáo tới nghe các Cha giảng lời Chúa. Ngày hôm sau còn đông hơn vì các nơi xa hơn cũng kéo nhau tới nghe giảng Lời Chúa. Con số chuc người ghi tên học đạo đã thành ngót nghét hai trăm ngày chia tay đoàn Tuần Đại Phúc. Ơn Chúa ban từ đó giáo xứ Phước Tường chúng tôi sau này trở thành một giáo xứ lớn nhất nhì Giáo Phận Đà Nẵng có thời điểm lên tới gần 10 ngàn giáo dân.

Chỉ một tuần gần gũi Cha thôi, chúng tôi học được ở Cha rất nhiều nhân đức qua cách sống và làm việc của Cha.Một Phaolô mới của Đức Kitô.

Người dấn thân đấu tranh Công Lý sự thật.

Khi vào nam học Đại học, tôi lại có dịp gặp lại Cha ngay nơi ở mới, Cha về giáo xứ Hà Nội ( Xóm mới-Sàigòn )công bố bản cáo trạng số 3 chống tham nhũng. Có mặt hôm ấy cũng có rất nhiều an ninh chìm nổi, Cha giới thiệu tên và xin anh em cứ làm nhiệm vụ nhưng nếu có bắt thì TÔI là người chịu trách nhiệm, đừng bắt những người tham dự…Một hình ảnh can trường trước sóng gió ba đào, và Cha cũng mời gọi cầu nguyện cho Công lý Hòa bình.

Người Cha đồng hành cùng bà con nghèo khổ lầm than.

Sau năm 75, tôi có nghe Ngài bị đi tù, tưởng như không gặp nữa thì cơ may lại đến.Nhân ngày Kim Khánh Linh Mục của Cha Nguyễn Cao Lộc, trước mặt hàng trăm khách quí, có cả chính quyền trên dưới,Cha giới thiệu một người bạn thân cùng đồng tế và giảng trong thánh lễ Tạ Ơn hôm nay: Cha TRẦN HỮU THANH, dòng Chúa Cứu Thế. Mọi người sửng sốt lặng đi trong giây lát rồi tiếng vỗ tay kéo dài…vui sướng. Càng sửng sốt hơn khi trên giảng đài, Cha giới thiệu vẫn ở trong tù, phải có cái cớ về đám tang người thân mới có mặt ở đây…Cha khẳng định “sau mười mấy năm cách ly, tôi trở lại thấy tất cả đều thay đổi, thay đổi một cách tồi tệ….xuống cấp??? “. Cha xót thương cho những người nghèo khổ, lầm than. Chịu đủ thứ bất công đày đọa…Cha xin mọi người Cầu Nguyện và Cầu nguyện, bám chặt vào cột buồm vững trãi là Đức Kitô mà chiến đấu!...Chúng tôi bùi ngùi xúc động,vẫn con người ấy,vẫn tinh thần bất khuất kiên trì ấy, Người Cha già hôm nay toát lên một hào hùng Công Lý. Trong đầu tôi hiện lên rất rõ hình ảnh của Cha những lần đến với từng gia đình bần hàn cơ cực nơi xóm nghèo thuở ấy.

Ngày giỗ đầu của Cha Giuse cũng là ngày một số anh chị em giáo dân sắp phải ra trước đầu ngọn sóng, tôi viết lên nhừng điều sự thật mắt thấy tai nghe về cuộc đời Cha Thanh, như sự đồng cảm với Cha Matthêu, cùng các Cha các Thầy Dòng CCT như món quà kính dâng cho Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt thân yêu, xin mượn lời kết của Cha: “Con đường của Cha Giuse Trần Hữu Thanh và con đường của chúng ta là một".

Jos Trần Hải Đằng

Wednesday, October 22, 2008

Prayer for Cardinal Nguyen Van Thuan's Beatification

O God Almighty and Eternal, who is Father and Son and Holy Spirit,
I thank you for providing the Church the heroic testimony of Cardinal
Francis Xavier Nguyen Van Thuan. Who, in his suffering in prison,
lived fully in communion with Christ crucified and
under the protection of the Blessed Virgin Mary.

This has transformed him into a shining witness of the Church and
the world on unity and forgiveness, on justice and peace.
A person of benevolence, with his episcopal ministry,
illuminates a bright light of faith, a zeal of hope, and a warmth of love.

Now, through his intercession and accorded with your will,
please grant me the grace that I am praying for,
with the hope of seeing him beatified in glory.


Imprimatur
Roma 16.9.2007
+ Giampaolo Crepaldi
Secretary
Pontifical Council for Justice and Peace

Kinh Xin Ơn
Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận


Lạy Thiên Chúa toàn năng và hằng có đời đời,
là Cha và Con và Thánh Thần, con cảm tạ Chúa
vì đã ban cho Hội Thánh gương chứng tá anh dũng
của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.

Kinh nghiệm khổ đau trong cảnh ngục tù,
được Ngài sống liên kết với Chúa Kitô chịu đóng đinh,
và dưới bóng che chở hiền mẫu của Mẹ Maria,
đã rèn luyện Ngài lên một chứng nhân sáng ngời
cho Hội Thánh và toàn thế giới, về sự hiệp nhất và
tha thứ, cũng như về công lý và hòa bình.

Con người dễ thương mến cùng với sứ vụ mục tử
giám mục của Ngài tỏa chiếu rạng ngời ánh sáng
của đức tin, nhiệt tâm của niềm hy vọng và
sức nồng ấm của đức ái.

Giờ đây, nhờ lời bầu cử của Ngài theo Thánh ý Chúa.
Xin Chúa ban cho con được ơn đang khẩn cầu,
với niềm hy vọng thấy Ngài sớm được vinh hiển
trên bàn thờ. Amen. Imprimatur


Roma 16.9.2007
+ Giampaolo Crepaldi
Tổng Thư Ký
Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình

Saturday, October 18, 2008

Thư Mục Vụ của Giám mục giáo phận Kontum tháng 10-2008

Số 110 /VT/’08/Tgmkt

Kontum, ngày 18 tháng 10 năm 2008

Kính gửi:
Quý Cha cùng toàn thể gia đình Giáo Phận Kontum.
Anh chị em rất thân mến,

Tất cả linh mục và giám mục tham dự tĩnh tâm năm tại Tòa Giám Mục xin gửi tới anh chị em tu sĩ giáo dân lời chào thân ái và lời cám ơn. Cám ơn anh chị em hằng thương mến và cầu nguyện cho chúng tôi. Nhân dịp này, tôi xin chia sẻ đôi điều.

1. Tháng Mười, Tháng Mân Côi.

Anh chị em thân mến,

Tháng Mười, tháng kính Đức Mẹ mân côi. Chuỗi mân côi là bản tóm Sách Thánh. Hội Thánh không ngừng nhắn nhủ con cái thi hành Lời Mẹ Maria dạy “Các con hãy năng lần chuỗi mân côi”. Hãy năng lần chuỗi mân côi. Hãy chỉ dạy cặn kẽ và cùng lần chuỗi với các con em. Ước mong từ nay các xứ họ trong cả giáo phận phát huy truyền thống “cha sở cùng giáo dân lần chuỗi mân côi mỗi chiều tối tại nhà thờ hoặc trước đài Đức Mẹ”. ít ra là chiều thứ bảy, vào khoảng 19g00. Ai không có điều kiện tham dự chung thì cũng nên hiệp thông qua lần chuỗi riêng vào giờ đó.

Thỉnh thoảng có những tin đồn “Đức Mẹ hiện ra nơi này nơi nọ”. Anh chị em hãy nhớ lời Chúa đã cảnh báo: “Anh em hãy coi chừng, đừng để ai lừa gạt anh em” (Mt 24,5tt). Mẹ Giáo Hội rất dè dặt về các chuyện này. Đừng háo hức chạy xô đi xem. Hãy coi đây như dịp Đức Mẹ nhắc nhở con cái năng lần chuỗi mân côi. Xin Mẹ cho chúng ta biết yêu mến Mẹ cách ý thức và trưởng thành. Phép lạ nhãn tiền là người được biến đổi thành con người mới, con người biết yêu Chúa, năng suy gẫm và sống theo Lời Chúa dạy.

2. Tháng Mười, chuẩn bị Ngày bế mạc Năm Thánh Yao Phu & Truyền chức linh mục.

Chúng tôi cũng đã có dịp thông báo cho anh chị em biết Ngày 14.11.2008, ngày kính Thánh Tổ Stêphanô Cuenot Thể, Vị Khai Sáng Miền Truyền Giáo Tây Nguyên, cũng là ngày bế mạc Năm Thánh Yao Phu, nhân dịp kỷ niệm tròn 100 năm xây dựng Trường Yao Phu. Chính quyền địa phương đang dùng cơ cở này làm Trường Sư Phạm Tỉnh Kontum. Chúng tôi đã có đơn xin Chính quyền trao lại cơ sở lịch sử lâu đời này. Nguyện xin cho Ý Chúa được nên trọn. Trong ngày này, sẽ có lễ truyền chức linh mục cho 12 Thầy Phó tế. Thánh lễ cử hành lúc 05g30 sáng tại Nhà thờ Chính toà Kontum. Xin anh chị em hiệp thông cầu nguyện và sốt sắng tham dự. Ngày lễ sẽ được tổ chức trang nghiêm, sốt sắng như một sứ điệp truyền giáo.

3. Tháng Mười với Ngày Quốc Tế Truyền Giáo.

Năm nay, trong sứ điệp truyền giáo với chủ đề: “Các Đầy Tớ và Tông Đồ của Chúa Giêsu Kitô”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh một số điểm:

3.1. “Việc truyền giáo vẫn còn ở giai đoạn bắt đầu”. Chúng ta “Cần phải nhắc lại rằng, mặc dù có những khó khăn chồng chất, mệnh lệnh truyền giáo cho muôn dân của Đức Kitô vẫn là một ưu tiên”. Không có lý do nào có thể biện minh cho sự chậm trễ hay ứ đọng, bởi vì “mệnh lệnh truyền giáo cho muôn dân tạo thành đời sống và sứ vụ căn bàn của Hội Thánh” (ĐTC Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, 14).

3.2. Đây là công việc ưu tiên của mọi kitô hữu. Mọi người là con Chúa, là anh em với nhau. Tất cả đều khát khao tìm Chúa và muốn được gặp Chúa. Vì thế, Đức Thánh Cha kêu gọi mọi thành phần dân Chúa: “Duc in altum!”: “Hãy ra khơi của thế gian và,... hãy thả lưới mà không sợ hãi, vững tin vào sự trợ giúp luôn luôn của Chúa”. Không trừ một ai, kể cả giám mục giáo phận, vì “Một Giám Mục được thánh hiến không phải chỉ cho giáo phận của mình, nhưng cho phần rỗi của cả thế giới” (x. Redemptoris Missio, 63).

4. Tháng Mười, tháng cầu cho Giáo Hội Việt Nam.

Tôi biết nhiều anh chị em đã và đang bị day dứt trước những biến cố dồn dập ở Tổng Giáo Phận Hànội trong những ngày qua. Theo chân lý “mến Chúa yêu người là một”, mọi việc người công giáo đích thực đều xuất phát từ lòng yêu mến. Tạ ơn Chúa tình hình đã lắng dịu, mặc dầu cái gốc của vấn đề là quyền sống của con người trong đó có quyền tư hữu, quyền tự do hành đạo chưa được giải quyết thỏa đáng tận gốc. Khắp nơi anh chị em con Chúa vẫn tiếp tục cầu nguyện cho mọi người thương nhau, hiểu nhau và biết giải quyết mọi vấn đề trong tinh thần yêu chuộng công lý và tôn trọng sự thật.

Điều mất mát lớn trong vụ việc mới xảy ra là mất niềm tin vào nhau. Van Goeth đã từng nói: “Mất nhà mất cửa mất ít! Mất danh mất giá mất nhiều! Mất lòng tin, mất hết!”. Còn người công giáo có một nguyên tắc sống tuyệt vời “Hiệp nhất trong chính yếu. Tự do trong phụ thuộc. Bác ái trong tất cả”. Hãy yêu thương nhau. Hãy cầu cho mọi người lấy lại niềm tin nhau. Hãy cầu cho Giáo Hội Việt Nam luôn là dấu chứng của tình yêu và hợp nhất.

Một trong những hình ảnh nổi bật trong những ngày qua là hình ảnh Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt. Ngài xuất hiện như một vị chủ chăn can đảm, sáng suốt, yêu nước nồng nàn. Hãy cùng Ngài cảm tạ và tôn vinh quyền năng Thiên Chúa tỏ hiện nơi Ngài. Cách riêng các sinh viên học sinh cùng viên chức công giáo hãy giúp những bạn bè mình biết rõ lập trường yêu nước của Ngài. Hãy giúp bạn bè được đọc chính bản văn phát biểu của Ngài ngày 20.09.2008. Chỉ có sự thật mới giải thoát chúng ta khỏi lầm lạc!

5. Một số đề nghị gợi ý:

Giờ đây xin đề nghị với gia đình giáo phận một số việc cụ thể nhân ngày truyền giáo.

5.1. Mỗi kitô hữu là một nhà truyền giáo: Xứ đạo là trường đào tạo mọi thành viên trở thành chứng tá Tin Mừng mọi nơi. Giới trẻ quyết tâm xa lánh những tệ nạn phản chứng Tin Mừng như sống thử trước hôn nhân, phá thai nạo thai, ly dị. Những anh chị em trong nghề buôn bán hay các dịch vụ luôn quý mến tính chân thật, dịu dàng với tinh thần phục vụ cao. Tất cả đều phải có cái tâm trong cuộc sống. Vì thế, mỗi xứ đạo nên có hai tổ chuyên trách: một lo cho truyền giáo một lo cho gia đình ơn gọi.

5.2. Tự kiểm xét đời sống đạo: Ngày truyền giáo là dịp tốt để mỗi người, mỗi cộng đoàn nghiêm túc tra xét lại đời sống với “một ý thức mới về nhu cầu cấp bách của việc rao giảng Tin Mừng” để từ đó biết tích cực góp công, góp sức cho công việc truyền giáo.

Anh chị em thân mến,

Tôi xin mượn lời nhận xét của các đại biểu trong Hội Nghị Cor Unum họp tại Rôma từ 28.02.2008 đến 01.03.2008 như lời kết bức tâm thư này.

“Vì trong Giáo hội hiện nay chỉ có việc cử hành các bí tích là được coi trọng. Việc rao giảng bị coi nhẹ hơn. Còn việc bác ái thì bị coi như một hoạt động ngoại khóa, nghiệp dư, tùy thích.... Quá nhiều tiền để xây nhà thờ và tổ chức các lễ nghi. Ít tiền hơn dành cho việc rao giảng Tin mừng. Còn bác ái, thì như của dư thừa bố thí. Phải chăng vì thế mà Giáo hội mất sức sống? Phải chăng vì thế mà Giáo hội thiếu tính thuyết phục? Bác ái không phải là một bổn phận. Đó là sự sống của Giáo hội. Quên bác ái, sự sống sẽ suy giảm”.

Hiệp thông cùng anh chị em trong tâm tình tôn vinh và tạ ơn Chúa.

Hiệp thông,

(đã ký và đóng dấu)
+ Micae HOÀNG ĐỨC OANH
Giám Mục Giáo Phận Kontum.

NEAT ALPHABET - BANG CHU CAI

A lthough things are not perfect
B ecause of trial or pain
C ontinue in thanksgiving
D o not begin to blame
E ven when the times are hard
F ierce winds are bound to blow
G od is forever able
H old on to what you know
I magine life without His love
J oy would cease to be
K eep thanking Him for all the things
L ove imparts to thee
M ove out of "Camp Complaining"
N o weapon that is known
O n earth can yield the power
P raise can do alone
Q uit looking at the future
R edeem the time at hand
S tart every day with worship
T o "thank" is a command
U ntil we see Him coming
V ictorious in the sky
W e'll run the race with gratitude
X alting God most high
Y es, there'll be good times and yes some will be bad, but...
Z ion waits in glory...where none are ever sad !

"I AM Too blessed to be stressed !" The shortest distance between a
problem and a solution is the distance between your knees and the
floor.
The one who kneels to the Lord can stand up to anything.
I trust you enjoyed this as much as I did. Told ya it was neat !

---------------------

Phỏng dịch:

BẢNG CHỮ CÁI

A i cũng biết cuộc đời không hoàn hảo
B ởi vì đâu cũng thấy lắm buồn phiền
C ho dù thế bạn vẫn mãi ngợi khen
D ù cho thời buổi này đang khốn đốn
Đ ừng mở lời trách móc hoặc than van
E ngại gì khi mình còn có Chúa ?
G ió có nổi cùng phong ba bão táp
H ãy tin rằng Chúa là Đấng toàn năng.
I m lặng tin vào những điều mình biết
K hông Tình Người cuộc sống sẽ ra sao ?
L ấy đâu ra niềm vui lẫn tự hào ?
M ãi cảm tạ vì những điều quí báu
N gười đã ban qua cho bạn, với Tình Yêu
Ôi ! phải ra cho khỏi 'chốn khóc than'
P hải biết rõ chỉ qua lời cầu nguyện,
Q uyền năng Người vượt thắng thế gian
R ạng rỡ lên giữa đêm đen thất vọng
S ao cứ mãi chờ đợi ở tương lai ?
T hay vì thế, hãy nhìn vào hiện tại.
Ư ớc mong bạn sống tâm tình cầu nguyện
V ào ngày vui cũng như những ngày buồn
X ưng danh Người trong mọi lúc mọi nơi
Y êu mến Chúa... bạn sẽ không buồn nữa.

Khoảng cách ngắn nhất giữa vấn đề và giải pháp là khoảng cách giữa đầu
gối và mặt đất. Ai quỳ gối trước mặt Chúa sẽ đứng vững trước mọi sự.
Hy vọng bạn thích những câu trên cũng như tôi.

Anphongse Khoan & Kim Loan (sưu tầm)
TRẦN DUY NHIÊN (dịch)
(Đã đăng trên Ephata số 048)

Thursday, October 16, 2008

Thu chung cua Duc Tong Giam Muc Ha Noi

TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI

Thư chung của Đức Tổng Giám mục Hà nội

Gửi: Các Linh mục, Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh
Và toàn thể Giáo dân Tổng Giáo phận Hà nội
Nhân dịp Đức Thánh Cha bổ nhiệm Cha Lôrensô Chu Văn Minh
Làm Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà nội

Hà nội ngày 18 tháng 10 năm 2008

Anh chị em thân mến,

Ngày 15-10 vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđíchtô XVI đã bổ nhiệm cha Lôrensô Chu văn Minh, Giám đốc Đại chủng viện thánh Giuse Hà nội, làm Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Hà nội. Đây thật là một tin vui mừng, nhất là sau những ngày đầy sóng gió vừa qua.

Chúng ta hãy dâng lời tạ ơn Chúa, Người Cha luôn yêu thương, quan tâm, nâng đỡ và chăm sóc con cái. Nhờ đó trong những thời điểm khó khăn, anh chị em luôn giữ được niềm tin vững vàng, luôn bày tỏ đức bác ái nồng nàn và luôn biểu lộ tinh thần hiệp nhất sâu xa trong Giáo hội.

Sau những ngày biến động, chúng ta dần dần trở lại nhịp sống bình thường với những công việc, những lo toan vất vả hằng ngày. Không chỉ đối diện nhưng chúng ta đối thoại với cuộc sống, với những người chung quanh. Để cuộc đối thoại có kết quả tốt đẹp, đem lại chất lượng cao hơn cho cuộc sống chung, chúng ta hãy tuân theo hai điểm hướng dẫn trong thư đề ngày 08-10-2008 của Hội đồng Giám mục.

1. “Đối thoại trong tinh thần lắng nghe và trao đổi thẳng thắn”. Lắng nghe cần thái độ khiêm tốn. Thẳng thắn cần tâm hồn cương trực. Đó là con “đường dài với nhiều khó khăn và trắc trở, đòi hỏi khôn ngoan và kiên nhẫn” (Thư HĐGM, số 3).

2. “Cầu nguyện trong tinh thần hiệp nhất, yêu thương và ôn hòa”. Cầu nguyện cá nhân cũng như tập thể, trong các đoàn thể cũng như tại các gia đình, trong các cộng đoàn dòng tu cũng như tại các giáo xứ để “mọi người biết thành tâm tìm kiếm và gặp được chân lý, công lý và lợi ích lâu dài của cả cộng đồng dân tộc” (Thư HĐGM, số 3).

Tình thương yêu chăm sóc của Chúa một lần nữa được biểu lộ qua việc Tòa Thánh bổ nhiệm cha Lôrensô làm Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà nội. Biến cố vui mừng này càng khích lệ chúng ta sốt sắng hơn trong lời cầu nguyện. Anh chị em hãy cầu nguyện cho Đức Giám mục Tân cử Lôrensô, cho Tổng Giáo phận, cho Giáo hội và cho quê hương đất nước. Với khả năng và những đức tính cao quí sẵn có, chắc chắn Đức Giám mục Tân cử sẽ góp phần tích cực phục vụ Nước Chúa, đặc biệt trong việc thực hiện đường hướng của Hội đồng Giám mục tại Tổng Giáo phận Hà nội.

Trong khi chờ đợi gặp nhau trong ngày lễ tấn phong sắp tới, tôi xin gửi đến anh chị em tâm tình thân mến nhất. Nguyện xin Chúa, qua lời bầu cử của Đức Mẹ Mân Côi, ban tràn đầy ơn phúc cho tất cả và từng người, đặc biệt cho Đức Giám mục Tân cử Lôrensô kính mến của chúng ta.

Thân ái chào anh chị em
Tổng Giám mục Hà nội
+ TGM Giuse Ngô quang Kiệt

Wednesday, October 15, 2008

Tòa Thánh bổ nhiệm hai Giám Mục Phụ Tá cho TGP Hà Nội và TGP Sàigòn

VATICAN - Sáng hôm nay ngày 15.10.2008, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã loan tin: ĐTC Benedictô XVI đã bổ nhiệm hai Giám mục Phụ tá cho Tổng giáo phận Hà Nội và Tổng giáo phận Saigòn; đó là tân Giám mục Lorensô Chu Văn Minh và tân Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm.

Tổng giáo phận Hà Nội có diện tích 7.000 cây số vuông, dân số là 5.300.000 người, trong đó có 328.725 người Công giáo. Hiện tổng giáo phận có 69 linh mục và 278 nam nữ tu sĩ.

Tân Giám mục Phụ Tá Hà Nội là Đức Cha Lorensô Chu Văn Minh, hiện là Giám đốc Đại Chủng Viện Hà nội. Cha Minh năm nay 65 tuổi, sinh ngày 27-12 năm 1943 tại Nam Định, thuộc tổng giáo phận Hà Nội. Thầy Minh học triết và thần học tại Nam Định từ năm 1960 đến 1967, và sau đó tại Hà Nội từ năm 1992 đến 1994. Trong thời gian dài phải ở tại gia, thầy Lorensô Minh hành nghề hớt tóc và phụ giúp mục tụ tại giáo xứ nguyên quán, giảng dạy giáo lý, vì Nhà Nước không cho thầy thụ phong linh mục. Sau cùng thầy được chịu chức ngày 10-6 năm 1994 khi đã 51 tuổi.

Sau khi thụ phong, cha Minh làm phó xứ tại Nam Định 1 năm, rồi được gửi sang Roma du học từ 1995 đến 2000, đậu tiến sĩ thần học tín lý tại Đại học Giáo Hoàng Urbaniana. Về nước, từ năm 2001 cha Minh làm giáo sư dậy môn Thần học tín lí, đồng thời làm giám học tại Đại chủng viện Hà Nội, sau đó từ năm 2003, cha làm Phó Giám đốc và từ 2 năm nay, làm Giám đốc Đại chủng viện này.

Tân Giám mục Phụ tá giáo phận TGP Saigòn là Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, hiện là Giám đốc Trung Tâm Mục Vụ Saigòn. Tổng giáo phận Saigòn có diện tích rộng là 2.093 cây số vuông, dân số là 6.129.000 người, trong đó có 640.437 người Công giáo. Hiện tổng giáo phận có 751 linh mục và 5.442 nam nữ tu sĩ.

Tân giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, 56 tuổi, sinh ngày 2-10-1952 tại Hà Đông, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội và cùng với gia đình di cư vào Nam năm 1954, theo học tại tiểu chủng viện Cần Thơ và học triết tại Đại chủng viện thánh Tôma ở Long Xuyên, sau đó lên Đại chủng viện thánh Giuse Sàigòn. Thầy Phêrô Khảm thụ phong linh mục ngày 30-8-1980, thuộc tổng giáo phận Saigòn.

Cha Phêrô Khảm lần lượt làm Phó Xứ Hà Nội, Xóm Mới (1980-1984), rồi Phó Xứ Nhà thờ Chánh Tòa, kiêm giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse (1987-2001). Năm 2001, cha Phêrô được gửi đi học thần học mục vụ tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ Catholic University of America ở thủ đô Washington và đậu tiến sĩ tại đây năm 2004.

Trở về nước, cha Phêrô Khảm được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung Tâm Mục Vụ Saigòn. Cha cũng là thành viên Hội đồng tư vấn Giám mục, và đặc trách các linh mục sinh viên của giáo phận du học nước ngoài (2004-2008).

Từ tháng 3 năm 2008, Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm được bổ nhiệm là thư ký điều hành của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Lễ tấn phong Giám mục cho Cha Nguyễn văn Khảm sẽ được tổ chức vào ngày 11.11.2008 tại Saigòn.

Các Giáo phận Việt Nam còn thiếu Giám Mục:

Ngoài ra, hiện nay tại Việt Nam còn có hai giáo phận trống tòa (chưa có giám mục), đó là giáo phận Phát Diệm và giáo phận Ban Mê Thuột. Thêm vào đó, Việt Nam có 3 giáo phận có giám mục đến tuổi nghỉ hưu là Thái Bình, Vinh và Phan Thiết.

Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam và Toàn Ban VietCatholic xin chúc mừng hai Tân Giám mục Phụ tá của Hà nội và Saigòn. Nguyện xin Thiên Chúa luôn luôn ban ân sủng đồi dào của Ngài trên hai Vị và xin Đức Mẹ La Vang che chở và đồng hành với hai Đức Cha.

LM Trần Công Nghị

2 Bishops Named for Vietnam
HANOI, Vietnam, OCT. 15, 2008 (Zenit.org).- Benedict XVI named two auxiliary bishops for Vietnam, one each for the archdioceses of Hanoi and Saigon.

Father Laurent Chu Van Minh, until now the rector of the major seminary of Hanoi, was named an auxiliary for that archdiocese. He will assist Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet.

Laurent Chu Van Minh, 64, was born in 1943 and ordained a priest at age 50, in 1994.

The Archdiocese of Hanoi has some 329,000 Catholics in a total population of over 5 million. The Catholic community is served by 69 priests and 278 religious.

Father Pierre Nguyen Van Kham, the executive secretary of the Vietnamese episcopal conference, was named an auxiliary of the Archdiocese of Saigon. He will assist Cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man.

Pierre Nguyen Van Kham, 56, was born in 1952 and ordained a priest in 1980.

The Archdiocese of Saigon has some 640,000 Catholics in a total population of more than 6 million. The Catholics are served by 751 priests and 5,442 religious.

Monday, October 13, 2008

Bai giang chu nhat 28 thuong nien

Tin mừng: Mt 22, 1-14.
“Gặp ai, anh em cũng mời hết vào tiệc cưới.”


Bạn thân mến,

Ý nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay chắc là bạn đã hiểu rõ, đó chính là Chúa Giê-su muốn nói đến bàn tiệc Nước Trời: thánh lễ mi sa. Bởi vì trong thánh lễ, chúng ta được diễm phúc mời gọi đến tham dự bàn tiệc thánh, đó chính là việc rước Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su Ki-tô. Ngài không ích kỷ chỉ mời những ai quen biết, hoặc mời bà con bạn hữu đến dự tiệc Nước Trời mà thôi, nhưng Ngài còn hào phóng mời tất cả mọi người khi Ngài nói với các môn đệ rằng: gặp ai, anh em cũng mời hết vào tiệc cưới.

Bạn có nghĩ rằng bạn là người mà Chúa Giê-su sai phái đi mời những người khác đến tham dự tiệc cưới Nước Trời không ? Tôi tin rằng, có lúc bạn cũng nghĩ như thế, bởi vì khi bạn lãnh nhận bí tích Rửa Tội, thì đồng thời Chúa Giê-su và Giáo Hội cũng trao cho bạn sứ mệnh ra đi làm chứng nhân cho Tin Mừng, và cũng có nghĩa là bạn được sai đi mời gọi tất cả mọi người đến tham dự tiệc cưới Con Chiên ở ở này trong bí tích Thánh Thể, và tiệc cưới viên mãn mai sau trong Nước Trời.

Bạn và tôi được sai đi mời gọi mọi người đến dự tiệc cưới Con Chiên, nhưng trước hết bạn và tôi phải là người đã từng nếm mùi vị thơm ngon của bánh hằng sống, tức là Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su; bạn và tôi phải là người đã từng yêu mến và ước ao lãnh nhận bánh trường sinh ấy mỗi ngày trong cuộc sống của mình. Bởi vì không một ông chủ nào sai một đầy tớ thường hay lãnh đạm với công việc của chủ, thờ ơ với những gì xảy ra chung quanh, hoặc biếng nhác trong công việc và bổn phận của mình, để ra đi mời gọi khách đến dự tiệc...

Bạn thân mến,

Bạn và tôi đều được Chúa Giê-su mời đến tham dự tiệc Nước Trời ngay tại trần gian này, nhưng cũng có những lúc chúng ta từ chối với những lý do: tôi bận túi bụi mặt mày không có giờ để đi nhà thờ, tôi mới khai trương cửa hàng nên không thể đến tham dự thánh lễ được, tôi bận hẹn với người yêu rồi nên không có giờ để đến nhà thờ, tôi bận việc quá.v.v...

Bạn và tôi sẽ không bao giờ nói bận việc với thương vụ làm ăn lớn; bạn và tôi sẽ không bao giờ nói bận việc khi bạn bè kêu đi ăn nhậu; và có lẽ dù công việc bận thật đấy, nhưng bạn và tôi cũng sẽ dẹp qua một bên để hẹn với người yêu...

Bạn phải nhớ điều này: chúng ta sẽ không trở thành người được Chúa sai đi mời gọi mọi người đến tham dự tiệc cưới Nước Trời, nếu chúng ta không tích cực tham dự bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày, hoặc không hết lòng ước ao yêu mến Thánh Thể.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

--------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Vấn đề Tượng Đức Mẹ tại Tòa Khâm Sứ cũ

VietCatholic News (Thứ Sáu 10/10/2008 23:40)

Sau những ngày căng thẳng giữa chính quyền và các vị liên quan ở Thái Hà và Toà Khâm sứ cũ, nay công việc bề ngoài xem có vẻ êm ả, nhưng bên trong vẫn còn ấm ức sôi sục những tình cảm khác biệt. Hai vườn hoa đã được khánh thành. Các tượng Đức Mẹ cũng đã bị di chuyển, hai bên đã xác nhận chủ quyền trên các mảnh đất đó. Thực ra, như “ván đã đóng thuyền, gạo đã thành xôi”…, nên một số người đã phát biểu hai bên cùng có thắng lợi theo ý kiến của mình.

Bên những người Công giáo cho rằng có vườn hoa để dùng chung còn hơn để cho các quan tham nhũng lũng loạn như mọi người tố cáo. Sau này (nói cho có vẻ lạc quan hơn) nhà nước lại trao trả cả Toà Khâm Sứ, cả vườn hoa cho cho Toà TGM và DCCT Thái Hà cũng nên, biết đâu được!?

Sách Giảng Viên đã nói, mọi sự có thời của chúng, có thời đào lên, có thời lấp đi; có thời chiến tranh, có thời hoà bình; có thời xây dựng, có thời phá đổ… Cứ gẫm xem trên đất nước ta thì thấy, tình cảnh hôm nay so với cách đây mấy năm về trước cũng đã khác biệt rất nhiều. Sự hơn kém nhau ra sao chắc mọi người đã rõ cả.

Sự bức xúc nhất trong vụ việc vừa qua đã gây tác hại không nhỏ cho khối đoàn kết dân tộc và sự tin tưởng của đồng bào Công giáo nói chung cũng như các tôn giáo khác nói riêng, đó là việc di chuyển tượng ảnh ra khỏi vị trí cũ, nhất là bức tượng Đức Mẹ Sầu Bi dưới gốc cây đa ở TKS.

Điều này tôi đã thưa với các vị chức trách, đây không phải là bức tượng bình thường như ở Đồng Đinh – Ninh Bình, nhưng đây là bức tượng đã gắn liền với lịch sử của dân tộc, của lịch sử tôn giáo. Quả vậy, bức tượng đã được dựng lên để ghi nhớ cuộc chiến thắng giặc Cờ Đen đến cướp bóc dân ta cách đây cả trăm năm. Cha ông ta đã đánh thắng giặc ở chốn này nên đã dựng tượng Đức Mẹ ở gốc cây đa nhằm tạ ơn Đức Mẹ và làm biểu tượng nhắc nhớ cho con cháu mai sau.

Trong khi tiến hành san lấp TKS, tôi được vinh hạnh đến gốc cây đa để thăm lại tượng Đức Mẹ và nói với một vị quan chức rằng: “Xin các vị đừng đụng đến bức tượng, núi đá và cây đa là những kỷ niệm thiêng liêng cha ông chúng tôi để lại. Vì đụng tới là đụng vào những quả bom nguyên tử có thể gây hậu quả không lường trước được”. Bức tượng chính là tình cảm thiêng liêng của người Công giáo Thủ đô và mọi người trên thế giới, nhất là những ai gốc gác Hà Nội ngày nay đang ở khắp bốn phương trời. Và tôi cũng đã cắt nghĩa cho một vị cán bộ cao cấp, ông rất thú vị vì lần đầu tiên được nghe như vậy.

Thế mà không lâu sau đó, ngày 25 tháng 9 năm 2008, đoàn người mang xe vận tải kéo theo thùng chứa bằng tôn đến mang bức tượng ra khỏi vùng núi đá cây đa, gây xúc động và chán nản trong hàng ngũ những người Công giáo. Được biết, nhiều nơi giáo dân chán nản không muốn tham gia làm gì, kể cả hội họp, tham gia các tổ chức xã hội… Trong khi đó, lực lượng bên ngoài đang làm rùm beng chống đối dữ dội. Tôi rất buồn chán và mong có thể đóng góp phần nào để cứu vãn tình thế hay không!?

May quá, tôi được tin có sự hạ nhiệt và đối thoại (ít là ở cấp dưới) giữa chính quyền địa phương và Toà TGM Hà Nội. Ví dụ, có nên đăng tải nguyên văn bài phát biểu của Đức TGM Ngô Quang Kiệt cho mọi người đoán xét theo cái nhìn khách quan hay không? TGM Hà nội thì xin đăng trên báo Hà Nội Mới và các báo đài khác nhưng mới chỉ thấy được đăng trên báo Công Giáo Và Dân Tộc, ít ra cũng đăng lên để mở ra sự nhìn nhận khách quan.

Đàng khác, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã liên lạc với TGM HN để xin trả lại bức tượng Đức Mẹ đã dời ra khỏi TKS cũ. TGM đã ra điều kiện phải huỷ bỏ công văn kết án và phạt tiền đối với TGM thi TGM mới nhận lại bức tượng. Hai bên đang điều đình mà chưa đi đến ngã ngũ. Riêng tôi, sau khi tham khảo một số ý kiến thì cho rằng, việc xây dựng vườn hoa kể như đã xong rồi, tức là đã phá tan được âm mưu chia chác lợi nhuận trên hai mảnh đất và dĩ nhiên hai mảnh đất vẫn còn đó, chưa biến mất thì sau này vẫn có thể tìm cách đối thoại giải quyết sau. Còn về bức tượng, ngày 25/01/08, giáo dân bức xúc về những biến cố xảy ra nên đã rước tượng Đức Mẹ và Thánh giá đặt vào núi đá. Bức tượng đó là tượng Đức Mẹ Sầu Bi. Họ cho rằng, trước đây đã có một bức tượng trong hang nhỏ của núi đá, đó là tượng Đức Mẹ Lộ Đức vốn đã được đặt đó cả trăm năm, do tổ tiên cha ông muốn cảm tạ tri ân.

Năm 1960 nhà nước cưỡng bức phải xây dựng bức tường ngăn đôi TGM và TKS, nhưng vẫn chừa ra một cửa nhỏ để bà con giáo dân có lối sang viếng Đức Mẹ. Sau một thời gian nhà nước đã thuyết phục ĐHY Giuse Trịnh Văn Căn rước tượng đó về TGM. Nay giáo dân thấy thời gian thuận tiện nên đã rước tượng Đức Mẹ về đúng vị trí nguyên trạng. Mặc dù là tước hiệu khác nhưng vẫn là tượng Đức Mẹ.

Vậy tôi có ý kiến như sau:

1. Chính quyền trao trả lại tượng Đức Mẹ Sầu Bi cho TGM với điều kiện cho phép TGM đặt lại tượng Đức Mẹ Lộ Đức vào hang đá nhỏ dưới gốc cây đa. Thể thức và nghi lễ tuỳ hai bên điều đình hoặc công khai hoặc kín đáo.

2. Bức tượng đó được đặt vào núi đá cây đa và giáo dân có thể đến cầu nguyện tự do. Thiết nghĩ, có một khu vực kỷ niệm độc đáo càng làm cho vườn hoa mới được xây dựng thể hiện nét văn minh, nhất là nói lên sự tôn trọng tín ngưỡng của nhà nước. Việc đó đã được chứng thực ngay trên các phố phường có miếu mạo, đền thờ được mọi người đến kính viếng… Ví dụ ngôi đền nhỏ bên cạnh ngân hàng Vietcombank gần khu phố Bà Triệu, hay tượng Thánh Phaolô ở khuôn viên bệnh viện Sanh Pôn (Saint Paul) cũng được các vị chức trách bảo vệ rất tốt, xây hàng rào sắt xung quanh, có ghế cho mọi người ngồi và ra lệnh không được phơi quần áo xung quanh tượng đài đó. Chính nơi đó, không ai cản trở và chính tôi đã đến dâng hoa nến cho vị Thánh này; hay trên phố Thanh Niên, đối diện với Nhà thuyền Hồ Tây có một đảo nhỏ cây cối um tùm, trước đây được dùng làm quán ăn, thanh niên thiếu nữ chơi bời nhảy nhót hay chích choác…sau các nhà khảo cổ khám phá ra có thể là đền thờ Cầu Nhi, thờ con chó con, có thể bảo trợ cho TP Hà Nội, nên chính quyền đã ra lệnh trút bỏ quán ăn và sửa sang cho mọi người đến hành hương, cầu an và kính viếng. (Nếu thực sự có chó con làm thành hoàng cho TP Hà Nội, thì chúng ta cũng không nên ái ngại vì TP Rôma cũng nhận một con chó sói cái làm thành hoàng bảo trợ cho Thủ đô nước Italia).

Nếu qua các cuộc đối thoại sắp xếp giữa hai bên trong tinh thần thiện tâm thiện chí và đạt tới các giải pháp như tôi đề ra thì chúng ta đã tháo gỡ khúc mắc đang cháy âm ỉ trong những người có tín ngưỡng cũng như người không tín ngưỡng đang xây dựng khối đoàn kết trong lúc này. Phần nào cũng làm êm đi những bức xúc bên ngoài và đóng góp vào việc cải thiện quan hệ với các nước khác, nhất là quan hệ với Toà Thánh Vatican. Theo chúng tôi, nhà nước đang xúc tiến các liên hệ với các nước đó để đem lại hoà bình và văn minh cho dân tộc.

Mong thay.

Thái Bình, ngày 10 tháng 10 năm 2008.
Giám Mục GP Thái Bình
+ GM F.X. Nguyễn Văn Sang

Friday, October 10, 2008

Thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ngày 8 tháng 10

Tân Giám Mục Bắc Ninh chọn ''Tình Thương và Sự Sống''

VietCatholic News (Thứ Ba 07/10/2008 12:26)

BẮC NINH - Sáng ngay hôm nay 7.10.2008 lễ kính Đức Mẹ Mân Côi, tại công viên nhà thờ chính tòa Bắc Ninh, Thánh lễ truyền chức cho Đức tân giám mục giáo phận Bắc Ninh: Cosma Hoàng Văn Đạt đã được Đức Cha Nguyễn văn Nhơn, chủ tịch HĐGMVN chủ phong và sự hiện diện của 21 vị giám mục Việt nam, đông đảo linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân. Sau đây là tóm lược tiểu sử Đức tân Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt:

- Năm sinh: Ngày 17 - 6 - 1948.
- Nguyên quán: Xuân Lai, Sóc Sơn, Hà Nội.
- Năm 1954: Di cư vào Miền Nam Việt Nam cùng gia đình.
- Năm 1967: Nhập Dòng Tên tại Sài Gòn.
- Học triết học và thần học tại Giáo Hoàng Học Viện St. Piô X Đà Lạt.
- Năm 1976: Thụ phong linh mục tại Sài Gòn.
- Năm 1976 - 1978: Giám đốc ứng sinh.
- Năm 1986 - 1995: Tập sư Nhà Tập.
- Năm 1986 - 1995: Linh mục chính xứ Thiên Thần kiêm trại phong Thanh Bình, Sài Gòn.
- Năm 1995 - 2002: Linh mục chính xứ trại phong Thanh Bình.
- Năm 2002: Du học tại Pháp chuyên về linh đạo.
- Năm 2005 - 2008: Linh hướng Đại Chủng viện Hà Nội.
- Ngày 4.8.2008: Được bổ nhiệm làm Giám mục Bắc Ninh.
- Ngày 7.10.2008: Chính thức được tấn phong Giám mục Bắc Ninh.


Đức tân Giám mục đã giải thích cho biết ý nghĩa Khẩu hiệu và Huy hiệu Giám mục của Ngài như sau:


Tình thương và sự sống

Trong thời gian tôi theo học ở Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đàlạt, các sinh viên phải học về các sách khôn ngoan trong Kinh Thánh. Cha giáo sư San Pedro chỉ giảng phần dẫn nhập, sau đó ngài cho mỗi người chọn một sách để nghiên cứu. Tôi chọn sách Gióp, vì thắc mắc về vấn nạn đau khổ tên trần gian. Tất nhiên tôi phải đọc đi đọc lại chính tác phẩm, rồi đọc các sách bình giảng khác để làm bài. Tôi rất thích cách giải đáp vấn nạn về đau khổ của tác giả sách Gióp. Lúc ấy tôi bắt đầu để ý đến câu G 10,12: "Ngài đã ban cho con tình thương và sự sống…", nhưng vì đọc bằng tiếng Pháp nên chưa thấm lắm. Dầu sao, có thể nói đó là cốt lõi của sách Gióp đứng trước những vấn nạn của từng người hay của cả nhân loại. Câu 12 nói về những điều Thiên Chúa làm cho con người: ban tình thương và sự sống, quan tâm đến từng hơi thở. Câu 13 sau đó: nhưng Thiên Chúa không cho chúng ta biết ý định của Người. Như vậy, con người phải sống với một Thiên Chúa có những suy nghĩ và việc làm vượt tầm con người. Điều này giúp tôi tìm được thái độ sống phải có: hạnh phúc vì Thiên Chúa ban tình thương và sự sống, chăm lo từng hơi thở đời mình; còn ý định thâm sâu thì không hiểu được, nhưng phải phó thác cho Người.

Thời ấy Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cổ động cho nền văn minh tình thương: xây dựng nền văn minh mới, không phải trên khoa học kỹ thuật hay phát triển kinh tế, nhưng trên tình thương, tôi rất tâm đắc. Đến thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài kêu gọi xây dựng nền văn minh tình thương và sự sống, tôi chợt nghĩ là mình đã đọc được ý tưởng này ở đâu rồi. Tôi đã cố gắng suy nghĩ và tìm kiếm đôi chút, nhưng chưa thực sự hết lòng. Khi đến chủng viện ở Cổ Nhuế, hằng ngày đọc kinh Đức Mẹ La Vang, trong đó có câu "cùng nhau xây đắp nền văn minh tình thương và sự sống", tôi nhất định phải tìm cho ra nguồn gốc cụm từ tình thương và sự sống. Tôi nghĩ là ở trong sách Gióp, nên cố gắng tìm. Cuối cùng tôi đã tìm lại được.

Khi phải chọn khẩu hiệu giám mục, tôi không ngần ngại chọn cụm từ tình thương và sự sống, một phần vì đó là điều tôi đã khám phá được trong Kinh Thánh và đã có những cảm nghiệm thiêng liêng phần nào định hướng cả đời sống mình, mặt khác lại giúp tôi thi hành nhiệm vụ giám mục là công bố, cổ vũ và chia sẻ tình thương và sự sống Thiên Chúa ban cho con người. Hơn nữa đó lại là ưu tư của Hội Thánh toàn cầu nói chung và của Hội Thánh Việt Nam nói riêng.

Nhìn vào thế giới ngày nay, tôi thấy cụm từ này cũng sẽ giúp được nhiều người. Những biểu hiện của sự thiếu vắng tình thương khá rõ và nhiều lúc trở thành nỗi băn khoăn của cả nhân loại: hận thù, vô cảm… Trong khi ấy, Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4,16). Những biểu hiện của sức mạnh phá hủy sự sống cũng không phải là ít: bạo lực, ma túy, phá thai, lối sống bừa bãi… trong khi ấy, Chúa Giêsu đã đến để chiên được sống và được sống dồi dào (Ga 10,10). Tôi muốn cùng cả giáo phận Bắc Ninh góp phần bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống: ủng hộ những nhân tố tích cực và loại trừ những nhân tố tiêu cực đối với nền văn minh mới. Xin Chúa biến giáo phận thành địa chỉ của tình thương và sự sống.

Cách đây đây ít ngày, trong nhiều người viết thư chúc mừng tôi, một nữ tu dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm từng giúp ở trại phong Thanh Bình có gửi cho tôi câu đối tôi đã cho treo ở đó khoảng 10 năm trước:

Ý Chúa nhiệm mầu, trí ngày ngày suy gẫm
Tình Cha cao cả, lòng mãi mãi khắc ghi.


Đây chính là lời con người thưa xin vâng với Lời Chúa trong G 10,12-13. Cám ơn dì ấy, nếu không thì câu đối này có thể bị chính tôi quên mất.

Chúa Giêsu đến với văn hoá Quan Họ

Huy hiệu của Dòng Tên gồm ba mẫu tự IHS ở giữa mặt trời tỏa sáng. IHS là ba mẫu tự đầu của tên Chúa Giêsu bằng tiếng Hy Lạp. Trong huy hiệu giám mục của tôi, thay vì mặt trời là chiếc nón quai thao: xin Chúa Giêsu là mặt trời toả sáng cả thế giới cũng đi vào văn hoá Quan Họ Bắc Ninh. Tất nhiên không chỉ Quan Họ cũng không chỉ Bắc Ninh, nhưng là cả giáo phận.

Kinh Bắc là đất văn vật. Nhân vật huyền thoại Thánh Gióng quê ở huyện Gia Lâm, chiến thắng ở thành phố Bắc Ninh, về trời tại huyện Sóc Sơn. Thành Cổ Loa ở huyện Đông Anh đã có từ hơn 2000 năm. Đầu công nguyên có cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng quê ở huyện Mê Linh. Trong những thế kỷ tiếp theo, Nho Giáo và Phật Giáo vào Việt Nam đều có khởi điểm tại thành Luy Lâu, huyện Thuận Thành. Trong lịch sử, đất Kinh Bắc đã cống hiến bao nhà khoa bảng và nhân tài giúp dân giúp nước. Văn Miếu Bắc Ninh cổ kính là một bằng chứng về bề dầy văn hoá xứ Kinh Bắc.
Dân ca Quan Họ có thể nói là kết tinh truyền thống văn hoá Kinh Bắc. "Tình" và "Sống" quyện lấy nhau trở thành nếp sống đặc trưng của người Kinh Bắc. Những bài Cây Đa, Trống Cơm, Đèn Cù, Yêu Nhau, Bèo Dạt Mây Trôi, Ngồi Tựa Mạn Thuyền, Đến Hẹn Lại Lên, Người Ở Đừng Về đều nói lên điều căn bản: người ta sống để yêu và yêu để sống. Quan Họ là dào dạt tình yêu và đậm đà cuộc sống. Nếu chữ sống trong Quan Họ được đồng hoá của chữ tình, thì chữ tình lại vô cùng trong sáng và thắm thiết. Chính văn hoá ấy đã sản sinh ra Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Lý Thái Tổ, Vương Phi Ỷ Lan…

Chúa Giêsu muốn đến với hết mọi người trong mọi thời. Chúng ta mời Chúa đến với Kinh Bắc. Chúa đến đem tình thương và sự sống cho con người, đặc biệt những con người coi sống với tình chỉ là một, để tình thương và sự sống được trọn vẹn. Chính Chúa Giêsu cũng đã sống và yêu như thế. Thập giá cho thấy con người đã từ chối tình thương và sự sống ấy, đến nỗi Người phải chết đau khổ và tủi nhục, nhưng Thiên Chúa đã cho Người phục sinh: tình thương và sự sống của Thiên Chúa vượt trên hận thù và thần chết. Cây Thánh Giá nối trời với đất, đem tình thương và sự sống từ trời xuống đất, đồng thời dang hai cánh tay ôm lấy cả nhân loại. Thánh Giá là biểu tượng của tình thương và sự sống Thiên Chúa dành cho con người.

Tên Chúa Giêsu được viết bằng những đốt tre vàng. Tre vàng là loại tre mọc khá phổ biến trên đất Kinh Bắc, nhưng không có gì đặc biệt lắm, chỉ là loại tre thường thôi. Xưa kia Thánh Gióng đã nhổ những cây tre vàng đánh đuổi quân xâm lược. Nhìn bên ngoài, Chúa Giêsu chỉ là một on hết sức bình thường, nhưng Người không chỉ có sức mạnh thần kỳ của Thánh Gióng mà có quyền năng vô biên của Thiên Chúa. Quyền năng ấy Người dùng để phục vụ tình thương và sự sống. Ngày nay, Thiên Chúa tiếp tục dùng những con người mỏng dòn là các môn đệ Chúa Giêsu để đem tình thương và sự sống đến với Kinh Bắc. Mỗi cây tre vàng ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… đều là hiện thân của Chúa Giêsu đến với con người, để đem quà tặng là tình thương và sự sống của Thiên Chúa.

Pv VietCatholic

USCCB express solidarity with the Church in Vietnam and support Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet

October 1, 2008

The Most Reverend Peter Nguyen Van Nhon
Bishop of Da Lat, Vietnam
President, Vietnam Conference of Catholic Bishops
Toa Giam Muc
9 Nguyn Thai Hoc
Tp. Da Lat, Vietnam

Your Excellency:

I was deeply saddened to learn of the escalation in tension between the Church and Vietnamese local authorities as bulldozers arrived at the site of the building formerly occupied by the Apostolic Nunciature in Hanoi. This turn of events is all the more worrisome given what appeared to have been an agreement reached in February to resolve such disputes over property and land in a peaceful manner through dialogue. Certainly when Monsignor Parolin headed a Vatican delegation to Vietnam in June 2008, there had been talk of “gradual restoration to ecclesiastical use of properties previously nationalized.” This recent unilateral action by the Vietnamese government is in direct contravention to those earlier discussions.

As Chairman of the Committee on International Peace and Justice of the United States Conference of Catholic Bishops, I want to express our solidarity with the Church in Vietnam in this difficult time. We fully support your Conference’s statement of September 25, 2008 which calls on the Government of Vietnam to enter into “frank, open and sincere dialogue, in peace and mutual respect” to resolve these land and property issues. We also strongly support your decision to stand in solidarity with Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet who has been falsely accused of inciting riots by the local authorities.

You, your brother bishops and the faithful of the Church in Vietnam are in our thoughts and prayers. Praying that the Lord will continue to give you strength and grace in this trying time, I remain,

Fraternally yours in Christ,

Most Reverend Thomas G. Wenski
Bishop of Orlando
Chairman, Committee on International Justice and Peace

Ngày 1 tháng 10 năm 2008

Kính gửi: Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Giám mục Đà lạt, chủ tịch HĐGM Việt nam
Tòa giám mục
9 Nguyễn Thái Học
Tp. Đà lạt Việtnam

Thưa Đức Cha

Tôi rất lấy làm buồn khi biết rằng có sự leo thang căng thẳng giữa Giáo hội và chính quyền điạ phương Việt nam, khi xe ủi đất kéo đến điạ điểm trưóc đây là Toà Khâm Sứ ở Hà nội. Diễn biến này càng gây quan ngại cho thoả thuận đã đạt được hồi tháng Hai về cách giải quyết những tranh tụng về tài sản và đất đai bằng đối thoại hoà bình. Chắc chắn khi Đức ông Parolin dẫn đầu phái đoàn Vatican đến VN hồi tháng 6 năm 2008, đã có thảo luận việc dần dần hoàn trả cho Giáo hội quyền xử dụng những tài sản trước đây đã bị quốc hữu hoá. Hành động đơn phương vừa rồi của chính phủ Việt Nam là trực tiếp đi ngược lại những điều trước đây đã thỏa thuận.

Với cương vị chủ tịch Uỷ ban lo về Công lý và Hoà bình quốc tế thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, tôi muốn diễn tả tình liên đới với giáo hội VN trong thời điểm khó khăn này. Tôi hoàn toàn ủng hộ bản tuyên bố ngày 25 tháng 9 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã kêu gọi chính phủ Việt Nam “đối thoại chân thành cởi mở và thẳng thắn trong hoà bình và tôn trọng lẫn nhau” để giải quyết các vấn nạn về đất đai và tài sản. Tôi cũng mạnh mẽ ủng hộ quyết định của Đức cha đã đứng lên tỏ tình liên đới với Đức TGM Ngô Quang Kiệt người bị chinh quyền điạ phương vu cáo là khuấy động gây bất ổn.

Chúng tôi luôn nghĩ đến và cầu nguyện cho Đức cha, các anh em Giám mục, và giáo dân VN. Nguyện xin tất cả luôn được Chúa ban sức mạnh và ân sủng trong thời kỳ thử thách này.

Thân ái trong Chúa Kitô

Giám mục Thomas G. Wenski, GM Orlando
Chủ tịch Uỷ ban về Công lý và Hoà Bình Quốc tế

Sunday, October 5, 2008

Cảm nghĩ về bài viết trên báo TNTP

VietCatholic News (Thứ Bảy 04/10/2008 15:05)

Hôm nay đọc bài báo “Ông ấy có còn xứng đáng?” trên tờ Thanh Niên Tiền Phong (TNTP) Thứ Tư, tôi cảm thấy như bị thụi một quả đấm vào ngực vậy. Tôi cảm thấy vô cùng tức giận và thất vọng. Phản ứng đầu tiên của tôi là muốn xé nát trang báo đó ra, nhưng tôi đã kìm lại được.

Đây là tờ báo tôi thích nhất, vậy nhưng đến hôm nay tôi không thể tin rằng nó có thể đưa một bài báo như vậy để nói về Đức Tổng Giám mục của chúng tôi. Trước hết, nó là 1 tờ báo dành cho học sinh, vậy mà có thể đưa bài báo như vậy để giáo dục học sinh.

Tôi xin trích nguyên văn 1 đoạn đối thoại giữa 1 “học sinh công giáo” và 1 “học sinh không công giáo” trong bài báo (xem bài bên phải):

Các bạn thấy sao khi một cô học sinh người công giáo có thể nói như vậy? Còn tôi, tôi tin chắc sẽ chẳng có ai nói như vậy nếu là người công giáo. Vì chính tôi, 1 học sinh công giáo bình thường cũng đã biết được toàn bộ nội dung lời phát biểu của Đức Cha Tổng Giám mục. Tôi cũng xem ti vi, nghe đài và đọc một số báo thì thấy họ đã xuyên tạc hoàn toàn sự thật.

Nếu nói như cô bé theo đạo trong bài báo kia thì tại sao vẫn có rất nhiều người tới nghe cha Kiệt giảng? Chắc chắn cô bé theo đạo trong bài báo này không có thực vì đã là người đi đạo thì sẽ chẳng ai nói về Đức Tổng Giám mục như thế cả.

Khi họ đã nói về Đức Tổng Giám mục với những lời lẽ như vậy thì chứng tỏ họ chẳng có chút hiểu biết gì cả. Tại sao nhà nước cướp đất của giáo hội trắng trợn như vậy nhưng mọi người vẫn có thể đứng về phía nhà nước? Và cả giới báo chí truyền thông, ngay cả kênh trung ương cũng có thể đưa những bài báo, những tin tức xuyên tạc nhưng mọi người vẫn tin họ? Có thể vì báo chí, truyền hình đã nói dối quá nhiều về sự việc này.

Theo tôi, đây không thể là những lời nói của một học sinh ở lứa tuổi của chúng tôi được. Lời lẽ trong câu chuyện của hai bạn quá già dặn. Ví dụ, khi nói chuyện với nhau, chúng tôi không bao giờ nói “…là một công dân nhỏ tuổi của Tổ quốc VN” hay “… hít thở khí trời an bình của VN do bao người đổ máu xương mới có được và ăn cơm VN do các giáo dân Việt góp tiền nuôi các cha hàng ngày” .

Học sinh công giáo chúng tôi được học giáo lý từ tấm bé, được học phải yêu thương người khác như chính bản thân mình, không dễ gì vừa nghe một người ngoại đạo, thiếu hiểu biết nhưng không chịu tìm hiểu sự thật, xỉ vả, lên án vị cha chung của Giáo hội mới hôm nào đã trực tiếp ban phép Thêm sức cho chúng tôi mà lại vội vàng hùa theo như vậy.

Chính Chúa đã nói: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh mà còn nhờ những lời từ miệng Thiên Chúa phán ra” (MT 4, 4). Chúng tôi – những giáo dân nhỏ tuổi – cho dù chẳng đủ cơm ăn, áo mặc đi chăng nữa thì chúng tôi vẫn luôn có Chúa ở bên. Người dạy chúng tôi biết ăn ở thuận hòa, thương yêu nhau, không làm chứng dối. Chúng tôi luôn tự hào về điều đó.

Tôi cứ nghĩ, sau khi đăng bài báo này, họ phải đăng thêm một bài nữa có nhan đề “Chúng tôi có còn xứng đáng?”.

Hôm nay tôi rất thất vọng về tờ báo TNTP mà tôi vẫn đặt mua hàng tuần và nghiến ngấu đọc. Tôi cũng thất vọng về tác giả Thành Long – một tác giả quen thuộc của tờ TNTP – người đã làm chứng dối trong chính bài viết này. Liệu từ nay trở đi, cầm tờ báo trên tay, tôi nên tin có bao nhiêu phần trăm trong nội dung tờ báo là sự thật?

Con xin cám ơn Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho con để con có thể biết được sự thật, để đức tin của con không phải là đức tin chết như “bạn nhỏ theo đạo” trong bài báo.

(Một học sinh Công giáo Hà Nội)
Terêxa

Thursday, October 2, 2008

Thủ tướng Việt Nam và HĐGMVN đã gặp nhau, nhưng phía Chính quyền muốn độc quyền độc thoại!

VietCatholic News (Thứ Năm 02/10/2008 23:44)

HÀ NỘI - Trong vòng một tiếng rưỡi đồng hồ các vị Đại Diện của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã có cuộc gặp mặt và trao đổi quan điểm với các vị lãnh đạo cao cấp nhất của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam từ 17 giờ đến 18 h 30 ngày 01 tháng 10 năm 2008 tại dinh Thủ tướng. Cuộc trao đổi rất thẳng thắn và đi sâu vào các vấn đề mà cả hai bên quan tâm, nhất là quyền tư hữu của người dân, từ đó phát sinh những vấn đề khúc mắc mà dân oan cả nước đang than van, vấn đề truyền thông một chiều gây chia rẽ đại đoàn kết dân tộc, vấn đề chính phủ dùng bạo lực giải quyết những xung khác mà không có đối thoại chân thành để giải quyết các nỗi oan ức của dân chúng hay tổ chức giáo hội.

Đoàn của HĐGM gồm 4 vị đại diện: Đức cha Chủ tịch HĐGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Đức Hồng Y TGM Sài Gòn G.B Phạm Minh Mẫn, Đức TGM Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể và Đức Giám mục Hưng Hoá Antôn Vũ Huy Chương.

Phía chính quyền, cùng ngồi với Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng, ông Thượng tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng, ông Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Lê Đăng Doanh, và ông Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế của BTG Chính phủ Dương Ngọc Tấn.

Tin tức mà chúng tôi ghi nhận được cho biết có lẽ đây là lần đầu tiên cả hai bên đều thẳng thắn đặt ra những vấn đề trọng yếu và quan tâm hàng đầu liên quan tới những khúc mắc giữa Giáo hội và Nhà nước Việt nam. Đại diện HĐGMVN lên tiếng bênh vực Đức TGM Ngô quang Kiệt của tổng giáo phận Hà nội và phản bác lại lập luận của ông Thủ tướng và Thượng tướng Công an. Các vị giám mục lên tiếng rằng vị Tổng giám mục Hà nội không làm bất một điều chi sai giáo luật cũng như không có bất cứ hành vi phạm pháp nào. Lời kêu gọi cầu nguyện cho Công lý không những là trách nhiệm của giám mục mà còn là bổn phận của bất cứ người công dân nào muốn thăng tiến nếp sống bình đẳng và trân trọng những giá trị nhân bản của con người, nhất là người Việt Nam.

Đức Cha chủ tịch HĐGMVN và các vị Giám mục không những chỉ trình bầy chi tiết về Bản tuyên bố Quan Điểm và lập trường của Giáo hội CGVN (bản văn đã được công bố sau Khóa họp tại Tòa Giám mục Xuân Lộc ngày 25/8/2008). Các ngài đặc biệt nhấn mạnh đển vấn đề quyền tư hữu, vấn đề luật đất đai, vấn đề xây dựng đất nước dựa trên công lý và sự thật, vấn đề truyền thông sai sự thật và hậu quả gây nên sự chia rẽ và bất ổn định trong cộng đồng dân tộc và đất nước và yêu cầu giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đất đai tài sản trên lý và tình.

Riêng về các buổi cầu nguyện chung của người công giáo mà phía Nhà cầm quyền cho rằng vi phạm luật lệ và làm mất an ninh trật từ, thì các Giám mục đưa quan điểm của mình là việc cầu nguyện là quan trọng trong đời sống của Giáo hội. và nhấn mạnh đến "sự tốt đẹp của việc cầu nguyện ở mọi nơi, mọi lúc và cho mọi người trong đó có cả Thủ tướng!". Nên việc cầu nguyện phải được duy trì và tiếp tục luôn mãi.

Thêm vào đó đức cha Chủ tịch và các giám mục còn đưa ra những nhận định khác về những vấn đề giáo dục, xã hội, công việc bác ái, hoạt động tôn giáo, và những vấn đề liên quan tới nếp sống của dân chúng có ảnh hưởng tới nếp sống tinh thần linh thiêng của người dân, đặc biệt vai trò của Giáo hội trong xã hội và trong đất nước Việt Nam hôm nay.

So sánh lập luận và cách nhìn vấn đề từ phía Nhà nước và phía Giáo hội thì hầu như có nhiều xung khắc và đối chọi nhau không những về quan điểm pháp lý, cách nhìn sự kiện, phương hướng giải quyết mà còn về sự cách kết cấu giải pháp: Nhà nuớc muốn áp đặt giải pháp, đang khi phía Giáo hội muốn đối thoại dựa theo căn bản pháp lý và chứng cớ hiển nhiên. Do vậy xem ra khoảng cách còn rất xa và có khi hậu quả sau cuộc gặp gỡ này còn xa mờ hơn nữa, lý do là hầu như không còn niềm tin vào sự chân thành trong tiến trình đối thoại cũng như trong các tác nhân đối thoại.

Tưởng rằng đây là cuộc đối thoại thẳng thắn, cởi mở và hữu ích đề hai bên hiểu nhau hơn và cố tìm ra phương thức tiến tới một giải pháp đạt lý đạt tình.

Thế nhưng, sau buổi họp đến ban chiều tối khi các đài phát thanh và truyền hình của Nhà nước loan tin về kết quả của buổi họp thì như một đồng nghiệp của chúng tôi đã vẽ ra một hình ảnh độc thoại vô cùng ngoạn mục và tếu lâm như sau:

"Đài VTV, VOV, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và các báo liên tục 'ca' điệp khúc 'Thủ tướng': Thủ tướng tiếp, Thủ tướng bày tỏ, Thủ tướng không hài lòng, Thủ tướng khẳng định, Thủ tướng cũng đề cập, Thủ tướng nghiêm khắc phê phán, Thủ tướng đánh giá cao, Thủ tướng yêu cầu, Thủ tướng tỏ ý lấy làm tiếc, Thủ tướng cũng giải thích thêm, Thủ tướng cho rằng …"

Chấm hết phóng sự truyền thanh. Phía công giáo đáp lại: Amen!

Gặp gỡ để thảo luận để đối thoại nhưng khi tường trình thì chỉ nói về một phía của Nhà nước nói gì, làm gì... tuyệt nhiên là phía bên kia không có tiếng nói. Bạn là thính giả thế thì bạn có thể tự rút ra kết luận rồi đó. Có nghĩa là dước chế độ CSVN thì người dân Việt nam không có tiếng nói, hay là bị câm hết, hoạc bị bịt miệng hết cả, hoạc là chính quyền nói thay họ họ cả rồi, chẳng việc chi mà phài naói... biết chi mà nói.. nói cũng chăng ai nghe!

Bổ túc phần này, tin hành lang chúng tôi nhận được cho biết là một vị giám mục tham dự cuộc gặp này đã nói rằng: “Chúng tôi trình bày với ông Thủ tướng những điều mà chúng tôi biết chắc chắn là ti vi sẽ không nói, đúng hơn là không dám nói!”.

Một Đức giám mục khác nói rằng: “Cuộc đối thoại sẽ còn nhiều khó khăn, vì mình tôn trọng các giá trị, trong khi người ta chỉ tìm cách thực hiện chủ trương chính sách!”.

Đồng Nhân

Wednesday, October 1, 2008

Đức tin của tôi sau sự kiện Tòa Khâm Sứ - Thái Hà - Hà Nội

VietCatholic News (Chúa Nhật 28/09/2008 23:41)

Từ thưở lọt lòng mẹ, tôi đã là người Công Giáo. Lớn lên tôi cũng đi nhà thờ, đọc kinh xem Lễ như bao người Công Giáo khác. Có điều tôi phải nhìn nhận rằng Tôi không phải là một Con Chiên ngoan đạo. Trong những ngày Lễ lớn Giáng Sinh – Phục Sinh - Khi tham dự Thánh Lễ với những Nghi thức tưởng niệm ngày Chúa Sinh ra, ngày Chúa chịu Từ Nạn trên Thập Giá.

Lạy Chúa xin tha tội cho tôi, vì quả thật lúc đó trong đầu óc tôi thoáng có ý nghĩ là có thật Chúa đã sinh ra nơi máng cỏ thấp hèn như thế không? Có thật Chúa đã bị bọn quân dữ phỉ báng và đóng đinh Người trên Thập Giá không? Lịch sử truyền tụng có thêu dệt thêm để ca tụng Người không? Vì tôi nghĩ không lẽ thời xưa người ta lại độc ác tán tận lương tâm như thế sao? Đó là một suy nghĩ thoáng qua trong tôi thôi - Tôi vẫn tin Chúa sinh ra và chịu Tử nạn trên Thập Giá như mọi người Kitô hữu khác.

Nhưng những ngày gần đây chứng kiến những sự kiện xảy ra ở Thái Hà Hà Nội... Các Linh Mục, Tu sĩ, Giáo dân cũng đã bị bọn người hung ác đàn áp, đánh đập chửi bới nhục mạ phỉ báng... Tôi thực sự nhận thấy rằng "Lịch sử cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu " cách đây mấy ngàn năm đang được tái diễn một cách sống động ngay tại Thái Hà - Hà Nội, ngay ở thời đại mà Loài người đã tiến bộ không còn man ri mọi rợ như thời tiền sử ngày xưa.

Những câu chửi bới tục tằn thô bỉ, những tiếng hò hét "Giết, giết TGM Kiệt, giết Linh Mục Phụng, giết, giết... " Trời ơi sao giống hệt những tiếng hò hét của bọn quân dữ ngày xưa khi đem Chúa Giêsu ra xét xử, bọn chúng cũng gào thét điên cuồng "Giết, giết Giêsu, giết... ." mà tôi đã được nghe trong những buổi Nghi Lễ tưởng niệm Ngày thứ 5, thứ 6 Tuần Thánh.

Bây giờ thì ĐỨC TIN của tôi đã được cũng cố vững chắc qua Sự kiện các LMục, Tu sĩ, Giáo dân Thái Hà - Hà Nội bị bọn người man rợ điên cuồng phỉ báng và đòi giết - Một sự kiện mà tôi nghĩ là không thể nào có thể xảy ra ở Thế kỷ 21 này, ngay tại thủ đô Hà Nội.....

Trúc Đào

------------------------------------

Tôi là người sinh ra và lớn lên ở một giáo xứ thuộc Hà Nội, tôi được nuôi dưỡng và đi học dưới chế độ Cộng sản, lẽ ra tôi phải biết ơn và yêu qúy chế độ đó, nhưng vì tôi là người Công giáo nên mọi chuyện đã khác hẳn.

Tôi rất cảm tạ ơn Chúa vì đã run rủi số phận để cho tôi được đặt chân tới bến bở tự do đó là nước Mỹ đây.

Qua được đến bên này tôi mới hiểu thế nào là tự do tôn giáo, thế nào là tự do ngôn luận. Tôi cảm thấy thương cho những người thân và bạn bè tôi còn đang ở VN. Họ đang phải chịu sự lãnh đạo của một chính phủ ngu dốt và thối nát. Vì là người đạo Công giáo gốc, nên ngay từ nhỏ tôi đã được ông bà, cha mẹ kể cho những câu chuyện về sự bắt bớ và đàn áp người Công giáo từ thời Vua Mình Mạng và Tự Đức. Rồi cho đến thời ông ngoại tôi, ông có thể nói là 1 chứng nhân cho sự bách hại đạo của chế độ CS VN. Họ không cho ông tôi gần gũi với các cha, họ không cho ông tôi làm việc nhà thờ.

Họ đến đe dọa và bắt giam ông tôi 1 thời gian chỉ vì ông tôi đi lấy đồ ở dưới Hải Phòng cho Đức Cha Cương, thời bấy giờ là linh mục của xứ đạo của tôi. Rồi công an tới bắt ông tôi dỡ ảnh Chúa xuống, để treo ảnh Bác Hồ lên để thờ, nhưng ông tôi dứt khoát không chịu làm việc đó và ông tôi nói rằng: tôi là người Công giáo, tôi chỉ tin vào Chúa, nên tôi treo ảnh Chúa thôi, còn tôi đâu phải người vô thần đâu mà treo ảnh Bác Hồ. Rồi những ngày tháng ông tôi bị bắt giam, cả nhà ai cũng lo lắng, công an đến nhà đe dọa sẽ cho con cái nghỉ việc hết ở chỗ làm nếu mà không biết nói bố là ngưng ngay mọi quan hệ với các cha. Khổ vậy đấy,vậy mà CS VN lúc nào cũng tuyên bố là tự do tôn giáo, tự do nhân quyền, tự do đấy lấy ở đâu ra????. Đến thời của tôi, thì cũng có vẻ là đã dễ dàng hơn 1 chút xíu, nhưng mà công an vẫn rình rập theo dõi chúng tôi, chúng tôi đi học giáo ly,chúng tôi đi tập hát, chúng tôi đi lễ, đều có sự theo dõi của chính quyền địa phương, chúng gọi phone dọa nạt, cảnh cáo chúng tôi. Nhưng chúng tôi đâu có sợ, chẳng lẽ lại phải đi sợ cái ác, cái bất công, cái phi nghĩa. Chúng tôi vẫn tiếp tục sinh hoạt giới trẻ, sinh hoạt ca đoàn, vẫn tiếp tục là lớp người trẻ Công giáo dũng cảm. Vì Cs là Satan, là quỷ dữ, nên nếu mà mình khuất phục nó, nó sẽ lấn lướt mình. Vì Đức tin của ngư-ời Công giáo nên chúng tôi không sợ.

Những ngày này là những ngày gian khó của Giáo hội Vn nói chung,và Giáo phận HN nói riêng, những ngày này là những ngày tôi đang đau đáu hướng về HN, quê hương của tôi, nơi tôi vẫn còn gia đình và bạn bè.

Các em và các bạn của tôi trong giới trẻ Giáo xứ vẫn đang ngày đêm tham gia vào hành trình cầu nguyện của Giáo xứ Thái hà và Tòa tổng giám mục HN. Dù không làm được gì, dù chỉ biết cầu nguyện, nhưng các em tôi và các bạn tôi đều nói rằng họ không sợ. Đức tin của họ càng ngày càng bền vững, và càng gia tăng vì họ đã được nhìn thấy phép lạ của Đức Mẹ nơi Linh Địa Thái Hà. Đức Mẹ hiện ra là 1 niềm an ủi, nâng đỡ tăng thêm sức mạnh cho đoàn con cái Mẹ đang chịu cảnh đàn áp của chính quyền quỷ Satan. Nhìn những cảnh bao nhiêu giáo dân chịu cảnh mưa dầm gió bấc, lạnh lẽo để đứng đọc kinh cầu nguyện làm lòng tôi quặn đau và không cầm được nước mắt.

Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính vì Nước Trời là của họ. Thật ra không thể kể hết những cái xấu xa của chính quyền CS. Nhưng có lẽ không kể ra thì ai cũng biết rồi, vì ở trên thế giới này đâu còn bao nhiêu nước CS nữa đâu, mà những nước đó đều là những nước nghèo đói nhất thế giới, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Nhờ bàn tay của Chúa và Mẹ. Xin ra tay dẹp tan chế độ CS, để cho người dân của những nước đó được hưởng an bình, ấm no và hạnh phúc. Đặc biệt cầu xin cho đất nước của chúng con, Việt nam, thoát khỏi bàn tay vô thần của CS, của 1 chế độ ngu dốt, chỉ biết gian dối, lường lọc, tham ô, hối lộ... Xin dâng lên Chúa và Mẹ những tâm tình cầu nguyện của chúng con, xin Chúa và Mẹ giúp chúng con vượt qua thử thách lớn lao này.

Hướng về Hà nội những ngày đau thương này.
Phương Dung

Công Giáo Việt Nam tại Hòa Lan Mời Cầu Nguyện Hiệp Thông với Tòa Khâm Sứ Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà

Thư Mời Tham Dự.
Cầu Nguyện Hiệp Thông Tòa Khâm Sứ Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà

Kính gửi: Quí vị lãnh đạo các Tôn Giáo,
qúi vị lãnh đạo các Hội Đoàn, và toàn thể Giáo dân Việt Nam.

Cùng chung lời Nguyện Hiệp thông với Tòa Khâm sứ Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà nhằm mục đích giành lại công lý và công bằng. Ban Mục Vụ và cha Quản nhiệm Giáo xứ các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Hòa Lan quyết định tổ chức Thánh lễ Đồng Tế cùng cha Quản Hạt Tổng Giáo Phận Utrecht Hiệp thông Cầu nguyện với Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà vào:

Ngày: Chúa Nhật ngày 05 tháng 10 năm 2008
Thời gian: Lúc 14 giờ tới 17 giờ
Địa điểm: Tại Thánh đường San Salvator, St. Rocchusstraat 43 's Hertogenbosch.

Ban Mục Vụ Trân trọng kính mời tòan thể qúi Hội Đòan qúi ông bà và các anh chị em không phân biệt chủng tộc và Tôn Giáo hãy cùng nhau qui tụ về tham dự cho thật đông đủ.

Thay mặt Ban Tổ chức kính mời.

Linh mục quản nhiệm giáo xứ
Đức ông Phêrô Trần Văn Hòa