Friday, September 27, 2013

Nên đọc bản dịch Kinh Thánh nào?

Lm Phaolô Nguyễn Văn Tùng

LTG: Có người đã đề nghị dùng chữ Thánh Kinh, thay vì Kinh Thánh. Thiết tưởng đây là một từ Hán Việt được xử dụng thông thường đến nỗi dường như đã bị Việt hóa rồi. Nếu như vậy thì phải nói cho đúng văn phạm trong ngôn ngữ nước ta. Chữ Kinh (Lời của Chúa) là danh tự, Thánh là tĩnh tự. Trong tiếng Việt, danh tự luôn luôn đi trước tĩnh tự. Thí dụ: Người ta nói "cây xanh" chứ không ai nói "xanh cây"cả. Như vậy chữ Kinh Thánh chuẩn hơn.

Nếu người đọc dùng Kinh Thánh bằng tiếng Việt thì không là một vấn đề lớn vì cho đến nay ở Việt Nam mới chỉ có vài bản dịch Công Giáo. Bản dịch Kinh Thánh mới nhất vừa được phát hành ở Việt Nam năm 1999 đã do "Nhóm Giờ Kinh" dịch thuật. Bên các giáo hội Tin Lành, cũng đã có bản dịch Kinh Thánh toàn bộ do Bible Society (Hội Kinh Thánh) xuất bản.

Tuy nhiên, nếu người đọc, nhất là giới trẻ, dùng Kinh Thánh bằng tiếng Anh thì cần lưu ý một vài điểm quan trọng để tránh tình trạng "tìm không ra" đoạn Kinh Thánh mình muốn trích dẫn.

Lý do? Các bản dịch của bên Tin Lành đã không có 7 quyển sách trong Cựu Ước mà Công Giáo đã công nhận. Trong đó có các quyển Tôbia (Tobit) và Huấn Ca (Ecclesiasticus hay Sirach) mà giới trẻ thích trích dẫn vào dịp lễ hôn phối (Tob. 8:5-7; Sir. 26:1-4, 13-17).

Người ta cần ngược dòng lịch sử để có một cái nhìn tổng quát và tương đối khách quan về việc hình thành bộ Kinh Thánh.

CÁC BẢN DỊCH CỦA NGƯỜI DO THÁI

Người Do Thái có thể đã bắt đầu có các văn bản Kinh Thánh từ thế kỷ 12 trước Công Nguyên (B.C.) và việc hệ thống hóa các văn bản ấy được tiếp diễn liên tục trong khoảng một ngàn năm. Cuối cùng các văn bản ấy được công nhận cách chính thức là giáo huấn của Chúa đã mạc khải cho dân của Ngài qua sự linh ứng cho người viết. Toàn bộ những "quyển sách" được công nhận này được gọi là Qui Ðiển (Canon).

Kinh Thánh được tồn tại và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nhờ công sức của những người sao chép (Copyists hay Scribes) mà một vài dịch giả gọi là "Ký Lục." Truyền thống này còn được tiếp tục sang thời Tân Ước cho đến khi nhân loại có các ấn bản Kinh Thánh đầu tiên vào thế kỷ thứ 15 sau Công Nguyên (A.D.)

Tuy nhiên các văn bản cổ thời nhất đã bị thất lạc hay bị hủy hoại vì thời gian hoặc chiến tranh. Quyển sách thánh được coi là cổ nhất là sách của tiên tri Isaiah và một số văn bản rời rạc của các sách khác đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 3 (B.C.)

Ngoại trừ một vài bản được viết bằng tiếng A-ram (Aramaic), toàn bộ Cựu Ước của người Do Thái đã được viết bằng tiếng Do Thái (Hebrew). Ðến sau thời lưu đày (thế kỷ thứ VI, B.C.), tiếng Aram đã trở nên thông dụng trong những cộng đồng Do Thái do đó các bản dịch Kinh Thánh đã chuyển qua tiếng Aram.

Ðến thời vua Alexander Ðại Ðế (Thế Kỷ IV, B.C.) và về sau, tiếng Hi Lạp đã trở nên thông dụng trong khắp miền Ðịa Trung Hải (Mediterranean Sea). Các bản dịch Kinh Thánh lại được chuyển qua tiếng Hi Lạp. Văn bản Kinh Thánh bằng tiếng Hi Lạp nổi tiếng nhất là bộ Ngũ Kinh (Pentateuch) năm quyển sách thánh đầu tiên trong Cựu Ước mà người Do Thái gọi là "Torah" hay Lề Luật. Bản dịch này có tên là "Septuagint" mà tiếng Việt gọi là bản "Thất Thập" hay bản "Bảy Mươi." Chữ Septuagint được dùng trong Cựu Ước để chỉ 70 nhân vật đứng đầu trong dân (Kỳ Mục) được tuyển chọn để làm phụ tá cho ông Môi-Sen (Xuất hành 24:1). Tương truyền rằng bản dịch này đã được hoàn tất bởi 70 hay 72 học giả thuộc cộng đồng Do Thái ở Alexandria (Ai cập) vào khoảng năm 250 B.C.

Cũng vào thời này, một số sách khác đã xuất hiện và được các cộng đồng Do Thái công nhận. Ðó là các quyển: Tôbia, Judith, Macabê 1 và 2, Khôn Ngoan, Huấn Ca, Baruch, và một ít văn bản bổ túc cho các sách Esther và Daniel.

Sang thế kỷ đầu tiên của Công Nguyên, người Kitô giáo đã công nhận toàn bộ Cựu Ước theo bản dịch Hi Lạp cùng với những sách mới. Tuy nhiên, vào khoảng cuối thế kỷ này, hội đồng Do Thái đã có khuynh hướng dùng lại bản Hebrew và vì có tinh thần bài Kitô giáo, nên họ đã họp ở Jamnia và quyết định rằng chỉ có các sách viết bằng tiếng Hebrew và cho đến quyển Ezra là được cho vào qui điển. Như vậy là họ đã không công nhận 7 quyển sách mới có trong bản dịch Hi Lạp. Ít nhiều họ đã xử dụng những quyển sách thánh nói trên trải qua hơn ba thế kỷ. Sau này người ta còn tìm biết được rằng có nhiều phần trong các quyển sách được kể là có trước Ezra. Như vậy tính theo thời gian, Ezra đã được viết cùng lúc hay sau những quyển sách mới!

Toàn bộ Tân Ước gồm 27 quyển đã được viết bằng tiếng Hi Lạp, cho đến ngày nay vẫn được tất cả các Kitô hữu, (gồm Công Giáo, Tin Lành, Chính Thống v.v...) công nhận.

BẢN DỊCH TIẾNG LA TINH

Trong thời đế quốc La Mã (Roman Empire) tiếng La Tinh đã là ngôn ngữ thông dụng. Một vài sách trong Kinh Thánh đã được dịch qua tiếng La Tinh, nhưng thiếu đồng nhất và nhiều sơ sót. Do đó, năm 382, Ðức Giáo Hoàng Damasus I đã "sai" thánh Jerome, (tiếng Việt có người phiên âm là Hiêrônimô, có lẽ theo tiếng Tây Ban Nha) nghiên cứu và dịch toàn bộ Kinh Thánh qua tiếng La Tinh.

Thánh Jerome đã phải làm việc ròng rã trong hơn 20 năm. Tương truyền rằng có khi ngài đã xử dụng một căn hầm ngay dưới nền nhà thờ nơi Chúa sinh ra ở Bethlehem để dịch thuật. Thánh nhân đã xử dụng bản Cựu Ước tiếng Do Thái, bản Hi Lạp Septuagint, những bản đã được dịch qua tiếng La Tinh. Phần Tân Ước, ngài đã dịch từ nguyên bản tiếng Hi Lạp.

Công trình dịch thuật của thánh Jerome đã hoàn tất vào năm 405 và bản dịch này được gọi là Vulgata "the Common Version" (Bản dịch Thông Dụng). Kể từ đó bộ Kinh Thánh Vulgata đã được xử dụng cách chính thức trong giáo hội Công Giáo. Năm 1546, trước những cao trào cải cách (Reformation) và dịch thuật Kinh Thánh khác, các nghị phụ trong công đồng Trent đã tuyên dương thánh Jerome và tái xác định sự chính thức của bộ Vulgata trong giáo hội Công Giáo Roma.

NHỮNG BẢN DỊCH TIẾNG ANH

Kitô Giáo đã được rao giảng ở Anh Quốc hơn một ngàn năm trước khi có bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Anh. Bản dịch đầu tiên là do công sức của nhóm ông John Wyclif hoàn thành vào năm 1382. Họ đã dịch toàn bộ Kinh Thánh từ bản Vulgata. Nhóm của ông Wyclif đã bị Tòa Thánh La Mã (Roma) kết án vì họ đã làm việc này mà không có phép.

Người thứ hai là ông William Tyndale (1494-1536). Ông này đã chịu ảnh hưởng nhiều bởi nhà nhân bản học (humanist) Erasmus và nhà cải cách (hay thệ phản - protestant) Martin Luther, người đã chống giáo hội Công Giáo La Mã, cũng dịch Tân Ước qua tiếng Ðức. Từ năm 1525, ông Tyndale sống ở Cologne (Ðức) dịch bộ Tân Ước và lén gửi về Anh. Vì vậy, ông đã bị giáo hội Anh, lúc ấy chưa tách rời khỏi giáo hội La Mã, kết án là theo bè rối "Lu-Te-Rô" (Luther), và "giết chết sự thật.". Ông bắt đầu dịch Cựu Ước từ bản tiếng Do Thái vào năm 1530. Nhưng việc chưa thành thì ông đã bị bắt ở Antwerp và bị xử tử năm 1536.

Trong khi đó, năm 1535, vua Anh Quốc là Henry VIII đã đưa nước Anh tách rời khỏi giáo hội La Mã. Những người muốn dịch Kinh Thánh được tự do phổ biến các bản dịch của họ.

Năm 1535, bản dịch toàn bộ Kinh Thánh đầu tiên bằng tiếng Anh được ông Miles Coverdale cho xuất bản. Ông này đã dùng các tài liệu từ bản tiếng La Tinh, bản dịch qua tiếng Ðức của Luther và Zwingli, cũng như từ tài liệu chưa hoàn tất của ông Tyndale.

Năm 1537, bản dịch chưa hoàn tất của ông Tyndale được một người bạn tên là John Rogers tiếp tục và cho xuất bản.

Năm 1539, ông Richard Taverner cho xuất bản bản dịch của ông với phần Cựu Ước dựa trên các bản dịch của hai ông Tyndale và Rogers.

Cũng trong năm 1539, một bản dịch tự cho là Kinh Thánh Vĩ Ðại, in bản lớn 15" (inches) và 9", có ấn tín cho phép và lệnh của vua Anh Quốc là mỗi nhà thờ Anh Giáo phải trưng bày một ấn bản này. Tuy nhiên, phần nội dung đa số chỉ in lại bản dịch của hai ông Tyndale và Rogers.

Một số bản dịch bằng tiếng Anh khác được in ở Geneva (Thụy Sĩ) trong thời nữ hoàng Mary (theo Công Giáo) 1553-58. Qua thời nữ hoàng Elizabeth I (theo Anh Giáo) các bản dịch này lại được tự do xuất bản ở Anh, trong đó có bản nổi tiếng "Geneva Bible."

Giáo hội Công Giáo La Mã (Roman Catholic Church – cần nói rõ để phân biệt với một vài giáo hội cũng tự xưng là Công Giáo, nhưng không thuộc quyền Đức Giáo Hoàng) có bản dịch bằng tiếng Anh cho phần Tân Ước năm 1581. Bản này mang tên Rheims (Đức) vì các dịch giả đã làm việc ở đây. Ðến năm 1609, toàn bộ Kinh Thánh bằng tiếng Anh, dựa trên bản La Tinh Vulgata đã hoàn tất. Bản dịch này mang tên "Douay Bible" vì đó là tên của một thị trấn Pháp nơi phần dịch thuật đã được thực hiện. Bản này đã được ÐGM Challoner tu chính vào năm 1750.

Bản dịch khá nổi tiếng của Tin Lành, "King James", do lệnh của vua nước Anh: James I, ra đời vào năm 1611. Ðây là công trình của một số học giả ở hai đại học Oxford và Cambridge. Phần tài liệu, các học giả này đã dựa trên tất cả các bản dịch tiếng Anh trước, kể cả bản Douay của Công Giáo, các tài liệu bằng tiếng Do Thái và Hi Lạp, một phần từ bản Vulgata, và ngay cả bản dịch bằng tiếng Ðức của ông Luther. Nhưng bản dịch có ảnh hưởng nhiều nhất trên bộ King James là phần của ông Tyndale.

Sau này các học giả đã khám phá ra rằng bản King James đã có nhiều nơi không chính xác, nhất là trong các tài liệu Do Thái và Hi Lạp mà các học giả đã trích dẫn. Có những từ đã hoàn toàn mang ý nghĩa khác. Như họ đã dùng chữ "allege: dẫn chứng cách không chắc chắn" thay vì "prove: minh chứng" (Acts 17:3); chữ "conversation: đàm thoại" thay vì "behavior: cư xử" (2 Cor. 1:12); "prevent: ngăn cản" thay vì "precede: đi trước" (1 Thes. 4:15); "reprove: khiển trách" thay vì "decide: quyết định" (Is. 11:4); "communicate: thông tri, truyền thông" thay vì "share: phân chia" (Gal. 6:6).

Do đó, năm 1870 giáo hội Anh Giáo đã cử một ủy ban dịch lại bộ Kinh Thánh. Bộ này hoàn thành vào năm 1881 và mang tên "the English Revised Version" (Bản dịch Tu Chính Anh Ngữ.)

Năm 1901 "The American Standard Version" (Bản dịch Tiêu Chuẩn Hoa Kỳ) ra đời.

Năm 1952, "The Revised Standard Version" (Bản Dịch Tiêu Chuẩn Tu Chính) hoàn tất. Bản này còn được mệnh danh là bản dịch hòa đồng tôn giáo (Ecumenical) vì đây là công trình làm việc chung của các học giả Tin Lành, Công Giáo và Do Thái (cho phần Cựu Ước). Những vị này đã đã đến từ Anh Quốc, Hoa Kỳ và Gia Nã Ðại.

Về phía Công Giáo, Hội Ðồng Giám Mục Hoa kỳ đã cho phổ biến bản dịch "Kinh Thánh Hoa Kỳ Tân Biên" (the New American Bible) vào năm 1970. Bản này tự nhận là đã dùng những tài liệu cổ thời nhất, trung thực nhất từ những văn bản bằng các thứ tiếng Do Thái, Aram, và Hi Lạp. Các tài liệu mới tìm được ở Qumran (gần Biển Chết) cũng được dùng để bổ túc cho những văn bản đã có.

Các sách không có trong bản Do Thái được gọi là "Qui Ðiển Thứ" (Deuterocanonical Books). Các giáo hội Tin Lành vào thời mới phân chia, vì muốn tách biệt hẳn với giáo hội Công Giáo đã gọi các sách này là "Ngụy Thư" (Apocrypha).

Phía giáo hội Công Giáo ngay từ đầu đã không công nhận và gọi là ngụy thư một số sách trong Cựu Ước đã có trong qui điển của Kinh Thánh Hi Lạp như: Esdras 1 và 2, Prayer of Mannasseh, Maccabê 3 và 4, Thánh Vịnh số 151. Những quyển này thường lập lại những sách đã có và thêm những chi tiết không cần thiết như Esdras 1 và 2 đối với Ezra và Nehemiah. Một số văn bản Tân Ước (không được in trong Kinh Thánh Kitô giáo) cũng bị cho là ngụy thư.

NÊN ÐỌC BẢN DỊCH KINH THÁNH NÀO?

Trở lại vấn nạn nói trên, người Công Giáo có thể sẽ không tìm thấy đoạn Kinh Thánh mình muốn, nếu xử dụng các bản dịch của những giáo hội Tin Lành. Các sách trong "qui điển thứ" xem ra được xử dụng khá nhiều trong phụng vụ Công Giáo. Từ các thánh lễ hôn phối như đã trích dẫn ở trên đến thánh lễ an táng (sách Khôn Ngoan 3:1-9; 2 Mac.12:43-46) và thánh lễ trong những ngày Chúa Nhật, ngày thường, cũng như các lễ kính riêng, đã xử dụng tất các sách nói trên, nhất là hai quyển Huấn ca và Khôn Ngoan.

Hiện tại, có ít nhất ba bản dịch Kinh Thánh Công Giáo: Kinh Thánh Hoa Kỳ Tân Biên (the New American Bible), Bản Dịch Tiêu chuẩn Tu Chính (the Revised Standard Version) ấn bản Công Giáo, và Bản Dịch Anh Ngữ Ngày Nay (Today's English Version).

Ðể hiểu Kinh Thánh cách sâu xa và rộng rãi hơn, độc giả nên dùng cuốn "Chú Giải Kinh Thánh Jerome" (the Jerome Biblical Commentary) do nhà Prentice-Hall, New Jersey, 1968. Có 80 đề tài gồm cả Cựu lẫn Tân Ước do các chuyên viên Kinh Thánh Công Giáo diễn giải.

Nếu người đọc muốn có bản dịch đầy đủ nhất vớt tất cả các phần qui điển thứ và ngụy thư thì nên dùng bộ "the Revised Standard Version, Common Bible, with the Apocrypha/ Deuterocanonical Books, an Ecumenical Edition" do nhà xuất bản Collins ở New York, năm 1973.

Những ai muốn đọc thêm thì có bộ đối chiếu bốn bản dịch thông dụng nhất của các giáo hội Tin Lành: "the Layman's Parallel Bible" do nhà Zondervan Bible Publishers ở Grand Rapids, Michgan, 1974, ấn bản thứ ba. Bộ này có các bản dịch King James, Modern Language, Living, và Revised Standard.

TÌM HIỂU CÁC SÁCH TRONG QUI ÐIỂN THỨ

Thật là thiếu sót nếu chúng ta không nhìn qua những sách thánh trong qui điển thứ. Ít nhất là để xem các tài liệu giáo huấn quí giá này thực sự có đáng bỏ đi không.

Sách Tobia: Ðược viết vào khoảng năm 200 BC, có thể là ở Palestine và bằng tiếng Aram. Sách đề cao bổn phận đối với người đã qua đời và việc lành, bác ái, ý nghĩa đời sống gia đình. Ðặc biệt sách đã nói đến hôn nhân trong tinh thần Kitô giáo và ơn Chúa quan phòng trong đời sống hàng ngày.

Sách Judith: Ðược viết vào khoảng giữa thế kỷ thứ 2 BC ở Palestine, giữa lúc khí thế cách mạng do nhóm Macabê lãnh đạo đang nổi lên mãnh liệt trong lòng dân Do Thái. Sách đề cao lòng sốt sắng cầu nguyện và tuân giữ luật thanh sạch của Chúa. Khi đẹp lòng Chúa thì Ngài có thể dùng chỉ một phụ nữ yếu đuối mà đánh bại được đạo quân hùng mạnh đang định tiêu diệt dân của Ngài.

Sách Macabê I: Ðược viết vào khoảng năm 100 BC, nhằm vào lịch sử tôn giáo thay vì chính trị hay quân sự. Tác giả nói đến những thất bại, khốn cùng như sự trừng phạt của Chúa; ngược lại, chiến thắng là phần thưởng của Ngài đối với những người trung tín, dám đứng lên bảo vệ đức tin.

Sách Macabê II: Ðây không phải là sách viết tiếp tục cho quyển I. Thể văn cũng khác, nhất là lại được viết bằng tiếng Hi Lạp cách không hoàn chỉnh; người viết cũng không thuộc thành phần "sử gia." Tuy nhiên sách này được coi là quan trọng vì những quả quyết về việc kẻ chết sống lại, sự cần thiết của những lời cầu nguyện cho kẻ qua đời, các thánh cầu bầu, hình phạt đời sau, và phần thưởng cho những người tử vì đạo. Ðây là những điểm quan trọng mà các sách khác trong Cựu Ước không đề cập rõ ràng lắm.

Sách Khôn Ngoan: Ðược viết "lại" bằng tiếng Hi Lạp vì vua Solomon đã được coi là tác giả của quyển này. Trong bản dịch Hi Lạp, sách được gọi là "Sự Khôn Ngoan của Solomon." Tuy nhiên, cũng có thể tác giả đã "gán" cho Solomon như để có sự bảo trợ của một vị khôn ngoan trong lịch sử dân Chúa. Sách nêu lên vai trò của sự khôn ngoan trong đời sống con người đồng thời so sánh số phận người khôn ngoan và kẻ gian ác trong lúc sống cũng như sau khi chết.

Sách Huấn Ca: Sách được viết bằng tiếng Hebrew (Do Thái) vào khoảng năm 190 B.C. Sau đó sách được dịch qua tiếng Hi Lạp và mang tên là "Sự khôn ngoan của Giêsu con của Sirach" (the Wisdom of Jesus the Son of Sirach). Nhưng khi được dịch qua La Tinh, sách lại mang tên Ecclesiasticus có lẽ để nhấn mạnh đến việc giáo hội chính thức chấp nhận và xử dụng. (Không nên nhầm sách này với quyển Ecclesiastes: Giảng Viên) Tuy nhiên trong các bản tiếng Anh, sách được vắn tắt gọi là Sirach. Sách nói về khởi đầu của sự khôn ngoan là việc kính sợ Thiên Chúa; khôn ngoan đem lại tươi trẻ, hạnh phúc; về vận mạng con người và việc thưởng phạt của Chúa.

Sách Baruch: Theo lời mở đầu thì sách được ông Baruch, thư ký của tiên tri Jeremiah viết tại Babylon và gửi về Jerusalem để đọc trong các cuộc hội họp phụng vụ. Theo sách này, khôn ngoan được đồng hóa với Lề Luật; Jerusalem được nhân cách hóa nói chuyện với dân bị đi đày và khuyến khích sự tin tưởng vào ơn cứu độ của Chúa. Một đoạn trong bản dịch Hi Lạp của sách Baruch đã được tìm thấy ở một trong các hang Qumran. Các thử nghiệm cho thấy bản dịch đó đã được viết vào khoảng năm 100 B.C.

Khi dịch bộ Kinh Thánh, thánh Jerome đã có những ưu tư về việc có nên dịch cả những quyển sách mới nói trên, chỉ có trong qui điển Hi Lạp mà không có trong qui điển Hebrew. Cuối cùng thì thánh nhân đã dịch hết vì những giáo huấn giá trị trong các sách ấy cũng như vì vâng lời bề trên.

Các Kitô hữu ngày nay cần tự hỏi: Khi Chúa linh ứng cho ai viết ra những mạc khải của Ngài, không lẽ Ngài chỉ muốn những mạc khải ấy hiện hữu trong một thời kỳ (hơn ba thế kỷ đối với người Do Thái hay hơn mười thế kỷ đối với những anh em Tin Lành) rồi bị thải đi? Thật khó mà biện minh cho điều này. Có chăng chỉ vì con người đã để cho những yếu tố chính trị, quyền lực, lấn át tiếng gọi thiết tha và chân thực của Ngài.

Hãy để cho sự khôn ngoan của Chúa ngự trị trong tim, trong óc của mình, người đọc sẽ tự tìm thấy đâu là chân lý.

Lm Phaolô Nguyễn Văn Tùng
http://danchuausa.net/than-hoc-thanh-kinh/nen-doc-ban-dich-kinh-thanh-nao/
03.01.2011.

Wednesday, September 25, 2013

Phong cách Phanxicô

VRNs (15.09.2013) – Sài Gòn - Từ nửa năm nay trên báo chí công giáo xuất
hiện một từ mới. Đó là từ "PHONG CÁCH PHANXICÔ". Không khó tìm ra từ ấy
xuất phát từ đâu. Từ ấy xuất phát từ cách nói năng, hành động và cư xử
của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ngài được bầu vào chức vụ Giáo Hoàng cho
đến nay mới được 6 tháng. Dựa vào Vatican Radio, chiều 14/09/2013 trang
WGPSG đã viết như sau: "Ngày 13-9-2013 đánh dấu đúng sáu tháng Đức
Phanxicô được bầu chọn làm Giáo Hoàng, và trong thời gian đó, ngài đã
mang lại cho chức vị Giáo Hoàng một phong cách mới. Hơi ấm tình người,
nghị lực và sự đơn giản của Ngài đã đưa đến với Giáo Hoàng rất nhiều fan
hâm mộ không chỉ nơi người Công giáo mà cả nơi khán thính giả trải rộng
trên toàn thế giới."

Phong cách mới của Đức Giáo Hoàng được báo chí gọi là "Phong cách
Phanxicô". Đó là phong cách giản dị, gần gũi, đơn nghèo, yêu thương và
trìu mến của một con người khiêm tốn và sống mật thiết với Đầng Siêu
Linh. Phong cách Phanxicô là một lời mời gọi và là một thách thức lớn
lao đối với những ai thích duy trì chủ nghĩa giáo sĩ trị (clericalism),
chủ nghĩa cha chú (paternalism) và cách lãnh đạo thống trị (dominating
leadership) trong Giáo Hội. Phong cách Phanxicô phù hợp với Giáo Lý Giáo
Hội là Dân Chúa trong đó mọi người bình đẳng với nhau, mọi người có phần
và phải góp phần (participatory Church). Phong cách Phanxicô cũng rất
phù hợp với tinh thần dân chủ của loài người văn minh ngày nay.

Cũng trong bản tin nói trên của Vatican Radio, độc giả còn được đọc
những thông tin sau đây:

"Được yêu cầu đánh giá về sáu tháng tại nhiệm đầu tiên của Đức Giáo
Hoàng, Đức Ông John Kennedy – một viên chức tại Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin
– đã phát biểu là ngài đồng ý với những người gọi Đức Phanxicô là "Đức
Giáo Hoàng của những bất ngờ" và nói rằng nhiều người cảm thấy "một cảm
giác nối kết tuyệt vời khi tiếp xúc cá nhân" với Ngài. Đức Ông nói:
người ta kể lại nhiều cử chỉ tự nhiên của Đức Giáo Hoàng như "nhấc điện
thoại lên" để nói chuyện với những người bình thường, "ra khỏi chiếc xe
jeep giáo hoàng" để tiếp cận với dân chúng trong những buổi tiếp kiến
chung. "Họ yêu thích sự đơn giản của ngài và họ được thăng hoa nhờ những
sáng kiến của ngài."

"Đồng thời, Đức ông Kennedy chỉ ra rằng: rõ ràng là Đức Giáo Hoàng
Phanxicô biết mình đi đâu. "Bạn có thể thấy ngài là người có tầm nhìn,
ngài là người có kế hoạch cho Giáo Hội…. Kế hoạch của ngài nhằm cải cách
Giáo Hội nhiều hơn." Đức Ông nói tiếp: Đức Giáo Hoàng cũng "có một thông
điệp cho toàn thế giới" và "không chỉ người Công giáo có ý kiến về ngài".

"Đức Ông Kennedy nói: Một kết quả rất đáng khích lệ của Đức Giáo Hoàng
Phanxicô, là nhờ mẫu gương của ngài, Đức Giáo Hoàng đã động viên các
người Công Giáo xa lạc trở về với đức tin. "Ngài đã cho người ta thấy
những khía cạnh đẹp nhất của Giáo hội".

Một trong những bất ngờ lớn là Đức Phanxicô đã lên tiếng phê phán cách
sống quan liêu, thích nhàn rỗi, chạy theo vật chất của một số Giám Mục
Italia. Một bất ngờ lớn khác là Ngài đã bổ nhiệm một vị Tổng Giám Mục
mới 58 tuổi vào chức vụ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Vatican là chức vụ quan
trọng thứ hai sau chức vụ Giáo Hoàng: đó là Đức Tổng Giám Mục Pietro
Parolin hiện là sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela và sẽ nhậm chức vào ngày
15/10/2013 thay thế Đức Hồng Y Tarcisio Bertone đáng kính. Một bất ngờ
mới xẩy ra nhất là Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ không phong chức "đức ông"
cho các linh mục có công lớn hay có chức vụ quan trọng trong Giáo Hội nữa.

Bản tin của đài Vatican kết luận: "Khi được hỏi chúng ta có thể mong đợi
gì về sáu tháng tại nhiệm tiếp theo của Đức Phanxicô, Đức Ông Kennedy
trả lời "sẽ có nhiều sự tương tự, nhiều ngạc nhiên hơn" và Đức Ông
khuyên mọi người "hãy nhìn ngắm những điều ấy!"

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Monday, September 23, 2013

KHÔN NHÀ – DẠI CHỢ

Lm. Anmai, C.Ss.R.

Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 25 Thường niên, Năm C
Am 8, 4-5; 1 Tm 2, 1-8; Lc 16, 1-13

Ta vẫn thường nghe người này người kia nói về lối hành xử của người khác bằng câu nói : "đồ khôn nhà dại chợ !" Câu nói ấy như trách móc cách hành xử của những người hết sức kỳ dị nghĩa là ở trong nhà, trong gia đình thì người ta cân nhắc, tính toán từng li từng tí còn ra ngoài đường thì dại vô cùng dại. Có khi dại đến độ ra ngoài đường ai hiếp đáp, ai làm gì cũng im thin thít và chịu thiệt.

Lẽ thường thì người ta không thích những người khôn nhà dại chợ như thế. Người ta vẫn muốn cho người ta ra ngoài đường thì phải khôn ngoan tính toán thiệt hơn còn trong nhà thì phải nhẹ nhàng, tế nhị và thậm chí khờ khạo chút cũng được vì là người nhà với nhau.

Các trang Thánh Kinh hôm nay cho ta thấy bài học về cách đối nhân xử thế hay gần hơn một chút đó là cách sống làm sao khôn ngoan tính toán ở ngoài đường và hơn thế nữa là sống làm sao để tính toán cho cái ngày mà người ta phải về hưu, ngày mà người ta không còn chút còn quyền nữa.  

Trang sách ngôn sứ Amos hôm nay đã lên tiếng cảnh báo những kẻ hiếp đáp người nghèo trong xứ sở khi họ nghèo hèn hơn mình :

Hãy nghe đây, hỡi những ai đàn áp người cùng khổ
và tiêu diệt kẻ nghèo hèn trong xứ.
Các ngươi thầm nghĩ:
"Bao giờ ngày mồng một qua đi, cho ta còn bán lúa;
bao giờ mới hết ngày sa-bát, để ta bày thóc ra?
Ta sẽ làm cho cái đấu nhỏ lại, cho quả cân nặng thêm;
Ta sẽ làm lệch cán cân để đánh lừa thiên hạ.
Ta sẽ lấy tiền bạc mua đứa cơ bần,
đem đôi dép đổi lấy tên cùng khổ;
cả lúa nát gạo mục, ta cũng đem ra bán."
Đức Chúa đã lấy thánh danh
là niềm hãnh diện của Gia-cóp mà thề:
Ta sẽ chẳng bao giờ quên một hành vi nào của chúng.

Amos đã cảnh báo lối sống hà hiếp người nghèo, buôn gian bán lận để trục lợi về cho mình. Thế nhưng, những việc làm đen tối, những việc làm xấu xa của những người ấy không hề thoát khỏi ánh mắt của Đức Chúa và Đức Chúa cũng sẽ trả lại cho họ hành vi mà họ đã từng sống, họ đã từng hiếp đáp người nghèo.

Trong dòng chảy "nhân - quả" hết sức bình thường của con người đó là gieo làm sao gặt như vậy, trang Tin mừng hôm nay Thánh Luca thuật lại bài học thật hay cho mỗi người chúng ta.

Với dụ ngôn người quản gia khôn khéo. Dụ ngôn này có thể được gợi lên từ một sự kiện nào đó trong đời thường. Thoạt đầu, dụ ngôn khiến chúng ta bỡ ngỡ vì nó mô tả một người quản gia, do cách quản lý lãng phí - "đã phung phá của cải nhà chủ" - nên bị ông chủ cho nghỉ việc. Lao động chân tay thì không nổi, ngửa tay ăn xin thì xấu hổ, anh ta đã khéo xoay xở, để tới đâu chăng nữa, vẫn bảo đảm được tương lai : "Mình biết phải làm gì rồi ", anh tự nhủ. Thế là không một chút chần chừ, nhân vật của chúng ta cho gọi "từng con nợ" của chủ lại, và trước mặt mình, anh ta cho phép họ sửa lại số nợ. Đúng là dịp may ngàn năm một thuở, bởi vì thủ đoạn này cho phép giảm món nợ từ 100 phuy dầu xuống chỉ còn 50 (bớt khoảng 2000 lít), và từ 100 giạ lúa xuống chỉ còn 80 (bớt khoả ng 6000 ký ). Từ nay, mọi người đều đồng lõa với nhau giữ kín bí mật: đám con nợ dĩ nhiên sẵn lòng giữ thinh lặng để được hưởng một vụ làm ăn quá lời; còn người quản gia thì an tâm "sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ ".

Chúa Giêsu mượn hình ảnh của anh chàng quản gia một bài học cho "con cái ánh sáng"

"Chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo !" chắc chắn không phải vì cái trò gian lận kia. Nhưng vì tính khôn léo và nhanh nhạy đáng noi gương bắt chước của anh ta trước một tính thế khó khăn để bảo đảm tương lai cho mình.

Mong sao "con cái ánh sáng", tức là những môn đệ của Chúa Giêsu, hãy học đòi nơi "con cái đời này", để có được  sự khôn khéo và nhanh nhạy tương tự trong việc ưu tiên chọn lựa Nước Trời, và phục vụ Thiên Chúa và anh em hơn tất cả mọi sự !

Lên tiếng với đám đông hiếu kỳ và hoang mang, Chúa Giêsu tìm cách làm cho họ hiểu rằng sứ mạng Người lệnh nhận từ nơi Thiên Chúa đang đem lại cho con người một thời cơ trọng đại, phải khẩn trương có thái độ chọn lưạ phù hợp với lời kêu gọi của Người. Người ta phải quyết định ngay đừng để quá muộn: hạnh phúc đời dời của mỗi người tuỳ thuộc ở đây"

Như vậy, bài học dụ ngôn muốn dạy đã rõ ràng sáng sủa. Chúa Giêsu nói tiếp: "Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết, hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu". Nói cách khác, hãy xử sự khôn khéo làm sao để tiền của vật chất mà chúng ta chỉ là kẻ quản lý - không trở thành một sức mạnh thống trị và làm nô lệ con người, nhưng trở thành phương tiện phục vụ tình nghĩa anh em, củng cố tình liên đới và sự chia sẻ, xây dựng mối hiệp thông giữa con người với nhau.

Tóm lại, đây là một lời nhắn nhủ: các môn đệ phải biết cách sử dụng đồng tiền cho khôn khéo, theo viễn tượng của Nước Trời. Nếu người quản gia bất lương kia đã biết lợi dụng của cải trần thế để mua lấy bạn bè và phòng xa cho tương lai của mình trong cuộc đời này, thì người Kitô hữu càng phải biết chuẩn bị như thế nào cho cuộc sống vĩnh cửu mai sau bằng cách chia sẻ mới người nghèo qua việc rộng tay làm phước, để sau này chính những người nghèo đó sẽ đón tiếp họ vào cõi phúc của Thiên Chúa... Xử sự khôn khéo chính là biết xem tiền bạc như phương tiện chứ không phải là cứu cánh. Tiền là bạc, là gian dối... bơi vì nó dễ trở thành ngẫu tượng là so mới của cải chân thật là bất diệt trên Nước Trời, nó chỉ mang giá trị mong manh tạm bợ, đến ngày mỗi người chúng ta phải từ giã cuộc đời, xuôi tay bỏ lại tất cả khi ấy mới thấy rõ tiền của chẳng là gì cả Triều đại của đồng tiền rồi cũng phải chấm dứt.

Rồi, Chúa Giêsu kết luận bằng một câu châm ngôn theo kiểu triết lý khôn ngoan: "Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được!". Giữa Thiên Chúa và tiền của không thể có chuyện bắt cá hai tay được! Từ khi Thiên Chúa xuất hiện trên thế giới này người bị đặt trước một sự chọn lựa triệt để, qua cung cách sử dụng tiền của, người Kitô hữu phải chứng tỏ mình chỉ lệ thuộc vào một mình Thiên Chúa.

Chúa Giêsu dạy cho chúng ta một lối sống mới, Ngài chỉ cho chúng ta một cách sử dụng đồng tiền độc đáo: "Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè... " và Người cắt nghĩa tại sao: "phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu". Vấn đề không chỉ đơn giản là một lời khuyên sống đạo đức. Vấn đề ở đây là phải biết cách sử dụng của cải trong tương quan vời cuộc sống vĩnh cửu. Gương người quản lý bất lương lén sửa lại các món nợ để tranh thủ thêm bạn hữu không nhằm khuyến khích một thái độ vụ lợi: chia sớt chút đỉnh tiền của để được vào thiên đàng. Qua chính điều Người nói, Chúa Giêsu muốn chúng ta hiểu rằng "con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại". Sự khôn khéo mà Người muốn dạy chúng ta không phải là một thứ tính toán bần tiện, nhưng là lời mời gọi phải sáng suốt phải thực sự là con cái ánh sáng. Chúa Giêsu đề cập đến một thứ của cải đích thực "dành cho chúng ta ", đó là phụng sự Thiên Chúa: "không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ". Sự giàu có thật vượt xa khỏi con người, nó ở nơi Thiên Chúa. Nếu chúng ta hiểu điều đó, chúng ta mới là con cái ánh sáng. Chúng ta phải tỏ ra thật khôn khéo, tỉnh táo để nhận ra những giá trị đích thực và sử dụng tiền của sao cho phù hợp với những giá trị đó. Sống chia sẻ không chỉ là một cách ăn ở tốt, nó còn là chứng tá của đức tin.

Nếu thuộc về Thiên Chúa thật thì phải có một lối sống, cách hành xử đạo đức như Chúa dạy. Thánh Phaolô có lẽ đã cảm, đã nghiệm được vinh quang, quyền lực và vật chất trong cuộc đời này để rồi Ngài chọn lựa lối sống thuộc về Chúa. Thánh nhân đã không khư khư giữ cảm nghiệm của mình mà Ngài đã trao lại cho môn đệ Timôthê : "Trước hết, tôi khuyên ai nấy dâng lời cầu xin, khẩn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người, cho vua chúa và tất cả những người cầm quyền, để chúng ta được an cư lạc nghiệp mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh. Đó là điều tốt và đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý".

Thánh Phaolô trước kia chưa biết Chúa nên sống khác nhưng sau khi biết Chúa thì Ngài đã sống khác. Ngài đã sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh. Thánh Phaolô đã nhận ra ai chính là chủ thật của mình để làm tôi như Chúa Giêsu mời gọi.

Thánh Phaolô đã chọn Chúa là chủ, là Chúa của đời mình thật.

Phần chúng ta, chúng ta hành xử theo cách lối nào tùy thuộc vào chọn lựa của mỗi người chúng ta.

Lm. Anmai, C.Ss.R.
(17 tháng 9-2010)

Sunday, September 22, 2013

NGƯỜI QUẢN LÝ KHÔN NGOAN VÀ TRUNG THÀNH

Chúa Nhật Thứ 25 Thường Niên
Lc 16, 1-13
1 Đức Giê-su còn nói với các môn đệ rằng : "Một nhà phú hộ kia có một người quản gia. Người ta tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông.
2 Ông mới gọi anh ta đến mà bảo : 'Tôi nghe người ta nói gì về anh đó ? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa !'
3 Người quản gia liền nghĩ bụng : 'Mình sẽ làm gì đây ? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi.
4 Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ !'
5 "Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất : 'Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy ?'
6 Người ấy đáp : 'Một trăm thùng dầu ô-liu.' Anh ta bảo : 'Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi.' 7 Rồi anh ta hỏi người khác : 'Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy ?' Người ấy đáp : 'Một ngàn giạ lúa.' Anh ta bảo : 'Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi.'
8 "Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.
9 "Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu.
10 Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn ; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn.
11 Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng Tiền Của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em ?
12 Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em ?
13 "Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được."

Twenty-fifth Sunday in Ordinary Time
Lk 16:1-13
1 Then he also said to his disciples, "A rich man had a steward who was reported to him for squandering his property.
2 He summoned him and said, 'What is this I hear about you? Prepare a full account of your stewardship, because you can no longer be my steward.'
3 The steward said to himself, 'What shall I do, now that my master is taking the position of steward away from me? I am not strong enough to dig and I am ashamed to beg.
4 I know what I shall do so that, when I am removed from the stewardship, they may welcome me into their homes.'
5 He called in his master's debtors one by one. To the first he said, 'How much do you owe my master?' 6 He replied, 'One hundred measures of olive oil.' He said to him, 'Here is your promissory note. Sit down and quickly write one for fifty.'
7 Then to another he said, 'And you, how much do you owe?' He replied, 'One hundred kors of wheat.' He said to him, 'Here is your promissory note; write one for eighty.'
8 And the master commended that dishonest steward for acting prudently. "For the children of this world are more prudent in dealing with their own generation than are the children of light.
9 I tell you, make friends for yourselves with dishonest wealth, so that when it fails, you will be welcomed into eternal dwellings.
10 The person who is trustworthy in very small matters is also trustworthy in great ones; and the person who is dishonest in very small matters is also dishonest in great ones.
11 If, therefore, you are not trustworthy with dishonest wealth, who will trust you with true wealth?
12 If you are not trustworthy with what belongs to another, who will give you what is yours?
13 No servant can serve two masters. He will either hate one and love the other, or be devoted to one and despise the other. You cannot serve God and mammon."

Suy niệm của ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Mạnh Thường Quân nhà giàu, cho vay mượn nhiều. Một hôm sai Phùng Nguyên sang đất Tiết đòi nợ. Trước khi đi, Phùng Nguyên hỏi: "Ngài có muốn mua gì không?". Mạnh Thường Quân trả lời: "Ngươi xem thứ gì nhà chưa có thì mua". Khi đến đất Tiết, Phùng Nguyên cho gọi dân tới bảo rằng: "Các ngươi nợ bao nhiêu, Mạnh Thường Quân đều cho cả". Rồi chẳng tính vốn lời, đem văn tự ra đốt sạch. Khi trở về, Phùng Nguyên nói với Mạnh Thường Quân: "Nhà ngài không thiếu gì, có lẽ chỉ thiếu ơn nghĩa. Tôi đã trộm mua ở đất Tiết cho ngài rồi. Tôi chắc là đẹp ý ngài". Về sau Mạnh Thường Quân bị bãi quan, về ở đất Tiết. Dân ở đấy nhớ ơn xưa ra đón rước đầy đường. Mạnh Thường Quân ngoảnh lại bảo Phùng Nguyên: "Đó hẳn là cái ơn nghĩa mà ông đã mua cho tôi ngày trước".

Nghe chuyện này, có lẽ mọi người đều đồng ý với Mạnh Thường Quân rằng Phùng Nguyên thực là người quản lý trung thành và khôn ngoan. Trung thành vì ông đã biết cách làm lợi cho chủ. Khôn ngoan vì ông biết nhìn xa trông rộng, đầu tư vào những chương trình có ích lợi lâu dài. Nhờ sự khôn ngoan của Phùng Nguyên, Mạnh Thường Quân đã vượt qua được những khó khăn gian khổ.

Người quản lý trong bài Phúc Âm hôm nay khôn ngoan nhưng không trung thành. Khôn ngoan nhanh nhẹn, trong một thời gian ngắn đã tìm ra phương thế chuẩn bị cho tương lai. Nhưng ông ta đã không trung thành vì ông đã phung phí, làm hại tài sản của chủ.

Khi khen người quản lý này khôn khéo, Chúa Giêsu không khen ngợi tính gian giảo, thiếu trung thực của ông. Người chỉ khen ngợi sự thông minh nhạy bén của ông. Người ước mong con cái sự sáng cũng biết thông minh nhạy bén trong việc tìm kiếm Nước Trời.

Quả thực chúng ta là những người quản lý của Chúa. Tất cả những gì ta có đều là của Chúa. Sự sống, sức khỏe, tài năng, tiền bạc… đều không phải của ta. Ta chỉ quản lý chúng.

Hai đức tính quý ở người quản lý là trung thành và khôn ngoan.

Người quản lý trung thành gìn giữ nguyên vẹn tài sản của chủ. Không phung phí, không làm mất mát hao hụt. Người quản lý khôn ngoan sẽ tìm cách sinh lợi cho chủ, làm cho tài sản ngày càng gia tăng. Tiền bạc có thể sinh lợi ở ba góc độ khác nhau.

Mức độ bình thường nhất là: tiền đẻ ra tiền. Dùng tiền gởi ngân hàng để lấy tiền lời. Dùng tiền đầu tư vào công việc thương mại, kinh doanh để kiếm được nhiều tiền hơn nữa.

Mức độ thứ hai cao hơn là: dùng tiền đầu tư vào chất xám, vào giáo dục, vào nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước đầu tư rất nhiều vào giáo dục. Vì thế họ đã đào tạo được một đội ngũ trí thức đông đảo có kiến thức, có khoa học kỹ thuật. Nhờ thế, không những họ làm cho đất nước giàu mạnh mau chóng, mà còn nâng cuộc sống nhân dân lên cao hơn, giàu có sung túc về của cải vật chất và nhất là cao đẹp vì có văn hóa, đạo đức.

Mức độ thứ ba, cũng là mức độ cao nhất là: dùng tiền mua hạnh phúc vĩnh cửu. Biến tiền của hay hư nát ở đời này thành gia sản vĩnh viễn ở trên trời. Để làm được việc này, ta phải vượt qua sự khôn ngoan, nhạy bén đầy tính toán của người đời để đạt tới sự khôn ngoan nhạy bén đầy quảng đại theo tinh thần Phúc Âm.

Tạo lập gia sản trên trời khác với tạo lập gia sản nơi trần gian.

Gia sản nơi trần gian được tạo lập bằng tích lũy. Gia sản trên trời được tạo lập bằng cho đi. Để tích lũy tài sản nơi trần gian, ta phải tiện tặt, chắt bóp, nghĩ đến lợi nhuận của bản thân hơn đến người khác. Để tích lũy gia sản trên trời, ta phải rộng rãi, hào phóng nghĩ đến người khác hơn bản thân mình. Càng cho đi ở đời này, ta càng giàu có ở trên trời. Người nghèo là Chúa Giêsu hóa trang. Khi ta giúp đỡ người nghèo là ta chuyển tiền về thiên quốc. Qua trung gian người nghèo, đồng tiền trần gian hay hư nát sẽ biến thành tài sản vĩnh cửu trên trời.

Chúng ta là con cái sự sáng. Hãy biết sống theo con đường sự sáng của Phúc Âm. Hãy xin Chúa ban cho ta sự khôn ngoan của Phúc Âm. Hãy rèn luyện cho ta có sự nhạy bén đối với những thực tại vĩnh cửu trên trời. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1) Con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại. Bạn nghĩ gì về câu này?

2) Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được. Bạn đã coi thường chủ nào và đã yêu mến chủ nào hơn?

3) Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu. Bạn hiểu câu này thế nào? Bạn đã thực hành chưa?

4) Làm sao để trở thành người quản lý trung thành và khôn ngoan của Chúa?

+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Saturday, September 21, 2013

NGƯỜI CÔNG GIÁO KHÔNG NÊN GIỮ ĐẠO…

Trần Duy Nhiên

Tựa đề «người công giáo không nên giữ đạo» hẳn làm cho nhiều độc giả giật mình. Một câu như thế xuất hiện trên bất cứ một tờ báo nào thì còn có thể chấp nhận được, chứ trên một tờ báo Công giáo thì quả là một lời «phản động». Đúng là một lời phản động, theo nghĩa là đi ngược lại với nếp nghĩ của rất nhiều người. Thế thì cần phải minh xác về vấn đề từ ngữ. Khi nói về đời sống đức tin của mình, người công giáo Việt Nam có bốn cách nói: theo đạo, giữ đạo, sống đạo, và ít khi gặp hơn, «đi đạo».

Theo đạo.

Anh chị «theo đạo nào» ? Tôi «theo đạo» công giáo. Đối với nhiều người công giáo, cụm từ «theo đạo» có nghĩa là mình đã chịu phép rửa. Vì đạo công giáo được chúng ta xem là đạo mặc khải, nghĩa là do chính Thiên Chúa nói cho chúng ta biết, nên đó là đạo trên hết các đạo, nếu không phải là Đạo duy nhất. Và cũng vì thế mà khi nghe một người không công giáo đón nhận đức tin, ta bảo rằng người ấy «trở lại Đạo». Thực ra, trong ngôn ngữ Việt Nam, chữ «đạo» rộng nghĩa hơn nhiều, và người đầu tiên nói đến Đạo, không phải là Chúa Kitô, mà là Lão Tử, «giáo chủ» của Đạo giáo. Chúng ta nói đến nhiều đạo khác nữa: đạo Phật, đạo Lão, Đạo Khổng, đạo ông bà, ấy là chưa nói đến đạo làm người, đạo làm vợ làm chồng, đạo làm con… Nếu chúng ta gọi đời sống đức tin của mình là «theo đạo» thì hẳn không sai, nhưng rất bó hẹp: Đón nhận đức tin công giáo không chỉ nhằm cho ta có một cái đạo hầu sống cho hợp với luân lý làm người. Do đó, người công giáo theo đạo mà thôi thì chưa đủ.

Giữ đạo.

Khi đã có «đạo công giáo» rồi, thì người tín hữu «giữ đạo». Cụm từ giữ đạo cũng có nhiều cách hiểu. Cách thứ nhất là «giữ» luật đạo. Nói một cách nôm na là giữ «mười điều răn Đức Chúa Trời, sáu điều răn Hội Thánh cùng các điều khác Hội Thánh dạy». Cụ thể là đi xem lễ, ít nhất là mỗi tuần một lần; xưng tội mỗi năm ít là một lần; chịu Mình Thánh Chúa Giêsu trong Mùa Phục Sinh, vân vân. Ngoài ra, đối với những người «đàng hoàng» hơn thì đọc kinh sáng tối, và nếu «ngon» hơn nữa thì hằng ngày đọc kinh phụng vụ và một đoạn phúc âm. Ngoài ra, «giữ» đạo còn một cách hiểu thứ hai, ấy là «giữ» làm sao cho Đạo công giáo (và người công giáo) không bị ai chạm đến. Giữ đạo theo kiểu các lãnh đạo quốc gia nói đến việc «giữ nước» hay «bảo vệ tổ quốc». Người công giáo «giữ đạo» theo nghĩa là «bảo vệ» tôn giáo mình, bảo vệ người công giáo, bảo vệ học thuyết công giáo, bảo vệ nhà thờ và đất đai thuộc sở hữu Giáo Hội công giáo. Tóm lại, giữ đạo theo cách xem tất cả những gì và những ai không công giáo là «kẻ thù» hay «lạc đạo» mà mình phải «dụ địch» theo tinh thần bác ái để cho họ «trở lại». Và nếu không thể được, thì phê phán họ, chỉ trích họ, đồng thời củng cố lực lượng của «phe ta» để khỏi bị «kẻ thù» lấn lướt. Giữ đạo như là giữ một thành trì, tay cầm súng, với tinh thần căng thẳng của một «chiến sĩ» luôn xem người lạ là «kẻ thù», và sẵn sàng nổ súng.

Sống đạo.

Vì chữ «giữ đạo» có một nghĩa như trên, nghĩa là khá tiêu cực, nên những thập niên vừa qua, người công giáo dùng chữ «sống đạo» thay cho chữ «giữ đạo». Sống đạo là đối chiếu đời mình với lời Chúa, làm thế nào để cho toàn bộ cuộc sống phù hợp với Phúc Âm. Đấy là lý tưởng. Nhưng trong thực tế, «sống đạo» cũng có khuynh hướng trở thành «giữ đạo» trong cuộc sống, nghĩa là làm «các việc đạo đức» như xem lễ, đọc kinh, xưng tội rồi chấm hết. Cao lắm là làm thêm vài việc bác ái và tông đồ. Tóm lại, đối với một số giáo dân chúng ta, sống đạo nhiều khi có nghĩa là dành ra một số thì giờ (tối đa là 1 phần 10, và bình thường là 1 phần trăm thời gian trong tuần) để làm các việc đạo đức ấy, phần còn lại là đời sống cơm áo gạo tiền, nghĩa là chẳng ăn nhập gì đến đạo cả. Nếu sống đạo như thế thì vẫn có cái gì đó chưa ổn.

Đi đạo.

Có lẽ cụm từ súc tích nhất, mà ông cha ta đã dùng từ lâu nhưng hiện nay ít khi người công giáo dùng, ấy là «đi đạo». Chúa Kitô là Đường, là Đạo, và trọn cuộc đời của người công giáo là phải đi trên Con Đường đó. Điều này đòi hỏi Kitô hữu phải ở trên Đường, ở trong Chúa Kitô đã đi; phải «bước đi trong ánh sáng như chính Người ở trong Ánh Sáng… Ai bảo rằng mình ở trong Người, thì phải bước đi như chính Người đã bước đi»  (1Ga 1, 7). Chúa Giêsu đã sống cuộc sống «Đạo làm Con» của mình bằng cách kết hiệp với Cha trong mọi nơi mọi lúc: «Tôi và Chúa Cha là một»  (Ga 10, 30). Ngài từng lên nơi thanh vắng mà cầu nguyện, thậm chí có lần thức trắng đêm lên núi mà cầu nguyện (xem Lc 6, 12), Ngài cũng «xem lễ» tại hội đường vào ngày hưu lễ (xem Lc 4, 16), Ngài cũng rao giảng rất nhiều lần về Nước Trời và con đường về Vương Quốc, nhưng tuyệt đại đa số thời gian của Ngài là «bước đi trong ánh sáng» đến với tha nhân, nhất là những người bất hạnh: người đui, người què, người bệnh, người tội lỗi; và đường đi tuyệt đỉnh của Ngài là con đường thánh giá để chết đi không có một mảnh áo che thân, trong tinh thần hoàn toàn tự hủy. Rốt cục, Chúa Giêsu không «giữ đạo» mà cũng chẳng «sống đạo» mà Ngài «Đi Đạo». Hơn thế nữa, Ngài chính là Đạo, nghĩa là Con Đường. Đi Đạo là như thế đó. Đi Đạo là trở nên «trọn lành như Cha anh em là Đấng trọn lành»  (Mt 5, 48). Đi Đạo là «trở nên một» với Chúa Kitô 24 giờ một ngày, và từ đó «truyền đạo» của Ngài, nghĩa là truyền cho mọi người chung quanh cảm nhận được thế nào là Tình Yêu, và Tình Yêu chính là Thiên Chúa.

Vì thế, người công giáo không nên giữ đạo. Hay nói cho đúng hơn, người công giáo không được phép chỉ «giữ đạo» mà thôi – dù với cái nghĩa tích cực nhất là giữ các lề luật Giáo Hội – mà phải Đi Đạo, nghĩa là đi theo con đường tự hủy của Chúa Kitô để nên thánh như Ngài là Đấng Thánh. Và nếu chúng ta tiếp tục bảo rằng mình theo đạo, giữ đạo, sống đạo, thì tự thâm sâu ta cũng phải hiểu những hạn từ ấy theo nghĩa là «đi đạo».

http://www.maranatha-vietnam.net/doc/M07/nguoi_CG_7.htm


Friday, September 20, 2013

INTERVIEW WITH POPE FRANCIS IN JESUIT MAGAZINES

From
http://visnews-en.blogspot.com/2013/09/interview-with-pope-francis-in-jesuit.html:

Vatican City, 20 September 2013 (VIS) – Pope Francis has granted a
lengthy interview, published in the Italian Jesuit magazine "La Civilta
Cattolica" and simultaneously in another sixteen magazines linked to the
Society of Jesus throughout the world. The interview was the result of
three private meetings and more than six hours of discussion between the
Pope and the editor of "La Civilta Cattolica", Fr. Antonio Spadaro,
during the month of August at the Santa Marta guesthouse.

In the interview, more than thirty pages long, the Pope talks frankly
about himself, his artistic and literary tastes (Dostoyevski and
Holderlin, Borges and Cervantes, Caravaggio and Chagall, but also
Fellini's "La Strada", Rossellini, "Babette's Feast", Mozart, and
Wagner's "Tetralogy"), and his experience in the Society of Jesus and as
archbishop of Buenos Aires. He defines himself as "a sinner. This is the
most accurate definition. It is not a figure of speech, a literary
genre. I am a sinner."

Referring to his period as Provincial in the Society of Jesus, he says,
"My authoritarian and quick manner of making decisions led me to have
serious problems and to be accused of being ultraconservative". However,
as archbishop this experience helped him to understand the importance of
listening to the viewpoints of others. "I believe that consultation is
very important. The consistories, the synods are, for example, important
places to make real and active this consultation. We must, however, give
them a less rigid form".

He also talks about how his Jesuit training, and the process of
discernment in particular, have enabled him to better face his ministry.
"For example, many think that changes and reforms can take place in a
short time. I believe that we always need time to lay the foundations
for real, effective change. … The wisdom of discernment redeems the
necessary ambiguity of life and helps us find the most appropriate
means, which do not always coincide with what looks great and strong."

For the Pope, the Church nowadays is most in need of "the ability to
heal wounds and to warm the hearts of the faithful; it needs nearness,
proximity. I see the church as a field hospital after battle. It is
useless to ask a seriously injured person if he has high cholesterol and
about the level of his blood sugars! You have to heal his wounds. Then
we can talk about everything else. Heal the wounds, heal the wounds. ...
And you have to start from the ground up. The church sometimes has
locked itself up in small things, in small-minded rules. The most
important thing is the first proclamation: Jesus Christ has saved you! …
Instead of being just a church that welcomes and receives by keeping the
doors open, let us try also to be a church that finds new roads, that is
able to step outside itself and go to those who do not attend Mass, to
those who have quit or are indifferent".

With reference to complex questions such as homosexuality or the
situation of divorced and remarried Catholics, he insists on the need to
"always consider the person. Here we enter into the mystery of the human
being. In life, God accompanies persons, and we must accompany them,
starting from their situation. It is necessary to accompany them with
mercy".

The Pope added that "The dogmatic and moral teachings of the church are
not all equivalent" and "The church's pastoral ministry cannot be
obsessed with the transmission of a disjointed multitude of doctrines to
be imposed insistently. … We have to find a new balance. … The proposal
of the Gospel must be more simple, profound, radiant. It is from this
proposition that the moral consequences then flow".

Reflecting on the role of women in the Church, he reiterated that "the
feminine genius is needed wherever we make important decisions. The
challenge today is this: to think about the specific place of women also
in those places where the authority of the church is exercised for
various areas of the church".

Another theme considered during the interview was the importance of the
Vatican Council II as "a re-reading of the Gospel in light of
contemporary culture," says the Pope. "Vatican II produced a renewal
movement that simply comes from the same Gospel. Its fruits are
enormous. Just recall the liturgy. The work of liturgical reform has
been a service to the people as a re-reading of the Gospel from a
concrete historical situation. Yes, there are hermeneutics of continuity
and discontinuity, but one thing is clear: the dynamic of reading the
Gospel, actualising its message for today – which was typical of Vatican
II – is absolutely irreversible".

In the final passages of the interview, Francis spoke of the "temptation
to seek God in the past or in a possible future", and remarked that "God
is certainly in the past because we can see the footprints. And God is
also in the future as a promise. But the 'concrete' God, so to speak, is
today. For this reason, complaining never helps us find God. The
complaints of today about how 'barbaric' the world is – these complaints
sometimes end up giving birth within the Church to desires to establish
order in the sense of pure conservation, as a defence. No: God is to be
encountered in the world of today".

The full text of the interview can be found the online editions of
American Magazine ( www.americanmagazine.org) and the UK-based Thinking
Faith ( www.thinkingfaith.org).

Thursday, September 19, 2013

Đau thương át cả niềm vui

VRNs (09.09.2013) – Ephata – Tôi trở về Sàigòn trong trạng thái mệt mỏi
và âu lo, một tuần lễ cho hành trình "xuyên Việt" với nhiều cảm xúc đối
nghịch, những bâng khuâng muộn phiền, những trăn trở dằn vặt… Tất cả đã
không cho tôi một giấc ngủ sâu thư giãn…

Tôi rời Sàigòn đến Vinh tham dự lễ thụ phong Giám Mục của Đức Cha Phụ Tá
Giáo phận Vinh. Giáo Dân Vinh khoảng 500.000 người, quy tụ phần lớn ở
tỉnh Nghệ An, một phần còn lại ở hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Dân
Vinh xưa nay vẫn "máu lửa", cứ nhìn những trận bóng đá có câu lạc bộ
Sông Lam Nghệ An tham dự thì biết, vàng rực cả một sân bóng, dù trận cầu
đá ở bất cứ đâu, xa đến mấy thì các cổ đông viên vẫn tìm đến, ủng hộ hết
mình.

Tòa Giám Mục Xã Đoài ngày 4 tháng 9 hôm ấy cũng vậy, một ngày trước đó,
lớp lớp người đã ùn ùn kéo về, Ban Trật Tự đã phải làm việc cật lực,
đường dẫn vào Tòa Giám Mục vừa trải đá đã được tưới nước liên tục để
tiếp đón trên dưới 200.000 người về dự. Lễ xong, thoát ra khỏi khu vực
hành lễ quả là một kỳ tích. Thánh Lễ kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ hết sức
chu đáo và trang trọng cả hình thức lẫn nội dung.

Nhưng ngay sau một niềm vui thánh thiện của Giáo Phận, lúc 14g00 cùng
ngày, trên các mạng xã hội đã nhanh chóng loan tin tức và hình ảnh về
cuộc tấn công vào Giáo Dân tại Mỹ Yên, Nghi Phương, Nghệ An. Chiều hôm
ấy chúng tôi như ngồi trên lửa, nỗi lo lắng muộn phiền bàng hoàng, lấn
át cả niềm vui, lòng dạ đau như cắt khi nhìn thấy cảnh máu chảy lênh
láng, từng thân người đổ xuống, tiếng la hét vang trời. Ở nơi nghỉ đêm,
tôi nhớ đến vị tân Giám Mục vừa thụ phong, ngài nghĩ gì khi con cái của
ngài bị đánh tan tác? Những lẵng hoa tươi thắm và hoành tráng đắt tiền
mà nhà cầm quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể, mang đến mừng ngài có
còn ý nghĩa gì nữa không? Ngay từ chiều hôm trước ngày thụ phong, ngài
nói chuyện với chúng tôi với những nét băn khoăn trên gương mặt, ngài
buồn buồn ngỏ lời tha thiết xin chúng tôi cầu nguyện cho Giáo Phận, cho
anh chị em ở Mỹ Yên.

Rời Vinh, chúng tôi ra Hà Nội rồi đi Hưng Hóa, cơn mưa tầm tã cả ngày 5
tháng 9 khiến Ban Tổ Chức lễ thụ phong Giám Mục phải quyết định cử hành
Thánh Lễ bên trong Nhà Thờ Chính Tòa Giáo Phận. Những trận mưa làm lở
núi đất, tắc nghẽn giao thông. Có một cha trên đường về tham dự Lễ bị
đất đá bít đường, núi sạt lở, trong khi ngồi bên đường chờ giải tỏa,
ngài nhìn thấy ngay trước mắt mình chiếc xe có container đậu lại, bị lún
đường, nghiêng dần và lăn xuống vực. Mưa và lũ đã ngăn trở các Giáo Dân
Giáo Phận Hưng Hóa về tham dự Lễ thụ phong Giám Mục của mình. Lời cám ơn
cùng với những lời chúc tụng trong ngày tấn phong vị tân Giám Mục có
khẩu hiệu "Mang lấy mùi chiên" lập tức có… "mùi" thật. Chiều hôm đó, tin
tức loan đi cùng với số thiệt hại về của cải cũng như nhân mạng không nhỏ.

Chuyện lũ chuyện lụt gây chết người, mất mát của cải năm nào cũng xảy
ra. Vỗ ngực xưng mình là tiến bộ, cách mạng công nghiệp, từng bước đi
lên vững chắc, vậy mà có mỗi cái chuyện "cỏn con" là ngăn chặn phá rừng,
ngăn chặn khai thác khoáng sản, đào bới núi rừng, quy hoạch hợp lý và
khoa học hệ thống thủy điện cũng không làm nổi, để rồi cứ thế hàng năm
cứ có người chết, cứ có thiệt hại lên đến con số hằng chục tỷ. Ai chết
cứ chết, ai đau đớn cực khổ cứ cực khổ, kẻ giàu có cứ phát lên, thu tóm
của cải đầy túi, ngông nghênh giữa bàn dân thiên hạ. Học trò lớn bé cứ
phải nhai đi nhai lại mãi bài học về chiến thắng của Cách Mạng Xã Hội
Chủ Nghĩa, về vinh quang của giai cấp vô sản… Điểm dưới trung bình mấy
loại bài này thì đừng mong tốt nghiệp!

Ngày lễ đã trôi qua, trong cái mệt mỏi sau đó, hẳn Đức Cha Phụ Tá Giáo
Phận Hưng Hóa đã không thể ngủ được, khi ngay trên địa bàn ngài được
giao nhiệm vụ coi sóc đã xảy ra những chuyện thê lương như vậy. "Mùi
chiên" thánh thiêng của Con Chiên mang tên Giêsu ngay lập tức được hòa
vào mùi tử khí, mùi tan hoang, mùi đau khổ của đàn chiên nghèo 10 tỉnh
miền Tây Bắc.

Tôi đã hứa cầu nguyện và đồng hành với các ngài, lòng tôi cũng chẳng
được nghỉ yên.

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 8.9.2013

Nguồn: Ephata 578

Wednesday, September 18, 2013

Thư thứ nhất của thánh Phêrô Tông đồ

Lm Anrê Đỗ Xuân Quế, OP

Thư này ít được các nhà thần học lưu tâm, vì sánh với toàn bộ Tân Ước, nó chẳng khai triển sâu xa giáo lý nào, cũng chẳng đem lại giáo huấn nào đặc sắc. Chỉ có một đoạn nói về chức tư tế và một đoạn khác nhắc đến việc Chúa Ki-tô xuống ngục tổ tông (2,3) là đáng kể. Ngoài hai đoạn đó ra, tư tưởng trong thư cũng giống như giáo lý trong các sách Tin Mừng nhất lãm, Công vụ Tông đồ và các huấn dụ đạo đức của thánh Phao-lô.

Nhưng phải chăng chính sự trùng hợp giữa thư này, và những bản văn Tân Ước khác lại có thể nói cho chúng ta biêt về giáo huấn thời các Tông đồ, và về điều cốt yếu trong đời sống Ki-tô hữu. Nhiều nhà chú giải ngày nay đồng ý như thế, nên thư này từ nhiều năm qua lại được hâm mộ và nghiên cứu.

1. Người nhận thư

Trong thư không có nhiều chỉ dẫn cho biết người nhận thư là ai. Thư đề gửi các tín hữu trong năm tỉnh thuộc Tiểu Á trong đế quốc Rô-ma mà tác giả gọi là những người được chọn, hiện là khách tha phương (2,1) Ban đầu, kiểu nói tha phương ngụ ý chỉ những người Do thái sống ở nước ngoài, khíến thoạt nhìn người ta tưởng viết cho các tín hữu gốc Do thái. Nhưng kiểu nói này được dùng để chỉ các tín hữu sống rải rác ở khắp nơi (2,11) mà đa số gốc gác là dân ngoại. Quả vậy, những ám chỉ về lối sống trước đây của họ hợp với dân ngoại hơn là Do thái (1,24-18; 4,3). Tuy nhiên, họ củng đã là những người hiểu biết Kinh thánh khá, vì trong thư có rất nhìều chỗ nói đến Cụu Ước.

Các cộng đoàn đón nhận thư này đa số đã được thiết lập khi thánh Phao-lô truyền đạo. Có thể chính thánh Phao-lô đã thiết lập, nếu không thì cũng là những ai đã cộng tác với ngài. Phát xuất từ một vài trung tâm chính, những người đó đã đi rao giảng ở các miền Tiểu Á như ông Ê-pha-ta chẳng hạn. Ông này đã đến Cô-lô-xê để rao giảng Tin Mừng (Cl 1,7).

Việc tổ chức phẩm trật ở đây chưa được hoàn bị như trong các thư mục vụ của thánh Phao-lô. Như vậy, thư này nói đến Hội thánh thời sơ khai, qua các niên trưởng (5,1-4) và gián tiếp đề cập đến các phó tế. Còn vị trí của các phần tử trong các đoàn thể này, nói chung rất là khiêm tốn.

2. Tác giả, thời gian và nơi viết thư này

Tác giả là thánh Phê-rô Tông đồ (1,1), niên trưởng và người chứng kiến các đau khổ của Đức Ki-tô (5,1). Thánh Phê-rô đã viết thư này nhờ ông Xin-va-nô (5,2). Truyền thống xác nhận thư này là của thánh Phê-rô, một trong những văn thư muộn nhất của Tân Ước, như ngài nói trong thư thứ hai (2 P 3,1). Sau đó, thánh I-rê-nê, giáo phụ Te-tu-li-a-nô và thánh Cơ-lê-men-tê thành A-lê-xan-ri-a cũng nói như vậy.

Tuy thế, có một số nhà chuyên môn đặt nghi vấn không chắc thánh Phê-rô có phải là tác giả của thư này hay không, dựa vào những lý do sau đây:

2.1 Thư được viết bằng một thứ văn Hy-lạp khá, đến nỗi khó có thể nói đó là tác phẩm của thánh Phê-rô, một ngư phủ ở Ga-li-lê. Khó khăn này cũng không thể được giải quyết, khi bảo rằng thư đã được viết bằng tiếng A-ram, rồi một ai đó như Xin-va-nô đã đem dịch ra tiếng Hy-lạp (5,12). Nếu như thế thì tại sao mọi trích dẫn Cựu Ước đều lấy thẳng từ bản dịch Hy-lạp. Do dấy, lập luận trên không hoàn toàn đứng vững vì một đàng sử liệu cho thấy vào thời Đức Ki-tô, tiếng Hy-lạp rất thông dụng ở Pa-lét-tin, nên rất có thể thánh Phê-rô cũng biết tiếng đó. Đàng khác, thánh nhân cũng có thể nhờ ông Xin-va-nô giúp thảo ra bức thư này nên văn chương mới khá như vậy.

2.2 Ngoài ra người ta còn nại đến những chỗ giống nhau về tư tưởng trong thư này với thần học của thánh Phao-lô, như dùng hình ảnh tảng đá bị loại bỏ trong Cựu Ước (1 P 2,4-8 với Rm 9,32-33), như khuyên tín hữu vâng phục quyền bính (1 P 2,13-17 và Rm 13,1-7) như dùng công thức "trong Đức Ki-tô". Nhưng nếu dựa vào một đoạn như Gl 2,11-14 thì khó mà nói Phê-rô đã chịu ảnh hưởng của Phao-lô.

Thực ra, những chỗ giống nhau trong thư này với các thư của thánh Phao-lô cũng dễ giải thích, vì thời các Tông dồ có một nền giáo lý chung mà cả Phê-rô lẫn Phao-lô đều sử dụng. Riêng về biến cố ở An-ti-ô-khi-a được tường thuật trong Gl 2,11-14, có thể nói rằng đó không phải là một sự xung khắc về chủ trương thần học, mà chỉ là một sự bất đồng ý kiến về cung cách xử sự trong một sự việc cụ thể mà thôi.

2.3, Người ta lại vấn nạn rằng tác giả thư này xem ra không biết trực tiếp về cuộc đời tại thế của Đức Ki-tô, như được trình bày trong các sách Tin Mừng. Tác giả chỉ nói chung chung về những đau khổ và cuộc Thương khó của Đức Giê-su và hoàn toàn không nói gì đến những điểm chính yếu trong giáo huấn của Người, như Nước Trời hay Con Người. Chẳng lẽ một người rất gần gũi Đức Giê-su như thánh Phê-rô lại không có thể diễn tả một cách khác hay sao ? Chẳng lẽ Phê-rô lại không nói đến những kinh nghiệm sống bên Thầy của mình cách đích xác hơn sao ?

Người ta có thể trả lời rằng có nhiều chỗ trong thư phảng phất những lời lẽ của Đức Giê-su như 1 Pr 1,8=Ga 20,29; 1 Pr 2,2=Mc 10,15; 1 Pr 2,12; Mt 5,16; 1 Pr, 2,23=Mt 5,39; 1Pr 3.9=Lc 6,28; 1 Pr 3,14=5,10; 1 Pr 5,3=Ga 13,15-17; 1Pr 1,4.13=Lc 12,33.35.41. Gần đây, người ta lại nhấn mạnh đến vị trí quan trọng của đề tài người tôi tớ đau khổ của Đức Chúa trong bức thư này. Đó là đề tài bắt nguồn từ sách I-sai-a (52,13-53,12) Và được Tin Mừng Lu-ca 22,37, các diễn từ của Phê-rô trong Cv 3,13.26 và 1 Pr 2,21-29 nói đền rõ ràng. Tất nhiên, không nên dành cho những câu so sánh này một tầm quan trọng quá đáng, vì ngay từ đầu trong Hội thánh đã sớm có những bản sưu tập Lời Chúa. Nhưng những điều vừa nói ít nhất cũng chứng tỏ rằng vấn nạn thứ ba này không đứng vững.

2.4 Vấn nạn thứ bốn là bức thư này như muốn ám chỉ những cuộc bách hại công khai và toàn diện (4,12; 5,9). Thế mà những cuộc bách hại như thế không thể xảy ra trước thời hoàng đế Do-mi-xi-a-nô ((8i-96), tức là sau khi thánh Phê-rô đã qua đời. Nhưng ý kiến này cũng có thể phi bác được. Trước hết, bức thư này phản chiếu một tình trạng tâm lý khác hẳn với sách Khải huyền, trong đó cho thấy rõ chính quyền đang bắt đạo. Trong thư này không có như vậy. Tác giả vẫn còn khuyên tín hữu kính trọng quyền bính như trong thư Rô-ma 2,13-17 và 13,1-7, đặc biệt còn nói đến vai trò tích cực của chính quyền (2,14). Thêm vào đó, theo cha Spicq, còn có sự kiện là bức thư này không dùng các từ chuyên môn về bách hại, cũng chẳng nói đến tòa án, xét xử hay tố cáo mà chỉ dùng toàn những từ thần học như cám dỗ, thử thách hoặc đau khổ oan uổng vì sự công chính. Có lẽ tác giả chỉ muốn nhắc đến những sự làm khó dễ mà ngay từ đầu các tín hữu đã phải chịu, do những người ngoài đạo hay Do thái gây nên, thành ra có thể coi thư này đã được viết khi thánh Phê-rô còn sống.

Tóm lại, dù có các nghi vấn nêu trên, vẫn có thể công nhận thánh Phê-rô là tác giả thư này, có lẽ với sự trợ giúp của ông Xin-va-nô, người mà sách Công vụ Tông đồ gọi là Xi-lát (Cv 15,22.40; 18,5). Còn thời gian viết thư có thể là năm 64, lúc vua Nê-rô bắt đạo, tức là ít lâu trước khi thánh Phê-rô qua đời. Thư này đã được viết ở Rô-ma.

3. Thể văn và mục đích của thư

Đây là một bức thư bố cục khá duy nhất. Tư tưởng trong thư lấy từ giáo lý thông thường của Hội thánh thời sơ khai. Câu kết 5,12 xác định rõ mục đích của thư là muốn khích lệ tín hữu củng cố đức tin, giữ vững lòng nhiệt thành, không để cho chí can đảm suy sụp vì những gian truân thử thách. Để đạt mục đích này, tác giả đã dùng giáo lý họ đã được nghe khi mới vào đạo và chịu phép Rửa.

4. Nội dung bức thư

Không thể đưa ra một dàn bài chặt chẽ về bức thư, vì thư rất đặc biệt ở chỗ luôn luôn pha trộn các tư tưởng thần học vào các lời khuyến dụ đạo đức, để củng cố và biện minh cho những khuyến dụ này. Nói chung, các lời khuyến dụ thường đi trước các lời biên minh cho thần học, khác hẳn với thánh Phao-lô, trong các thư, bao giờ cũng trình bày giáo thuyết trước rồi mới khuyến dụ sau. Dù vậy, cũng có thể trình bày nội dung đại khái như sau:

4.1 Gửi lời chào

4.2 Tạ ơn, tiếp theo là suy niệm về chương trình cứu chuộc đã được mặc khải

4.3 Khuyên tín hữu gốc lương dân đoạn tuyệt hẳn với lối sống cũ (1,13-2,10) và khuyên mọi người sống thánh thiện vì chính niềm hy vọng mà Đức Ki-tô đã đem lại (1,13-21). Sau đó, nhắn nhủ đôi điều về đời sống cộng đoàn (1,22-2,3). Sở dĩ Thiên Chúa đã tuyển chọn tín hữu để làm thành đền thờ thiêng liêng có Đức Ki-tô làm nền tảng, là để họ tuyên bố các kỳ công của Đấng đã kêu gọi họ từ nơi tối tăm đi vào vùng ánh sáng (2,4-10)

4,4 Lời khuyên 2: 2,11-3,12

Trình bày tổng quát về thái độ phải có giữa lương dân (2,11-12). Bổn phận của tín hữu tùy hoàn cảnh của mỗi người: bổn phận đối với chính quyền, bổn phận đối với chủ nhân, bổn phận theo nghĩa vợ chồng (2,13-3,7). Kêu gọi tình bác ái huynh đệ (3,8-12).

4.5 Lời khuyên 3: 3,13-4,11

Khuyên cứ tin tưởng dù thế gian ghét bỏ (3,13-17). Niềm tin tưởng đó căn cứ vào việc Đức Ki-tô đã toàn thắng (3,18,22). Trong thực tế, noi gương Đức Ki-tô là phải dứt khoát vời tội lỗi (4,1-6). Phải tỉnh thức (4,7-11)

4.6 Lời khuyễn 4: 4,12-13 được đưa ra vì cuộc bách hại đã gần.

4.7 Lời khuyên 5: 5,7-11 nhắc lại nhiệm vụ của những người lãnh đạo cộng đoàn (5,1-4), khuyên ăn ở khiêm nhường và sống tỉnh thức (5,5-11)

4.8 Kết thư: 5,12-14

5. Đời sống Ki-tô hữu theo thư này

Giá trị đặc biệt của thư này thường ít người nhận thấy. Chỉ khi nào biết được hoàn cảnh đã xui khiến tác giả viết ra thư, bấy giờ người ta mới thấy rõ giá trị. Tác giả viết thư này muốn khuyên cộng đoàn nhận thư đang gặp khó khăn tư bề hãy giữ vững đức tin dựa vào niềm hy vọng họ đã được nghe loan báo. Tác giả khuyên tín hữu nhìn vào Đức Ki-tô để nhận ra sức mạnh của sự sống mới nơi Người (1,3-2,2)

5.1 Gắn bó chặt chẽ với Đức Ki-tô

Tác giả xác tín rằng độc giả của mình đã được Thiên Chúa tuyển chọn trong Đức Ki-tô Giê-su và từ đó họ đã trở nên thành phần của Người (1,2-3; 2.9). Tuy nhiên, tác giả còn muốn làm cho độc giả gắn bó chặt chẽ hơn nữa với sự nghiệp của Thầy chí thánh. Vì thế, ông nhắn nhủ họ nhớ lại hy tế của Đức Ki-tô (1,2; 1,19) và các đau khổ của Người (2,21-24), để họ noi gương bắt chước. Ông còn nhấn mạnh hơn nữa đến chiến thắng của Người, chiến thắng lan rộng khắp nơi trong vũ trụ (3,18-22). Vì thế, tín hữu phải luôn sống liên kết với Đấng đã trở thành nền tảng kiên cố của tất cả cộng đoàn (2,4-8).

5.2 Niềm hy vọng sống động

Ngay từ đầu thư (1,3.13-21), đề tài về niềm hy vọng đã chiếm một chỗ quan trọng. Tác giả xét đên đề tài này theo ba khía cạnh: nguồn gốc, đối tượng và hậu quả.

Xét về nguồn gốc, đây không phải là sản phẩm của óc tưởng tượng hay nỗ lực của loài nguời, nhưng là ơn Thiên Chúa ban không qua biến cố Phục sinh của Đức Ki-tô (1,3).

Xét về đối tượng, niềm hy vọng đưa tín hữu hướng tới Nước Trời trong tương lai, tức gia tài bất diệt đã được bảo đảm cho họ, hướng tới giai đoạn mà đức tin sẽ trở thành phúc diện kiến nhan Chúa, lúc Dân Chúa chiếm được trọn vẹn và vĩnh viễn ơn cứu độ trong Đức Giê-su Ki-tô (1,4.7.13).

Còn hậu quả của niềm hy vọng này trong đởi sống hiện tại thì người tín hũu không được lẫn lộn với thái độ hãm mình và hy sinh tiêu cực; trái lại, đó phải là động lực mang lại một thái độ mới hẳn (3,15-16).

5.3 Chứng nhân trong đời sống hàng ngày

Bức thư nhấn mạnh đến sứ mệnh của Dân Chúa trong trần gian: Thiên Chúa đã tuyển chọn một dân để phụng sự Người và để làm cho mọi nơi trên mặt đất nhận biết công trình của Người. Vì thế, trong thư này, khi tác giả nói rằng các tín hữu được tuyển chọn thì đồng thời cũng nói đến chức tư tế của họ ((2,5-9; x Rm 12,1). Trước hết, họ phải thi hành sứ vụ trong Hội thánh (1,22; 2,1-5; 3,8-12; 4,7-11; 5,1-7). Các kỳ mục có trách nhiệm đặc biệt phải duy trì việc thực thi bác ái trong cộng đoàn (5,1-4). Nhưng cũng còn những trách nhiệm khác liên quan đến các vấn đề chính trị, xã hội và gia đình trong đời sống con người (2,11-3,7). Các chỉ thị đưa ra ở đây cũng giống như các luật đạo đức có thế thấy trong văn chương thời đó hay trong Do thái giáo. Nhưng các chỉ thị đó có một hướng đi và một nội dung mới hẳn vì dựa vào Chúa (2,13) và chú ý đến từng người, kể cả những ai tầm thường nhất, lại chỉ cho thấy đường lối phải theo là hy vọng, tin tưởng ở tình yêu của Thiên Chúa và nhờ việc cải hóa nội tâm mà nhận ra nghĩa vụ phải thi hành những cải cách xã hội.

Tưởng cũng nên nhắc lại là thư này không có "ác ý" đối với lương dân, trái lại còn nhắc nhở trách nhiệm của Dân Chúa đối với họ. Trong mọi hoàn cảnh, kể cả những hoàn cảnh nặng nề vất vả nhất, tín hữu vẫn phải ăn ở thế nào để nêu gương sáng cho họ (2,11-12; 3,12-17).

Kết luận

Với tín hữu ở mọi thời, thư I của thánh Phê-rô nhắc nhở cho ai nấy nhớ đến nhiệm vụ của mình, qua niềm hy vọng sống động họ đã nhận được nơi Đức Giê-su Ki-tô. Họ phải trung thành với Chúa hiển vinh và phải tích cực hoạt động để phụng thờ Người và phục vụ tha nhân.

(viết dựa theo TOB ấn bản 1994 trg. 2965-2971)

Lm Anrê Đỗ Xuân Quế, OP
http://danchuausa.net/than-hoc-thanh-kinh/thu-thu-nhat-cua-thanh-phero-tong-do/
31.12.2009.

Tuesday, September 17, 2013

Episcopum - Bishop - Chủ Tịch Giáo Đoàn - Giám Sự - Giám Quản

The First Letter of St. Paul to Timothy (The New American Bible, Revised Edition, http://usccb.org/bible/readings/bible/1timothy/3:1), chapter 3:
1 This saying is trustworthy: whoever aspires to the office of bishop desires a noble task.
2 Therefore, a bishop must be irreproachable, married only once, temperate, self-controlled, decent, hospitable, able to teach,
3 not a drunkard, not aggressive, but gentle, not contentious, not a lover of money.

Latin version: Ad Timotheum Epistula I Sancti Pauli Apostoli at http://www.vatican.va/archive/bible/nova_vulgata/documents/nova-vulgata_nt_epist-i-timotheum_lt.html#3:
1 Fidelis sermo: si quis episco patum appetit, bonum opus de siderat.
2 Oportet ergo episcopum irreprehensibilem esse, unius uxoris virum, sobrium, prudentem, ornatum, hospitalem, doctorem,
3 non vinolentum, non percussorem sed modestum, non litigiosum, non cupidum,

Thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông Đồ gửi Timothêu trong bài đọc một Thứ Ba sau Chúa nhật XXIV Thường Niên (http://dongcong.net/LoiChua-SuyNiem/BaiDocHangNgay/Nam1/tn24-3.htm):
1 Đây là lời chân thật: Nếu ai ao ước chức chủ tịch giáo đoàn, thì đó là ước ao một nhiệm vụ tốt đẹp.
2 Vậy vị chủ tịch giáo đoàn phải là người không có ai trách cứ được, người chỉ kết hôn một lần, ăn ở tiết độ, khôn ngoan, thanh lịch, đoan trang, hiếu khách, biết giảng dạy,
3 không mê rượu chè, không gây gỗ, nhưng hoà nhã: không cạnh tranh, không tham lam

Bản dịch Việt Ngữ của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn, CSsR. (http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnbible2/phaolo/timothe1.htm)
1 Lời đáng tin: Ai cầu được chức giám sự, người ấy mong ước việc lành!
2 Vậy, vị giám sự phải là người vô phương trách cứ, không tục huyền, tiết độ, điềm đạm, thanh lịch, hiếu khách, biết giảng dạy,
3 không nghiện ngập, không hiếu chiến, nhưng khoan dung, không gây sự, không ham tiền,

Bản dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ (http://kinhthanhvn.org/viewItem.jhtml?itemId=486)
1 Đây là lời đáng tin cậy : ai mong được làm giám quản, người ấy ước muốn một nhiệm vụ cao đẹp.
2 Vậy giám quản phải là người không ai chê trách được, chỉ có một đời vợ, tiết độ, chừng mực, nhã nhặn, hiếu khách, có khả năng giảng dạy ;
3 người ấy không được nghiện rượu, không được hiếu chiến, nhưng phải hiền hoà, không hay gây sự, không ham tiền,

Monday, September 16, 2013

Thư của Đức Thánh Cha về lễ phong chân phước Brochero

VATICAN. ĐTC Phanxicô mời gọi các LM và tín hữu noi gương tân chân phước José Gabriel Brochero ra khỏi chính mình, tìm đến các "ngoại ô" của cuộc sống, gặp gỡ và nói với tha nhân về Chúa.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong thư gửi các tín hữu Công Giáo Argentina nhân dịp lễ Phong Chân Phước sáng thứ bẩy 14-9-2013 cho cha Brochero. Thánh lễ do ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, đại diện ĐTC chủ sự, tại làng Villa Cura Brochero, có gần 5 ngàn 100 dân cư, thuộc tỉnh Córdoba, Argentina.

Trong thư gửi đến Đức Cha José Maria Arancedo, TGM Santa Fe, Chủ tịch HĐGM Argentina, và được công bố trong buổi lễ, ĐTC gợi lại tấm gương của Chân Phước Brocero như mục tử nhiệt thành, tận tụy tìm đến và săn sóc đoàn chiên, kể cả tại nhưng gia cư hẻo lánh trên lãnh thổ giáo xứ rộng 200 cây số vuông. Cha đặt công việc mục vụ trên việc cầu nguyện. Vừa khi đến giáo xứ, cha đã bắt đầu mang các tín hữu nam nữ đến Córdoba để tham dự cuộc tính tâm với các cha dòng Tên.

ĐTC đề cao tầm quan trọng và tính chất thời sự của lễ phong chân phước cho cha Brochero và viết: "Cha là một người tiên phong trong việc đi tới các khu ngoại ô về địa lý và của cuộc sống để mang đến cho mọi người tình thương, lòng từ bi của Thiên Chúa. Cha không ngồi yên trong văn phòng nhà xứ, nhưng cười lừa, lặn lội tìm đến với dân chúng. Ngày nay Chúa Giêsu cũng muốn các môn đệ của Ngài trở thành những thừa sai, những người rao giảng đức tin... Cha Brochero là một con người bình thường, mảnh khảnh, nhưng đã biết cách ra khỏi cái tôi và lòng ích kỷ hẹp hòi, khắc phục bản thân. Cha đã nghe tiếng gọi của Chúa, đã chọn lựa hy vọng để làm việc cho Nước Chúa, cho công ích mà phẩm giá vô biên của mỗi người đáng được hưởng như con Thiên Chúa, và cha đã trung thành đến cùng, tiếp tục cầu nguyện và cử hành thánh lễ, dù bị mù vì bệnh phong cùi".

Và ĐTC kết luận rằng: "Ngày hôm nay, anh chị em hãy để cho cha Brochero cưỡi lừa với tất cả hành trang của cha vào trong căn nhà tâm hồn của anh chị em, mời gọi anh chị em cầu nguyện và gặp gỡ Chúa Giêsu, Đấng giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ và đi ra bên ngoài, tìm kiếm người anh em mình, động chạm đến mình Chúa Kitô đang chịu đau khổ và cần tình thương của Thiên Chúa. Chỉ như thế chúng ta mới có thể nếm hưởng niềm vui mà Cha Brochero đã cảm nghiệm, nếm hưởng trước niềm vui trên trời".

Cha Brochero (1840-1914) sinh năm 1840, gia nhập chủng viện năm 16 tuổi và thụ phong linh mục năm 1826 khi được 26 tuổi. Cha nổi bật về lòng bác ái giúp đỡ các bệnh nhân và những người sắp chết, nhất là trong trận dịch tả tàn phá thành Cordoba năm 1867. Cha góp phần phát triển quê hương về mặt kinh tế và xã hội, cũng như kiến thiết các thành đường, nhà nguyện, trường học và mở đường xuyên qua miền núi. Cha Brochero rong ruổi mọi nơi trong giáo phận, mang Lời Chúa cho dân chúng.

Vào cuối đời, cha bị mù và điếc, vì bệnh phong cùi, và những lời cuối cùng của cha là: "Giờ đây tôi hoàn toàn sẵn sàng để du hành". Cha qua đời năm 1914, thọ 74 tuổi. (SD 14-9-2013)

G. Trần Đức Anh OP
(http://vi.radiovaticana.va/news/2013/09/14/th%C6%B0_c%E1%BB%A7a_%C4%91%E1%BB%A9c_th%C3%A1nh_cha_v%E1%BB%81_l%E1%BB%85_phong_ch%C3%A2n_ph%C6%B0%E1%BB%9Bc_brochero/vie-728575)

Sunday, September 15, 2013

Đọc Kinh Mân Côi suốt ngày và tại bất cứ đâu

Linh Tiến Khải

Qua cuộc đời các Thánh chúng ta đã biết sức mạnh và các ơn ích của Kinh Mân Côi đối với cuộc sống của con người trên trái đất này cũng như đối với các linh hồn nơi Luyện Ngục. Kinh Mân Côi có sức mạnh làm vơi nhẹ các khổ đau của các linh hồn trong lửa Luyện Ngục và mau chóng đưa họ lên Thiên Đàng. Đây là lý do khiến cho nhiều vị Thánh liên lỉ sốt sắng lần hạt Mân Côi. Chính vì thế chúng ta cũng phải noi gương các ngài liên lỉ lần hạt Mân Côi để sinh ích lợi cho cuộc sống của những ai còn đang lữ hành trên đường trần gian này và cứu giúp các linh hồn đã qua đời, trong đó có các thân nhân, bạn bè và ân nhân của chúng ta.

Người ta kể rằng khi về già một ngày kia thánh Giám Mục Alfonso de Liguori rơi vào tình trạng ngủ li bì. Thánh nhân không nói cũng không nghe thấy gì. Các anh em trong dòng vây quanh người và không biết phải làm gì. Nhưng có một thầy dòng bất thình lình được linh hứng, tiến tới gần thánh nhân và nói: "Thưa Đức Cha, chúng con phải lần hạt Mân Côi". Vừa nghe tới Kinh Mân Côi thánh nhân lập tức giật mình, mở mắt và bắt đầu xướng kinh: "Lậy Chúa Trời xin tới giúp con... " Khi nghe nói tới lần hạt Mân Côi, thánh Alfonso luôn luôn sẵn sàng không mệt mỏi. Đặc biệt trong những năm già yếu thánh nhân luôn luôn có Tràng Hạt Mân Côi trong tay từ sáng cho tới chiều tối, không lúc nào rời.

Các Thánh là như vậy. Luôn luôn hướng tới tột đỉnh trong sự thiện, và khi đó là việc thực thi các điều tốt lành, các vị không bao giờ đặt giới hạn hay thuyên giảm các cố gắng và các hành động anh hùng. Đặc tính của các Thánh là thế, nhất là đối với một việc lành thánh như cầu nguyện, cách riêng cầu nguyện cho người khác và cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi.

Cầu nguyện có nghĩa là dừng lại và sống ở trên Trời như thánh Phaolô căn dặn tín hữu Philiphê: "Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở trên Trời" (Pl 3,20). Cầu nguyện là làm những gì các Thánh trên Thiên Đàng đang làm, các vị đối thoại với Thiên Chúa và Mẹ Maria, các vị say sưa trong lời cầu nguyện thờ lậy, chúc tụng và cảm tạ liên lỉ.

Như vậy say mê yêu mến cầu nguyện, mau mắn tìm mọi dịp để cầu nguyện, không mệt mỏi trong việc cầu nguyện, là điều tự nhiên và bình thường nhất đối với các Thánh. Thật thế, các Thánh yêu thích lời Chúa dặn: "Các con hãy cầu nguyện không ngừng" (Lc 18,1) và các vị hiểu lời Chúa từng chữ một. Vì thế khẩu hiệu chung của các vị là: cầu nguyện nhiều và cầu nguyện sốt sắng, còn hơn thế nữa cầu nguyện rất nhiều và rất sốt sắng.

Và các Thánh cầu nguyện trong mọi nơi, mọi lúc. Không có ngày nào là các vị không lần hạt Mân Côi. Các vị không đánh mất cho dù chỉ là một chút thời giờ nhàn rỗi, mà không biến nó thành lời cầu nguyện với Kinh Mân Côi. Trái lại, có biết bao nhiêu người không lần hạt Mân Côi, mặc dù có lẽ họ phung phí hàng giờ ngồi trước máy truyền hình, đọc báo hay chơi lô tô, đi lại và nói năng trống rỗng!

Có những người nói rằng mình tuyệt đối không có thời giờ để lần hạt Mân Côi. Họ nói không thể nào tìm ra mười lăm phút để lần một chuỗi. Có cần phải tin lời họ nói không? Cả khi muốn tin như vậy đi nữa, chúng ta cũng có thể nói với họ điều mà thánh Vinh Sơn de Paoli và thánh Gioan Bosco đã nói: Hãy tìm cách lần một chuỗi, bằng cách chia ra trong suốt ngày sống, một chục kinh ban sáng khi vừa thức dậy, một chục kinh sau đó nữa, một chục kinh khác trước khi ăn trưa... Thỉnh thoảng bỏ ra hai phút để đọc mười kinh, thật đâu có nhiều giờ lắm đâu! Nhưng cần phải lần hạt mỗi ngày như dấn thân của tình yêu thường nhật đối với Mẹ Maria, Mẹ Chúa Cứu Thế và là Mẹ chúng ta.

Thánh Vinh Sơn de Paoli còn đi tới chỗ khuyên bỏ hết các kinh khác một bên, miễn là không bỏ lần hạt Mân côi. Và thánh Alfonso de Liguori thì sẵn sàng bỏ cả bữa ăn trưa... vì thánh nhân khẳng định rằng đọc Kinh Mân Côi có giá trị hơn bữa ăn trưa rất nhiều.

Thật là đẹp khi thấy thánh Maria Bertilla tìm cách lần hạt Mân Côi trong một lúc nghỉ trước khi bắt đầu một công việc khác, học hành, giải trí.

Cả thánh Roberto Bellarmino cũng ngừng công việc học hành nghiên cứu của mình để đi dạo và đọc Kinh Mân Côi với cỗ tràng hạt trong tay.

Ông Giuseppe Tovini, một người cha gia đình có mười đứa con, mỗi khi phải đi đâu, ngồi trên xe ông đều lần hạt Mân Côi, hết chuỗi này tới chuỗi khác.

Cần phải biết tận dụng các lúc nghỉ ngơi hay chờ đợi mà chúng ta có được trong hàng quán, trong phòng đợi của bác sĩ, trong khi chờ xe lửa hay xe buýt tới. Nếu biết tận dụng những thời gian đó, thì mỗi ngày chúng ta đã lần được biết bao nhiêu chuỗi rồi!

Chân phước Diego Oddi, là một thầy dòng khiêm hạ có nhiệm vụ đi khất thực cho nhà dòng. Khi đi đường thầy luôn luôn lần hạt Mân Côi. Các hạt chuỗi di động giữa các ngón tay nổi đốt sần sùi của thầy. Thầy luôn chú ý để không mất một chút thời giờ nào mà không lần hạt Mân Côi. Nhất là mỗi khi phải chờ đợi xe buýt, thầy rất hài lòng vì có thể an bình đọc Kinh Mân Côi. Một lần nọ thầy gặp một Linh Mục Trưởng cũng đợi xe buýt như thầy. Thầy mời vị Linh Mục lần hạt chung với thầy. Vị Linh Mục từ chối khéo bằng cách nói rằng xe buýt sắp tới bây giờ, nên bắt đầu lần hạt Mân Côi là vô ích. Thầy Diego dịu dàng khích lệ cha cứ bắt đầu lần hạt với thầy. Để làm vui lòng thầy cha bắt đầu cùng lần hạt với thầy. Và xe buýt đã chỉ tới khi hai người xong chuỗi Mân Côi và đọc kinh Kính Chào Nữ Vương để kết thúc.

Biết bao nhiêu lần cũng xảy ra là chúng ta phải chờ xe buýt tới trễ. Nhưng tại sao lại mất thời giờ chờ đợi mà không lần hạt Câm Côi để cầu nguyện cho những ai cần tới lời cầu nguyện của chúng ta? Chuỗi Mân Côi giúp chúng ta chiến được "các kho tàng trên Trời" (Mt 6,20).

Một cách đặc biệt chúng ta hãy nhớ tới gương mẫu ngoại thường mà Thiên Chúa đã ban tặng cho nhân loại trong thế kỷ XX: đó là cha thánh Pio thành Pietrelcina. Tính trung bình mỗi ngày cha Pio lần hơn 100 chuỗi Mân Côi. Thật là điều không thể tin được, nếu chính cha không vén mở cho chúng ta biết điều đó, và nếu hàng trăm tín hữu đã không tận mắt chứng kiến. Họ trông thấy vị linh mục Capucino này liên lỉ lần hạt Mân Côi không biết mỏi mệt, ngày đêm, hết năm này sang năm khác, với tràng chuỗi trong đôi tay mang vết thương rướm máu ấy.

Thật vậy, có thể nói rằng cha Pio lần hạt Mân Côi suốt ngày. Và có vài lần cha đã nói rằng cha muốn ngày kéo dài ra 40 giờ đồng hồ để cha có thể lần hạt nhiều gấp đôi!

Thật thế, Đức Mẹ Fatima đã không mời gọi một cách uổng công đối với cha Pio. Và người ta đã thấy rằng cha Pio rất xác tín về các lời khẳng định của chị Lucia, một trong ba trẻ mục đồng đã được trông thấy Đức Mẹ ở Fatima năm 1917. Chị nói: "Kể từ khi Đức Trinh Nữ Rất Thánh đã ban sự hữu hiệu cho Chuỗi Mân Côi Thánh, không có vấn đề vật chất hay tinh thần, quốc gia hay quốc tế nào mà lại không thể giải quyết với Kinh Mân Côi Thánh và với các hy sinh của chúng ta". Chị còn nói thêm: "Sự suy đồi của thế giới chắc chắn là hậu qủa của sự sa sút tinh thần cầu nguyện. Chính để cho thấy trước sự lạc hướng này mà Đức Mẹ đã tha thiết xin chúng ta lần hạt Mân Côi... Kinh Mân Côi là khí giới mạnh mẽ nhất mà chúng ta có thể dùng để bảo vệ mình trong cuộc chiến".

Chắc chắn là cha Pio đã không giữ khí giới này trong tình trạng nghỉ ngơi. Trái lại, cha đã sử dụng nó đêm ngày, trong mọi loại chiến đấu chống lại kẻ thù. Khi còn là linh mục trẻ, tại Giovanni Rotondo cha ngủ với các chủng sinh trong một góc nhà ngủ của tiểu chủng viện. Một trong các chủng sinh nghe một tiếng động của các thanh sắt bị uốn cong và các tiếng rên tắc nghẽn của cha Pio đang van nài Đức Mẹ: "Lậy Đức Me, xin cứu giúp con!" Sáng hôm sau chú bé tới giường cha Pio và trông thấy các thanh sắt của bức màn bị bẻ cong. Vào ban chiều trong giờ chơi các chủng sinh nài nẵng hỏi cha Pio tại sao các thanh sắt treo màn lại bị cong queo như vậy, và tại sao ban đêm cha lại rên siết như thế. Sau cùng cha đồng ý nói cho các chú biết lý do, để dậy các chú sự cần thiết của lời cầu nguyện và sức mạnh của Kinh Mân Côi chống lại kẻ thù là ma qủy. Thế thì chuyện gì đã xảy ra? Một tiểu chủng sinh bị cám dỗ về đức trong sạch đã khẩn nài cha Pio là cha linh hướng của cậu. Cha lập tức lần hạt Mân Côi. Kẻ thù là ma qủy thấy mình bị đánh bại liền trút sự giận dữ lên người cha bằng cách tấn công cha một cách điên loạn. Thế mới biết Kinh Mân Côi quyền năng chừng nào!

(Thánh Mẫu Học bài số 367)

Linh Tiến Khải

Thursday, September 12, 2013

LÀM THEO Ý CHÚA LÚC NÀY

1. Lúc này, câu kết thúc kinh Lạy Cha đang trở thành một điều khẩn cấp đối với tôi. Tôi khẩn khoản cầu xin Chúa “cứu chúng con khỏi sự dữ”.

Tôi thấy sự dữ hiện nay là rất lớn, rất nhiều. Nếu muốn kể ra những gì là sự dữ mình phải chịu và muốn tránh, thì mỗi người xem ra sẽ rất vắn. Bởi vì hầu hết đều nghĩ rằng: Nói hết ra những gì là sự dữ mình phải chịu và muốn tránh, thì không những sẽ chẳng có lợi gì cho mình, mà còn gây thêm sự dữ cho mình. Ngay suy nghĩ như thế mà thôi cũng tự nó tố cáo sự mất tin tưởng hoặc giảm tin tưởng đối với nhau.

Tôi thấy sự mất hay giảm tin tưởng đối với nhau đang là một sự dữ trong xã hội và trong Giáo Hội. Sự dữ đó phản ánh một tình hình không ổn. Để cứu cho khỏi sự dữ đó, thì cần cứu cho khỏi sự dữ nào đang gây bất ổn nhiều nhất hiện nay. Theo tôi, sự dữ đó chính là sự không làm theo thánh ý Chúa.

2. Ai không làm theo thánh ý Chúa sẽ không được vào Nước Trời, đó là điều bất hạnh, bất ổn hơn hết. Chúa Giêsu quả quyết: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’, là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).

Chúa Giêsu đã rất dứt khoát. Người chỉ thưởng những người thực sự làm theo thánh ý Chúa, chứ không phải những người coi như đạo đức, chuyên làm những việc tưởng là đạo đức, kể cả những việc đạo đức phi thường, nhưng thực sự những việc họ làm là do ý riêng họ, chứ không do thánh ý Chúa. Chúa Giêsu quả quyết: “Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Thầy mà nói tiên tri, nhân danh Thầy mà trừ quỷ, nhân danh Thầy mà làm nhiều phép lạ đó sao? Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ rằng: ‘Ta không hề biết các ngươi. Hãy xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác” (Mt 7,22-23).

3. Càng suy gẫm những lời Chúa phán trên đây, tôi càng thấy lo sợ cho tôi và cho tất cả những người quen “nhân danh Chúa”, mà làm các việc có vẻ đạo đức.

Phải chăng, khi nói những lời cảnh cáo trên đây, Chúa Giêsu cũng đã nghĩ đến chúng tôi.

Theo những lời cảnh báo nghiêm khắc của Chúa Giêsu, thì đạo đức mà không thực hành đúng ý Chúa, sẽ là thảm kịch.

4. Thảm kịch, vì cuộc đời gọi là đạo đức của mình không được Chúa chấp nhận, chính bản thân mình tưởng là đạo đức cũng không được Chúa kể là thuộc về Chúa.

Thảm kịch, vì sau cùng, cuộc đời gọi là đạo đức của mình, sẽ bị kết án nặng nề, đó là không được vào Nước Trời.

Thảm kịch, vì cuộc đời tự coi mình là đạo đức, tưởng như đã gây được uy tín, nhưng lại phải nếm mùi cay đắng của Lời Chúa: “Được cả thế gian này, mà phải mất linh hồn, thì có lợi gì?” (Mt 16,26).

Thảm kịch về “không làm theo ý Chúa” xem ra vẫn xảy ra, ngay lúc này, tại nơi chốn chúng ta đang sống. Rõ ràng, mà lại không nhìn ra, không nhận thấy. Thực là thảm kịch nguy hiểm.

5. Điều gì hiện nay bị coi là không làm theo ý Chúa một cách nặng nhất? Theo thiển ý của tôi, đó là sự người ta mất ý thức về tội, mất thành thực nhận biết mình là kẻ có tội.

Khi mất ý thức về tội, và không thành thực nhận biết mình là kẻ có tội, người ta sẽ tự cho mình là tốt, không cần được Chúa cứu chuộc. Từ đó, con người trở nên kiêu căng, ngạo mạn và vô cảm. Mình không cần được Chúa cứu, và mình cũng không cần phải vất vả cứu ai.

Sống như thế là sống trong tình trạng thiếu khiêm nhường và thiếu yêu thương, đang khi khiêm nhường và yêu thương là hai nhân đức căn bản của nhân bản nói chung và của Phúc Âm nói riêng.

6. Nhìn chung, tình trạng thiếu khiêm nhường và thiếu yêu thương đang có chiều hướng phát triển một cách phức tạp và tinh vi trong nhiều cá nhân và cộng đoàn thuộc Hội Thánh. Hậu quả sẽ bi thảm khôn lường nếu không sửa lại.

7. Sửa lại bằng cách nào? Thưa là hãy vâng theo Lời Chúa, mà “tỉnh thức và cầu nguyện” (Mt 26,41).

Nếu tỉnh thức và cầu nguyện, chúng ta sẽ thấy ý Chúa hiện nay muốn chúng ta hãy làm chứng cho Chúa và rao giảng Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay bằng đường hướng, mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã vạch ra. Đường hướng đó là các môn đệ Chúa Giêsu hãy sống nghèo và lo cho người nghèo theo gương Chúa Giêsu..

Sống nghèo và lo cho người nghèo đòi phải khiêm nhường và yêu thương.

Khi xác định được thánh ý Chúa, chúng ta sẽ biết điều gì cần phải chọn.

Cần chọn đúng việc, chọn đúng cách, chọn đúng thời điểm, chọn đúng nơi, chọn đúng người. Thời điểm này rất cần những trái tim nhân ái giống trái tim Chúa Giêsu, một trái tim bén nhạy, biết mềm dẻo, hợp với từng người, từng hoàn cảnh, theo sự hướng dẫn của Thánh Linh.

Trước một tình hình nguy hiểm, bao giờ cũng có nhiều phương án để giải cứu. Chọn đúng phương án, mà Chúa muốn, đó là điều mọi người con Chúa nói chung, và mọi người đứng đầu cộng đoàn nói riêng, cần phải rất quan tâm. Chọn như thế là phải từ bỏ ý riêng, cho dù từ bỏ đó sẽ đắng cay.

8. Tình hình hiện nay phải nói là nguy hiểm. Hội Thánh địa phương cần phải cải cách một cách khôn ngoan, một sự khôn ngoan, mà Chúa hứa ban cho những kẻ bé mọn, nhận biết mình tội lỗi, yếu đuối, rất cần được Chúa cứu (x. Lc 10,21). Đó là ý Chúa.

9. Ý Chúa cũng muốn chúng ta nên biết điều này. Người Việt Nam rất quý trọng những gì là linh thiêng. Hiện nay họ đi tìm linh thiêng ở chính những con người. Ai sống khiêm nhường, yêu thương, nghèo khó, lo cho người nghèo, thường được họ coi là người toả ra một sức linh thiêng huyền nhiệm.

Chính những người sống khiêm nhường, yêu thương, nghèo khó, lo cho kẻ nghèo, cũng cảm được một hồng ân linh thiêng nào đó đến với mình. Hồng ân linh thiêng ấy càng sâu đậm, khi những người ấy vui lòng từ bỏ mình, chấp nhận vác thánh giá hằng ngày, để tham gia vào chương trình cứu chuộc của Chúa. Nói cho cùng, hồng ân linh thiêng quan trọng nhất là chính Chúa ở với họ.

Lạy Mẹ Maria, con nhận biết con là kẻ tội lỗi, yếu đuối, hèn hạ. Con cảm ơn Mẹ đã luôn giúp con tìm thánh ý Chúa. Xin Mẹ hãy mãi mãi thương con, mặc dầu con có lầm lỗi dại dột. Con phó thác mình con cho Mẹ. Ôi, Mẹ yêu dấu của con.

Long Xuyên, ngày 01 tháng 9 năm 2013.

+ Gm. Gioan Baotixita Bùi Tuần

Saturday, September 7, 2013

Remarks of Holy Father Francis during the Celebration of the Vigil of Prayer for Peace


VIGIL OF PRAYER FOR PEACE

WORDS OF THE HOLY FATHER FRANCIS

Saint Peter's Square
Saturday, 7 September 2013

"And God saw that it was good" (Gen 1:12, 18, 21, 25). The biblical
account of the beginning of the history of the world and of humanity
speaks to us of a God who looks at creation, in a sense contemplating
it, and declares: "It is good". This, dear brothers and sisters, allows
us to enter into God's heart and, precisely from within him, to receive
his message.

We can ask ourselves: what does this message mean? What does it say to
me, to you, to all of us?

1. It says to us simply that this, our world, in the heart and mind of
God, is the "house of harmony and peace", and that it is the space in
which everyone is able to find their proper place and feel "at home",
because it is "good". All of creation forms a harmonious and good unity,
but above all humanity, made in the image and likeness of God, is one
family, in which relationships are marked by a true fraternity not only
in words: the other person is a brother or sister to love, and our
relationship with God, who is love, fidelity and goodness, mirrors every
human relationship and brings harmony to the whole of creation. God's
world is a world where everyone feels responsible for the other, for the
good of the other. This evening, in reflection, fasting and prayer, each
of us deep down should ask ourselves: Is this really the world that I
desire? Is this really the world that we all carry in our hearts? Is the
world that we want really a world of harmony and peace, in ourselves, in
our relations with others, in families, in cities, in and between
nations? And does not true freedom mean choosing ways in this world that
lead to the good of all and are guided by love?

2. But then we wonder: Is this the world in which we are living?
Creation retains its beauty which fills us with awe and it remains a
good work. But there is also "violence, division, disagreement, war".
This occurs when man, the summit of creation, stops contemplating beauty
and goodness, and withdraws into his own selfishness.

When man thinks only of himself, of his own interests and places himself
in the centre, when he permits himself to be captivated by the idols of
dominion and power, when he puts himself in God's place, then all
relationships are broken and everything is ruined; then the door opens
to violence, indifference, and conflict. This is precisely what the
passage in the Book of Genesis seeks to teach us in the story of the
Fall: man enters into conflict with himself, he realizes that he is
naked and he hides himself because he is afraid (cf. Gen 3: 10), he is
afraid of God's glance; he accuses the woman, she who is flesh of his
flesh (cf. v. 12); he breaks harmony with creation, he begins to raise
his hand against his brother to kill him. Can we say that from harmony
he passes to "disharmony"? No, there is no such thing as "disharmony";
there is either harmony or we fall into chaos, where there is violence,
argument, conflict, fear ....

It is exactly in this chaos that God asks man's conscience: "Where is
Abel your brother?" and Cain responds: "I do not know; am I my brother's
keeper?" (Gen 4:9). We too are asked this question, it would be good for
us to ask ourselves as well: Am I really my brother's keeper? Yes, you
are your brother's keeper! To be human means to care for one another!
But when harmony is broken, a metamorphosis occurs: the brother who is
to be cared for and loved becomes an adversary to fight, to kill. What
violence occurs at that moment, how many conflicts, how many wars have
marked our history! We need only look at the suffering of so many
brothers and sisters. This is not a question of coincidence, but the
truth: we bring about the rebirth of Cain in every act of violence and
in every war. All of us! And even today we continue this history of
conflict between brothers, even today we raise our hands against our
brother. Even today, we let ourselves be guided by idols, by
selfishness, by our own interests, and this attitude persists. We have
perfected our weapons, our conscience has fallen asleep, and we have
sharpened our ideas to justify ourselves. As if it were normal, we
continue to sow destruction, pain, death! Violence and war lead only to
death, they speak of death! Violence and war are the language of death!

After the chaos of the flood, when it stopped raining, a rainbow
appeared and the dove returned with an olive branch. Today, I think also
of that olive tree which representatives of various religions planted in
the Plaza de Mayo in Buenos Aires in 2000, asking that there be no more
chaos, asking that there be no more war, asking for peace.

3. And at this point I ask myself: Is it possible to walk the path of
peace? Can we get out of this spiral of sorrow and death? Can we learn
once again to walk and live in the ways of peace? Invoking the help of
God, under the maternal gaze of the Salus Populi Romani, Queen of Peace,
I say: Yes, it is possible for everyone! From every corner of the world
tonight, I would like to hear us cry out: Yes, it is possible for
everyone! Or even better, I would like for each one of us, from the
least to the greatest, including those called to govern nations, to
respond: Yes, we want it! My Christian faith urges me to look to the
Cross. How I wish that all men and women of good will would look to the
Cross if only for a moment! There, we can see God's reply: violence is
not answered with violence, death is not answered with the language of
death. In the silence of the Cross, the uproar of weapons ceases and the
language of reconciliation, forgiveness, dialogue, and peace is spoken.
This evening, I ask the Lord that we Christians, and our brothers and
sisters of other religions, and every man and woman of good will, cry
out forcefully: violence and war are never the way to peace! Let
everyone be moved to look into the depths of his or her conscience and
listen to that word which says: Leave behind the self-interest that
hardens your heart, overcome the indifference that makes your heart
insensitive towards others, conquer your deadly reasoning, and open
yourself to dialogue and reconciliation. Look upon your brother's sorrow
– I think of the children: look upon these… look at the sorrow of your
brother, stay your hand and do not add to it, rebuild the harmony that
has been shattered; and all this achieved not by conflict but by
encounter! May the noise of weapons cease! War always marks the failure
of peace, it is always a defeat for humanity. Let the words of Pope Paul
VI resound again: "No more one against the other, no more, never! ...
war never again, never again war!" (Address to the United Nations,
1965). "Peace expresses itself only in peace, a peace which is not
separate from the demands of justice but which is fostered by personal
sacrifice, clemency, mercy and love" (World Day of Peace Message, 1975).
Brothers and Sisters, forgiveness, dialogue, reconciliation – these are
the words of peace, in beloved Syria, in the Middle East, in all the
world! Let us pray this evening for reconciliation and peace, let us
work for reconciliation and peace, and let us all become, in every
place, men and women of reconciliation and peace! So may it be.

+ Pope Francis

(Source:
http://www.vatican.va/holy_father/francesco/homilies/2013/documents/papa-francesco_20130907_veglia-pace_en.html)