Sunday, November 27, 2011

Khoe Đạo

Gặp Gỡ Trên Đường Truyền Giáo

Năm 1989, mình về thăm quê hương Hiền Quan, sau 37 năm xa cách. Mình đi thật nhiều, để “trả thù” 14 năm bó cẳng ở Cà Mau. Mình đến thăm một họ đạo nhỏ bé : giáo dân chỉ có chừng 200 nhân danh. Nhà thờ nhỏ xíu, mái ngói rêu phong, vách ván mốc thếch, tượng Chúa và các Thánh sơn phết tèm lem, chân đèn tróc sơn loang lổ như làn da ghẻ lở. Ông trưởng ban hành giáo ngỏ lời với mình :

- Cha ở trong Nam ra, xin cha sắm cho chúng con một bộ Kèn Tây.

- Nghèo thì lo cơm ăn áo mặc, sắm Kèn Tây làm chi. Và còn phải lo truyền giáo chứ.

- Mình phải hơn người ngoại, thì người ngoại mới theo đạo mình.

- Như vậy là khoe đạo chứ không phải là truyền đạo đâu.

Ông trưởng ban hành giáo cười trừ và làm thinh.

* * *

Năm 1978, giáo dân từ Hà Nam Ninh dắt díu nhau vào thành lập nông trường U Minh. Có cơm ăn, có áo mặc, nhưng thiếu nhà thờ và thiếu thánh lễ. Bức xúc chịu không được, một ông cao niên đến gặp mình.

- Con xin phép lạy cha. Xin cha giúp đỡ để chúng con có nhà thờ, có cha xứ và có Thánh lễ. Chúng con tưởng rằng trong này thì thiếu gì nhà thờ. Ai ngờ… đồng không mông quạnh. Ở quê con, nhà thờ to lắm chứa được cả triệu người ấy.

- Theo luật xây dựng, nhà thờ chứa được một triệu người, thì phải có diện tích một triệu mét vuông. Một triệu mét vuông tức là một cây số vuông đấy.

- Xã của chúng con toàn tòng Công giáo, không có một người ngoại nào chen vào được.

- Như vậy là men không chịu ở với bột. Men để trong chai, trong bọc nilông. Men ấy sẽ mốc.

Mình nói thế mà ông cao niên không hiểu. Ông cứ tủm tỉm cười, cười một cách mãn nguyện.

* * *

Ba người lạ mặt đi xe ôm đến thăm mình. Lịch sự. Sáng láng. Mình ở vùng sâu vùng xa mà có khách đến thăm thì thích lắm. Ai ngờ.

- Họ đạo chúng tôi mới xây xong nhà thờ, còn thiếu cái tháp. Xin cha giúp chúng con với.

- Các ông xây mấy tháp và tháp cao bao nhiêu ?

- Chúng con xây hai tháp y như Nhà thờ Chính Tòa Sài Gòn.

- Họ đạo các ông có bao nhiêu giáo dân ?

- Chúng con có bốn trăm.

- Có bốn trăm giáo dân mà xây nhà thờ lớn làm chi ?

- Không xây thi thua người ta sao. Giáo họ nào cũng phải có nhà thờ. Nhà thờ nào cũng phải có tháp. Tháp nào cũng phải có chuông. Hai ba chuông.

Mình coi bản thiết kế. Hai tháp chuông cao hai mươi mét. Mình nhỏ nhẹ tâm sự :

- Cái Rắn tôi vẫn chưa có tháp, thì làm sao tôi giúp các ông xây tháp được. Ở đây có nhiều người nghèo quá, giúp cơm áo cho người nghèo chưa xong, thì lấy tiền đâu mà giúp các ông xây tháp.

Mình chỉ trao cho họ vài trăm ngàn để trả tiền xe ôm. Họ ra về. Buồn man mác. Đành phải vậy thôi.

* * *

Cách nay một nửa thế kỷ mình chứng kiến một cảnh rước kiệu Đức Mẹ thật hoành tráng :kiệu thì sơn son thếp vàng; người đi kiệu thì trùng trùng điệp điệp; cờ xí thì hằng hà sa số, tung bay phất phới; kèn đồng thổi lên nghe như sấm như sét…

Đoàn người đi kiệu chiếm hết lòng đường quốc lộ. Xe cộ ùn tắc như một bãi ốc bươu vàng. Tài xế và hành khách trên xe đò đều thở dài ngao ngán. Vài người thiếu tế nhị văng tục um sùm.

Mình ngồi trên xe vừa nghe hành khách chửi thề vừa nghe tiếng cầu kinh của đoàn người đi kiệu. Chẳng biết nên vui hay nên buồn. Người đi kiệu thì hãnh diện vô cùng. Người ngồi trên xe thì ấm ức quá chừng.

* * *

Bây giờ ngồi nghĩ lại chuyện xưa, mình thấy bối rối quá chừng. Mình sực nhớ dụ ngôn “Men trong bột”. Áp dụng vào văn hóa Việt Nam, mình đặt tên là “Men trong nếp”.

Để men biến thành cơm rượu, men phải có ba điều kiện : chỉ là một thiểu số; trộn đều trong nếp; âm thầm trong bóng tối.

Nhưng tiếc thay, đồng đạo của mình không muốn làm men theo những điều kiện trên. Chính vì thế :

Họ hãnh diện khoe : “ Xã tôi toàn tòng Công giáo, không có người ngoại đạo nào chen vào được”. Mình liên tưởng đến hũ cơm rượu ở nông thôn miền Nam. Nếu men không chịu trộn đều trong nếp thì : nếp bị thiu, men bị mốc. Họ đạo thì vẫn còn đó với nhà thờ hoành tráng và kinh kệ rền rĩ. Nhưng Đức Giêsu thì không thấy đâu. Mình đan cử một chuyện đã xảy ra tại một gíáo xứ kia :

Có một bà góa chửa hoang. Thế là vè vãn được sáng tác tràn lan. Trẻ con nghêu ngao đọc vè để chế giễu. Ông chánh trương tổ chức một buổi họp để giải quyết chuyện chửa hoang này. Ông nói với đứa con trai của bà góa : “Mày phải nhớ rắng : bây giờ mày là chủ của cái nhà này chứ không phải mẹ mày, bởi vì mày phải nuôi mẹ mày đi để giữ lấy gia phong”.

Mình tự hỏi, nếu Đức Giêsu có mặt ở đó, thì Ngài có giải quyết như thế không? Chắc chắn là không. Ngược lại, Ngài sẽ bảo ông chánh trương : Nếu ông sạch tội, thì hãy đuổi người đàn bà này đi.

Mình tự nghĩ, ông chánh trương này là tín đồ đạo Nho chứ không phải là Kitô hữu. Ông hành xử theo quan niệm Nho giáo : đàn bà có ba cái “theo”, theo cha, theo chồng, theo con.

Cả họ đạo ấy đều theo ý kiến của ông chánh trương. Thế là họ đánh mất Đức Giêsu rồi. Chỉ còn lại Đức Khổng.

Họ muốn có Kèn Tây, họ muốn có tháp cao và muốn có chuông to, để hơn người ta, để hơn người ngoại. Như vậy là khoe đạo chứ không phải truyền đạo.

Khoe đạo không làm cho người ngoại mến đạo mà còn làm cớ cho họ ghét đạo. Người khiêm nhu được mọi người quý mến. Người kiêu ngạo bị mọi người ghét bỏ. Đạo cũng vậy.

Chính vì thế mình chỉ mơ ước một thánh đường đơn sơ, mát mẻ, dễ cầu nguyện, chứ không cần hoành tráng. Mình không thích một áo dài thêu kim tuyến của các bà mệnh phụ. Mình chỉ thích một áo dài trắng đơn sơ của cô nữ sinh, vừa đẹp, vừa dễ thương. Mình thích truyền đạo chứ mình không thích khoe đạo.

LM. Piô Ngô Phúc Hậu
Bài giảng Chúa Nhật
TGP/SG tháng 10/2011

Sunday, November 20, 2011

Change of Heart

Moms, have you ever had to say to your children:
“Do you know how to fill the ice cube trays?”
“Do empty milk cartons belong in the fridge or the trash bin?”
“Do you know the difference between laundry basket and the floor?”
Or, “Toilet rolls do not grow on the holders!”
“Dishes and silverware do not fly to kitchen sink or dishwasher by themselves!”

Parent’s Dreams and Expectations

Parents have dreams for their children. They want the very best for their children. They imagine their children as successful, well-rounded, good manner, good characters, involved, both interested and interesting. Every parent also expects that their children listen to them and obey them. When parents give instructions, they want their children to respond immediately. They don’t want to hear, “I will do it later.” “I will do it after the program ends,” or “when this game is over,” or “when I finish talking to my friends.” They expect their children to do what they ask them to do right away. Parents want and try to map out a course of obedience that will lead their children to success.

But we children do not always do what our parents expect us to do. When I was a kid, most of the time I responded to my parents’ instructions out of fear or out of a sense of obligation. I had to do it or face negative consequences. Parents, however, don’t want children to obey simply out of fear or because they "have to." Children will not learn to think for themselves and become confident if they only learn to obey out of fear or because they have to. We also do not want a lifetime of over-scheduled calendars for our kids and then act as “helicopter parents” or as a surveillant camera trying to protect our children from mistakes either. Actually it is impossible to do that even some parents have attempted to do so. It seems that children need the freedom to make their own choices in order to grow. We can teach them to think, to reason and to understand right from wrong, to make the choice and to face the consequences. But they have to make the decisions. This means that they will make mistakes. They will not always choose wisely. They will not always do the right things. They will listen to the wild ideas of their peers while the cautions of their parents go unheeded. They will act according to their impulsive desires and instant gratification. They will put off important tasks until the last minute and then fly into a panic. In fact, all of us have gone through these experiences one way or another.

A story about parenting

In the Gospel reading today, Jesus tells us a story about a parent who had two very different sons. The “No-then-yes son” and the “Yes-but-no son.” The father’s expectation is clear. "Son, go out to work in vineyard today." He says with authority. This is not just a request. It is also not a recommendation. It is an order. It is also not tomorrow or next week, but today. The first son refuses outright, “No, I will not.” But later changes his mind, stops his rebellion and goes out to the vineyard to work. Despite his initial resistance, he obeys his father.

The second son is more devious. He puts on a good face and immediately agrees to his father's request, “Yes, sir!” He sounds to be a cooperative son. His actions however, do not measure up to his words. He ignores his father's order and never goes to the vineyard. He only talks a good game. He promises much and produces nothing of value.

Jesus asks the critical question, "Which of the two did the will of his father?" Some parents might have issued a punishment to both of these boys -- the first would be reprimanded for his rebellious attitude; and the second for actually ignoring the father’s order and did not follow through. Many of us might want to have another son. The one who would say “yes” and faithfully carry out his father’s wish. All parents would be delighted to have a son or a daughter like that. But I don’t think we can find this “perfect son or daughter” among us. None of us, young and old, can say that we have never said “no” to our parents. None of us can say that we have always “obeyed” or we have always carried out the wish that our parents expected of us. There are only two persons, Jesus and Mary, whom we can say that they are perfect son and daughter of God.

Story of Hope

So the story reveals that our heavenly Father has hopes and dreams for us. Jesus is telling us that our heavenly Father is the forgiving Father. He is willing to overlook the son’s original disobedient attitude once he realizes that he was wrong and wants to correct his mistakes. The son’s change of mind and heart to correct his mistakes and to carry through his father’s order pleases his father. His father is happy with him. It can be the same with us. There is hope. This story is a story about the change of mind and heart. When we have a change of mind and heart to correct our mistakes and do the right thing, we are heading toward heaven. God is there to welcome us.

Jesus points out the tax collectors and the prostitutes are like the first son. They are headed toward the kingdom. Despite their mistakes of the past, they have now chosen the right route. There are many examples in the Scriptures. Jonah, Moses, Peter, Matthew, Zachaeus, Mary Magdalene, Augustine and many others throughout human history have done that. They have walked the walk, even when it means backtracking from a poorly chosen path, and starting over down the narrow path toward eternal life.

We might have said no to God multiple times. We might say no to God because we're stubborn, afraid, doubtful, or because we want to do something else. Given the choice -- labor in the field, volunteer at the parish’s St. Vincent de Paul, visit the sick, teach CCE classes, join the choir, forgive someone who did you wrong, reconcile with someone estranged from you or spend another hour in front of your computer surfing the internet, checking out Facebook, or watching TV -- what would you choose?

We may say "No" to God because we feel overworked. The first son could have refused his father because he believe he had already done enough. He can excuse himself and have a break. Perhaps he considers his contribution to the family to be extensive. Clearly the father thinks otherwise and is not prepared to offer his son an early retirement package. The father sees what the son is capable of and demands more. The son has a "Who me?" moment -- haven't I already done enough for this family? But at the end, he decides to be cooperative. He goes to the vineyard to work.

We might be tempted to say -- "no, let someone else do it. I've already given." Or, "that's too much to ask of me". Or, "I don't think I'm up to that challenge". The story is good news for anyone who doubts his ability to make a difference and decides not to even try. It is also a story to give hope for anyone who has ever pushed the snooze alarm one too many times and missed an important appointment or late for class. The first son clears the path for naysayers and hesitant, unsure want to-be disciples alike.

It is clear that God does not expect perfection. God wants us to learn from our mistakes, put our failings behind us, and then choose to do the right thing. This story of compassion and forgiveness is good news for anyone who can remember moments of disobedience, times of ignoring the rules, or periods of poor choices, days and months of excuses not to participate in any church’s activities or ministry. For those who have sinned and fallen short of the glory of God, there is a message of welcome and an invitation to try again. Past blunders will not be counted against them when they are followed by both a change of heart and a change of course. God is willing to look past our many weaknesses and failures and invites us to put our earlier bad choices behind us and decide to carry out God’s will and dream for us. It is never too late for us to turn back to God. All that is necessary is to say "Yes" to God, and offer hands, hearts and spirit to God's service. So are you ready to go to the vineyard?

Rev. John Kha Tran
(http://nguoitinhuu.com/)

Sunday, November 13, 2011

Để Lòng Thảnh Thơi Đừng Đoán Xét Người

Ở đời con người ta thường đem đến cho mình những bận tâm, những suy nghĩ, xem ra chẳng phải chuyện của mình, thế có phải là điều khôn ngoan cho chính mình hay không?.   Tại sao chúng ta phải tìm vết hay tìm lỗi của người mà trách móc, hay đoán xét một cách thiếu đúng đắn, vô cớ, chẳng có bằng chứng?.   À, sao con người chúng ta lại nhiều chuyện thế nhỉ?.   Thay vì vui vẻ, hoạt bát, cảm tạ Thiên Chúa ban cho chúng ta đủ mọi điều, để làm những điều hay, điều lành, mà Thiên Chúa muốn chúng ta làm.   Chúng ta phải có trách nhiệm bản thân của mình trước đã, kế đến là mọi phần tử trong gia đình của mình, rồi đến sự quan tâm cho mọi người chung quanh chúng ta.

Ai sao mặc kệ, vì chính mình còn chưa tròn bổn phận, thì cớ gì chúng ta lại quá để ý đến chuyện của người khác?.   Nếu thế thì chúng ta thật có giờ và nếu thế thì chính chúng ta chỉ tìm những rối rắm của người khác mà vận vào người.   Cuộc đời của một con người suy đi nghĩ lại nếu chỉ thích dòm ngó gia đình người khác, để mà đoán xét người ta, rồi phê bình, rồi kết án người, thì quả chúng ta thật là một con người vô dụng; chỉ thích gom tất cả những rác rưởi của người khác mà đổ lên người của chúng ta. 

Chuyện nhà thì rối reng, tối như mực, nhưng chuyện người thì rất tỏ.   Sao chúng ta chẳng biết sống cho ra sống? Có nghĩa sống vui, sống khỏe, sống lạc quan, và có hữu ích cho chính mình, và cho mọi người.   Sao chúng ta sống mà không bắt chước gương của Chúa Giêsu là sống một cuộc đời thật lành mạnh, có tự do cho chính mình, bình dị từ trong tư tưởng cho đến lời nói, và việc làm.   Tự do có nghĩa rất phong phú trong tinh thần như cuộc đời của Thánh Franciso Assasi chẳng hạn.   Đó mới quả thật có tự do và là sự thoải mái trong cuộc đời.   Cứ tưởng tượng xem nhé, chúng ta có càng nhiều của cải bao nhiêu thì chúng ta càng có những phiền muộn cho mình bấy nhiêu.   Ối chao nào là phải làm nô lệ cho tất cả những gì mình có. 

Đi đâu phải cửa nẻo khóa cho thật chặt kẻo sợ ăn trộm vào nhà mà lấy của quý?.   Đến đâu cũng sợ không được an toàn vì nào là xe xịn phải kiếm được cho ra chỗ đậu xe thật an toàn; có nghĩa đậu được trước cửa tiệm thì là tốt nhất, nhưng thỉnh thoảng cũng phải đi ra dòm chừng xem còn đấy không?.   Đeo chiếc nhẫn hột xoàn ít là 1 ca ra, thì lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị chúng giật hay hành hung để lấy cướp; không thì sợ có lúc hột nó rơi ra lúc nào không hay, thì vài chục ngàn nó đi chơi một cách rất vô lý và thật là đau tim, và là chuyện đại sự cho gia đình vì đánh mất của quý.   Rồi thì cứ phải bận tâm mà giữ chúng cho không bị trầy trụa hay rách vì ví mua cả mấy ngàn đồng bạc, giầy mua cả mấy trăm đô, đồng hồ tên hiệu, và vàng vòng đeo đầy trên người, đi ngoài đường thiên hạ chỉ thấy mình là “cái kho tàng biết đi”.

Tại sao chúng ta lại muốn khoe của khi nơm nớp sợ phải đeo chúng?.   Có phải chúng ta hay đánh giá người và hay đoán xét người, nên sợ bị người ta đánh giá và đoán xét ngược lại?.   Tâm lý con người ta thật làm cho chính mình mất hết cả nhân bản sống, mất hết cả giá trị chính mình, mất tự tin, và mất đi tình người, chỉ vì mình chọn làm nô lệ cho vật chất, và thiếu tự tin quá mức.   Thử nghĩ xem trên đời mà chúng ta sống trong sợ hãi thì còn gì là cuộc sống, mà nhất là được đang sống trong một nước Tự Do.   Nhưng theo nhiều nơi thì cái  nghĩa đen của Tự Do chỉ đặt nặng trên vấn đề vật chất mà không đi sâu vào cái tâm của con người.   Chứ nếu chúng ta là con cái Chúa thì cái nghĩa Tự Do ấy mới thật rộng và thật thoải mái, nếu chúng ta luôn sống với tinh thần Phúc Âm Chúa dậy.

Chúa dậy chúng ta hai Giới Răn thật quan trọng thay để giữ đạo làm người và làm con cái Chúa, là Kính Chúa trên hết mọi sự và yêu người như yêu chính mình, đó là điều mà Thánh Nhân Francisco Assasi đã chứng minh cho tất cả chúng ta nên bắt chước gương của ngài.   Còn gì thong dong và thong thả trong cuộc đời cho bằng, chẳng phải nghĩ ngợi ăn gì, uống gì, hay mặc gì, khi mà chim muông chúng còn được Thiên Chúa chăm sóc cho chúng đầy đủ; chẳng một con nào rơi xuống đất mà Chúa không biết.   Chẳng gieo,  chẳng cửi ấy thế mà áo choàng của Vua Salomon còn không đẹp bằng những cánh hoa thật đẹp đẽ mọc khắp mọi nơi, trên cánh đồng, hay nơi hoang dã.

Vâng, nếu chúng ta muốn được thật sự có tự do, xin hãy để cho chính mình, đầu óc, tinh thần, và tâm hồn của mình được thoải mái và sống trong yên hàn.   Ai sao thì mặc ai, đừng để ý, đừng dòm chừng, đừng phê phán, đừng so sánh, và đừng làm gì người cả; vì chúng ta là ai mà dám đoán xét anh chị em mình?.   Chẳng phải Thiên Chúa ban cho chúng ta mỗi người một riêng biệt và có sự khác nhau? Có thế chúng ta tất cả hợp lại mới trở thành một thân thể tuyệt vời của Chúa.   Tuy thân thể ấy có những lúc bệnh hoạn tật nguyền, nhưng có Chúa là Đầu, là Khối Óc, và là Sự Điều Khiển cho tứ chi làm việc. 

Xin mỗi một người chúng ta hãy là thân thể lành mạnh của Chúa, là hãy để Chúa làm chủ cuộc đời của mình; là hãy để cho Người điều khiển chúng ta theo ý muốn của Người.   Hãy cởi bỏ tất cả những gì là bụi bậm của trần gian mà hãy khoác lên người chiếc áo của Thiên Chúa muốn mặc cho chúng ta là chiếc áo “Yêu thương” của Chúa; là những gì rất ý nghĩa được tóm gọn trong bài Kinh Hòa Bình của Thánh Nhân Francisco Assasi.   Amen.      
 
Y Tá Của Chúa,
Tuyết Mai

20-10-2011

http://dongcong.net/misc/TuyetMai_A/linh-tinh/de-long-thanh-thoii.html 

Saturday, November 5, 2011

Bệnh bè phái chia rẽ

Ðây là căn bệnh trầm kha nhất. Vô cùng nguy hiểm vì nó thường là căn nguyên của các bệnh khác.

Một cơ thể mà các tế bào chống nhau thì làm sao sống được. Nội bộ một cộng đoàn mà chưa hợp tác với nhau được thì đừng nên bàn chuyện đấu tranh, giải phóng. Ai ở thôn quê đều biết hoàn cảnh cấy lúa. Một mảnh ruộng cần cả chục người cấy suốt ngày. Lưng đội trời nóng cháy da, tay xé lúa nhấn xuống bùn, bẩn và mệt. Nhưng cũng miếng ruộng đó chỉ cần một người thôi là chỉ trong vòng vài ba tiếng đồng hồ là nhổ sạch. Xây khó, phá rất dễ.

Một cách hay nhất để tránh và chữa bệnh này là lắng nghe người khác, sẵn sàng chấp nhận cái khác của người. Câu chuyện tổng thống Lincoln nước Mỹ là một bài học. Trong cuộc chiến Nam Bắc, ngày nọ trước ba quân ông xuống lệnh hành quân. Một anh sĩ quan phản đối và cho rằng Lincoln điên khi hạ lệnh đó. Có người vào báo cáo. Lincoln cả giận. Nhưng thay vì tức khắc cho thi hành kỷ luật đối với thuộc viên, ông cho mời người đó vào. Và sau khi nghe trình bày phải trái, Lincoln đổi ý, trao trách nhiệm lớn cho vị sĩ quan đó. Ông biết lắng nghe nên đã tránh được đổ vỡ lớn cho binh sĩ và quốc gia.

Trong một giáo phận, một cộng đoàn, một hiệp hội, việc làm tổn thương, mất giờ để giải quyết nhất của Giám Mục, của những người có trách nhiệm, là chứng bệnh triền miên bè phái, chia rẽ - mà những người mắc bịnh thường vẫn tưởng mình đạo đức. Có nhiều người "phạm tội vì Chúa": lấy lý do "vì Chúa" mà loại trừ kẻ khác, không thuộc phe ta. Người Pháp đã nếm kinh nghiệm cay đắng tai hại của bịnh nầy nên có câu châm ngôn: "Ðừng vì kính mến Chúa mà chống kẻ khác". Chúa Giêsu biết trước điều nầy nên Ngài tha thiết cầu xin trước giờ tử nạn: "Lạy Cha, xin cho chúng nên một như Cha ở trong con và con ở trong Cha, để thế gian tin Cha đã sai con" (Gioan. 17, 21). Nếu ta không hiệp nhất thì thế gian không tin. Lời ông Gandhi đáng cho ta suy nghĩ: "Tôi yêu Chúa Kitô, nhưng tôi không yêu người Kitô hữu vì họ không giống Chúa Kitô".

Óc bè phái là một nguy cơ cho Hội thánh

Trong Hội thánh, óc bè phái là một phương thức chắc chắn nhất để giới hạn ảnh hưởng của Phúc âm.

Thánh Phaolô đã nói trong thư gửi Titô: "Cộng đoàn Kitô hữu là một môi trường, là một nơi nhà chung, ở đó chấp nhận mọi sự khác biệt.
Ở đó mọi người sẽ chung sức đấu tranh để nhân loại được hợp nhất.
Ở đó không có những ủy ban riêng biệt, không phân chia giai cấp, không mưu đồ cấu tạo những cộng đoàn đồng nhất nhưng lại khép kín, không có chỗ cho người không thuộc "phe ta"
(Ti. 2,1-14).

Xin Chúa cho con thành thực với chính mình con, kẻo con sống đạo đức theo lối "đạo đức trá hình" theo "óc bè phái", xây dựng những "pháo đài", những "lô cốt" kiên cố chỉ dung nạp những ai là đồ đệ của con,
Và làm cho bao tâm hồn, bao khả năng trong Hội thánh phải héo khô, cằn cỗi, nghèo nàn, thất vọng.
Bởi con độc ác, không cho họ một chỗ đứng nào trong Hội thánh, chỉ vì một tội là không theo "đàng nhân đức" của con, không phải đồng hương... đồng khói, không họ hàng linh tông, không thuộc "cánh ăn nhậu" với con.

Hội thánh không phải là
Chủ ông của Sứ điệp Chúa Giêsu
Mà là tôi tớ phục vụ sứ điệp ấy


Phúc âm là ân huệ mở rộng cho mọi người
Dù ở ngoài Hội Thánh cũng sử dụng được.

Ðiều quan trọng không phải là làm cho Hội thánh vinh quang, làm lợi cho giáo dân. Quan trọng là làm cho sức mạnh của sự thật Nước Trời được phổ biến đến mọi người. Chúa Giêsu dạy các Tông đồ: Ðừng ngăn cản người ngoài nhân danh Ngài mà trừ quỷ (Lc. 9, 49-50).

Ngài muốn cho chúng ta hợp tác huynh đệ với mọi người chứ không khư khư làm đại lý độc quyền về Sự thật.

Ở đâu có tình yêu cộng tác, ở đó có Chúa Giêsu.

Con phải phục vụ Hội thánh, làm tôi tớ khiêm tốn và trung thành của Sứ điệp Chúa Giêsu.
Chứ không phải là chủ ông quan liêu,
Gây trở ngại khó khăn, khiến người ngoài muốn tìm Chúa, phải hiểu lầm, thất vọng và xa cách.

Xin Chúa cho con năng xét mình.
Vì lời nào? Cử chỉ nào? Thái độ nào của con?
Mà người ta xa Chúa, thất vọng, hiểu lầm Hội thánh.
Con có vui mừng vì có nhiều sứ giả Phúc âm?
Có vui mừng hợp tác với họ, nâng đỡ họ?
Hội thánh khó tiến triển, vì có nhiều chủ ông của Phúc âm và hiếm tôi tớ trung thành phục vụ Phúc âm.

(Ghi lại bài nói chuyện của Ðức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận với Cộng Ðồng người Việt Công Giáo tại Strasbourg, Pháp, chiều ngày 12.09.1998)

+Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Niềm Vui Sống Ðạo (1998)