Wednesday, December 29, 2010

Giám Mục Bụi Bờ

Lm Tùng Dương, DCCT

Tôi đến Tây Nguyên trong những ngày lạnh giá mùa đông. Tin tức đưa về từ miền Bắc có nơi xuống còn 0,8 độ. Phố núi mùa đông nên chắc chắn rằng “ở đây buổi chiều, quanh năm mùa đông”. Nghe anh em bảo, bây giờ phố núi không còn quanh năm mùa đông nữa, vì rừng bị tàn phá và những mảng bê tông to lớn đang sừng sững mọc lên ở khắp nơi, rồi thiên nhiên ở đây sẽ bị bức tử như Đà Lạt thôi. Tôi chậm rãi cố gắng thưởng thức sự ngọt ngào của thiên nhiên trước giờ giãy chết.


Trước khi làm một cuộc hành trình lên phố núi, tôi đã đọc bài “Vị Giám Mục nhặt rác” của tác giả Kỹ sư vườn, hình ảnh về Đức Cha Micae in đậm rõ trong tâm trí tôi. Chẳng phải khi đọc bài viết này mà tôi có sự cảm phục ngài, nhưng hơn ba năm về trước, khi tôi có dịp đến Kontum, gặp ngài ở Tòa Giám Mục, sau những câu chuyện vui vẻ râm ran hết sức đơn giản và gần gũi, tôi chào ngài để theo anh em đi thăm Đức Cơ. Ngài tiễn chúng tôi ra cửa với lời nhắn “Các cậu đi trước đi, tớ còn một chút việc, tớ sẽ đến sau”.

Chúng tôi tới Đức Cơ, thăm ngôi nhà thờ dáng dấp căn nhà của anh em dân tộc, bằng những vật liệu gỗ phên tre nứa từ địa phương, anh em tôi đã dựng nên một nơi thờ phượng đặc thù tính dân tộc J’rai. Quỳ trong ngôi nhà thờ độc đáo này, tôi cảm nhận tình thương của Chúa thât đặc biệt dành cho những kẻ nghèo, những kẻ bị bỏ rơi, tôi kính trọng đức tin đơn sơ nhưng rất trong sáng và mãnh liệt của anh em dân tộc, Chúa thật tuyệt vời, Chúa có những cách thế để bù đắp những bất công do con người gây ra.

Rời nhà thờ Đức Cơ, anh em “dụ” tôi qua biên giới vào rừng sâu hơn để thăm các làng dân tộc, thăm những tâm hồn, những con người được Chúa thương đặc biệt, Chúa dành riêng cho Chúa và cho những ai từ bỏ tất cả vì Tin Mừng. Thật đặc biệt và thật thú vị với những cảm giác lạ lùng khi đứng bên những nhà thừa sai rất bình thường vì là anh em mình, nhưng cũng rất cao cả, rất huyền nhiệm vì họ đang đứng giữa rừng sâu, giữa những con người trong sự tuyệt đối bí mật của rừng, Chúa dành riêng cho họ, Chúa dành làm phần thưởng cho họ, không một luật lệ nào, không một sự kiểm soát nào, không một thứ thói đời nào đến được với họ trừ Tin Mừng.

Vượt trở lại biên giới về Việt Nam, anh em dẫn tôi về khu chợ gần biên giới, trời đã quá trưa và mệt mỏi, món dê núi được anh em giới thiệu như là đặc sản của vùng biên giới này, lạnh và đói nên chúng tôi rất vui vẻ vô tư thưởng thức. Sau cơm trưa, chúng tôi trở lại nhà thờ Đức Cơ, khi xe vào sân trong, bất ngờ chúng tôi thấy Đức Cha đang ngồi ngoài hiên, trò chuyện với những người bà con dân tộc. Ngạc nhiên và bối rối, tôi hỏi Đức Cha đến khi nào, ngài nói đến lâu rồi, không biết chúng tôi đi đâu nên ngài ngồi chờ. Tôi hỏi ngài ăn gì chưa, ngài nói ăn rồi, chúng tôi hỏi ăn cái gì và ở đâu, ngài nói ngài vào lục trong bếp, thấy có khoai và cơm, ngài đã lấy và ăn! Ăn xong ra ngoài hiên nhà thờ ngủ một giấc, tỉnh dậy khi thấy bà con dân tộc đi qua, ngồi lên trò chuyện với họ. Tôi không thể tin đây là sự thật, tôi không thể tin rằng một vị Giám Mục quyền cao chức trọng lại sinh hoạt như thế, anh em tôi bảo, ngài vẫn vậy! Vẫn vậy nghĩa là vẫn rất bình dân như vậy, vẫn xông xáo và gần gũi con cái như vậy, vẫn giản đơn và chan hòa như vậy. Khi ấy tôi không dám dùng một danh xưng nào để gán cho ngài, nhưng hôm nay, có một ông kỹ sư vườn nào đó đã dám gọi ngài là “Giám Mục nhặt rác”, xin cho tôi vô phép được gọi ngài là “Giám Mục bụi bờ”.

Lần này đến Tây Nguyên, vẫn như cũ, ngài tiếp chúng tôi trong căn phòng đơn sơ tềnh toàng của ngài. Tòa nhà chung quanh thật đẹp, thấp thoáng trong bóng cây, khuôn viên rộng lớn, nhưng căn phòng của vị Giám Mục thì lại rất giản dị, bộ bàn ghế salon ngay gần bàn làm việc, bước vào phòng trong là cái giường ngủ cũ kỹ tầm thường của ngài, bước qua một gian phòng khác nữa đồ đạc sách vở lộn xộn như nhà kho, cái ngách cuối cùng là nhà vệ sinh. Những điều này biết được vì ngài bảo chúng tôi đi việc cần trước khi cùng chúng tôi rời Tòa Giám Mục. Tôi đã có dịp ghé thăm rất nhiều giáo xứ, miền xuôi cũng như miền ngược, trong kiến trúc, giá trị căn nhà được đánh giá bởi tiêu chuẩn nhà vệ sinh, cũng như khoảng cách từ nơi nghỉ hay làm việc đến nhà vệ sinh, nếu được phèp đánh giá, với cả hai tiêu chuẩn trên, xin có ý kiến rằng nhà vệ sinh của ngài thua xa rất nhiều nhà vệ sinh của nhiều cha xứ. Còn vật dụng, không có gì ngoài một cục xà bông và một vài vật dụng rất bình thường khác. Cái áo không làm nên thầy tu, nhưng nó phản ánh khá rõ nếp sống của con người, chọn lựa của con người. Tôi vẫn đầy ngạc nhiên về sự khó nghèo đơn sơ của một vị Giám Mục.

Sau hành trình thăm viếng một nơi như đã định, ngài hướng dẫn tài xế tiếp tục đi xa hơn để khám phá những con đường mới, vì quá mới nên đôi chỗ tài xế ngại ngần không dám đi tiếp. Ngài thúc giục cứ đi, và bảo đảm rằng nếu xe gặp lầy ngài sẽ xuống xe để đẩy qua chỗ lầy với mọi người, từ đó mở ra cho đoàn chúng tôi những khám phá mới. Con đường đất đỏ ngoằn ngoèo, mọi người ngỡ tưởng dẫn vào một nhà máy thủy điện nào đó, ai ngờ lại là con lộ dẫn vào một làng người dân tộc Gié. Ánh mắt của ngài sáng rực lên khi nhìn ra một ngôi làng dân tộc nhấp nhô sau rặng cây bên dưới thung lũng, ngài nói luôn miệng về niềm vui khám phá này. Vào làng, bước ra khỏi xe, ngài tiến đến với những bà con dân tộc, tìm cách bắt chuyện bằng các thứ ngôn ngữ mà ngài biết được, may thay có vài người biết nói tiếng Bana, ngài vội vã ghi hình, thăm hỏi đủ thứ, trước khi chia tay ngài không quên nói với họ ngài sẽ trở lại thăm họ lần nữa. Trên xe có một số trái cây, ngài lấy đưa hết cho họ và vui vẻ chụp hình chung. Cứ vậy ngài mê mẩn với những ngôi làng dân tộc quên cả thời gian, trên xe đã có người dám vượt qua sự tế nhị để nhắc ngài rằng đã 2g00 chiều mà chúng ta chưa ăn trưa, ngài đồng ý quay xe đi tìm một quán ăn bên đường để lót dạ. Chiều xứ sở Tây nguyên đã bắt đầu có gió lạnh, cái đói càng làm chúng tôi lạnh hơn, hình như ngài không biết đói.

Qua chuyến hành trình với ngài, và những gì trong quá khứ tôi có thông tin về ngài, tôi nhận ra một giá trị có thật mà ngài theo đuổi, đó là Ơn Cứu Chuộc phải đến với mọi người, gieo vãi Ơn Cứu Chuộc là quyền bất khả xâm phạm của Hội Thánh. Giám Mục cũng như mọi Kitô hữu có trách nhiệm tìm kiếm và chia sẻ Ơn Cứu Chuộc đó cho mọi người, nhất là người nghèo, người đang bị bỏ rơi hơn cả.

Nhiều năm về trước, khi được tin Tòa Thánh tuyển chọn Đức Cha Micae làm Giám Mục Kontum, tôi và một số bạn bè mỉm cười “đánh giá” không cao về con người này, nhìn chung không có gì trổi trang cả, vẫn cái nhìn rất thế gian, tiêu chuẩn bằng cấp, tiêu chuẩn trí thức, tiêu chuẩn bộ dạng,… không có cái nào đủ làm cho dư luận tin cậy. Nhưng những năm sau này, ngài trở thành vị Giám Mục dám lên tiếng về những bất công, nhưng điều quá nhức nhối của xã hội, những cách hành xử coi thường và o ép tôn giáo tại những địa phương mà ngài biết. Nơi ngài lập trường về Giáo Hội rất rõ rệt, một lập trường về tự do tôn giáo, về quyền sống và quyền làm người. Khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan đã chia sẻ cho chúng tôi (những sinh viên của ông) về Đức Gioan 23, ông tỏ vẻ hối tiếc và sám hối về những nhận định sai lầm ông đã có về Đức Gioan 23, vị Giáo hoàng mà ông đã có những đánh giá sai lầm khi được tuyển chọn, vị giáo hoàng ấy đã làm nên lịch sử Hội Thánh, đã mở được cánh cửa đón lễ Ngũ Tuần lần thứ hai. Trong tôi cũng cùng một nỗi day dứt ấy, cái cám dỗ đánh giá con người qua bằng cấp, qua bộ dạng, qua những hoạt động quả thật là một cám dỗ khó vượt thoát.

Trong một bài góp ý của linh mục Chân Tín, DCCT với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (2010), cha già Chân Tín đã mạnh dạn đề nghị có một vị Giám Mục dấn thân hoàn toàn cho công cuộc truyền giáo, vị Giám Mục này không có Giáo Phận phải chăm lo nhưng ngài có cả một đất nước để loan báo Tin Mừng, có bao nhiêu anh em dân tộc để dấn thân, để ăn bờ ngủ bụi, để yêu thương tìm kiếm, để mang Ơn Cứu Chuộc đến cho mọi người. Đức Cha Micae đã hé lộ cho cha già thấy về một ước mơ như vậy, một ước mơ về mục tử như lòng Chúa mong ước, xin hết lòng bái phục vị mục tử bụi bờ của Thiên Chúa.

Lm Tùng Dương, DCCT

Saturday, December 4, 2010

Bệnh đợi chờ phép lạ

Cứ chờ cứ đợi người khác, mà bản thân mình chả chịu làm gì. Mình có làm thì Chúa mới giúp được chứ. Chúa sinh ra mình không cần hỏi ý mình, nhưng để cứu mình Ngài phải cần đến sự cộng tác của ta.

Có bà suốt ngày cầu với Chúa: Con bao nhiêu ngày tháng hy sinh cho cộng đoàn. Nấu cơm, nấu chè, hết việc này đến chuyện nọ. Ðâu cũng có mặt. Giúp ngày không đủ tranh thủ giúp đêm giúp thêm giờ nghỉ! Con chỉ xin Chúa có một điều, vậy mà Chúa không chịu đoái nghe. - Chứ con xin điều gì? - Dạ xin Chúa cho con trúng vé số, chỉ cần trúng một lần độc đắc thôi! - Ừ mà Chúa cũng đang đợi bà đây! - Dạ Chúa đợi gì con đây? - Thì Ta đang đợi bà mua vé số!

Trong một vụ lụt xe cứu thương rảo khắp phố phường kêu gọi người dân rời nhà di chuyển lên nơi cao để tránh nước lũ. Ông bố của một gia đình bảo với con cháu: Tụi bây đứa nào đi thì đi, còn tao không đi; tin tưởng phó thác vào Chúa thì sao Ngài bỏ rơi được. Nước lũ tới, dâng cao. Ghe cấp cứu lại kêu gào tản cư gấp. Ông già kê bàn kê ghế leo lên rồi giục: Mẹ con bây đi thì đi nhanh lên, tao không. Nước tiếp tục dâng cao, ông già leo lên mái nhà ngồi. Máy bay trực thăng lượn qua lượn lại, thả dây kêu gọi ông di tản. Ông nhất quyết không đi, bởi tin rằng có Chúa che chở. Và nước ngập cuốn ông đi luôn. Ông gặp thánh Phêrô. Thánh Phêrô hỏi sao lại dạt vào đây. Ông già bực bội trách cứ, tại sao con đặt hết tin tưởng vào Chúa mà Ngài không cứu sống, lại để con chết trôi chết nổi thế này và ông yêu cầu thánh Phêrô mở cửa đưa ông vào Thiên đàng cấp tốc. Thánh Phêrô ngạc nhiên đáp lại: Chúa có cứu ông chứ! Ông có nghe đài báo tin không? - Có. Ông nghe xe cứu thương kêu gọi không? - Có. Ông có thấy ghe máy, trực thăng đến cứu không? - Có. Tại sao ông bảo Chúa bỏ ông?


Không bao giờ Chúa bỏ mặc con

Với những giới hạn của con
Chúa nhân từ vô cùng, Chúa hiểu lòng con, và sự yếu hèn của con,
nên Chúa không bỏ con.
Chúa công bình vô cùng, nên Ngài không đòi hỏi sự gì vượt quá sức con.
Con sung sướng vô cùng khi suy ngắm Chúa công minh vô cùng
và con giao phó tất cả, tất cả trong tay Chúa.
Kinh nghiệm đã cho con thấy,
Những lúc đường con đi gặp khó khăn muôn vàn,
Ðêm tối, thử thách hầu như không có lối thoát,
Chúa không bỏ con, vì Chúa công minh vô cùng.
Lúc con hầu như sắp ngã quỵ dưới sức mạnh của sự dữ,
Chúa vẫn không bỏ con,
Ngài ở gần con hơn bao giờ cả.
Lúc con muốn thất vọng buông xuôi,
Vì trong ngoài gặp bao nhiêu trở ngại như vũ bão,
để xuyên tạc thiện chí của con, hoạt động của con, Chúa vẫn không bỏ con.
Vì chính những lúc ấy, Chúa Thánh Thần dạy dỗ con phải làm gì, phải nói gì.
Chúa Thánh Thần tiếp tục đổ hy vọng vào tim con đang héo hắt.
Ngài bảo đảm cho con rằng:
"Không bao giờ Chúa bỏ mặc con với giới hạn của con" (Lc. 12, 11-12).
Vì nếu làm như thế thì Chúa không còn là Chúa nữa.

+Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Niềm Vui Sống Ðạo (1998)

Thursday, November 25, 2010

Seminarian may owe his life to Cardinal Van Thuan’s intercession

By Benjamin Mann

Denver, Colo., Nov 12, 2010 / 06:30 am (CNA/EWTN News).- Doctors said Joseph Nguyen was dead. His heart rate was dropping beyond recovery, and all brain activity was gone. But while they wrote his death certificate, Joseph's parents were asking an old family friend for help: a Vietnamese cardinal who is being considered for beatification.

Joseph Nguyen has since re-enrolled in seminary. He's seen his own death certificate, now stamped “VOID.” He has only two memories of the 32-day coma, which he says felt otherwise like a “great night's sleep.”

During the weeks that he hovered between life and death in 2009, Joseph says he had two encounters with Cardinal Francois-Xavier Nguyen Van Thuan.

The revered Vietnamese Cardinal died in 2002. In 2007 he received a prominent mention in Pope Benedict XVI's encyclical “Spe Salvi,” where the Holy Father cited his exemplary Christian witness during his 13 years as a political prisoner. His cause for beatification began in 2007 as well. In October 2010, the Vatican began its own inquiry into his possible sainthood.

Long before anyone thought to declare him a saint, the future cardinal was simply a priest– often celebrating private Masses in the homes of some Vietnamese faithful. Although Joseph Nguyen never met Cardinal Van Thuan during his earthly life, his father's family knew “Father Van Thuan” quite well. They thought of the priest “almost like a family member.”

That family bond deepened when Cardinal Van Thuan became Archbishop of Saigon, and subsequently a prisoner of the Communist regime.

In 1975, Joseph Nguyen's parents immigrated from Southeast Asia to the United States, where their son was later born. Joseph knew about Cardinal Van Thuan's heroic life, and appreciated his message of peace and hope. But the young seminarian never imagined he would be describing details of his own life, and near-death, to investigators for the cardinal's canonization.

It began in August 2009, during Joseph's third year in the seminary. He was assigned to hospital work, visiting and counseling the sick, as well as bringing the Eucharist to Catholic patients. Early in the fall, he caught what he thought was only a common seasonal flu. When the illness worsened, he asked for leave from the seminary to recover at home.

“I remember October 1st,” he recounted to CNA. “I had no idea why I was gasping for air.” His father drove him to the hospital, where he checked himself in. But Joseph has no memory of that event, or the emergency tracheotomy he received after losing the ability to breathe.

Later, he would hear about the day he was pronounced dead, while his parents kept hope alive and prayed fervently for Cardinal Van Thuan's intercession. He would also hear about how, on the feast of Our Lady of the Rosary, while still comatose, he began violently pulling the tubes from his body, stopping only when his father placed a rosary in his hand.

He'd also learn about the second time his body seemed to be shutting down. That time, no one declared his death. They'd already seen one seemingly impossible recovery.

When Joseph awoke, after 32 days, he knew nothing about any of this. A doctor explained he had fallen ill not only with a seasonal flu, but also the H1N1 “Swine Flu,” and severe pneumonia. Friends and family later told him the details of his month in the coma.

But when he could speak again, Joseph had his own story to tell.

“During my coma, there are only two things I remember,” he said. “The only two things I remember are two visions of Cardinal Van Thuan … He appeared to me twice.”

Joseph said he not only saw, but actually met and spoke with Cardinal Van Thuan, during two vivid incidents he described as a “separation of soul and body.” Although he said he couldn't reveal the details of the ecounters, he did say that he suspected that they occurred while his doctors were observing his loss of brain activity and decline in vital signs.

“Soon after the second visit” with the cardinal, he said, “I woke up from the coma.” He had “no idea what had happened,” or why he had “all these tubes and wires” coming out of his body, particularly the tube in his neck that kept him from speaking.

Doctors thought it would be months or years before he could speak, walk, or study. But within days he was talking and breathing normally, racing his nurses around the rehabilitation room.
He also received an entirely unexpected phone call from Cardinal Van Thuan's sister in Canada, who ended up giving him one of her brother's rosaries.

Joseph returned to the seminary at the beginning of the following semester– a far cry from the two years his doctors had advised him to wait.

As others learned about Cardinal Van Thuan's possible involvement in Joseph's healing, he ended up providing information to officials working on the cardinal's cause for beatification in Rome. Apart from that contribution, though, the young seminarian just wants to move forward toward the goal of ordination. When he returned to the seminary, Joseph was assigned once again to hospital duties.

While he was reticent about some potentially miraculous aspects of his healing, Joseph spoke enthusiastically about his current hospital work. He said his coma and recovery experience have allowed him to give hope and comfort to patients.

Those patients don't need to know about his mysterious meetings with a possible saint, or his breathtaking return from death. What matters more is to see the scar on his throat, and know he understands. “It's very fulfilling to be able to walk into a room and say ... 'You don't have to feel this alone, because I've been there' – physically, there, in that hospital bed.”

Joseph recalled that his experiences in the coma instilled “the virtue of hope” in his heart, giving him a message he hopes to share with those in desperate circumstances. “That's Cardinal Van Thuan in my life,” the future priest reflected.

Source: http://www.catholicnewsagency.com/news/seminarian-may-owe-his-life-to-cardinal-van-thuans-intercession/

Thursday, November 18, 2010

Bệnh chuẩn mực trần tục

Lấy tinh thần, não trạng trần tục làm chuẩn mực cho cuộc sống mình. Làm việc Chúa, nhưng không theo tinh thần Phúc Âm mà lại dùng tiêu chuẩn hoàn toàn trần tục để chuẩn định. Người Công Giáo kiểu đó thường hay trở thành Công Giáo tùy thời: Thịnh thì Công Giáo, suy thì chối. Công Giáo vụ lợi: Có mùi vật chất thì tới, không thì miễn. Công Giáo danh dự: Chỉ siêng năng xuất hiện khi có lễ lạc được mời lên ghế danh dự, không thì biệt tăm chẳng bao giờ thấy.

Nhiều khi chẳng phải là bản chất, chẳng tội lỗi gì, nhưng là vì mình đua đòi. Chính đua đòi này làm cho cuộc đời khổ sở. Sang đây thấy người ta có xe đẹp, nhà rộng; mình đua đòi muốn hơn người nên phải nô lệ cho công việc, cả nhà làm việc quá mức. Và chuẩn mực trần thế thường được căn cứ theo báo chí, truyền thanh truyền hình. Báo bảo cái gì hay là hay, cái gì số đông theo là tốt... mặc dù những cái đó không hợp với lương tâm.

Năm ngoái tôi ghé Na Uy tới thăm một bà giáo sư giữ một ghế thứ trưởng trong nội các. Na Uy đa số theo Tin lành và Giáo Hội này, như tại các nước Tin Lành khác, phải tùy thuộc thế quyền. Bà phàn nàn: nguy quá cha ơi, Giáo Hội chúng tôi đang sa lầy trong vòng kềm toả dư luận. Chính phủ ra lệnh cho Giáo Hội; Quốc Hội ra lệnh (bằng đạo luật) cho chính phủ; mà đạo luật thì lại hình thành do áp lực dư luận truyền thông; vừa rồi chính phủ mới cách chức hai Mục Sư vì họ chống lại việc phá thai!

Một số cơ quan truyền thông chửi bới Ðức Giáo Hoàng, kết ngài vào tội thiếu thực tế, thiếu tiến bộ. Nhưng khi Ðức Giáo Hoàng đến với giới trẻ thì hàng triệu anh chị em trẻ lại tuôn đến với ngài. Tất cả chỉ vì ngài là người dám nói lên sự thật, bất chấp dư luận. Tuổi trẻ hôm nay đang bị chao đảo trong một thế giới khủng hoảng niềm tin và giá trị. Nên chi họ cần người tín cẩn dám nói thẳng cho họ đâu là điều đúng, đâu là sai. Cái khó và nguy hiểm của ngày hôm nay là người ta phạm tội, nhưng lại bắt cả nhà nước và Giáo Hội coi đó là nhân đức. Chẳng hạn như chuyện đồng tính luyến ái. Dư luận đang bắt mọi giới phải xem đó là chuyện hợp luân thường đạo lý. Giáo Hội thương cảm, nhưng Giáo Hội cần nói sự thật. Ðức Thánh Cha nói: "không cần ai bỏ phiếu cho sự thật" vì sự thật vẫn là sự thật.


Phúc âm giả

Phúc âm giả thì khác Phúc âm thật.
Thánh Phao lô đã nói đến thứ "Phúc âm" khác với thứ tôi rao giảng.
Làm sao phân biệt?
Cứ xem sự phân biệt giữa người theo Phúc âm nào mà phân biệt.
Phải phát hiện ra nào là công lý giả, tự do giả, giải phóng giả.
Muốn được thế con phải Phúc âm hoá chính bản thân con,
Kẻo con không có đủ Phúc âm trong con,
hay con chưa sống Phúc âm đích thực.
Con phải làm cho con, cho người khác,
cho xã hội hôm nay đầy Phúc âm,
chỉ lúc ấy con mới gặp được người mới, xã hội mới.
Một mình con sống tốt cho bản thân con chưa đủ,
Cần phải dấn thân vào trong thế giới hôm nay.
Chúng con có trách nhiệm:
Một ngày kia chúng con sẽ phải trả lẽ trước mặt Chúa,
chúng con đã tận tụy hay đã hững hờ trước những đau khổ của anh em.
Con thích suy niệm bài Phúc âm:
"Thầy là cây nho, các con là cành" (Gioan 15,5).
Nếu chúng con để nhựa sống Phúc âm là Chúa Giêsu thấm nhuần chúng con,
Chúng con sẽ nên người mới,
Chúng con sẽ có "Phúc âm chính hiệu",
Vì chúng con đầy Chúa Giêsu trong lòng.


+Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Niềm Vui Sống Ðạo (1998)

Tuesday, November 16, 2010

Bệnh lười biếng tránh né

Triệu chứng của bệnh này là sợ tốn sức tốn của, sợ liên lụy, a dua: ai mạnh thì hùa theo. Khi nói thì rất hăng, nhưng vào việc thì viện đủ lý do để che đậy cái hèn nhát và lười biếng của mình. Giữa đại hội thì phát biểu thật hùng hồn, lúc phân việc thì lẩn đâu mất.

Trong đội tù của tôi trước đây có một ông cũng từ miền Nam ra. Mỗi lần họp anh ta phát biểu ào ạt. Ðụng chuyện gì cũng dơ tay phát biểu. Nói huyên thuyên mà thường lạc đề. Ðến lúc chia việc thì im re. Riết anh em trong tổ ngán. Nên mỗi lần anh ta dơ tay phát biểu là anh em đồng loạt hô: Im mà nghe, đài Mát-cơ-va phát!

Chuyện kể hai nhà thông thái nọ muốn tìm hiểu xem thành phố Rôma có mấy người làm việc. Họ bắt đầu bằng một chuỗi phân tách loại trừ. Trước tiên trừ đi con số trẻ em chưa đến tuổi làm việc, đến số người bệnh tật, số người ở tù, rồi số dân biểu nghị sĩ quanh năm suốt tháng chỉ cãi nhau và dơ tay bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ, số người làm nghề phê bình đá bóng... Cứ thế mà trừ, kỳ cùng chỉ còn lại hai người làm việc, đó là hai nhà thông thái. Nhưng rồi một ông lên tiếng ngay: tôi từ nãy giờ tính toán quá mệt rồi, nên chi tôi bầu anh làm việc tiếp để tôi nghỉ!

Ðể xây dựng cộng đoàn có trăm công ngàn việc. Việc gì cũng đáng làm. Chẳng cần phải ngồi ghế lãnh đạo mới là làm việc. Việc nào cũng có thể nên thánh, miễn là làm cho tới nơi tới chốn.

Khi ở Dublin một tháng để học hỏi về Ðạo binh Ðức Mẹ tôi may mắn được gặp người sáng lập, ông Frank Duff. Tôi háo hức, tưởng sẽ diện kiến một nhân vật quốc tế tiếng tăm; người mà các Hồng y, Giám mục khắp nơi đều phải ngồi nghe. Nhưng không ngờ, ông chỉ là một cụ già đưa thư. Hàng ngày khiêm tốn đạp chiếc xe cọc cạch ra bưu điện mang thư về cơ quan, bỏ vào hộp thư của gần một ngàn chi nhánh Ðạo binh ở Dublin. Ngưởi ta nói công việc của ông bây giờ chỉ có thế; có tuổi rồi không còn giữ vai trò quan trọng nào nữa; nhưng khi ai cần ý kiến thì ông sẵn sàng đóng góp và hướng dẫn giải quyết.

Ðấy, công việc đưa thư hèn mọn có làm giảm tư cách con người đâu!


Hàng rào kẽm gai của tôi

Những trại tập trung ở Dachau, ở Auschwitz vô cùng kinh khủng, nhưng người ta có thể trông thấy được, trên bản đồ có chỉ nó nằm ở vùng nào, nước nào.

Giờ đây còn có những trại tập trung, những Dachau mới, Auschwitz mới, rộng hơn thế giới nầy, cái thế giới được gọi là tự do, của con người.

Nhưng phân nửa có thể trông thấy, và phân nửa không thấy được.

Nạn nhân là những người bị giam cầm khốn khổ, bởi bất công, bởi áp bức bóc lột.
Ai lưu ý mới trông thấy được, dù chiến tranh chấm dứt, nó vẫn còn. Có hàng rào kẽm gai bao bọc họ, "Dây kẽm gai" của bất công do những người áp bức, bóc lột dựng lên, "Dây kẽm gai" do sự hững hờ của con tạo ra.

Mỗi ngày bao nhiêu anh em con ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La-tinh, ở Việt Nam, Trung Quốc, Cu-ba, ở Nam Tư, bao nhiêu anh em đang lê bước trên đường tử nạn lên núi Calvariô của họ.
Họ là Chúa Giêsu bị bỏ rơi, bị quên bẵng, bị kỳ thị cách bất công độc ác.

Vì con sợ bẩn tay, sợ liên lụy đến bản thân con.

Vì con tiếc nuối đời sống xa hoa, tiêu thụ, sung sướng của con.

Nên con không muốn nhớ, không muốn biết đến họ, nhưng sự thật vẫn sờ sờ đó, trách nhiệm vẫn đè nặng lương tâm con.

Xin Chúa Chúa cho con can đảm phá tan cái "hàng rào kẽm gai" của ích kỷ, hèn nhát, kỳ thị, vụ lợi, đang siết chặt thế giới trong vòng vây của nó, mà con là một trong những đồng loã đã dựng nên nó.

+Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Niềm Vui Sống Ðạo (1998)

Monday, November 15, 2010

Văn thư của tòa Giám Mục Kontum gửi gia đình giáo phận Kontum

Kontum ngày 11 tháng 11 năm 2010

VỤ VIỆC NGÀY 07.11.2010

Kính gửi

Quý Cha cùng toàn thể gia đình Giáo Phận Kontum.

Anh chị em thân mến,

Mấy ngày nay tôi liên tục nhận được điện thoại, điện thư, tin nhắn từ nhiều nơi, từ một vài Tòa Đại Sứ và cả từ Thánh Bộ ở Rôma. Tất cả đều hiệp thông về chuyến đi dâng lễ tại Kon Chro và K’Bang hôm Chúa nhật 07.11.2010 vừa qua. Tôi xin chân thành cám ơn mọi người đã quan tâm và cầu nguyện. Tôi tưởng chuyện hôm đó cũng sẽ âm thầm trôi qua như đã từng xảy ra tại các nơi như Thanh Hà, Hoàng Yên (h.Chư Prông), Ia Nan (h.Đức cơ), Ia Tô, Ia Sao (h.Ia Grai) hay ở Tơtung (h.K’bang) và nhiều nơi khác nữa! Nhưng trưa ngày thứ ba - nghĩa là 48 tiếng đồng hồ sau vụ việc - tôi nghe nói trên mạng đã đề cập tới chuyện này! Tôi không biết tác giả là ai? Tôi không chủ trương đưa lên mạng. Nhưng chuyện đã ra công khai. Có anh chị em muốn tôi làm sáng tỏ. Tôi thiết nghĩ anh chị em trong gia đình giáo phận có quyền được biết rõ đầu đuôi câu chuyện để khỏi hoang mang và diễn dịch không lợi cho ai., để tất cả dồn tâm sức cho việc xây dựng Đất Nước thân yêu. Cầu xin Thiên Chúa xoay chuyển mọi sự nên tốt đẹp đôi bề.

Câu chuyện đơn giản lắm!

Như anh chị em đã biết: Năm 1967, Tòa Thánh cắt tỉnh Buôn Ma Thuột (tức Daklak ngày nay) làm thành một phần của Giáo phận mới, Giáo phận Buôn Ma Thuột. Giáo Phận Kontum còn lại 3 tỉnh Kontum, Pleiku và Phú Bổn. Sau 1975, hai tỉnh Pleiku và Phú Bổn sát nhập thành tỉnh Gialai, trừ quận Thuần Mẫn của tỉnh Phú Bổn lại thuộc huyện Ea Hleo, tỉnh Đăklak. Giáo Phận Kontum vẫn còn là giáo phận rộng lớn với nhiều núi nhiều rừng. Nhicu vùng sâu vùng xa đã trở thành các căn cứ địa của chính quyền cộng sản trước 1975. Các căn cứ địa này – như Kon Chro, như K’Bang, như Ia Grai, như Chư Prông … - rất tự hào về quá khứ nhưng lại đóng kín với vấn đề tôn giáo, cách riêng với Kitô giáo. Hiểu biết của các cán bộ về tôn giáo thật hạn hẹp, nhiều người còn nghịch chống, nên các vùng cứ địa này được kể là những “vùng đặc biệt”, những vùng anh hùng, những “vùng trắng”, những vùng đã “sạch bóng mê tín dị đoan”, những vùng bất khả xâm phạm! “Người lạ” bước vào các vùng này thật khó! Về tôn giáo, tại các vùng này, đều có hiện tượng giống nhau: hiện tượng “3 không”: Không nhà thờ, không linh mục, không phụng tự hay sinh hoạt tôn giáo! Có xin phép cũng không cho. Tại những vùng này vẫn có đông đảo anh chị em giáo dân cũng như có rất nhiều người muốn được nghe Tin Mừng, muốn được bước vào ngôi nhà Hội Thánh công giáo. Biết rõ thế, nên ngày 11.09.2010 tôi đã gửi cho Ông Chủ Tịch Tỉnh Gialai chương trình dâng lễ - bản sao gửi đủ ban ngành từ tỉnh xuống xã cũng như các gia đình tại 3 họ đạo này (*). Trong văn thư, tôi cũng đề nghị Ông Chủ Tịch Tỉnh hoặc cơ quan thừa hành cứu xét nếu không chấp thuận thì cũng cho tôi xin một văn bản từ chối. Sau 57 ngày (từ 11.09 đến 07.11.2010), tôi không nhận được bất cứ văn bản hay lời chối từ nào, nên sáng 07.11.2010 tôi đã lên đường tới Yang Trung, An Trung và Sơn Lang.

* 06g30: Tôi tới dâng lễ tại nhà Ôb.Trần Đình Hinh, thôn 9 xã Yang Trung, huyện Kon Chro. Sau lễ, trên đường đi An Trung, tôi nhận được tin báo anh em công an xã thôn đã đến nhắc nhở gia đình bà Hinh - Ông Hinh hôm đó lại không có ở nhà! - và cảnh cáo lần sau không được cho tổ chức lễ trong nhà.

* 09g00: Tới An Trung, huyện Kon Chro – cách Yang Trung 10km - tôi dâng lễ tại nhà ông Bộ và bà Hệ chứ không dâng lễ tại nhà đã đề nghị trước, vì chủ nhà đi vắng xa chưa về! Vừa bước vào nhà thì Ông chủ tịch xã và một vị cán bộ cũng vào theo. Chúng tôi trao đổi ít phút về chương trình lễ như giấy đã báo. Lễ xong, các ông trở lại với 4,5 vị cán bộ thuộc nhiều ban ngành và đề nghị lập biên bản. Được giải thích, thay cho biên bản, các ông viết “Bản ghi nhận sự việc” để có tài liệu báo cáo cấp trên. Tôi đã ký. Rất nhẹ nhàng!

* 14g00: Tới Sơn Lang, huyện K’Bang, cách An Trung khoảng 135km. Cách thị tứ Sơn Lang khoảng 20km, gặp đoạn đường còn đang thi công với mưa dầm dề suốt mấy ngày qua, nên chúng tôi phải bỏ ôtô và dùng 8 Honda chở 16 người gồm linh mục, tu sĩ, giáo dân và tôi. Gần tới thị tứ này, thì gặp một số anh chị em du kích (?) chặn lại. Sau khi hỏi giấy tờ tùy thân và biết mục đích đến dâng lễ tại nhà Ông bà Tuyền, vị cán bộ yêu cầu chúng tôi dừng lại chờ ý kiến chính quyền xã! 10 phút, 20 phút, 30 phút. Lúc nào cũng được trả lời sắp tới. Có một số đồng bào dân tộc cũng có mặt và có một người anh em dân tộc vui vẻ nói lớn “Đây là căn cứ cách mạng không cần cúng kiếng gì! Ở đây chỉ cần thịt gà, thịt bò, với rượu cần với cồng chiêng là tốt rồi!” Mọi người đều cười vui vẻ. Có người quay camera, chụp ảnh liên tục. Phía chúng tôi không được chụp.

*16g20: Đợi lâu không thấy vị cán bộ nào tới giải quyết. Trời đã sầm tối. Mưa nhẹ hạt hơn. Gió lạnh. Có vị cán bộ cho biết hôm nay ngày Chúa nhật, các cán bộ xã nghỉ làm việc, ông chủ tịch xã thì lại ở xa Ủy ban cả mấy chục cây số, không liên lạc được và yêu cầu chúng tôi về. Nghe vậy, chúng tôi chào mọi người có mặt và quay về tới Pleiku lúc 22g18 cùng ngày. Được biết Anh Tuyền – người cho tôi mượn nhà làm nơi dâng lễ - đã được giữ cả ngày trên Ủy ban, còn “các đầu mục khác” tôi không liên lạc được! Cuối cùng mọi người về trong an bình! Có thế thôi!

Nhưng được biết ngày 08.11.2010 - Bà Hinh (Ông Hinh đi xa chưa về) được mời lên Ủy ban làm việc lúc 14g00; còn Ông Bộ được mời làm việc lúc 14g30. Cả hai đều được yêu cầu nhận tội. Tội của hai gia đình cũng như tội của Giám Mục. Tội đã qui tụ người và tổ chức dâng lễ bất hợp pháp! Cả hai cũng được yêu cầu không tái phạm, không được mời linh mục hay giám mục về dâng lễ nữa! Cả hai đều trả lời: Không có gì sai trái hay phạm pháp, (1) vì Hiến Pháp và Pháp Luật đã xác nhận quyền tự do tôn giáo và quyền của giám mục trong mỗi giáo phận; (2) vì đã có văn thư báo chính quyền các cấp; các cấp không có văn bản từ chối; (3) vì không có nền văn hóa nào lại đi cấm con cái không được mở cửa đón cha của mình (Đức Giám Mục Giáo Phận) và anh chị em mình (giáo dân) về thăm nhà, vào nhà mình? Nghe nói, cuối cùng, người thì chỉ viết bản tường trình, người thì ký biên bản nhưng có ghi thêm “Tôi không đồng ý nội dung biên bản này”.

Anh chị em thân mến,

Câu chuyện chỉ có thế! Câu chuyện đã từng xảy ra và sẽ còn có thể xảy ra, nếu chính quyền hôm nay vẫn còn quan niệm tự do tôn giáo như một ân huệ trao ban thay vì đó là một trong những quyền căn bản nhất của con người. Điều quan trọng là biến cố này nói gì với anh chị em cũng như với tôi? Tôi xin có vài suy nghĩ sau đây.

Thành thật mà nói: ai nấy đều cảm phục đức tin và lòng đạo của nhiều anh chị em vùng sâu vùng xa như ở Kon Chro và K’Bang. Sinh ra, lớn lên tại những vùng được mệnh danh là “3 không” – không nhà thờ, không linh mục, không phụng vụ hay sinh hoạt tôn giáo suốt 20,30,40,50 năm – thế mà anh chị em vẫn kiên trì sống đạo vượt qua mọi gian nan thử thách. Một phép lạ! Thật có Chúa ở với anh chị em!

Nhưng tôi vẫn tự hỏi: tôi và anh em linh mục, tu sĩ chúng tôi vẫn sống tốt và có làm gì sai trái đâu mà bị “thiên hạ” xua đuổi hay chặn cản như hôm 07.11 vậy? Phải chăng tại tôi cũng như anh chị em tôi đã không hăng say thi hành lệnh Chúa truyền “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15)? Nếu chính anh chị em ở Yang Trung, An Trung hay Sơn Lang chưa biết Danh Chúa Giêsu và Hội Thánh của Ngài, thì hôm 07.11, anh chị em có đứng trong hàng ngũ những ngăn cản không? Và nếu tôi là người xuất thân từ một gia đình tại Kon Chro hay Sơn Lang K’Bang, có cán bộ nào ở đó ra chặn không cho tôi vào nhà không? Rốt cùng chúng ta, đặc biệt là tôi, giám mục của anh chị em, phải khiêm tốn nhận lỗi chưa triệt để thi hành lệnh Chúa truyền và xin Chúa ban cho khả năng biết cảm nhận sâu sắc cái khốn nạn của người kitô hữu nếu không loan báo Tin Mừng! (x.1Cr 9,16). Xin Chúa Thánh Thần soi sáng để chúng ta có quyết tâm cao biết vun trồng ơn gọi, đặc biệt biết khai triển Gia đình ơn gọi và Gia đình Phanxicô Xaviê trong mỗi xứ họ để có nhiều ơn gọi phục vụ Giáo hội và Xã hội, để giúp cho mọi người nhận biết Thiên Chúa là Cha và mọi người đều là anh em của nhau. Nhưng bức tường ngăn cách giữa giáo hội và các cấp chính quyền ở nhiều nơi, nhất là ở các vùng sâu vùng xa, vẫn còn đó. Làm sao đây?

Anh chị em rất thân mến,

Anh chị em có biết tôi ngại ngùng đến thế nào khi viết những dòng này? Chẳng lẽ chúng ta cứ phải bận tâm tới những chuyện “nhỏ” như sự việc 07.11 vừa qua trong một Đất Nước đã và đang phải lo giải quyết bao vấn đề to lớn như vấn đề biên giới lãnh thổ, vấn đề bauxite Tây Nguyên, vấn đề tham nhũng, vấn đề y tế, vấn đề giáo dục, vấn đề giàu nghèo ngày càng xa cách! Làm sao để tất cả những chuyện nhỏ bé và cục bộ kia được giải quyết nhẹ nhàng mau lẹ để người người dồn hết công sức cho việc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp mọi mặt tinh thần cũng như thể chất?

Anh chị em thân mến,

Chúa là chủ lịch sử. Chúa viết chữ thẳng trên đường cong! Chúa sai chúng ta đi loan báo Tin Mừng, ra đi xây dựng một xã hội của chân lý, của công bằng, của tình thương, của an bình. Chúa hằng luôn dạy dỗ và tôi luyện lòng tin của chúng ta. Chương trình của Chúa, mai ngày chúng ta sẽ đọc ra. Chúng ta hãy dâng lời cảm tạ và tôn vinh Chúa bằng cách tiếp tục hăng say loan báo Tin Mừng yêu thương đến cho mọi người, cho cả các anh chị em cán bộ vô thần duy vật hôm nay, bằng chính cuộc sống hài hòa thống nhất của người môn đệ Chúa Giêsu, một cuộc sống thống nhất nhuần nhuyễn giữa hai giới răn mến-Chúa-yêu-người, là yêu quê hương yêu Giáo hội. Miễn sao Danh Đức Kitô được tôn vinh; miễn sao quê hương và dân tộc được tôn trọng và phát triển!

Riêng anh chị em Sơn Lang thân mến, hôm 07.11, anh chị em đã tham dự “một thánh lễ đặc biệt”. Không chỉ nửa tiếng, một tiếng, mà cả ngày “trong chờ đợi, hồi hộp, lo sợ với cả nước mắt và buồn phiền”. Chúa biết lòng anh chị em. Tất cả những thứ đó chính là của lễ “dễ thương” dâng lên Chúa và cầu cho quê hương đất nước. Khi tình hình êm dịu lại, tôi sẽ đến thăm anh chị em ngày gần nhất và thăm chính quyền địa phương.

Tôi cũng xin anh chị em vui lòng chuyển tới quí vị cán bộ các cấp tại địa phương những tâm tình quý mến của tôi. Một cách nào đó, tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với anh chị em cán bộ trong vụ việc vừa qua. Tôi vẫn nhìn anh chị em như những “sứ giả” Chúa gửi đến để tôi luyện tôi và tiếp tay giúp chúng tôi thi hành lệnh ra đi loan báo Tin Mừng. Nếu trong những người đi với tôi hôm đó có nói lời gì làm anh chị em phải bực bội, buồn phiền, tôi thành thật xin lỗi anh chị em. Tất cả cũng một tha thiết mong cho nhau được sống hạnh phúc.

Hiệp thông cùng anh chị em trong tâm tình tôn vinh và tạ ơn Chúa.

Hiệp thông,

Giám Mục Giáo Phận Kontum.
+ GM Micae Hoàng Đức Oanh

Văn thư của tòa Giám Mục Kontum gửi ông Chủ tịch UBND tỉnh Gialai

Tòa Giám Mục Kontum
56 Trần Hưng Đạo - Kontum
Số 100 /VT/’10/Tgmkt

Kontum ngày 11 tháng 09 năm 2010

Kính gửi
Ông PHẠM THẾ DŨNG
Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân
Tỉnh Gialai.

Kính thưa Ông Chủ Tịch,

Tỉnh Gialai hiện có huyện Kon Chro và huyện K’Bang được mệnh danh là huyện trắng. Người dân hiểu đó là những huyện đã quét sạch tàn dư mê tín dị đoan hoặc tàn dư tôn giáo. Giáo dân muốn vào làm ăn tại những nơi đó đều phải “tự nguyện bỏ đạo” tự khai “không tôn giáo”. Mỗi khi Giáo Hội xin đến phục vụ tôn giáo cho bà con giáo dân thì được trả lời vắn gọn “Ở đây không có nhu cầu tôn giáo, vì không có giáo dân”!

Tại Huyện Kon Chro:
Dịp Tết Nguyên Đán 2010 vừa qua, tôi, Giám mục Giáo phận Kontum, đến dâng lễ tại nhà một giáo dân, thôn 6, xã An Trung, nằm dọc xa lộ Trường Sơn Đông. Phía Giáo Hội có viết giấy trình báo Chính Quyền địa phương. Thánh lễ diễn tiến tốt đẹp! Sau đó, chủ nhà “được mời đi làm việc liên tục” chẳng còn giờ làm ăn! Kết cục chủ nhà được mời tự nguyện ký biên bản “nhận tội đã quy tụ người bất hợp pháp” và hứa “sẽ không mời linh mục tới làm lễ nữa”. Còn giám mục thì được quý cán bộ dằn mặt trước giáo dân với những lời đe dọa “nếu tiếp tục đến dâng lễ, sẽ bắt trói và nhốt!”

Tại Huyện K’Bang:
Thì cũng kiểu đó, đến nỗi các gia đình công giáo – có lẽ “bị khủng bố” sau đó, không còn dám mời hay đón tiếp Giám mục hoặc linh mục vào nhà, chứ đừng nói tới chuyện dâng lễ! Cụ thể, hôm nay đây, không một gia đình giáo dân nào dám công khai đứng ra cho mượn nhà để dâng lễ. Họ quá sợ! Sợ ai? Sợ gì?

Ai có thể đưa ra câu trả lời thích đáng?

Kính thưa Ông Chủ Tịch,
Để sự việc được rõ ràng và cũng là để tránh những bất trắc xảy ra cho xã hội cũng như Giáo hội, chúng tôi xin đề nghị một giải pháp tạm thời trong khi chờ đợi Chính quyền cho phép xây dựng ít là tại mỗi huyện một ngôi thánh đường để người công giáo công khai gặp nhau, để nghe Lời Chúa, nghe Lời Giáo hội cùng đón nhận các bí tích.

Giải pháp tạm thời như sau:

Chúng tôi xin chính thức đăng ký với Ông Chủ Tịch và chính quyền các cấp, kể từ tháng 11.2010, cứ vào chúa nhật đầu mỗi tháng, chúng tôi sẽ đến gặp giáo dân và dâng lễ tại các gia đình có tên sau đây:

1. Thuộc huyện Kon Chro:

1.1. Tại Xã Yang Trung:
Nhà ÔB Trần Đình Hinh
Thôn 9 – X. Yang Trung - H. Kon Chro - T. Gialai.

1.2. Tại xã An Trung:
Có 8 gia đình cho mượn nhà. Chúng tôi mượn 2 gia đình: * Nhà ÔB Nguyễn Đức Nhẫn
Thôn 6 – X. An Trung – H. Kon Chro – T. Gialai.
* Nhà ÔB Nguyễn Hùng Việt
Thôn 6 – X. An Trung – H. Kon Chro – T. Gialai.

2. Thuộc huyện K’Bang:
Ở đây, dân sợ không dám cho mượn nhà để dâng lễ. Vậy xin Ông Chủ Tịch cho phép chúng tôi dựng tạm túp lều ở một miếng đất nào đó tại Thị trấn Kanat và Sơn Lang để hàng tháng chúng tôi có thể đến gặp gỡ và dâng lễ cho bà con có đạo. Hy vọng một thời gian sau, giáo dân sẽ bớt sợ sệt, lấy lại can đảm và cho mượn nhà.
Trường hợp chúng tôi bận hay đau yếu, Lm Nguyễn Vân Đông hoặc Lm Nguyễn Văn Thượng – sẽ đến dâng lễ thay chúng tôi.

Kính thưa Ông Chủ Tịch,

Rất mong Ông Chủ Tịch quan tâm chấp nhận yêu cầu chính đáng của người có đạo chúng tôi. Trường hợp không được, xin Ông Chủ Tịch vui lòng đích thân hoặc chỉ thị cho các cấp thừa hành cho chúng tôi một văn bản chính thức từ chối để chúng tôi khỏi bận tâm đến làm phiền Ông Chủ Tịch cũng như chính quyền địa phương.

Trân trọng kính chào Ông Chủ Tịch.
Trân trọng,

HOÀNG ĐỨC OANH
Giám mục Giáo phận Kontum.

Bản sao đồng kính gửi:
- Ủy Ban Mặt Trận TQVN tỉnh Gialai.
- Sở Nội Vụ Tỉnh Gialai (Ban Tôn Giáo).
- Sở Công An tỉnh Gialai.
- UBND huyện K’Bang.
- UBND huyện Kon Chro.
- Công An huyện K’Bang.
- Công An huyện Kon Chro.
- UBND thị trấn Ka Nát.
- UBND xã Sơn Lang.
- UBND xã An Trung.
- UBND xã Yang Trung.
- Lm Nguyễn Vân Đông & Lm Nguyễn Văn Thượng.
- Ba gia đình cho mượn nhà.

Saturday, November 13, 2010

Bệnh cá nhân chủ nghĩa

Các nhà phân tích cho hay người Âu châu bị bệnh này nặng hơn. Nhưng mình cũng không kém. Thời đại này đâu đâu cũng nghe người ta hô hào đoàn kết (Solidarité). Mà xem ra càng hô hào đoàn kết chừng nào, thì bệnh cá nhân lại nặng chừng nấy!

Biểu hiện của bệnh này: Mình là nhất, là trung tâm của vũ trụ. Mình chiếm độc quyền, ngay cả độc quyền thờ Chúa, độc quyền yêu Nước. Không muốn ai chia sẻ với mình, vì sợ người ta hơn. Người ta không tiếp tay với mình thì trách. Nhưng khi tiếp tay thì lại chỉ muốn họ đứng sau lưng mình mà thôi.

Cá nhân chủ nghĩa phát sinh từ lòng ích kỷ. Kính Chúa, yêu người thực chất là vì mình, vì lợi cho mình chứ chẳng phải vì Chúa vì người gì cả.

Người ta kể chuyện vui: Một số Hồng y và Giám mục ngồi ăn cơm chung với Ðức Thánh Cha. Có mấy vị hỏi ngài: Thưa ÐTC, nghe nói có bí mật Fatima, ÐTC có thể nói cho chúng con nghe được không. ÐTC bảo: Bí mật mà, nói sao được. Nghe thế các ngài càng tha thiết: ÐTC đừng sợ, chúng con cam đoan sẽ dấu rất kỹ, không hở miệng. Sau năm lần bảy lượt nghe năn nỉ, ÐTC mỉm cười trả lời: Ðức Mẹ Fatima bảo rằng đóng cửa Ðức Mẹ Lộ-Ðức lại!

Câu chuyện khôi hài này muốn nói lên cái cá nhân chủ nghĩa của con người ngày nay. Ðức Mẹ Fatima sợ Ðức Mẹ Lộ Ðức nổi tiếng hơn và do đó khách hành hương đến viếng đông hơn nên đề nghị dẹp Lộ-Ðức.

Chẳng đâu xa xôi. Quanh ta cũng không thiếu thí dụ. Hai nhà thờ cạnh nhau, chuông bên này kêu thì bên kia phải làm sao để kêu hơn. Câu chuyện nầy có thật. Một giáo xứ xin Ðức cha cho một quả chuông. Về đánh lên thì bà con giáo xứ bên cạnh sốt ruột khó chịu, liền cùng nhau kéo xin phép đổi một quả chuông lớn hơn. Khệ nệ mang về, đánh lên thì ai nấy thất vọng. Tưởng chuông lớn hơn thì tiếng phải hay hơn. Ai dè âm thanh của chuông thường đã được định chuẩn sẵn; theo nốt nhạc, cái chuông mới trùng một nốt nhạc với chuông cũ!

Trong Giáo hội có một điểm quan trọng, đó là tính đa diện (Pluralité). Giáo hội không đòi hỏi phải đồng bộ, nhưng trân trọng nét cá biệt của mỗi giáo hội địa phương. Khác nhau hầu bổ túc cho nhau, chứ không phải để rồi tôi đi đường tôi anh đi đường anh.


Nếu ..., vâng...nhưng mà..., cách nào?..., tại sao?...

Can chi không?
Không can gì cả.
Nếu con ở trong Chúa là con ở trong trung tâm,
tất cả mọi sự luân chuyển quanh mặt trời ấy.
Con gặp tất cả trong Chúa.
Nhưng ngược lại, nếu con bật ra khỏi trung tâm, con mất tất cả.
Vậy tại sao con than van? Tại sao con lo lắng?
Con phải giao phó tất cả trong tay Chúa,
Không chút ngần ngại, không điều kiện.
Nếu con ở trong Chúa, sao con lo sợ?
Sao con còn tính toán? Con đặt điều kiện?
"Nếu..., vâng... nhưng mà, cách nào? Tại sao?"
"Tôi sẵn sàng làm việc đó nếu không có anh ấy trong nhóm tôi".
"Vâng, tôi sẽ chuyển công việc, nhưng mà nơi tôi đến phải có..."
Ðối với Chúa, với công việc của Chúa,
Phải "vô điều kiện".
Mẹ Maria hỏi: "Sự ấy làm sao được..." (Lc. 1,343), vì Mẹ là người nữ,
Mẹ muốn giữ lời hứa với Chúa.
Chúa đã nói với Mẹ qua Thiên Thần: "Chúa Thánh Thần sẽ đến" (Lc. 1,35).
Mẹ đã trả lời ngay: "Tôi xin vâng" (Lc.1,38)
Từ giây phút ấy, Mẹ đã đi vào hang lừa máng cỏ,
Trốn sang Ai.-cập, về xưởng mộc Nazareth,
Ðứng dưới chân Thánh giá vô điều kiện.

+Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Niềm Vui Sống Ðạo (1998)

Sunday, October 24, 2010

Bệnh Phô Trương Chiến Thắng

Làm gì cũng chỉ nhắm chuyện phô trương là chính. Bệnh này tiếng pháp gọi là triomphalisme; người Mỹ cũng có từ ngữ show up.

Thỉnh thoảng đây đó đọc trên những bản tin sinh hoạt cộng đoàn thật nức lòng: Ðại lễ tổ chức vô cùng thành công, cuộc rước kéo dài cả nửa cây số, nhiều chục cha đồng tế, bữa tiệc kết thúc thật linh đình, bà con vô cùng hoan hỉ, chưa có bao giờ và có ai tổ chức được lớn như thế ... Nhưng hết tiệc ra về rồi là hết. Ðại lễ hôm qua hôm nay thành quá khứ xa lơ. Cảm xúc hôm qua hôm nay gọi mãi chẳng thấy về! Hãy cai chứng bệnh phô trương, vì cái chiều sâu thực sự ít ai quan tâm. Ta bảo sáng danh Chúa, nhưng xét cho kỹ Chúa mấy phần trăm, ta mấy phần trăm?

Có những điều không cần phải phô trương. Nhưng nó sẽ từ từ thấm vào lòng người, người ta sẽ hiểu. Người ta hiểu, nhưng đồng thời người ta cũng có tự ái. Càng huyênh hoang, càng làm cho người ta ghét. Mà thành công đâu phải do mình tài giỏi gì. Nhưng mọi chuyện là nhờ ơn Chúa. Như vậy mình càng không có lý do gì để phô trương. Lúc đang huyênh hoang thì chính là lúc nguy hiểm nhất, tai hại nhất, vì đó là lúc mình mất cảnh giác. Khi nào thấy sau một cuộc lễ, có nhiều người ăn năn trở lại, Cộng đoàn hiêp nhất hơn, sốt sắng hơn, đó là dấu thành công thực sự.


Những hiệp sĩ của ngày hôm nay

Thời trung cổ, các hiệp sĩ bênh vực các kẻ goá bụa, mồ côi, các hiệp sĩ bảo vệ danh dự, bảo vệ quê hương, họ mộ quân đi phương xa để giải phóng mồ Thánh Chúa.

Ngày hôm nay, các hiệp sĩ chiến đấu chống bất công, chống áp bức, chống kỳ thị chủng tộc, chống bóc lột, chống độc tài.

Ngày hôm nay họ chiến đấu để tiêu diệt bệnh tật, đói rách, cùng khổ, mù chữ, thất nghiệp.

Họ chiến đấu vì hoà binh, họ chấp nhận mọi hy sinh, để cùng xây dựng một hệ thống kinh tế mới, một nền hoà bình trường cửu.

Họ tận tụy công việc khoa học để phục vụ con người.

Nhất là các hiệp sĩ hôm nay nổ lực giải phóng mồ thánh Chúa trong các linh hồn.

Họ là hiệp sĩ của tình thương, họ không ngại đến bất cứ đâu để phục vụ những ai cần đến họ, những ai bị bỏ rơi, tàn tật, nghèo đói sự thật, khao khát tình thương.

Số hiệp sĩ nầy hiếm hơn,
Có người mang y phục, danh vị hiệp sĩ, mà lòng chưa hiệp sĩ.
Có người rất tầm thường mà có một tấm lòng hiệp sĩ.
Những hiệp sĩ thầm lặng mà rất tích cực.
Không cần có tài, có tiền, con vẫn mời gọi vào hàng hiệp sĩ xứng đáng nầy.

+Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Niềm Vui Sống Ðạo (1998)

Friday, October 22, 2010

Diocesan Phase Of Cause For Beatification Of Cardinal Nguyên Van Thuân Opens In Rome

Vatican City (Agenzia Fides) – On Friday, October 22 at 12 noon, in the Hall of Conciliation of the Lateran Palace, Cardinal Vicar Agostino Vallini will open the diocesan session of the cause for beatification of Vietnamese Cardinal Francois Xavier Nguyen Van Thuan. Also present will be the President of the Pontifical Council for Justice and Peace, Cardinal Peter K.A. Turkson in addition to other cardinals.
Born April 17, 1928 in Hue, Vietnam, Van Thuan was ordained priest on June 11, 1953. Having finished his studies in Rome, he returned to his homeland as a professor and then rector of the seminary, vicar general, and later Bishop of Nha Trang. Appointed by Pope Paul VI as Titular Archbishop of Vadesi and Coadjutor of Saigon (Thanh Pho Chi-Minh, Ho Chi Minh Ville) on April 24, 1975, after a few months, with the advent of the communist regime, he was arrested and imprisoned. He lived in prison for 13 years, until November 21, 1988, without trial or sentence, spending 9 years in solitary confinement on charges that his appointment was the result of a conspiracy between the Vatican and the imperialists. Prior to his isolation, he began writing messages to the Christian community on sheets of paper delivered to him in secret and later confided to a child, who handed them over to the faithful to be copied. In his long isolation in Hanoi, under surveillance by two guards, he gathered all the pieces of paper he could find, making a small booklet in which he wrote down over 300 passages from the Gospel, celebrated the Eucharist on the palm of the hand, and also created small Christian communities that met to pray together. Released on November 21, 1988 with the appointment as Archbishop Coadjutor of Saigon, on November 24, 1994, he was appointed vice-president of the Pontifical Council for Justice and Peace, then President in 1998. In this position he remained until 2002, when he died of cancer. (SL) (Agenzia Fides 21/10/2010)

Wednesday, October 20, 2010

Benedict XVI Names Twenty-Four New Cardinals

VATICAN CITY, 20 OCT 2010 (VIS) - Following today's general audience, the Holy Father announced the names of twenty-four prelates who will be created cardinals in a consistory due to be held on 20 November, eve of the Solemnity of Christ the King. The consistory will be the third of his pontificate.

"Cardinals", said the Pope, "have the task of helping Peter's Successor carry out his mission as permanent and visible source and foundation of the Church's unity of faith and communion".

Twenty of the new cardinals, being under the age of eighty, will be electors. Their names are:

- Archbishop Angelo Amato S.D.B., prefect of the Congregation for the Causes of Saints.
- His Beatitude Antonios Naguib, Patriarch of Alexandria of the Copts, Egypt.
- Archbishop Robert Sarah, president of the Pontifical Council "Cor Unum".
- Archbishop Francesco Monterisi, archpriest of the papal basilica of St. Paul's Outside-the-Walls.
- Archbishop Fortunato Baldelli, penitentiary major of the Apostolic Penitentiary.
- Archbishop Raymond Leo Burke, prefect of the Supreme Tribunal of the Apostolic Signatura.
- Archbishop Kurt Koch, president of the Pontifical Council for Promoting Christian Unity.
- Archbishop Paolo Sardi, vice chamberlain of Holy Roman Church.
- Archbishop Mauro Piacenza, prefect of the Congregation for the Clergy.
- Archbishop Velasio De Paolis C.S., president of the Prefecture for the Economic Affairs of the Holy See.
- Archbishop Gianfranco Ravasi, president of the Pontifical Council for Culture.
- Archbishop Medardo Joseph Mazombwe, emeritus of Lusaka, Zambia.
- Archbishop Raul Eduardo Vela Chiriboga, emeritus Quito, Ecuador.
- Archbishop Laurent Monsengwo Pasinya of Kinshasa, Democratic Republic of Congo.
- Archbishop Paolo Romeo of Palermo, Italy.
- Archbishop Donald William Wuerl of Washington, U.S.A.
- Archbishop Raymundo Damasceno Assis of Aparecida, Brazil.
- Archbishop Kazimierz Nycz of Warsaw, Poland.
- Archbishop Albert Malcolm Ranjith Patabendige Don of Colombo, Sri Lanka.
- Archbishop Reinhard Marx of Munich and Freising, Germany.

Having pronounced the names of the new cardinal electors, the Pope then indicated that he had also decided to elevate to the dignity of cardinal "two prelates and two priests", all over the age of eighty and hence non-electors, for their "generosity and dedication in the service of the Church." Their names are:

- Archbishop Jose Manuel Estepa Llaurens, military ordinary emeritus of Spain.
- Bishop Elio Sgreccia, former president of the Pontifical Academy for Life.
- Msgr. Walter Brandmuller, former president of the Pontifical Committee for Historical Sciences.
- Msgr. Domenico Bartolucci, former director of the Pontifical Choir.
AG/
VIS 20101020 (420)

Source: http://visnews-en.blogspot.com/2010/10/benedict-xvi-names-twenty-four-new.html

Monday, October 18, 2010

Đức Cha Emmanuel Lê Phong Thuận, Giám Mục Cần Thơ, Đã Qua Đời

CÁO PHÓ

Trong niềm tin vào Chúa Phục Sinh,
Tòa Giám Mục Cần Thơ xin báo tin:

ĐỨC CHA EMMANUEL LÊ PHONG THUẬN
GIÁM MỤC GIÁO PHẬN CẦN THƠ

đã từ trần lúc 09g10 ngày 17 tháng 10 năm 2010,
tại Tòa Giám Mục Cần Thơ, vì tuổi già đau yếu, hưởng thọ 80 tuổi.

Tiểu Sử Đức Cha Emmanuel Lê Phong Thuận

- Sinh ngày 02.12.1930, tại Cồn Phước, Chợ Mới, An Giang.
- Năm 1938: học Tiểu Chủng viện Cù Lao Giêng và Nam Vang.
- Năm 1952: học Đại Chủng viện Sài Gòn.
- Ngày 31.05.1960: thụ phong Linh mục tại Nhà thờ Chánh Tòa Cần Thơ do Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình.
- Năm 1964: du học Rôma và Đức quốc, tốt nghiệp bằng tiến sĩ Giáo luật.
- Năm 1970: Giáo sư Đại Chủng viện Vĩnh Long và Sài Gòn.
- Ngày 06.06.1975: Lễ tấn phong Giám mục và được bổ nhiệm Giám mục Phó Giáo phận Cần Thơ.
- Ngày 20.06.1990: Chính thức cai quản Giáo phận Cần Thơ cho đến nay.
- Nghi thức tẩm liệm tại Tòa Giám mục Cần Thơ lúc 09g00 thứ Hai ngày 18.10.2010,
sau đó di quan đến Nhà thờ Chánh Tòa - giáo dân kính viếng.
- Thánh lễ An Táng sẽ cử hành vào lúc 09g00 sáng Thứ Năm ngày 21.10.2010 tại Nhà thờ Chánh Tòa Cần Thơ, 14 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường An Lạc, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.

Kính báo,
Cần Thơ, ngày 17 tháng 10 năm 2010
+Stêphanô Tri Bửu Thiên
Giám mục Giáo phận Cần Thơ

Ghi chú:
1. Xin miễn phúng điếu và vòng hoa.
2. Xin mỗi Nhà thờ trong Giáo phận treo một băng-rôn với nội dung:
Thương nhớ Đức Cha EMMANUEL
Giám mục Giáo phận Cần Thơ
3. Tất cả Nhà thờ trong Giáo phận Cần Thơ sẽ treo cờ tang,giựt chuông báo tử đồng loạt vào lúc 17g00 ngày 17.10.2010, và cầu lễ cho Linh hồn Đức Cha Emmanuel trong 3 ngày Chúa Nhật liên tiếp.

Sunday, October 17, 2010

Bệnh Tiêu Cực Bi Quan

Những người mang bệnh này cứ chỉ trích kinh niên. Khi nào cũng có chuyện để chỉ trích. Một người làm cả đám phá. Một chính đảng lên thì các đảng khác xúm nhau phá. Phải đạp nó xuống thì mình mới lên được chứ!

Bệnh chỉ trích phát sinh từ lòng ích kỷ hoặc kiêu căng. Một biểu hiện song hành của bệnh này là người chỉ trích thường hay thiếu tự tin.

Người tiêu cực cái gì cũng chỉ trích. Nhưng khi được yêu cầu đưa đề nghị thì "để xem đã", hoặc có ai đưa ra đề nghị gì thì lại lắc đầu "không làm nổi đâu"!

Người tiêu cực thì bất cứ một cơ hội nào cũng là một tai họa cho mình (for the pessimists every opportunity is a calamity). Trái lại, người lạc quan thì bất cứ tai họa nào cũng là một cơ hội cho mình (for the optimists every calamity is an opportunity).

Người ta kể câu chuyện: Một công ty lớn gởi hai đại diện sang một nước Phi châu để nghiên cứu thị trường tiêu thụ giày dép. Trở về điều trần, một vị lắc đầu: Thưa quý vị, không có cách gì tiêu thụ được; người dân ở đó chỉ đi chân đất, có ai đi giày dép đâu! Trong khi đó vị kia lại hớn hở: Thưa quý vị, chuyến này chúng ta thắng lớn; cả một lục địa mênh mông chưa có ai có giày dép để đi cả!

Người tích cực thì lạc quan. Kẻ tiêu cực bi quan. Tùy theo cách nhìn mà vấn đề nẩy sinh. Người Pháp nói: Ðừng trách rằng tối; tối là vì mình không chịu thắp đèn lên thôi! Ðức Gioan Phaolô II kêu gọi: "Ðừng sợ", vì ta tin vào Thiên Chúa quyền năng và yêu thương, ta tin con người có thiện chí, ta tin vào mình có Chúa giúp.

Chỉ trích, than vãn là vô ích

Chỉ trích, dễ, ai cũng làm được
Nhìn khuyết điểm của người khác mà bi quan cũng dễ,
Vì ai trong chúng ta lại không có khuyết điểm?
Trước hết là bản thân con, không có luật trừ.
Ngay cả Thánh cũng phải luyện tập suốt đời,
để nên trọn lành "Như Cha chúng ta trên trời".
Khi ngồi đếm khuyết điểm của người khác,
con tiêu cực, kiêu căng, ghen ghét và mất phí thời giờ.
Ðếm khuyết điểm của người khác và bám víu vào quá khứ,
là nhìn đăm vào tật xấu của họ, hầu như không có gì là tốt cả?
Nhưng cuộc đời con đâu phải ở trạng thái tĩnh!
Nó luôn luôn biến động, luôn luôn thay đổi,
nên con phải nhìn vào hiện tại, vào tương lai.
Người tội lỗi có một quá khứ nặng nề, nhưng có thể nên thánh hôm nay,
nhất là ngày mai, và có thể còn tiến nhanh hơn con.
Nếu con mất giờ, mất sức, ngồi khóc than, chỉ trích,
chắc chắn trong lúc ấy, có những người đến sau con,
mỗi ngày tuần tự tiến lên trước con.


Ðức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Niềm Vui Sống Ðạo (1998)

Bệnh Quá Khứ Cục Bộ

Bệnh này thể hiện qua tâm trạng chỉ nhớ và khen cái quá khứ của mình mà thôi và đóng khung lại trong đó. Ngày tôi bị đưa đi tù ra Bắc, thỉnh thoảng gặp giáo dân và ai cũng hớn hở tâm sự: "Thưa cha, chúng con thấy sung sướng nhất là thời còn Ðức khâm sứ . Chúng con đi rước kiệu đầy đường phố, quanh cả bờ hồ Hoàn Kiếm, và thấy Ðức khâm sứ quỳ trên chiếc xe, tay cầm Mình Thánh Chúa, mặt ngài sáng láng đỏ hồng như mặt trời. Không biết bao giờ chúng con mới trở lại được như thời kỳ có Ðức khâm sứ!". Ta không quên quá khứ, vì đó là bài học kinh nghiệm, nhưng ta không dừng lại đó, ta nhìn tương lai để xây dựng còn đẹp hơn xưa.

Bà con chỉ sống trong quá khứ, mong trở về quá khứ. Mà thời gian thì bao giờ quay trở lại!

Tôi đi nhiều nơi, gặp nhiều anh chị em tới một tuổi nào đó. Chén thù chén tạc bên nhau than thở: "Biết bao giờ bọn mình trở lại được thời Cộng hoà. Mọi thứ rẻ mạt. Lương tháng mấy nghìn. Một tạ gạo giá chỉ mấy trăm bạc. Sướng thiệt!".

Ta đang ở năm 1998, làm sao mà lùi lại 1960 được!

Do vậy mà chúng ta đâm ra thiển cận. Thay vì nhìn tới thì lại nhìn lui. Giống như người lái xe, không nhìn đằng trước mà cứ chăm chăm vào kính chiếu hậu để ngắm xe sau. Vậy làm sao mà tiến được.

Mà dù thế nào thì mình vẫn phải sống. Quá khứ không bao giờ trở lại. Và thời gian thì cứ tiến mãi.

Nhìn lại gương Chúa Giêsu. Từ trời cao xuống thế, Ngài cứ nhắm tới, một mạch đi tới và cứ nói: "Thầy sẽ lên thành Giêrusalem chịu nạn". Ngài dư biết cuộc tử nạn sẽ rất đau đớn, nhưng vẫn đi tới, chấp nhận. Bởi qua cái đau khổ đó con người được cứu độ. Cũng vậy, nếu chúng ta muốn cho Ðất nước và Giáo hội mình tiến, thì phải nhìn về tương lai. Không quên quá khứ, vì đó là bài học cho tương lai. Nhưng đừng có viễn mơ lui lại quá khứ.

Mỗi người, mỗi thời đại đều có cái hay, cái đẹp. Phải làm sao biết khai triển cái hay cái đẹp đó cho hiện tại đang sống, chứ đứng đó mà than thở tiếc nuối thì ích gì ! Nhìn quá khứ để tạ ơn Chúa, để sám hối. Nhìn hiện tại để hăng say phục vụ với trách nhiệm - Nhìn tương lai với hy vọng.


Bỏ qua quá khứ hướng về tương lai

Hãy xăn tay áo mà hành động!
Nghĩa là ý thức trách nhiệm của con đối với người anh em.
Nghĩa là chấp nhận cộng tác, giúp đỡ,
Quyết tâm thắng sự dữ
Chúng ta hãy bắt đầu lại!
Mađalêna, Nicôđêmô, Phêrô đã bắt đầu lại,
khiêm tốn, can đảm, hy vọng quyết tâm.
Phần còn lại của cuộc đời họ đẹp hơn phần trước.
Xây dựng lại, cũng cố lại tất cả.
Ðó là quy luật của thực tế, của lịch sử,
của công cuộc tông đồ, mặc dù tất cả sụp đổ đối với sức loài người;
sau 300 năm bắt đạo trên Ðế quốc La-mã,
Phêrô ngã xuống thì Clêmentê, Sixtô, Linô, Clêtô đứng lên thay.
Phaolô ngã xuống thì có Cyprianô, Cornêliô, Chrysôgô-nô,
lớp nầy ngã xuống có lớp khác xăn tay xông vào thay.
Trên quê hương Việt Nam của con cũng thế,
Trịnh qua, Tây Sơn qua, Nguyễn qua,
Nhưng Giáo hội còn.
Tổ tiên ta đã tiếp tục, đã khởi sự lại,
Với niềm tin sắt đá vào Chúa, vào anh em, với tình thương.
Họ không mất thời giờ ngồi đếm khuyết điểm, thất bại khó khăn,
Vì Chúa không thích những vị thánh tiêu cực.
Sau khi sống lại Chúa Giêsu không bao giờ nhắc chuyện cũ,
Ngài vẫn tin tưởng và nhìn về tương lai:
"Hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin mừng" (Mc. 16,15)

Rôma, Lễ Giáng sinh 1998
+Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Tổng Giám Mục
Chủ tịch Ủy Ban Giáo hoàng
Công lý và Hoà bình

Niềm Vui Sống Ðạo (1998)

Tuesday, October 12, 2010

VATICAN - Diocesan phase of cause for beatification opened for Cardinal Nguyên Van Thuân

Vatican City (Agenzia Fides) – This October 22, there will be a solemn ceremony to mark the opening of the diocesan study of the life, virtues, and fame of holiness of the Vietnamese Servant of God Cardinal Francois Xavier Nguyen Van Thuan, who served as Vice-President of the Pontifical Council for Justice and Peace in 1994 and later President, June 24, 1998 to September 16, 2002. The ceremony will be held at 12 pm at the “Sala della Conciliazione” in the Lateran Palace in Rome. Talks will be given by the Cardinal Vicar of Rome, Agostino Vallini, who will preside the session, and Cardinal Peter K.A. Turkson, President of the Pontifical Council for Justice and Peace.

A series of initiatives have been planned to commemorate the figure of the Cardinal and to underscore his reputation of sanctity. At 8:30 am on Friday, October 22, in the Church of Santa Maria della Scala in Rome, Cardinal Turkson preside over a Mass for the Servant of God, who was Titular of the church. At 10:30 am, at the Pontifical Lateran University, there will be an awards ceremony for the presentation of the "Van Thuan Awards," for the third time since their foundation. This year, the prize will be awarded to Dr. Juan Somavia, Director General of the International Labor Organization. The “Van Thuan-Solidarity and Development Award,” will be awarded to Bishop Giuseppe Molinari, Archbishop of L'Aquila; Fr. Marcelo Rossi, a young Brazilian priest; the “Fondazione St. Camille” operating in Burundi; the Community of the Daughters of Charity of St. Vincent de Paul in Haiti. At the end of the day, there will be a concert with testimonies dedicated to Cardinal Van Thuan at the Basilica of St. Anthony on Via Merulana in Rome, at 7 pm. (SL) (Agenzia Fides 10/02/2010)

Saturday, October 9, 2010

Caritas Việt Nam trợ giúp nạn nhân bão lụt Miền Trung

SAIGÒN - Uỷ Ban Bác ái Xã hội-Caritas Việt Nam đã quyết định cứu trợ khẩn cấp giúp nạn nhân đợt lũ lụt tháng 10 này ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An thuộc Giáo phận Vinh số tiền 400 triệu đồng VN, trích từ Quỹ Dự phòng Thiên tai thu ngày Thứ Sáu Tuần Thánh hằng năm của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Giáo phận Xuân Lộc cũng gửi đến các nạn nhân vùng lũ ở Giáo phận Vinh 100 triệu đồng VN.

Văn phòng Caritas Trung ương cũng xin Văn phòng Caritas Vinh theo sát tình hình và báo cáo kịp thời cho Văn phòng Trung ương để kịp thời thông báo cho toàn thể gia đình Caritas Việt Nam.

Tuesday, October 5, 2010

Thử phác họa chân dung Nhà Truyền Giáo

VietCatholic News (04 Oct 2010 08:58)

Chúng ta đang sống trong tháng Mười. Tháng này là tháng để dành kính Đức Mẹ Mai Khôi và cũng là tháng nhắc đến công cuộc truyền giáo trong một Chúa Nhật đặc biệt. Có lẽ vì vậy, trong những ngày gần đây, trên các mạng thấy xuất hiện nhiều bài nói về vấn đề truyên giáo. Truyền giáo là vấn đề sinh tử và cũng là niềm vinh dự chính đáng của Giáo Hội từ bao đời nay. Có thể nói đó là vấn đề muôn thuở Giáo Hội phải bận tâm và luôn canh cánh bên lòng.

Vì vậy, nhân dịp này xin thử phác họa chân dung nhà truyền giáo để hòa nhịp với mối bận tâm của nhiều người về vấn đề. Đây mới chỉ là một phác họa, chứ chưa phải là một chân dung đích thật, vì chỉ dựa vào một vài nhận xét và suy nghĩ mang tính cá nhân, mà chưa phải là những nghiên cứu xác đáng theo các phương pháp khoa học, đi từ thực nghiệm lẻ tẻ tới những nguyên tắc chung có kiểm chứng.

1.Cứ điểm cho những nhận xét

Nơi nhà truyền giáo, (cũng được gọi là tông đồ) có một số điểm nổi bật. Những điểm này là những cầu mở đầu trong hầu hết các thư của thánh Phao-lô, cũng như nơi chính con người của ngài. Ngài thường tự giới thiệu mình là tông đồ và tôi tớ: “Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Ki-tô Giê-su; tôi được gọi làm tông đồ và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa.” (Rm 1,1-2; Pl 1,1; Tt,1,1)

Theo thánh nhân, tông đồ là tôi tớ. Tông đồ là người được gọi và dành riêng ra để loan báo Tin Mừng, chứ không phải để làm công việc nào khác. Tông đồ được sai đi, còn tôi tớ lo phục vụ và loan báo Tin Mừng của Đức Giê-su Ki-tô.

Nhưng muốn là tông đồ theo đúng nghĩa thì phải là người được Chúa gọi. Ơn gọi này là do ý Thiên Chúa: “Tôi là Phao-lô, bởi ý Thiên Chúa, được gọi làm tông đồ.” (1 Cr 1,1; 2 Cr 1,1; Cl 1,1; Tm 1,1) không phải do loài người hay nhờ một người nào khác, nhưng bởi Đức Giê-su Ki-tô và Thiên Chúa là Cha.” (Gl,1,1: Ep 1,1)

Không ai có thể tự mình làm tông đồ nhưng phải được Thiên húa kêu gọi và tuyển chọn. Vì thế, phải trung thành với ơn gọi và chu toàn bổn phận của người được gọi là đến với Chúa, ở với Người để Người sai đi rao giảng (Mc 3, 13-15). Rồi lại phải có tinh thần của người tông đồ. Tinh thần đó là siêng năng cầu nguyện trong tình trạng tỉnh thức và tạ ơn. (Cl 4,2)

2. Con người tông đồ nơi thánh Phao-lô

2.1 Dứt khoát triệt để

Trước hết, thánh Phao-lô là một con người dứt khoát triệt để. Trước Khi xẩy ra biến cố ngã ngựa trên đường Đa-mát, Sao-lô hăng say triệt hạ đạo bao nhiêu thì khi thành Phao-lô, ngài lại càng hăng say truyền đạo hơn bấy nhiêu. Ngài không để ý gì đến con người của mình nữa, mà chỉ còn say mê có một điều là rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại và hoàn toàn đồng hóa mình với Đức Ki-tô: "Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là chính Đức Ki-tô sống trong tôi." (Gl 2,20)

2.2 Chấp nhận cảnh sống bấp bênh

Cũng vì sự dấn thân này mà thánh Phao-lô chấp nhận cảnh sống bấp bênh, nay đây mai đó với tất cả những sự rủi ro, tai ương hoạn nạn. Dựa vào giáo huấn và cuộc đời của thánh nhân, thiết tưởng có thể phác họa như sau:

3. Chân dung nhà tông đồ

3.1 Người tôi tớ

Tông đồ là người tôi tớ phục vụ Lời. Công việc của người tôi tớ là phục vụ ông chủ. Ông chủ ở đây là Chúa. Tông đồ làm việc cho Chúa. Công việc chính yếu của tông đồ là rao giảng Tin Mừng bằng mọi hình thức thích hợp. Tôi tớ không hơn chủ nên phải biết phận mình mà ăn ở, không tự phụ, kiêu căng, nhưng tận tâm phục vụ hết mình.

3.2 Người được kêu gọi và tuyển chọn

Người ta không tự phát làm tông đồ mà phải được kêu gọi và tuyển chọn. Do tình trạng này mà nhà tông đồ không thể tự đắc được. Mình có là thế nào đi nữa thì cũng là do được kêu gọi và tuyển chọn. Đây là một ơn huệ. Đã là ơn huệ thì phải đáp đền. Người tông đồ đáp đền ơn huệ này bằng cách trung thành làm nên công việc được giao phó. Công việc đó là lo gây dựng Hội Thánh.

3.3 Người được sai di

Được sai đi là đặc điểm của nhà tông đồ. Danh hiệu thừa sai gắn liền với nhà truyền giáo. Có thể được sai đi xa hay gần. Xa hay gần vẫn là được sai. Không thể là thừa sai truyền giáo, nếu không được sai và sẵn sàng nhận được sai đi nơi nào cần đến. Thánh Phao-lô đã đi ngang dọc khắp nơi do nhu cầu truyền giáo. Ngài đã không quản ngại các khó khăn, mỗi khi thấy cần phải lên đường. Đó cũng là một nét tiêu biểu khắc ghi chân dung nhà truyền giáo.

3.4 Người kiên tâm bền chí

Công việc tông đồ bao giờ cũng khó khăn. Nhà truyền giáo là người được sai đi làm công việc đó. Phải có cái say mê của người thích mạo hiểm, mới tìm được niềm vui và sự phấn khởi trong công việc. Tuy vậy, vẫn không thiếu những gian lao vất vả làm cho nhà truyền giáo nản chí. Vì thế, noi gương thánh Phao-lô, nhà thừa sai truyền giáo cần tin tưởng ở sự hỗ trợ và tình thương của Thiên Chúa. Vì thương yêu và tin tưởng. Chúa mới giao công việc rao giảng Tin Mừng cho mình. Nhờ vậy, nhà truyền giáo mới không sờn lòng như thánh Phao-lô nói: “Bởi thế, vì Thiên Chúa đoái thương giao cho chúng tôi công việc phục vụ, nên chúng tôi không sờn lòng nản chí.” (2 Cr 4,1)

Kết luận

Nhà thừa sai là vị tông đồ. Vì vậy, vị đó nên nhìn vào bức tranh phác họa chân dung người tông đồ mà nhào nặn con người mình cho thích hợp với nhiệm vụ và ơn gọi, hầu tạo cho đời mình một ý nghĩa cao đẹp và một niềm vui, niềm vui của sự dâng hiến.
L.m. An-rê Đỗ xuân Quế o.p.

Monday, October 4, 2010

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Cơ cấu tổ chức

1. Tính chất Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM VN) là một tổ chức có tính cách pháp nhân (GL đ.449,2) gồm tất cả các giám mục đang thi hành phận sự mục vụ nơi các giáo phận tại nước Việt Nam (x. QC HĐGM VN). Tổ chức này có nhiệm vụ cổ vũ tình liên đới để phát huy các thiện ích mà Giáo Hội cống hiến cho Dân Chúa bằng các hình thức tông đồ và các phương pháp thích hợp với hoàn cảnh của thời đại (x. GH 23; GM 38,1; GL đ.447), trong tinh thần gắn bó với dân tộc và đất nước (x. Thư Chung HĐGM VN 1980, số 9, 10, 11, 12).

2. Trụ sở Hội đồng Giám mục Việt Nam có trụ sở:
- Văn phòng 1: Toà Tổng giám mục Hà Nội, 40 phố Nhà Chung, Hà Nội.
- Văn phòng 2: Trung tâm Công giáo, 72/12 Trần Quốc Toản, P. 8, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.

3. Các thành viên Hội đồng Giám mục Việt Nam có các thành viên là:
- Tất cả các giám mục giáo phận tại Việt Nam và các vị chiếu theo Giáo luật điều 368 và 427,1 được đồng hoá với các ngài.
- Các giám mục phó và các giám mục phụ tá của các giám mục giáo phận.
- Các giám mục hiệu toà khác đang đảm nhận một nhiệm vụ đặc biệt do Toà Thánh hay do HĐGM VN uỷ thác (GL đ.448,1; 450,1).

4. Mục đích HĐGM VN lấy mục đích xây dựng Giáo Hội mầu nhiệm - hiệp thông - truyền giáo và phục vụ con người trong xã hội (x. Tông huấn Pastores dabo vobis, số 12; 73-75) làm điểm quy chiếu cho mọi sinh hoạt và quyết định của mình, nên:
- HĐGM VN vẫn luôn tôn trọng quyền bính của giám mục giáo phận là quyền thông thường, riêng biệt và trực tiếp (GL đ.381,1). Tất cả các giám mục phải hợp thành một HĐGM, hội họp định kỳ, trao đổi các sáng kiến và các dự phóng phát xuất từ sự khôn ngoan và kinh nghiệm, nhằm tìm kiếm và phát huy nhiều phương thức mục vụ hữu hiệu, đồng thời định hướng tinh thần tập thể vào những thực hiện tôn giáo cụ thể trên tất cả các giáo phận (GH 23; GM 37).
- Các giám mục cộng tác vào việc soạn thảo quy chế của HĐGM, và khi đã được Toà Thánh phê chuẩn, các ngài phải chấp nhận và thi hành.
- Các giám mục thường xuyên tham dự các buổi họp, đóng góp những sáng kiến tích cực, nghiên cứu các vấn đề mục vụ vì lợi ích của các linh hồn và sự hiệp thông giữa các Giáo hội địa phương (Chỉ Nam Giám Mục, số 211). HĐGM VN hoạt động trong tinh thần liên đới và hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và với các HĐGM trên thế giới, đặc biệt với các HĐGM Á Châu (x. GL đ.459,1).

5. Hoạt động Sinh hoạt của HĐGM VN diễn ra trong các hội nghị thường lệ, mỗi năm ít là một lần. Khi có vấn đề quan trọng đặc biệt, HĐGM VN có thể họp hội nghị ngoại lệ do quyết định của Giám mục Chủ tịch, hoặc do yêu cầu của 2/3 các thành viên của Ban Thường vụ, hoặc do 1/3 các thành viên của HĐGM. Tất cả các thành viên đương nhiên do luật phải được mời tham dự hội nghị của HĐGM VN (x. QC HĐGM VN, 1980). Ngoài ra, khi cần thiết, các thành phần khác cũng có thể được mời. Tất cả các thành viên tham dự hội nghị của HĐGM phải tuyệt đối giữ bí mật về các vấn đề thảo luận tại hội nghị, trừ những gì hội nghị đồng ý cho phổ biến. Biểu quyết trong hội nghị:
- Các giám mục giáo phận và các vị được luật đồng hoá với các ngài, các giám mục phó, đương nhiên do luật có quyền biểu quyết.
- Các giám mục phụ tá và các giám mục hiệu toà khác thuộc HĐGM VN có quyền biểu quyết chiếu theo Quy chế HĐGM VN, 1980, trừ trường hợp soạn thảo hay sửa đổi quy chế (GL đ.454,2).

Bầu chọn nhân sự HĐGM VN chọn Giám mục Chủ tịch, Giám mục Phó Chủ tịch, Giám mục Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký và các giám mục đặc trách các Uỷ ban (GL đ.452,1) bằng phiếu kín. Ban hành quy chế và các sắc lệnh HĐGM VN soạn thảo Quy chế và Nội quy HĐGM. Bản Quy chế HĐGM VN phải được Toà Thánh chuẩn y (GL đ.451). HĐGM VN chỉ có thể ban hành những sắc lệnh tổng quát trong những vấn đề mà luật chung đã ấn định, hoặc được Toà Thánh uỷ nhiệm cách đặc biệt bằng tự sắc hay do yêu cầu của chính HĐGM (GL đ.455,1). HĐGM VN ấn định thể thức công bố và thời gian các sắc lệnh bắt đầu có hiệu lực (GL đ.455,3). Việc thi hành Giám mục giáo phận phải chấp nhận như có hiệu lực pháp lý từ quyền tối thượng của Giáo Hội (GM 38,4) và truyền thi hành trong giáo phận các quyết định hay sắc lệnh đã được HĐGM VN biểu quyết hợp pháp và Toà Thánh chuẩn y (Chỉ Nam Giám Mục, số 212a). Đối với các quyết định hay hướng dẫn không có hiệu lực pháp lý bắt buộc, giám mục giáo phận trong tinh thần hợp nhất và bác ái, sẽ nhân danh thẩm quyền của ngài mà công bố và truyền thi hành (Chỉ Nam Giám Mục, số 212b).

6. Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam Thành viên Ban Thường vụ HĐGM VN gồm có:
- Giám mục Chủ tịch.
- Một hay nhiều giám mục Phó Chủ tịch.
- Giám mục Tổng Thư ký.
- Một hay nhiều giám mục Phó Tổng Thư ký. Phó Tổng Thư ký có thể là một linh mục.
- Các giám mục Chủ tịch Uỷ ban có thể được mời vào Ban Thường vụ.
Ban Thường vụ HĐGM họp thường kỳ một hay hai lần trong năm. Khi cần có thể họp bất thường, để phiên họp Ban Thường vụ có giá trị pháp lý, cần 2/3 số thành viên hiện diện. Thẩm quyền của Ban Thường vụ HĐGM VN:
- Là đại diện của HĐGM VN.
- Chăm lo thực hiện các quyết định của HĐGM VN.
- Đề ra chương trình nghị sự cho hội nghị của HĐGM VN.
- Bảo đảm tính liên tục trong các đường hướng mục vụ chung của HĐGM.
- Giải quyết các vấn đề thông thường giữa các lần hội nghị của HĐGM.
- Tổ chức việc bầu Ban Thường vụ cho nhiệm kỳ mới. Nhiệm kỳ Ban Thường vụ HĐGM VN là 3 năm và chấm dứt sau hội nghị bầu cử.

7. Văn phòng Tổng Thư ký HĐGM VN
Văn phòng Tổng Thư ký của HĐGM VN gồm có:
- Giám mục Tổng Thư ký.
- Các Giám mục Phó Tổng Thư ký.
- Và các linh mục Thư ký.
Nhiệm vụ của Văn phòng Tổng Thư ký:
- Tham dự các hội nghị của HĐGM, Ban Thường vụ và cả các Uỷ ban Giám mục, nếu xét thấy cần thiết.
- Soạn thảo chương trình nghị sự của các hội nghị HĐGM và Ban Thường vụ.
- Lập biên bản các hội nghị.
- Lưu giữ các hồ sơ của HĐGM.
- Liên lạc với các giám mục tại Việt Nam và với các HĐGM thế giới.
- Phổ biến các quyết định của HĐGM VN.
- Phúc trình các hoạt động của Ban Thường vụ trong Hội nghị Thường niên của HĐGM.

8. Các UB Giám mục của HĐGM VN Chiếu theo Giáo luật điều 451 và xét nhu cầu mục vụ hiện tại, HĐGM VN thiết lập các Uỷ ban Giám mục sau đây:
1. Uỷ ban Giáo lý Đức tin
2. Uỷ ban Phụng tự
3. Uỷ ban Thánh Nhạc
4. Uỷ ban Nghệ thuật Thánh
5. Uỷ ban Giáo sĩ và Chủng sinh
6. Uỷ ban Tu sĩ
7. Uỷ ban Kinh Thánh
8. Uỷ ban Văn hoá
9. Uỷ ban Loan báo Tin Mừng
10. Uỷ ban Bác ái Xã hội
11. Uỷ ban Truyền thông Xã hội
12. Uỷ ban Mục vụ Gia đình
13. Uỷ ban Mục vụ Giới trẻ
14. Uỷ ban Mục vụ Di dân
15. Uỷ ban Giáo dân
- Uỷ ban Giám mục giúp HĐGM thi hành trách nhiệm mục vụ trong một lĩnh vực chuyên biệt; Uỷ ban Giám mục có trách nhiệm trước HĐGM và phải báo cáo đường hướng và sinh hoạt cho HĐGM.
- Giám mục đặc trách Uỷ ban do HĐGM đề cử và chấp thuận. Nhiệm kỳ là 3 năm.
- Mỗi Uỷ ban Giám mục soạn thảo một nội quy riêng xác định đường hướng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức nhân sự. Bắt đầu nhiệm kỳ 2001-2004, HĐGM VN đã quyết định thành lập 9 uỷ ban theo tinh thần của Giáo luật. Tuy nhiên, HĐGM VN đã liên kết UBGM về Phụng tự với UBGM về Thánh nhạc và Nghệ thuật Thánh thành một Liên Uỷ ban, Uỷ ban về Giáo lý với Uỷ ban về Thánh Kinh thành Uỷ ban Giáo lý Đức tin, và lập uỷ ban mới là UBGM về Bác ái Xã hội. Các Uỷ ban đã trình lên HĐGM VN nội quy của uỷ ban mình và đã thông báo đến Ban Tôn giáo của Chính phủ. Hy vọng với cơ cấu tổ chức mới, HĐGM VN sẽ dẫn dắt cộng đồng Dân Chúa cách hiệu quả và tích cực hơn theo đúng lòng mong đợi của Đức Giêsu Kitô.


Ban thường vụ
(Chủ tịch: CT; Phó Chủ tịch: PCT; Tổng Thư ký: TTK; Phó Tổng Thư ký: PTTK; Chủ tịch Uỷ ban Giám mục: CTUBGM)

* Nhiệm kỳ I (1980 - 1983)
- CT HĐGM VN: Hy. Giuse Maria Trịnh Văn Căn
- PCT I: Tgm. Phaolô Nguyễn Văn Bình
- PCT II: Tgm. Philipphê Nguyễn Kim Điền
- TTK: Gm. Giuse Nguyễn Tùng Cương
- PTTK Giáo tỉnh Hà Nội: Gm. Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
- PTTK Giáo tỉnh Huế: Gm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách
- PTTK Giáo tỉnh TP. HCM: Gm. Emmanuel Lê Phong Thuận
- Chủ tịch Uỷ ban Giám mục:
Về Phụng tự: Gm. Gioan Baotixita Bùi Tuần
Về Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh: Gm. Phaolô Huỳnh Đông Các
Về Giáo dân: Gm. Giuse Phan Thế Hinh
- Phụ trách Văn phòng HĐGM VN: Lm. Giuse Lê Đức Sinh, giáo tỉnh Hà Nội Lm. Phanxicô Xaviê Lê Văn Nhạc, giáo tỉnh TP. HCM


* Nhiệm kỳ II (1983 - 1986)
- CT HĐGM VN: Hy. Giuse Maria Trịnh Văn Căn
- PCT I: Tgm. Phaolô Nguyễn Văn Bình
- PCT II: Tgm. Philipphê Nguyễn Kim Điền
- TTK: Gm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang
- PTTK giáo tỉnh Hà Nội: Gm. Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
- PTTK giáo tỉnh Huế: Gm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách
- PTTK giáo tỉnh TP. HCM: Gm. Emmanuel Lê Phong Thuận
- CTUBGM:
Về Phụng tự: Gm. Gioan Baotixita Bùi Tuần
Về Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh: Gm. Phaolô Huỳnh Đông Các
Về Giáo dân: Gm. Phêrô Phạm Tần
- Phụ trách Văn phòng HĐGM VN: Lm. Giuse Lê Đức Sinh, giáo tỉnh Hà Nội Lm. Phanxicô Xaviê Lê Văn Nhạc, giáo tỉnh TP. HCM


* Nhiệm kỳ III (1986 - 1989)
- CT HĐGM VN: Hy. Giuse Maria Trịnh Văn Căn
- PCT I: Tgm. Phaolô Nguyễn Văn Bình
- PCT II: Tgm. Philipphê Nguyễn Kim Điền
- TTK: Gm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang
- PTTK giáo tỉnh Hà Nội: Gm. Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
- PTTK giáo tỉnh Huế: Gm. Phêrô Trần Thanh Chung
- PTTK giáo tỉnh TP.HCM: Gm. Emmanuel Lê Phong Thuận
- CTUBGM:
Về Phụng tự: Gm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm
Về Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh: Gm. Phaolô Nguyễn Văn Hoà
Về Giáo dân: Gm. Phêrô Phạm Tần
- Phụ trách Văn phòng HĐGM VN: Lm. Giuse Lê Đức Sinh, giáo tỉnh Hà Nội Lm. Phanxicô Xaviê Lê Văn Nhạc, giáo tỉnh TP. HCM


* Nhiệm kỳ IV (1989 - 1992)
- CT HĐGM VN: Gm. Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật
- PCT I: Gm. Phêrô Nguyễn Huy Mai
- PCT II: Gm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang
- TTK: Gm. Emmanuel Lê Phong Thuận
- PTTK giáo tỉnh Hà Nội: Gm. Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
- PTTK giáo tỉnh Huế: Gm. Phêrô Trần Thanh Chung
- PTTK giáo tỉnh TP. HCM: Gm. Nicôla Huỳnh Văn Nghi
- CTUBGM:
Về Phụng tự: Gm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm
Về Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh: Gm. Phaolô Nguyễn Văn Hoà
Về Giáo dân: Gm. Aloisiô Phạm Văn Nẫm
- Phụ trách Văn phòng HĐGM VN: Lm. Giuse Lê Đức Sinh, giáo tỉnh Hà Nội Lm. Phanxicô Xaviê Lê Văn Nhạc, giáo tỉnh TP. HCM


* Nhiệm kỳ V (1992 - 1995)
- CT HĐGM VN: Gm. Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật
- PCT I: Gm. Phaolô Huỳnh Đông Các
- PCT II: Gm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang
- TTK: Gm. Emmanuel Lê Phong Thuận
- PTTK giáo tỉnh Hà Nội: Gm. Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
- PTTK giáo tỉnh Huế: Gm. Phêrô Trần Thanh Chung
- PTTK giáo tỉnh TP. HCM: Gm. Nicôla Huỳnh Văn Nghi
- CTUBGM:
Về Phụng tự: Gm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm
Về Linh mục, Tu sĩ, và Chủng sinh: Gm. Phaolô Nguyễn Văn Hoà
Về Giáo dân: Gm. Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
- Phụ trách Văn phòng HĐGM VN: Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Oánh, giáo tỉnh Hà Nội Lm. Phanxicô Xaviê Lê Văn Nhạc, giáo tỉnh TP. HCM


* Nhiệm kỳ VI (1995 - 1998)
- CT HĐGM VN: Hy. Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
- PCT I: Gm. Nicôla Huỳnh Văn Nghi
- PCT II: Gm. Phaolô Nguyễn Văn Hoà
- TTK: Gm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm
- PTTK giáo tỉnh Hà Nội: Gm. Phaolô Lê Đắc Trọng
- PTTK giáo tỉnh Huế: Gm. Phêrô Trần Thanh Chung
- PTTK giáo tỉnh TP. HCM: Gm. Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn
- CTUBGM:
Về Phụng tự: Gm. Emmanuel Lê Phong Thuận
Về Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh: Tgm. Stêphanô Nguyễn Như Thể
Về Giáo dân: Gm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang
- Phụ trách Văn phòng HĐGM VN: Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Oánh, giáo tỉnh Hà Nội Lm. Phanxicô Xaviê Lê Văn Nhạc, giáo tỉnh TP. HCM


* Nhiệm kỳ VII (1998 - 2001)
- CT HĐGM VN: Hy. Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
- PCT I, kiêm thủ quỹ: Gm. Nicôla Huỳnh Văn Nghi
- PCT II: Gm. Phaolô Nguyễn Văn Hoà
- TTK: Gm. Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm
- PTTK giáo tỉnh Hà Nội: Gm. Phaolô Lê Đắc Trọng
- PTTK giáo tỉnh Huế: Gm. Phêrô Nguyễn Văn Nho
- PTTK giáo tỉnh TP. HCM: Gm. Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
- CTUBGM:
Về Phụng tự: Tgm. Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn
Về Thánh nhạc: Gm. Phaolô Nguyễn Văn Hoà
Về Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh: Tgm. Stêphanô Nguyễn Như Thể
Về Giáo dân: Gm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang
- Phụ trách Văn phòng HĐGM VN: Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Oánh, giáo tỉnh Hà Nội (Lm. Giuse Đặng Đức Ngân thay thế từ tháng 10-2000). Lm. Phêrô Phan Xuân Thanh, giáo tỉnh Huế. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, giáo tỉnh TP. HCM.


* Nhiệm kỳ VIII (2001 - 2004)
- CT HĐGM VN: Gm. Phaolô Nguyễn Văn Hoà
- PCT, kiêm thủ quỹ: Hy. G.B. Phạm Minh Mẫn
- TTK: Gm. Phêrô Nguyễn Soạn
- PTTK: Gm. Giuse Ngô Quang Kiệt
- CTUBGM:
Về Giáo lý Đức tin: Gm. Phaolô Bùi Văn Đọc
Về Phụng tự: Gm. Phêrô Trần Đình Tứ
Về Thánh nhạc và Nghệ thuật Thánh: Gm. Phêrô Nguyễn Văn Nho (Qua đời ngày 21-5-2003. Từ tháng 10-2003, Gm. Stêphanô Tri Bửu Thiên là CTUBGM về Thánh nhạc. UBGM về Nghệ thuật Thánh được sáp nhập vào UBGM về Phụng tự).
Về Giáo sĩ và Chủng sinh: Gm. Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh
Về Tu sĩ: Gm. Giuse Hoàng Văn Tiệm
Về Giáo dân: Gm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang
Về Phúc Âm hoá: Gm. Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Về Văn hoá: Gm. Giuse Vũ Duy Thống
Về Bác ái Xã hội: Gm. Phaolô Nguyễn Thanh Hoan
- Phụ trách Văn phòng HĐGM VN: Lm. Giuse Đặng Đức Ngân, giáo tỉnh Hà Nội. Lm. Phêrô Phan Xuân Thanh, giáo tỉnh Huế. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, giáo tỉnh TP. HCM.


* Nhiệm kỳ IX (2004 - 2007)
- CT HĐGM VN: Gm. Phaolô Nguyễn Văn Hoà
- PCT, kiêm Thủ quỹ: Hy. G.B. Phạm Minh Mẫn
- TTK: Gm. Phêrô Nguyễn Soạn
- PTTK: Gm. Giuse Ngô Quang Kiệt
- CTUBGM:
Về Giáo lý Đức tin: Gm. Phaolô Bùi Văn Đọc
Về Phụng tự và Nghệ thuật Thánh: Gm. Phêrô Trần Đình Tứ
Về Thánh nhạc: Gm. Stêphanô Tri Bửu Thiên
Về Giáo sĩ và Chủng sinh: Gm. Antôn Vũ Huy Chương
Về Tu sĩ: Gm. Giuse Hoàng Văn Tiệm
Về Giáo dân: Gm. Giuse Nguyễn Chí Linh
Về Phúc Âm hoá: Gm. Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Về Văn hoá: Gm. Giuse Vũ Duy Thống
Về Bác ái Xã hội: Gm. Phaolô Nguyễn Thanh Hoan
- Phụ trách Văn phòng HĐGM VN: Lm. Giuse Đặng Đức Ngân, giáo tỉnh Hà Nội. Lm. Phêrô Phan Xuân Thanh, giáo tỉnh Huế. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, giáo tỉnh TP. HCM.


* Nhiệm kỳ X (2007-2010)
- Chủ tịch HĐGMVN: GM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
- Phó Chủ tịch: GM Giuse Nguyễn Chí Linh
- Tổng Thư ký: TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
- Phó Tổng Thư ký: GM Giuse Võ Đức Minh
- CTUBGM:
+ Uỷ ban Giáo lý Đức tin: GM Phaolô Bùi Văn Đọc
+ Uỷ ban Kinh Thánh: GM Giuse Võ Đức Minh
+ Uỷ ban Phụng tự: GM Phêrô Trần Đình Tứ
+ Uỷ ban Nghệ thuật Thánh: GM Phêrô Trần Đình Tứ
+ Uỷ ban Thánh nhạc: GM Phaolô Nguyễn Văn Hoà
+ Uỷ ban Loan báo Tin Mừng: GM Micae Hoàng Đức Oanh
+ Uỷ ban Giáo sĩ - Chủng sinh: GM Antôn Vũ Huy Chương
+ Uỷ ban Tu sĩ: GM Giuse Hoàng Văn Tiệm
+ Uỷ ban Giáo dân: GM Giuse Trần Xuân Tiếu
+ Uỷ ban Mục vụ Gia đình: Giuse Châu Ngọc Tri
+ Uỷ ban Mục vụ Giới trẻ: GM Giuse Vũ Văn Thiên
+ Uỷ ban Di dân: ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
+ Uỷ ban Bác ái Xã hội: GM Đa Minh Nguyễn Chu Trinh
+ Uỷ ban Văn hoá: GM Giuse Vũ Duy Thống
+ Uỷ ban Truyền thông Xã hội: GM Phêrô Nguyễn Văn Đệ
* Phụ trách Văn phòng HĐGM VN: Lm. Giuse Dương Hữu Tình, Giáo tỉnh Hà Nội Lm. G.B. Ngô Đình Tiến, Giáo tỉnh Huế. Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giáo tỉnh TP. HCM.


Nguồn:
http://www.nhathocaolanh.com/?option=com_content&view=article&id=74
http://thanhcavietnam.net/forum/showpost.php?p=72305&postcount=3 (29-11-2009, 12:59 PM)

Thursday, September 23, 2010

Vietnam Remembers Cardinal Van Thuân

ROME, SEPT. 23, 2010 (Zenit.org).- A gathering of some 2,000 faithful at a Mass in Saigon marked the eighth anniversary of the death of Cardinal François Xavier Nguyen van Thuân, the prelate who became known worldwide for his holiness in the face of fierce persecution.

Cardinal Van Thuân died Sept. 16, 2002, in Rome.

During his episcopal ministry in Vietnam, he spent more than 13 years in a Communist "re-education" camp, nine of those in solitary confinement.

Years later, after his forced exile from Vietnam, he was appointed president of the Pontifical Council for Justice and Peace. He preached spiritual exercises to Pope John Paul II and the Roman Curia in 2000 and the next year, was made a cardinal.

His cause of beatification was opened on Sept. 16, 2007, on the fifth anniversary of his death.

This Saturday in Italy, there will be a symposium marking the eighth anniversary of his death at the Verona-based International Observatory Cardinal Van Thuân On the Social Doctrine of the Church.

--- --- ---

On the Net:

International observatory: www.vanthuanobservatory.org/?lang=en

Tuesday, September 21, 2010

Làm Linh Mục Sướng Hay Khổ ?

Lm Anthony Đào Quang Chính

Nếu có ai hỏi: đâu là buồn vui đời linh mục? Thì trả lời thế nào cho phải? Nhóm cho rằng làm linh mục “sướng” lắm, chỉ thấy màu hồng trong suốt cuộc đời. Đây nhá, kể một vài cái sướng cho mọi người đọc chơi đỡ buồn.

Cái sướng thứ nhất là được gọi bằng “cha”. Ôi chao! Mới hôm trước là “thầy” hôm sau lên cha. Hôm trước còn có người xưng tôi với thầy, hôm sau “biến” thành con. Đã vậy, sau lễ truyền chức, bao nhiêu người đứng xếp hàng xin ơn phép lành. Trong số các người xin ơn phép lành này, thế nào chẳng có vài bà cụ xin hôn tay cha để lấy “in-du” đời sau. Các bà cụ vẫn nổi tiếng khó tính vì có mấy cậu con trai học giỏi, mấy cô con gái xinh, nhà lại khá giả. Làm quen với các bà còn khó hơn làm quen với con cái của bà, vậy mà giờ đây, ông cha mới, chẳng cần làm quen, làm lạ gì, được bà ấy năn nỉ xin hôn tay. Mà hôn tay cũng không dễ đâu nhá. Phải xếp hàng theo thứ tự! Rõ khổ. Hôn tay cũng phải xếp hàng.

Cái sướng thứ hai là được bài hát nào đó ca tụng rằng “Chúa chọn con lên hàng khanh tướng”. Khanh tướng tức là quan lớn. Một người làm quan cả họ được nhờ. Chẳng thế mà các cha ngày xưa được gọi là “các cụ quan triều đó ư?” Không những cha làm quan mà bố mẹ của cha cũng lên chức “ông bà cố”. Vài tháng trước, có kẻ còn gọi xách mé là “bà Tư bán hàng xén” vậy mà khi có con “đỗ cụ” thì đố “đứa nào” dám gọi như vậy.

Cái sướng thứ ba là “nghe tội người khác”. Con người ai chẳng tò mò muốn biết người khác có giống mình không? Bây giờ bỗng dưng họ “thành khẩn khai báo” thì có khác gì nắm được cái tẩy của họ? Mà thành khẩn khai báo thì còn gian lận, chứ đi xưng tội phải thành thật 100% Chúa mới tha. Ông cha có thể không biết gì, nhưng còn Chúa thì sao? Bởi vậy cho nên mới có màn xưng tội mùa đại phúc, nghĩa là mỗi năm ít nhất hai lần, Phục sinh và Giáng sinh, cha quản nhiệm thế nào cũng cố gắng mời cho bằng được cha khách đến xứ mình giúp giải tội. Lạ một điều là xưng tội với cha nhà không thiêng, cho nên các vị trong hội đồng mục vụ, tài chánh, ban chấp hành đoàn thể cứ thích xưng tội với cha khách! Có cha kia kể chuyện một bà trùm đến xưng tội với ngài. Bà trùm không chịu ngẩng đầu cao cho dễ nói, còn bịt mũi cho khác giọng. Cha già bị điếc, nghe không rõ, cứ nhắc đi nhắc lại hai ba lần rằng “bà ơi, bà nói to và rõ một chút, tôi chẳng nghe thấy gì”. Bà lại càng lí nhí hơn. Nghe không rõ, cha hỏi:

- Bà đánh ông nhà mấy lần?

- u, a...

Ngài nói to hơn:

- Bà đánh ông ấy mấy lần?

- u, a, u,..

Ngài quát lên:

- Ba lần hay năm lần? Đánh ông ấy tới 7 lần cơ à? Sao nhiều thế?

Bể hết. Mấy người đứng sau cứ bụm miệng mà cười. Có người cố gắng bịt hai tai mà vẫn nghe thật rõ.

Cái sướng thứ tư là ngồi chỗ kính trọng và mọi người phải chờ cha đến rồi mới ăn uống hay khai mạc phiên họp. Đây nhé, trông thì thấy ngay. Vào những dịp lễ đông người, như vọng Giáng sinh hay Phục sinh chẳng hạn, trong khi nhiều người đến sớm kiếm chỗ ngồi, thì cha cứ từ từ tiến lên ghế đã dành riêng của mình, chẳng phải tranh dành với ai mà cũng chẳng ai dám tranh dành với cha. Đố ông nào bà nào lên ngồi “ghế của cha” hay là ngồi gần cha trên bàn thờ? Có mời cũng chẳng dám. Rồi mình đi lễ trễ mấy phút thì sợ mất lễ, còn cha “chẳng may” có trễ, mọi người đều phải chờ. Vị nào dám lên “làm lễ thay cha”. Sướng quá rồi còn gì? Đấy là chưa kể đến các bữa tiệc phải chờ cha ban phép lành mới ăn. “Ăn uống mà chưa được ban phép thì khác gì ăn kiểu ngoại đạo!”. Cha luôn được mời ngồi ở chỗ vinh dự nhất, bàn tiệc thứ nhất Trông thật oai. Có món gì ngon trước tiên phải dọn lên bàn của cha và các vị quan khách đặc biệt.

Cái sướng thứ năm là không bị lo lay-off, nghĩa là thất nghiệp. Trong khi ngoài đời xuân thu tam tứ kỳ, mỗi lần hãng thay đổi supervisor hoặc làm ăn lên xuống thất thường là nhân viên lo són vó; còn các cha cứ yên trí làm việc, chẳng cần để ý đến óp với mẩy. Hơn thế nữa, thiên hạ càng lo càng trở nên đạo đức, cần đến cha nhiều hơn!

Cái sướng thứ sáu là cha “nói một tiếng bằng chúng con nói mười tiếng”. Đúng vậy, trong nhà thờ, nếu cha kêu gọi điều gì, xem ra toàn dân hưởng ứng dễ dàng. Còn mình có dài cổ ra mời, may ra được bà vợ và đoàn con của mình đáp ứng thôi. Bởi thế cho nên người Mỹ mới có câu truyện hài hước:

Ba thằng nhãi con ngồi nói chuyện với nhau, khen bố mình giỏi. Thằng thứ nhất khoe: - Mọi người gọi bố tao là giáo sư. Lương tháng của bố tao hơn ba ngàn. Tính ra mỗi giờ dạy học của bố tao hơn 50$. Mai mốt tao giống bố tao. Học trò đến với bố tao phải trả tiền đó mày, vì bố tao dạy học dễ hiểu, nổi tiếng cả thành phố.

Thằng thứ nhì nổ: - Bố tao tuyệt vời lắm. Bố tao là ca sĩ. Mỗi lần hát được trả 2000$ cho vài bài nhạc. Chưa đến nửa tiếng, hai ngàn. Thiên hạ khoái bố tao lắm, vỗ tay quá trời. Bố tao nổi tiếng cả tiểu bang.

Thằng thứ ba có vẻ khiêm tốn: - Tao chẳng biết bố tao tài năng ra sao, nhưng mà ở trong nhà thờ, ông ấy rút ra một tờ giấy, đọc cái gì ấy, chẳng biết có ai hiểu không, sau đó 5, 6 người đứng lên cầm giỏ đi thu tiền mọi người. Bố tao chỉ lề rề đọc chừng mười phút, chẳng ai cười, chẳng ai vỗ tay, vậy mà mỗi tuần thu được hơn 10 ngàn đó mày.

Hai thằng kia tranh nhau hỏi:

- Thế bố mày làm nghề gì?

- Pastor (Mục sư chánh xứ).

Có khi thằng bé nói đúng. Bố nó trong nhà thờ, “rút ra tờ giấy, đọc cái gì ấy, chẳng biết có ai hiểu không?”. (Vậy mà sau đó vẫn có màn quyên tiền). Bởi thế cho nên, có bà cố hồi xưa đến xin cha xứ cho con mình đi tu:

- Thưa cha! Xin cha thương nhận cho cháu nó vào nhà chung. Cháu nó khờ lắm cha ạ! Ở ngoài đời, chỉ tổ bị vợ nó bắt nạt.

Cha nghe xong không biết là bà cố tương lai này có chửi xéo mình không?

Hóa ra tiêu chuẩn đầu tiên theo Chúa là... khờ. Ở ngoài đời sẽ bị vợ bắt nạt, hay bon chen thì cũng chẳng nên trò trống gì! Mà cũng hay thật. Các cha xứ hình như có “hơi khờ” một chút thì cũng đỡ bị người khác ghét và ganh tị như các cha lanh lợi!

Đúng vậy. Thầy nào hơi lanh một chút thế nào cũng có ông hay bà phán: - Trông tươi tỉnh khôn ngoan như vậy, chẳng biết tu suốt đời không?

Một cha trong ngày chịu chức, nhận thiệp mừng trăm bạc kèm theo lời cầu nguyện viết nắn nót: “Con hằng đêm cầu nguyện cho cha ơn bền đỗ”. Trời đất! Sợ sắp sa ngã thì mới xin cho bền đỗ khỏi lạc đường, chứ không có gì trục trặc thì bền với đỗ cái gì? Cha nghĩ thầm “may mình biết rõ gia đình này thật lòng, chứ nếu không thì tưởng họ chửi xỏ mình”.

Nếu tiếp tục kể về các cái “sướng”như nói về thuốc thập toàn đại bổ thì còn dài lắm, nhưng cuộc đời làm gì luôn luôn được suôn sẻ như vậy. Nếu đi tu sướng thế thì sao thiên hạ không đi tu hết cho rồi? Lại cứ để mấy vị “khờ khờ” tiến chức là sao? Thôi bây giờ bàn về cái khổ cho công bằng.

Cái khổ đầu tiên mà các cha gặp là “muốn làm người bình thường mà không được.” Dĩ nhiên, được yêu mến, kính trọng, được dành chỗ đặc biệt trong nhà thờ, nhà hàng thì vui đấy; nhưng nếu thử tưởng tượng một cô ca sĩ phải cười tươi đủ 8 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần, thì thế nào cũng có lúc mong khép nụ cười lại cho đỡ mỏi. Khổ nỗi thiên hạ không cho, cứ bắt phải… cười!!! Ngồi chỗ dành riêng mãi chẳng vui thú gì đâu. Ăn cũng giữ ý tứ, nói cũng cẩn thận, ngồi cũng nghiêm trang. Hàng trăm con mắt nhìn vào mình thì còn thích thú gì? Đấy là chưa kể đến các đám cưới, gia đình cô dâu chú rể quý mến cha quá, cho ngồi bàn đầu tiên ngay bên cạnh hệ thống âm thanh. Nói chuyện cứ như quát. Lúc đi ra khỏi tiệm mới biết rằng mình bị điếc một bên tai vì ban nhạc chơi quá tay. Giá mà ở nhà làm một bát cơm canh thì thật thú vị! Có cha than thở rằng bao giờ đi ăn tiệc cũng đói, về nhà phải làm thêm tô mì. Lý do là vì có lần nghe bà cụ kia than trong tòa giải tội “cha phó của con ăn uống cứ như người đời” thành ra “nhột” không dám ăn nhiều trước công chúng nữa.

Cái khổ thứ hai là cái khổ của “đời tôi cô đơn”. Chẳng phải là cô đơn thiếu đời sống gia đình mà là cô đơn không có bạn, không có người hiểu và thông cảm với mình. Một vị hồng y Việt nam đã nói rất chân tình: “Vào tiểu chủng viện, tôi mất một số bạn cũ tiểu học. Rồi mỗi năm mất thêm một số bạn. Họ rời chủng viện, mình còn đi tu, đâu dám liên lạc. Lúc lên đại chủng viện, làm thầy, mất thêm mớ nữa. Sau ngày chịu chức linh mục, số bạn mà mình dám kể chuyện tâm tình cho nhau nghe, chỉ còn trên đầu ngón tay. Đến lúc làm giám mục thì coi như chẳng còn ai, vì chẳng ai muốn làm bạn với giám mục. Rồi khi lên hồng y thì coi như... hết đời. Hết bạn, hết bè, hết người nói chuyện!

Có người thương cha quá bèn nói “cha có Chúa Thánh thần ở cùng, nên chẳng cần quen biết với bạn bè ngoài đời làm gì. Có buồn thì cầu nguyện với Chúa là xong”. Nói như vậy cũng chẳng khác gì nói “cha gần Chúa, cha sắp làm thánh rồi, đừng ăn uống nữa!”. Giá được như thiên thần, không cần ăn uống, không biết hỉ, nộ, ái, ố gì nữa thì cũng tốt. Nhưng soi gương thấy mình giống xác ướp trong phim Ai cập quá, chẳng còn cảm xúc.

Có cha mỗi lần đi qua các bức tượng đá nơi công viên lại mỉm cười, ngẫm nghĩ, mình được kính trọng giống như tượng đá. Nhìn xa thì oai vệ, có ai biết rằng tượng phải làm tượng cả ngày lẫn đêm, lúc nắng gắt cũng như mưa gió bão bùng. Có ai muốn làm tượng đá cô đơn nơi công viên không nhỉ?

Cái khổ thứ ba là bị “quân Giu-Dêu” nó chửi mà mình lại không có quyền “chửi” lại chúng. Bá nhân, bá tánh. Làm dâu trăm họ, có cách nào chiều được mọi người không? Dễ dãi quá thì sợ sai luật giáo hội, luật địa phận, các bề trên quở trách. Đúng luật thì bị lên án là “làm phách”. Giải thích cũng chẳng ai thèm nghe. Đương nhiên sau khi phật ý, là có màn chê bai ngay. Nếu chỉ chê trách hoặc kể sự việc cho chính xác thì cũng được coi là công bằng, nhưng mà chê bai thì phải đi đôi với… nói xấu. Thế là các thói xấu của cha, những việc xảy ra cách đây chừng vài chục năm, được kể hết. Người nghe, ai mất công kiểm soát lại xem sự việc đó đúng hay sai? Có xảy ra thực như vậy hay không? Thiên hạ dễ tin cái xấu hơn cái tốt, dễ nhớ điều sai của người khác hơn cái phải của họ. Có đúng không?

Tương tự như cái khổ thứ ba là cái khổ thứ tư. Bị thiên hạ vu vạ, cáo gian mà mình không có quyền tìm cách giải thích cho công khai. Một mặt thì trên tòa giảng, cha nói về yêu thương, tha thứ, cầu nguyện cho kẻ thù, đến lúc có người vu khống lại dãy nảy lên như đỉa phải vôi, thanh minh, thanh nga thì còn rao giảng Tin Mừng gì nữa? Rồi thiên hạ khoái nghe đồn. Một đồn mười, mười đồn trăm. Không khác gì bị lựu đạn khói, chẳng thấy đường nào mà thoát.

Với các cha thì mấy môn học về tâm lý trong chủng viện, lúc đem ra ngoài áp dụng, trật đường ray hết. Một vài cha cũng không biết mình nên sống kiểu Âu Mỹ hay kiểu Việt Nam. Có cha kể lại, khi thực tập lớp giải tội, người đóng vai hối nhân, sau khi xưng tội, cảm xúc quá, chạy đến bên cha -khi đó làm thầy-, khóc lóc thảm thiết, gục cả đầu vào đầu gối cha. Cha gạt sang bên tránh không cho hối nhân chạm vào mình. Cuối giờ có phần chấm điểm từ cha giáo và các bạn. Mọi người cho thầy điểm giải tội thì thuộc bài, nhưng về mục vụ thì suýt rớt. Lý do tạo cho hối nhân cảm tưởng họ là người tội lỗi, nhơ bẩn, không ai cho chạm vào, nhất là khi họ vừa bày tỏ tội lỗi, ngay cả những tội thầm kín nhất. Ghi nhớ bài học mục vụ này, lúc đến nhà xứ, gặp người xin xưng tội, diện đối diện, thay vì qua tòa kín. Cảm phục lòng can đảm, sau khi giải tội xong, cha bèn đứng lên, giang tay “hug” bình an hối nhân, sau đó quên bẵng. Ai dè, vài tháng sau có tiếng đồn rằng “cha ấy giải tội cho tao xong, còn đứng lên ‘ôm’ tao nữa mày ạ!”. Trời đất! Vậy có chết người không? Bây giờ làm sao đây? Không lẽ ông cha phải đi nói cho người ta biết rằng “tôi chẳng thèm ‘ôm’ cô ta đâu?”

Đấy là chưa kể đến các việc bàn hỏi, linh hướng liên quan đến bí tích giải tội hoặc thanh danh gia đình người khác, không được phép tiết lộ ra ngoài, đành phải im lặng, ngậm đắng, nuốt cay. Có chị kia bị chồng bạc đãi quá, chịu không nổi, chạy lên cha xin xưng tội và đồng thời vấn kế. Sau khi gặp vài lần, cha đề nghị hai vợ chồng gặp counselor phần đời. Chỉ có chị vợ đi còn anh chồng lần nào cũng bận. Bà vợ, với tâm tình phụ nữ Việt Nam, thỉnh thoảng mang biếu cha ít thức ăn, xin lễ cầu nguyện cho gia đình, như để tạ ơn cha đã giúp cho gia đình. Chẳng may, cuối cùng đôi đó tan vỡ. Ông cha bị anh chồng vu cáo “có tình ý với vợ tôi vì nhận quà của vợ tôi thường xuyên”. Để chạy lỗi, anh chồng kiếm sang chuyện khác. Ông cha lãnh đủ. Nên làm sao đây? Không lẽ đi kể chuyện nhà người ta ra, vợ chồng cãi nhau, đánh nhau, tranh giành tiền bạc, chơi bời thế nào để thanh minh cho mình? Một lần bực quá định “nói tọac móng heo” thì có người khuyên: “Thôi cha ạ! Đi tu phải hy sinh chứ! Khi xưa Chúa bị đau khổ trong vườn Giệt-si-ma-ni mà Ngài có than thở hay kể tội ai đâu?” Nghe cũng hợp lý. Đi tu mà! Nhưng “to be or not to be?”

Cái khổ thứ năm là dễ bị phân tích theo tiêu chuẩn rất chủ quan. Không khác gì tại Hoa Kỳ, đảng Dân chủ phân tích đảng Cộng hòa. Dân ta thì kính trọng cha, cụ đặc biệt nhưng thích nghe chuyện xấu về cha, cụ cũng nhiều, nhất là những chuyện liên quan đến tiền bạc và người khác phái. Đương nhiên đây là những vấn đề Giáo hội dạy phải cẩn thận, thế nhưng hình như mọi hình ảnh đều được phân tích do sự chủ quan “suy bụng ta ra bụng người”, cho nên thấy chỗ nào cũng tội và cơn cám dỗ. Một ông cha ngoại quốc ôm chúc bình an thì không sao. Một cha Việt Nam thì… có sao. Sợ cha “lòng động lòng lo” dễ sa chước cám dỗ nhưng “không nói với cha, mà đi rỉ tai các người chung quanh!”. Có người đeo kiếng râm màu đen, có người đeo kiếng màu hồng và cũng theo màu đó mà phân tích cuộc đời ông cha. Người đeo kính màu hồng nhìn cha như thánh sống. Kính trọng cha quá mức đến phát ngượng. Người đeo kính màu đen lúc nào cũng chỉ thấy lỗi lầm chung quanh cha. Cho nên nếu thấy cha vui vẻ, cười cợt với người khác phái thì sợ cha dễ bị sa ngã. Thấy có người đưa tiền xin lễ hoặc biếu xén rộng rãi thì nghĩ rằng họ đang lợi dụng cha. Thấy cha thăm viếng thường xuyên một vài gia đình thì lo cha sẽ bị ảnh hưởng của họ. Thế là các điều tiếng như: chỉ chơi với nhà giầu, thân nhà cô A, cô B lắm, thích ăn ngon, mặc đẹp, đi xe sang trọng, uống rượu một cây... Cha nào muốn sống thực với chính mình thấy khó quá. Có lẽ vì vậy mà nhiều cha lựa chọn đi làm với người bản xứ cho yên thân chăng?

Một vài người hiểu lầm hai chữ phê bình và góp ý hoặc hiểu đúng nhưng muốn gộp hai điều làm một. Thấy cha làm điều gì đó có vẻ “chướng mắt” cũng không dám nói, sợ mang tiếng chống đối, hay phê bình. Ngược lại, có người thì không góp ý bao giờ nhưng chỉ chờ dịp phê bình? Một vài vị còn sưu tầm các biến cố -đa số đều là biến cố qua cặp kính màu đen trong cuộc đời các cha để mai này sẽ có dịp mang ra dùng!!! Làm việc tông đồ mà có FBI theo dõi thì cũng hơi buồn.

Có người nói, quan tâm đến cha thì mới đặt vấn đề với cha. Vậy thì cha có bị cám dỗ không? Đến Chúa còn bị thì huống chi là ông cha. Ai mà chẳng bị. Nhưng có lẽ điều khác biệt là tập quán chống lại cám dỗ của mỗi người khác nhau. Ngay từ hồi nhỏ, khi mới đi tu, còn trong tiểu chủng viện, rồi lên đại chủng viện, chịu chức, những người đi tu đã cố gắng luyện tập cho mình thói quen này. Cầu nguyện, hãm mình, xét mình hằng ngày, chịu các bí tích, xưng tội thường xuyên, bàn hỏi với các linh hướng... là những phương cách hữu hiệu nhất để mau giúp đạt được tập quán đó.

Giống như người văn ôn, võ luyện thường xuyên, thì khi bị tấn công, dù bất ngờ, cũng trở tay mau chóng hơn người ít luyện tập. Cho nên, cùng cái bắt tay, cùng một hình ảnh nhưng người có tập quán chống lại cám dỗ, thì sức cám dỗ sẽ nhẹ hơn hoặc có khi chẳng là gì. Ngược lại, người quá bận rộn với các lo lắng khác, không có thời giờ phát triển tập quán chống lại cám dỗ hoặc nói cách khác đi, không phát triển tập quán mở cửa cho ân sủng, thì cơn cám dỗ đến thường xuyên và mạnh bạo hơn. Đấy là chưa kể đến người còn “enjoy” chước cám dỗ thì cơn cám dỗ càng dễ đến…

Vui buồn sướng khổ trong cuộc đời đi tu thì chẳng khác gì chuyện dài nhân dân tự vệ. Có lẽ cần nhìn đến con số thống kê để biết đi tu “sướng nhiều hay khổ nhiều”.

Theo Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ cho biết thì năm 2004, số thỉnh sinh Việt Nam chịu chức linh mục lên đến 20% tổng số toàn quốc. Mọi năm chỉ có 9%. Nếu so với tỷ lệ người Công giáo Việt Nam vào khoảng 400 ngàn trên 66 triệu người Công giáo Hoa Kỳ, tức là chưa tới 0.65%, vậy mà số tân linh mục là 20%. Như thế chứng tỏ rằng đi tu vẫn sướng, ít nhất là đi tu Việt Nam sướng hơn đi tu... Mỹ!

Lm Anthony Đào Quang Chính