Wednesday, December 26, 2012

Benedict XVI's Christmas Eve Homily

"What would happen if Mary and Joseph were to knock at my door"

VATICAN CITY, December 24, 2012 (Zenit.org).

Here is a Vatican translation of the homily Benedict XVI gave at tonight's Christmas Eve Mass in St. Peter's Basilica.

* * *

Dear Brothers and Sisters!

Again and again the beauty of this Gospel touches our hearts: a beauty that is the splendour of truth. Again and again it astonishes us that God makes himself a child so that we may love him, so that we may dare to love him, and as a child trustingly lets himself be taken into our arms. It is as if God were saying: I know that my glory frightens you, and that you are trying to assert yourself in the face of my grandeur. So now I am coming to you as a child, so that you can accept me and love me.

I am also repeatedly struck by the Gospel writer’s almost casual remark that there was no room for them at the inn. Inevitably the question arises, what would happen if Mary and Joseph were to knock at my door. Would there be room for them? And then it occurs to us that Saint John takes up this seemingly chance comment about the lack of room at the inn, which drove the Holy Family into the stable; he explores it more deeply and arrives at the heart of the matter when he writes: "he came to his own home, and his own people received him not" (Jn 1:11). The great moral question of our attitude towards the homeless, towards refugees and migrants, takes on a deeper dimension: do we really have room for God when he seeks to enter under our roof? Do we have time and space for him? Do we not actually turn away God himself? We begin to do so when we have no time for him. The faster we can move, the more efficient our time-saving appliances become, the less time we have. And God? The question of God never seems urgent. Our time is already completely full. But matters go deeper still. Does God actually have a place in our thinking? Our process of thinking is structured in such a way that he simply ought not to exist. Even if he seems to knock at the door of our thinking, he has to be explained away. If thinking is to be taken seriously, it must be structured in such a way that the "God hypothesis" becomes superfluous. There is no room for him. Not even in our feelings and desires is there any room for him. We want ourselves. We want what we can seize hold of, we want happiness that is within our reach, we want our plans and purposes to succeed. We are so "full" of ourselves that there is no room left for God. And that means there is no room for others either, for children, for the poor, for the stranger. By reflecting on that one simple saying about the lack of room at the inn, we have come to see how much we need to listen to Saint Paul’s exhortation: "Be transformed by the renewal of your mind" (Rom 12:2). Paul speaks of renewal, the opening up of our intellect (nous), of the whole way we view the world and ourselves. The conversion that we need must truly reach into the depths of our relationship with reality. Let us ask the Lord that we may become vigilant for his presence, that we may hear how softly yet insistently he knocks at the door of our being and willing. Let us ask that we may make room for him within ourselves, that we may recognize him also in those through whom he speaks to us: children, the suffering, the abandoned, those who are excluded and the poor of this world.

There is another verse from the Christmas story on which I should like to reflect with you – the angels’ hymn of praise, which they sing out following the announcement of the new-born Saviour: "Glory to God in the highest and on earth peace among men with whom he is pleased." God is glorious. God is pure light, the radiance of truth and love. He is good. He is true goodness, goodness par excellence. The angels surrounding him begin by simply proclaiming the joy of seeing God’s glory. Their song radiates the joy that fills them. In their words, it is as if we were hearing the sounds of heaven. There is no question of attempting to understand the meaning of it all, but simply the overflowing happiness of seeing the pure splendour of God’s truth and love. We want to let this joy reach out and touch us: truth exists, pure goodness exists, pure light exists. God is good, and he is the supreme power above all powers. All this should simply make us joyful tonight, together with the angels and the shepherds.

Linked to God’s glory on high is peace on earth among men. Where God is not glorified, where he is forgotten or even denied, there is no peace either. Nowadays, though, widespread currents of thought assert the exact opposite: they say that religions, especially monotheism, are the cause of the violence and the wars in the world. If there is to be peace, humanity must first be liberated from them. Monotheism, belief in one God, is said to be arrogance, a cause of intolerance, because by its nature, with its claim to possess the sole truth, it seeks to impose itself on everyone. Now it is true that in the course of history, monotheism has served as a pretext for intolerance and violence. It is true that religion can become corrupted and hence opposed to its deepest essence, when people think they have to take God’s cause into their own hands, making God into their private property. We must be on the lookout for these distortions of the sacred. While there is no denying a certain misuse of religion in history, yet it is not true that denial of God would lead to peace. If God’s light is extinguished, man’s divine dignity is also extinguished. Then the human creature would cease to be God’s image, to which we must pay honour in every person, in the weak, in the stranger, in the poor. Then we would no longer all be brothers and sisters, children of the one Father, who belong to one another on account of that one Father. The kind of arrogant violence that then arises, the way man then despises and tramples upon man: we saw this in all its cruelty in the last century. Only if God’s light shines over man and within him, only if every single person is desired, known and loved by God is his dignity inviolable, however wretched his situation may be. On this Holy Night, God himself became man; as Isaiah prophesied, the child born here is "Emmanuel", God with us (Is 7:14). And down the centuries, while there has been misuse of religion, it is also true that forces of reconciliation and goodness have constantly sprung up from faith in the God who became man. Into the darkness of sin and violence, this faith has shone a bright ray of peace and goodness, which continues to shine.

So Christ is our peace, and he proclaimed peace to those far away and to those near at hand (cf. Eph 2:14, 17). How could we now do other than pray to him: Yes, Lord, proclaim peace today to us too, whether we are far away or near at hand. Grant also to us today that swords may be turned into ploughshares (Is 2:4), that instead of weapons for warfare, practical aid may be given to the suffering. Enlighten those who think they have to practise violence in your name, so that they may see the senselessness of violence and learn to recognize your true face. Help us to become people "with whom you are pleased" – people according to your image and thus people of peace.

Once the angels departed, the shepherds said to one another: Let us go over to Bethlehem and see this thing that has happened for us (cf. Lk 2:15). The shepherds went with haste to Bethlehem, the Evangelist tells us (cf. 2:16). A holy curiosity impelled them to see this child in a manger, who the angel had said was the Saviour, Christ the Lord. The great joy of which the angel spoke had touched their hearts and given them wings.

Let us go over to Bethlehem, says the Church’s liturgy to us today. Trans-eamus is what the Latin Bible says: let us go "across", daring to step beyond, to make the "transition" by which we step outside our habits of thought and habits of life, across the purely material world into the real one, across to the God who in his turn has come across to us. Let us ask the Lord to grant that we may overcome our limits, our world, to help us to encounter him, especially at the moment when he places himself into our hands and into our heart in the Holy Eucharist.

Let us go over to Bethlehem: as we say these words to one another, along with the shepherds, we should not only think of the great "crossing over" to the living God, but also of the actual town of Bethlehem and all those places where the Lord lived, ministered and suffered. Let us pray at this time for the people who live and suffer there today. Let us pray that there may be peace in that land. Let us pray that Israelis and Palestinians may be able to live their lives in the peace of the one God and in freedom. Let us also pray for the countries of the region, for Lebanon, Syria, Iraq and their neighbours: that there may be peace there, that Christians in those lands where our faith was born may be able to continue living there, that Christians and Muslims may build up their countries side by side in God’s peace.

The shepherds made haste. Holy curiosity and holy joy impelled them. In our case, it is probably not very often that we make haste for the things of God. God does not feature among the things that require haste. The things of God can wait, we think and we say. And yet he is the most important thing, ultimately the one truly important thing. Why should we not also be moved by curiosity to see more closely and to know what God has said to us? At this hour, let us ask him to touch our hearts with the holy curiosity and the holy joy of the shepherds, and thus let us go over joyfully to Bethlehem, to the Lord who today once more comes to meet us. Amen.

© Copyright 2012 - Libreria Editrice Vaticana
http://www.zenit.org/article-36238?l=english

Saturday, December 22, 2012

Niềm Vui trong Thánh Thần

Chúa Nhật IV Mùa Vọng – Năm C

+TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Bài Tin Mừng hôm nay chứa chan niềm vui. Bà Elizabeth vui mừng vì được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm. Đức Maria vui mừng vì được Thiên Chúa đoái thương. Thánh Gioan Baotixita vui mừng vì được tha tội ngay từ khi còn trong lòng mẹ. Những niềm vui ấy hoà chung, biến buổi gặp gỡ thành một lễ hội vui mừng tạ ơn Thiên Chúa. Nguồn gốc của những niềm vui ấy là ơn Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Thánh Thần đã giúp chuẩn bị các tâm hồn đón nhận niềm vui ơn cứu chuộc. Ta thấy được ơn Chúa Thánh Thần qua những dấu hiệu sau đây.

Dấu hiệu thứ nhất: ơn khiêm nhường.

Tâm hồn có Chúa Thánh Thần sẽ trở nên khiêm nhường. Khiêm nhường vì biết thân phận mình hèn yếu, bé nhỏ, tội lỗi. Khiêm nhường vì biết tất cả những ơn nhận được không phải do công trạng của mình nhưng là do lòng thương xót của Chúa. Vì thế, khi nhận được tin làm mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria đã xưng mình là “nữ tỳ của Thiên Chúa”. Bà Elizabeth khiêm nhường tự hỏi: “Bởi đâu tôi được phúc đón tiếp Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi”. Và Đức Maria đã trả lời bằng một bài ca khiêm nhường ngợi khen Thiên Chúa vì tình yêu thương đã đoái thương đến phận hèn nữ tỳ của Chúa.

Dấu hiệu thứ hai: ơn bác ái.

Thánh Thần là tình yêu. Đến đâu là đốt lên lửa bác ái ở đấy, Ngài đã rợp bóng trên Đức Maria và lập tức Đức Maria được tràn đầy lòng bác ái, đã nghĩ đến bà chị họ. Đức Maria không nghĩ phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và chuẩn bị cho bản thân trong thời kỳ sinh nở sắp tới, nhưng đã nghĩ phải ra đi giúp bà chị họ neo đơn, yếu mệt. Đây là một lòng bác ái mạnh mẽ, nên Đức Maria vội vã lên đường ngay, không chần chừ, không tính toán. Lòng bác ái không chỉ hướng về những người thân trong gia tộc mà còn mở rộng ra cho cả dân tộc, cả đồng loại. Nên trong bài Magnificat, Đức Maria đã nhớ đến công ơn tổ tiên và nhớ đến cả dân tộc.

Dấu hiệu thứ ba: ơn quên mình.

Được ơn Chúa Thánh Thần tác động, tâm hồn sẽ quên bản thân mình. Trước hết quên mình để hoàn toàn vâng theo thánh ý Thiên Chúa. Đức Maria đã hoàn toàn quên mình khi thưa với thiên thần: “Này tôi là nữ tỳ của Thiên Chúa, tôi xin vâng như lời thiên sứ truyền”. Không những quên mình cho thánh ý Chúa, Đức Maria còn quên mình vì tha nhân. Ngài quên mình cũng đang mang thai, cần được nghỉ ngơi, cần được chuẩn bị, chỉ nghĩ đến bà chị họ thai nghén ốm yếu, nên đã bỏ nhà ra đi thăm viếng. Ngài quên mình là khách mời trong tiệc cưới Cana, nên đã xuống bếp giúp đỡ việc bếp núc, và hoà vào cả nỗi lo của chủ nhà thiếu rượu. Ngài quên mình nên đã theo Đức Giêsu và can đảm đứng dưới chân thập giá, cùng chịu đau đớn nhục nhã với Con.

Dấu hiệu thứ tư: ơn phục vụ.

Lòng bác ái, sự khiêm nhường và sự quên mình được kết tinh ở cao điểm phục vụ. Tâm hồn được Chúa Thánh Thần tác động sẽ tìm phục vụ như tìm niềm vui, niềm hạnh phúc. Vì thế Đức Maria không quản thân phận là Mẹ Thiên Chúa đã đến phục vụ cho bà Elizabeth. Đức Maria cũng không nề hà mình đang thời kỳ thai nghén đã vui vẻ phục vụ người họ hàng cần sự giúp đỡ. Là Mẹ Thiên Chúa, Đức Maria đã tự nguyện trở nên tôi tớ để phục vụ con người. Đó chính là kết tinh của ơn Chúa Thánh Thần.

Với tất cả những đặc điểm của ơn Chúa Thánh Thần, cuộc gặp gỡ giữa Đức Maria và bà Elizabeth, cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và Thánh Gioan Baotixita còn trong bào thai đã trở thành cuộc gặp gỡ của niềm vui: niềm vui ơn cứu độ. Nhờ những chuẩn bị của Chúa Thánh Thần, hai người mẹ và hai bào thai đã họp thành cộng đoàn biết đón nhận và trao tặng ơn cứu độ. Đã tập họp thành Nước Thiên Chúa, đã là cộng đoàn đầu tiên đón nhận được ơn cứu độ, tiên báo cho Giáo Hội và Nước Thiên Chúa.

Chỉ còn vỏn vẹn mấy ngày nữa là đến lễ Giáng Sinh, ta hãy noi gương Đức Maria, nài xin Chúa Thánh Thần biến đổi tâm hồn ta nên xứng đáng đón nhận Chúa Cứu Thế. Ta hãy xin Đức Maria dạy ta biết sống theo ơn Chúa Thánh Thần trong khiêm nhường, bác ái, quên mình và phục vụ, để ta được niềm vui đón nhận ơn cứu độ.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

  1. Có những dấu chỉ nào cho thấy ơn Chúa Thánh Thần?
  2. Nhờ đâu cuộc gặp gỡ giữa Đức Maria và bà Elizabeth tràn đầy niềm vui?
  3. Những cuộc viếng thăm gặp gỡ của bạn có đem lại niềm vui cho người khác và cho chính bạn không?

+TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Sunday, July 22, 2012

Cardinal van Thuân: Man of Hope Who Loved His Persecutors

Postulator of His Beatification Cause Gives Overview

ROME, JULY 18, 2012 (Zenit.org).- To speak of the Servant of God Cardinal François Xavier Nguyen van Thuân is to consider a life tested in suffering, in injustice and in the three theological virtues: faith, hope and charity. He suffered hunger, cold and the contempt of one imprisoned. He was a victim of a blind totalitarian system, which detained him without accusing him of anything, just because he was considered "dangerous." However, he had faith that God had a plan for him through that cruel life; he hoped against all hope together with all his own, and loved his persecutors to the end, some of whom were converted while guarding him in his cell.

ZENIT spoke with Dr. Waldery Hilgeman, postulator in Rome for the cause of beatification of this member of the "victorious team," to which Pope Benedict XVI referred, when wishing to encourage the universal Church in these difficult times.

When asked what most caught his attention about Cardinal Van Thuân, Hilgeman remarked on the cardinal's complexity. "Something that touches me in his spirituality is the constancy of his love of neighbor. Because he was imprisoned, and in his imprisonment he did not cease to love those who were his persecutors, from the highest officials of the regime, to the guard of lowest rank."

Cardinal Van Thuân was coadjutor archbishop of Saigon when the city fell under communist control in 1975. Shortly after, the Vietnamese prelate was imprisoned in a re-education camp for 13 years.

Dangerous for an empty system

Cardinal Van Thuân was an unjust prisoner, Hilgeman said, "in the sense that there never was a real accusation, as there was no trial and even less so a sentence. Hence, to be able to tell you of what he was accused, is a great question for us as well. There are many aspects in the social context of that time that point to this bishop as dangerous for an empty system, based on nothing, as is that of Communism. However, there was no formal accusation."

During his detainment, he wrote messages in secret to the faithful, which were collected many years later and published. The postulator for the cardinal's cause stated that in these secret messages, Cardinal Van Thuân realized from the beginning "that God was asking him to give Him all, to leave everything and to live for God."

"Because the cardinal understood – especially in the first period of his imprisonment -- something very strong, which is this: the work of God is God. And already as archbishop coadjutor he lived for the work of God. And he perceived that with his imprisonment God was asking him to leave his work and to live only for Him," Hilgeman said.

In regards to anecdotes during the cardinal's imprisonment, Dr. Hilgeman recalled the conversion of several of his prison guards. Cardinal Van Thuân, he said, "with his total love for these persons, demonstrated what the love of Christ is; without being able to preach, without being able to speak directly of Christ with these persons, with his example of the incarnate Christ he was able to convert them, which is a unique aspect." While stating that, due to the political context in Vietnam, it is difficult to interview the former guards for the cardinal's cause, the postulator said that their testimonies can be included in the process.

Promoter of justice who lived injustice

Cardinal Van Thuân was released from the camp in 1988 though kept under house arrest. Restrictions were eased for him to travel to Rome in 1991 but he was denied entry into Vietnam until 2001 after his elevation to Cardinal Deacon of Santa Maria della Scala. Speaking on the cardinal's contributions as head of the Pontifical Council for Justice and Peace, Hilgeman stated that God had been preparing Cardinal Van Thuân for his ministry in the Roman Curia. "It can be said that with his arrival in Rome, the events were translated, because the role of the Pontifical Council for Justice and Peace is of extreme sensitivity in our context, given that it pays much attention to the economy, to justice, to hunger in the world, to peace, to solidarity and thus successively; it embraces the whole of the Social Doctrine of the Church," Hilgeman said.

"Thus, a bishop who came from a social fabric of extreme poverty, as Vietnam was, and who had even been imprisoned, had lived in his own skin the injustice of the world for the simple fact of being a Christian. There is no doubt that Jesus prepared him very well for his ministry here in Rome."

Cardinal Van Thuân died in Rome in September 2002 of cancer. Speaking on the beatification process, Hilgeman stated that over 130 witnesses ranging from cardinals and bishops to religious and lay people have been interviewed. The process, according to Hilgeman, is in a very advanced phase.

Regarding Cardinal Van Thuân's many devotees who hope for the cardinal's sainthood, the postulator reflected on the Vietnamese prelate's words regarding hope. "In his writings and in his books, he has a term to which he always returns," he said, "and it appears also in the witnesses who arrive before the Court of Rome, and it is this: hope, not to lose hope in God. And he might well be the 'saint of hope.'"

[Reporting by Jose Antonio Varela Vidal]
http://www.zenit.org/article-35219?l=english

Sunday, June 17, 2012

Có những người cha

Lm Anmai, DCCT

Cha già cố nằm viện nên tôi vào thăm. Cùng thân cùng phận ở nhà hưu dưỡng với cha già cố nên "mật độ" thăm viếng thường nhật hơn.

Nằm chung phòng với cha già là ông cụ năm nay 75 tuổi. Ra vô nhiều lần nên những câu chuyện về cuộc đời hai bên cứ được san sẻ.

Cụ già có 6 người con, 4 người đã yên bề gia thất, tất cả các con của cụ giờ đây là những người khá thành đạt. Để được cái thành đạt theo như người con kế út của cụ kể lại không phải là chuyện giản đơn.

17 tuổi, ông lội ngược vào miền Nam tìm kế sinh nhai. Sau những năm tháng dài dong duỗi với cuộc sống, ông gặp bà và cùng kết nối se duyên. Vì là con trai một và vào Nam không có người thân nên ông đành ở rể. Chuyện hết sức đặc biệt là gia đình bà cụ thương ông hơn cả con ruột. Lập gia đình vài năm, cụ xin đi mua căn nhà thì gia đình bên bà phản đối bảo ở chung cũng được. Cương quyết mua căn nhà đó nên ngày nay cụ và các con mới có chỗ trú ngụ.

Vì vắn số nên chỉ mới 48 tuổi, bà nhà của ông đã ra đi. Thế là một mình cáng cảnh gà trống nuôi con. Khó cho ông khi đứa út mới tròn 8 tuổi.

Ngồi kể lại những kỷ niệm xưa, những gì đang có ông khẳng định rằng ơn Chúa cứ tuôn đổ trên ông và gia đình.

Người con kế út không ngớt lời ca tụng cha. Những ngày tháng nằm bệnh này, cả gia đình cùng chung tay chung sức lo cho cha của mình mà không nề hà hơn thiệt. Chị nói rằng ngày hôm nay cả nhà vui vẻ và hết sức cố gắng để lo cho cha vì cha đã hy sinh quá nhiều cho đàn con ...

Gia đình của cụ già quá đẹp với sự hy sinh của cụ già thương mến mà tôi có dịp gặp trong phòng bệnh.

Một người cha khác tôi lại có dịp gặp trong một gia đình thân thiết. Cứ mỗi lần có dịp hàn huyên tâm sự thì ông cứ nhấn đi nhấn lại cái chuyện đạo đức trong gia đình. Ông luôn khiêm tốn nhìn nhận khả năng nhỏ bé của mình so với tài sức bươn chải của người vợ thương yêu.

Người vợ giữ cáng cân kinh tế còn ông thì giữ cáng cân đạo đức trong gia đình. Cứ chiều chiều ông cùng thằng con út đến nhà thờ cầu kinh dâng Lễ. Tối Chúa nhật hàng tuần mấy cha con lại cùng nhau đến Đức Mẹ Hòa Bình trước nhà thờ Đức Bà hay Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cầu nguyện. Ngày hè và ngày nghỉ có dịp cha con lại dắt díu nhau chạy đến với Đức Mẹ Tàpao. Dấu ấn đặc biệt trong gia đình ông là dù bận rộn như thế nào không cần biết, mỗi tối cả gia đình cùng quây quần bên đài Đức Mẹ trong gia đình để cầu nguyện. Đứa con gái út là đứa cá tính nhất trong nhà lại là đứa ngồi lâu nhất để thầm thì bên Mẹ. Người giúp việc trong nhà hỏi cháu sao ngồi lâu thế thì cháu bảo ngồi lâu để ... nói chuyện về Đức Mẹ.

Dĩ nhiên là gia đình nào cũng có những lúc có sóng có gió và vợ chồng đi khi cũng hờn cũng dỗi nhưng tôi thấy gia đình này khá vững vì lẽ có đường một người chồng và người cha giữ "lửa" đạo đức trong gia đình. Cũng dĩ nhiên không hẳn là ai siêng năng kinh hạt lễ lạy là người đạo đức nhưng ít ra những người gắn bó với Chúa và Mẹ thì hẳn nhiên họ có một đời sống khan khác với những người lạnh lẽo.

Người bố này vẫn thường tâm sự với tôi rằng gia đình dù giàu có thế nào mà các con không ăn học tử tế và đạo nghĩa nghiêm túc thì chẳng ra làm sao cả. Ông tâm sự những điều đó và ông cũng chính là người sống những điều đó trong gia đình của ông.

Chỉ là hai trong nhiều người bố trong gia đình mà tôi may mắn có dịp gặp gỡ, tiếp xúc. Nhiều và nhiều người cha tốt lắm đã giữ lửa cho gia đình mình bằng cách này hay cách khác.

Nhớ về cha của mình, cha của tôi nay cũng tuổi đà xế bóng nhưng hàng ngày vẫn cầu nguyện cho lũ cháu đàn con. Chắc hẳn là nhờ lời nguyện cầu của ông mà chúng tôi mới có được cuộc sống ngày hôm nay.

Ngày của cha, chúng ta hãy nguyện cầu cho cho chúng ta khi người còn sống hay đã qua đời.

"Ơn cha như Thái Sơn cao bao tầng, ngoài thì cương quyết mà lòng âu yếm ..."

Xin cha cứ ở mãi bên chúng con như ngọn núi Thái Sơn chở che chúng con suốt cả cuộc đời.

Ngày người cha 2012

Sunday, May 6, 2012

Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long cầu nguyện cho quê hương Việt Nam nhân ngày 30/4

Kính thưa toàn thể qúy ông bà anh chị em,
Một lần nữa, ngày 30 tháng 4, ngày ghi sâu trong ký ức của toàn dân Việt Nam như một ngày Quốc Nạn lại trở về với chúng ta, nhất là những người Việt tỵ nạn cộng sản ở khắp nơi trên thế giới. Có nhiều người nói rằng chúng ta không nên nhìn về qúa khứ nữa, chúng ta không nên tưởng niệm ngày quốc nạn hay quốc hận nữa mà hãy hướng về tương lai. Có không ít người còn nói rằng: “Việt Nam bây giờ đã đổi mới, chính thể Cộng Sản đã thay đổi với thời đại, đâu còn gì để chúng ta phải ôn lại dĩ vãng xa xưa, hãy bắt tay vào việc xây dựng tương lại của đất nước trong tinh thần hòa hợp hòa giải dân tộc”.
Nhưng làm sao chúng ta có thể tiến về tương lai nếu chúng ta không biết nhận ra những bài học của lịch sử? Có “ôn cố mới biết tri tân”. Tôi thiển nghĩ rằng, không ai thiết tha với vận mệnh của dân tộc Việt Nam có thể làm ngơ trước những bài học của lịch sử. Nếu lịch sử là một dòng sông thì những bế tắc trong chiều dài của nó phải được đả thông cặn kẽ. Lúc đó dòng sông mới được chảy đều và làm tươi mát phì nhiêu cho đất Việt thân yêu; lúc đó chúng ta mới mong có tương lai tươi sáng.
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đánh dấu một khúc ngoặt quan trọng trong lịch sử Việt Nam cận đại. Nó cũng đánh dấu một bế tắc dẫn đến một sự băng hoại toàn bộ cho cả đất nước và dân tộc Việt Nam. Khi bao nhiêu bom đạn của cuộc chiến ý thức hệ đã gây chết chóc thương tích và tàn phá trên những người dân vô tội; khi bao nhiêu những chiến sĩ bỏ mình nơi chiến trận, phơi thây không một nấm mồ hay chết dần mòn tức tưởi trong các trại cải tạo; khi những phương phế binh bị ruồng bỏ trong một xã hội vô nhân bản; khi cả triệu người phải bỏ nước ra đi, làm nạn nhân trên biển cả trong bao tủi nhục đắng cay; khi cả khối dân Việt tại quốc nội phải sống trong một xã hội hoàn toàn băng hoại, bị cai trị bởi một chính thể đã bị đào thải trong thế giới tiến bộ; khi những người dân lưu vong tại hải ngoại chưa có cơ hội đóng góp vào tiến trình canh tân đất nước. Đây chẳng phải là những mệnh đề của người nhìn dưới lăng kính của kẻ chiến bại hay một nhóm người còn mang đầu óc hận thù chia rẽ. Nhưng đây là những bế tắc của lịch sử mà chỉ khi được khai thông mới mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc.
Kính thưa toàn thể qúy vị và nhất là các bạn trẻ,
Hôm nay chúng ta cùng “ôn cố tri tân” trong niềm tin vào tiến trình tất yếu của lịch sử. Lịch sử sẽ đào thải những gì không còn thích hợp. Dù có ngoan cố cưỡng lại, không ai có thể ngăn cản thế lực của lịch sử, cũng như không chính thể nào có thể làm ngược lòng dân mà tồn tại. Hôm nay chúng ta tưởng nhớ đến những nạn nhân trước và sau 30 tháng 4 năm 1975. Chúng ta cùng ôn lại những bài học của lịch sử. Nhưng trên hết, chúng ta hãy góp một bàn tay khai thông những bế tắc hầu cùng với toàn thể dân tộc mở ra một kỷ nguyên mới cho quê hương Việt Nam.
Lời Chúa hôm nay cho chúng ta sự an ủi và niềm tin vào một tương lai tươi sáng, một bình minh mà bóng tối của tà thần sẽ không chế ngự được. Thánh Phêrô đã dùng lời Thánh Vịnh để nói với dân chúng về Đức Kitô rằng “Phiến đá mà người thợ xây loại bỏ đã trở nên tảng đá góc tường”. “Người thợ xây” trong bối cảnh này chính là những con người tượng trưng cho thế lực của bóng tối và tội lỗi. “Người thợ xây” đây là Giuda, là quân dữ, là những kỳ mục, là Philatô, là Cêsarê và đồng thời là tất cả những ai đứng về phía của sự dữ. Họ đã loại bỏ Đức Kitô, tức là loại bỏ ánh sáng và sự sống, công lý và sự thật cùng tất cả những giá trị nhân bản và siêu nhiên. Nhưng Đức Kitô là phiến đá bị họ loại bỏ đã trở nên tảng đá góc tường. Ngài đã chiến thắng trên tà thần và tội lỗi. Chiến thắng của Ngài vượt không gian và thời gian, để rồi những ai đứng về phía công lý và sự thật đều được thông phần vào chiến thắng của Ngài. Qủa thế, dù cho thế lực của sự dữ lấn án sự lành, dù cho những kẻ cường bạo giết hại những bậc chí nhân, nhưng chúng ta có thể tin chắc vào sự viên mãn của công lý và sự thật trong Chúa Giêsu Kitô, viên đá tảng của niềm tin và niềm hy vọng chúng ta.
Trong bối cảnh của đất nước chúng ta hôm nay, “người thợ xây” là ai nếu không phải là chế độ phi nhân vong bản; “người thợ xây” là ai nếu không phải là những công cụ đàn áp cưỡng chiếm đất đai của người dân vô tội như công an, cảnh sát cơ động và côn đồ. Và “phiến đá bị họ loại bỏ” là ai nếu không phải là những người đấu tranh cho công lý và sự thật, là người giáo dân Thái Hà với lá cây vạn tuế, là Đồng Chiêm với một cây thánh giá, là Cồn Dầu với một nghĩa trang thiêng liêng, là anh Việt Khang với một bài ca ái quốc, hay là dân oan với chỉ những tiếng kêu than vô vọng. Như Thiên Chúa đã thực hiện qua sự khổ nhục, sự chết và sự sống lại của Đức Kitô, Ngài cũng sẽ thực hiện nơi những ai đứng về phía của công lý và sự thật. Chúng ta hãy vững tin và liên đới với nhau trong cùng một lý tưởng, một giấc mơ, một mục đích là ngày khải hoàn của chân thiện mỹ trên quê hương mến yêu.
“Ta là mục tử nhân lành. Ta hiến mạng sống vì chiên ta”. Lời Chúa trong bài Phúc Âm hôm nay nói lên một chân lý bất hủ là chỉ có tình yêu hiến thân cho người khác mới là lẽ sống của người tín hữu. Sứ mạng của Đức Kitô cũng chính là hiến thân để sự sống viên mãn được thể hiện nơi con người. Hôm nay, một cách đặc biệt, chúng ta tưởng nhớ đến những người con của tổ quốc đã vì nước vong thân. Họ đã chẳng màng danh vọng, vinh quang, phú qúy hay trường thọ. Họ hy sinh chính mạng sống ngay trong tuổi thanh xuân để quê hương có ngày tươi sáng. Chúng ta nghiêng mình kính cẩn trước những gương anh linh của tổ quốc. Chúng ta hãy cùng nhau hướng về mục đích mà chính họ đã làm những viên gạch lót đường: đó là sự sống viên mãn cho tha nhân, sự phục hưng cho dân tộc và sự trường tồn của cơ đồ tổ quốc.
Kính thưa qúy ông bà anh chị em,
Ngày 30 tháng 4 không chỉ là một ngày quốc hận hay quốc nạn. Nó là ngày mà chúng ta, nhất là những thế hệ trẻ phải “ôn cố tri tân”. Nó là ngày chúng ta cùng động viên tranh đấu cho một tương lai Việt Nam tươi sáng hơn. Trong tinh thần Phục Sinh, người tín hữu chúng ta nhìn vào biến cố lịch sử đó như là đoạn đường chúng ta phải đi để tiến vào tương lai vinh thắng. Chúng ta phải can trường bước theo con đường mà các anh hùng hào kiệt đã đi trước chúng ta, vững tin vào sự viên mãn của công lý và sự thật trong Chúa Giêsu Kitô, viên đá tảng của niềm tin và niềm hy vọng chúng ta. Hãy liên kết thành sức mạnh để phá tan xiềng xích của sự bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ cộng sản. Hãy cùng nhau khai thông dòng sông lịch sử để nó được chảy và làm tươi mát phì nhiêu cho đất Việt thân yêu. Xin Thiên Chúa chúc lành và kiện toàn cho mọi hy sinh và nỗ lực của chúng ta, người con dân của tổ quốc trong và ngoài nước đang khát khao và tranh đấu cho công lý. Hãy vững tin tiến về bình minh mới, ngày mùa gặt mới của quê hương, vì “người đi gieo trong đau thương sẽ về giữa vui cười”.
Thánh lễ được Ca đoàn Don Bosco một ca đoàn lớn của Giáo xứ Saint Margaret Mary phụ trách. Đã dùng lời ca thật tuyệt vời dâng lên Thiên Chúa tâm tình và lời cầu xin cho các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh trong biến cố 30 tháng Tư, cùng những người đã chết trên đường vượt biển để tìm tự do mau được hưởng vinh phúc trên nước trời. Cùng cầu nguyện cho quê hương sớm thoát nạn cộng sản, độc tài. Mau được hưởng tự do, dân chủ, dân quyền và ấm no hạnh phúc.
Sau lời cám ơn của đại diện cộng đoàn, mọi người được mời gọi ký thỉnh nguyện thư gửi quốc hội và chính phủ Úc Đại Lợi ủng hộ đòi hỏi nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.
+Gm. Vincent Nguyễn Văn Long