Friday, February 27, 2009

Message of His Holiness Benedict XVI for Lent 2009

"He fasted for forty days and forty nights,
and afterwards he was hungry" (Mt 4,1-2)


Dear Brothers and Sisters!

At the beginning of Lent, which constitutes an itinerary of more intense spiritual training, the Liturgy sets before us again three penitential practices that are very dear to the biblical and Christian tradition – prayer, almsgiving, fasting – to prepare us to better celebrate Easter and thus experience God's power that, as we shall hear in the Paschal Vigil, "dispels all evil, washes guilt away, restores lost innocence, brings mourners joy, casts out hatred, brings us peace and humbles earthly pride" (Paschal Præconium). For this year's Lenten Message, I wish to focus my reflections especially on the value and meaning of fasting. Indeed, Lent recalls the forty days of our Lord's fasting in the desert, which He undertook before entering into His public ministry. We read in the Gospel: "Jesus was led up by the Spirit into the wilderness to be tempted by the devil. He fasted for forty days and forty nights, and afterwards he was hungry" (Mt 4,1-2). Like Moses, who fasted before receiving the tablets of the Law (cf. Ex 34,28) and Elijah's fast before meeting the Lord on Mount Horeb (cf. 1 Kings 19,8), Jesus, too, through prayer and fasting, prepared Himself for the mission that lay before Him, marked at the start by a serious battle with the tempter.

We might wonder what value and meaning there is for us Christians in depriving ourselves of something that in itself is good and useful for our bodily sustenance. The Sacred Scriptures and the entire Christian tradition teach that fasting is a great help to avoid sin and all that leads to it. For this reason, the history of salvation is replete with occasions that invite fasting. In the very first pages of Sacred Scripture, the Lord commands man to abstain from partaking of the prohibited fruit: "You may freely eat of every tree of the garden; but of the tree of the knowledge of good and evil you shall not eat, for in the day that you eat of it you shall die" (Gn 2, 16-17). Commenting on the divine injunction, Saint Basil observes that "fasting was ordained in Paradise," and "the first commandment in this sense was delivered to Adam." He thus concludes: " 'You shall not eat' is a law of fasting and abstinence" (cf. Sermo de jejunio: PG 31, 163, 98). Since all of us are weighed down by sin and its consequences, fasting is proposed to us as an instrument to restore friendship with God. Such was the case with Ezra, who, in preparation for the journey from exile back to the Promised Land, calls upon the assembled people to fast so that "we might humble ourselves before our God" (8,21). The Almighty heard their prayer and assured them of His favor and protection. In the same way, the people of Nineveh, responding to Jonah's call to repentance, proclaimed a fast, as a sign of their sincerity, saying: "Who knows, God may yet repent and turn from his fierce anger, so that we perish not?" (3,9). In this instance, too, God saw their works and spared them.

In the New Testament, Jesus brings to light the profound motive for fasting, condemning the attitude of the Pharisees, who scrupulously observed the prescriptions of the law, but whose hearts were far from God. True fasting, as the divine Master repeats elsewhere, is rather to do the will of the Heavenly Father, who "sees in secret, and will reward you" (Mt 6,18). He Himself sets the example, answering Satan, at the end of the forty days spent in the desert that "man shall not live by bread alone, but by every word that proceeds from the mouth of God" (Mt 4,4). The true fast is thus directed to eating the "true food," which is to do the Father's will (cf. Jn 4,34). If, therefore, Adam disobeyed the Lord's command "of the tree of the knowledge of good and evil you shall not eat," the believer, through fasting, intends to submit himself humbly to God, trusting in His goodness and mercy.

The practice of fasting is very present in the first Christian community (cf. Acts 13,3; 14,22; 27,21; 2 Cor 6,5). The Church Fathers, too, speak of the force of fasting to bridle sin, especially the lusts of the "old Adam," and open in the heart of the believer a path to God. Moreover, fasting is a practice that is encountered frequently and recommended by the saints of every age. Saint Peter Chrysologus writes: "Fasting is the soul of prayer, mercy is the lifeblood of fasting. So if you pray, fast; if you fast, show mercy; if you want your petition to be heard, hear the petition of others. If you do not close your ear to others, you open God's ear to yourself" (Sermo 43: PL 52, 320. 322).

In our own day, fasting seems to have lost something of its spiritual meaning, and has taken on, in a culture characterized by the search for material well-being, a therapeutic value for the care of one's body. Fasting certainly bring benefits to physical well-being, but for believers, it is, in the first place, a "therapy" to heal all that prevents them from conformity to the will of God. In the Apostolic Constitution Pænitemini of 1966, the Servant of God Paul VI saw the need to present fasting within the call of every Christian to "no longer live for himself, but for Him who loves him and gave himself for him … he will also have to live for his brethren" (cf. Ch. I). Lent could be a propitious time to present again the norms contained in the Apostolic Constitution, so that the authentic and perennial significance of this long held practice may be rediscovered, and thus assist us to mortify our egoism and open our heart to love of God and neighbor, the first and greatest Commandment of the new Law and compendium of the entire Gospel (cf. Mt 22, 34-40).

The faithful practice of fasting contributes, moreover, to conferring unity to the whole person, body and soul, helping to avoid sin and grow in intimacy with the Lord. Saint Augustine, who knew all too well his own negative impulses, defining them as "twisted and tangled knottiness" (Confessions, II, 10.18), writes: "I will certainly impose privation, but it is so that he will forgive me, to be pleasing in his eyes, that I may enjoy his delightfulness" (Sermo 400, 3, 3: PL 40, 708). Denying material food, which nourishes our body, nurtures an interior disposition to listen to Christ and be fed by His saving word. Through fasting and praying, we allow Him to come and satisfy the deepest hunger that we experience in the depths of our being: the hunger and thirst for God.

At the same time, fasting is an aid to open our eyes to the situation in which so many of our brothers and sisters live. In his First Letter, Saint John admonishes: "If anyone has the world's goods, and sees his brother in need, yet shuts up his bowels of compassion from him – how does the love of God abide in him?" (3,17). Voluntary fasting enables us to grow in the spirit of the Good Samaritan, who bends low and goes to the help of his suffering brother (cf. Encyclical Deus caritas est, 15). By freely embracing an act of self-denial for the sake of another, we make a statement that our brother or sister in need is not a stranger. It is precisely to keep alive this welcoming and attentive attitude towards our brothers and sisters that I encourage the parishes and every other community to intensify in Lent the custom of private and communal fasts, joined to the reading of the Word of God, prayer and almsgiving. From the beginning, this has been the hallmark of the Christian community, in which special collections were taken up (cf. 2 Cor 8-9; Rm 15, 25-27), the faithful being invited to give to the poor what had been set aside from their fast (Didascalia Ap., V, 20,18). This practice needs to be rediscovered and encouraged again in our day, especially during the liturgical season of Lent.

From what I have said thus far, it seems abundantly clear that fasting represents an important ascetical practice, a spiritual arm to do battle against every possible disordered attachment to ourselves. Freely chosen detachment from the pleasure of food and other material goods helps the disciple of Christ to control the appetites of nature, weakened by original sin, whose negative effects impact the entire human person. Quite opportunely, an ancient hymn of the Lenten liturgy exhorts: "Utamur ergo parcius, / verbis cibis et potibus, / somno, iocis et arctius / perstemus in custodia – Let us use sparingly words, food and drink, sleep and amusements. May we be more alert in the custody of our senses."

Dear brothers and sisters, it is good to see how the ultimate goal of fasting is to help each one of us, as the Servant of God Pope John Paul II wrote, to make the complete gift of self to God (cf. Encyclical Veritatis splendor, 21). May every family and Christian community use well this time of Lent, therefore, in order to cast aside all that distracts the spirit and grow in whatever nourishes the soul, moving it to love of God and neighbor. I am thinking especially of a greater commitment to prayer, lectio divina, recourse to the Sacrament of Reconciliation and active participation in the Eucharist, especially the Holy Sunday Mass. With this interior disposition, let us enter the penitential spirit of Lent. May the Blessed Virgin Mary, Causa nostrae laetitiae, accompany and support us in the effort to free our heart from slavery to sin, making it evermore a "living tabernacle of God." With these wishes, while assuring every believer and ecclesial community of my prayer for a fruitful Lenten journey, I cordially impart to all of you my Apostolic Blessing.

From the Vatican, 11 December 2008.

+ BENEDICTUS PP. XVI

© Copyright 2008 - Libreria Editrice Vaticana

Source: http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/lent/documents/hf_ben-xvi_mes_20081211_lent-2009_en.html


Thursday, February 26, 2009

Bai giang thanh le an tang Duc co Hong Y Phaolô Giuse Pham Dinh Tung

Bài giảng thánh lễ an táng Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng

Chúng ta cùng dâng thánh lễ cầu nguyện cho Đức Hồng Y Phaolô Giuse.

Trong phần đầu thánh lễ, Chúa luôn luôn nuôi dưỡng chúng ta là những người đang sống bằng lời của Ngài.

Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta biết cách sống ở trần gian thế nào để được hưởng hạnh phúc đời sau. Người ta thường gọi giờ phút kết thúc cuộc sống trần gian không phải chỉ bằng một từ chung là chết mà còn bằng nhiều cách nói khác có hàm chứa một niềm tin vào cuộc sống đời sau như: qua đời, từ trần, ra đi, sinh thì, về cõi vĩnh hằng, về với ông bà tổ tiên… Những kiểu nói này nêu lên một khía cạnh thật quan trọng của đức tin, đó là: sự sống thay đổi chứ không mất đi.

Kinh nghiệm cho thấy những người từ giã cuộc đời trần gian để đi về đời sau có đủ hạng tuổi: người trẻ có và người cao tuổi cũng có.

Trong bài đọc thứ nhất, sách Khôn ngoan, chương 4, dạy rằng: người qua đời ở bất cứ tuổi nào, nếu họ đã sống lương thiện, sống công chính, sống đẹp lòng Chúa, không làm điều ác, thì dù họ còn trẻ, họ cũng được Thiên Chúa ban thưởng.

Nếu họ đã làm điều thiện, dù cuộc đời của họ có ngắn ngủi thì Chúa cũng kể như họ đã hoàn tất một sự nghiệp lâu dài. Tâm hồn họ đẹp lòng Chúa nên Chúa muốn mau đem họ ra khỏi nơi gian ác. Đó là cách Thiên Chúa ban ơn cho những kẻ Chúa tuyển chọn.

Còn người cao tuổi, họ thật đáng kính trọng, không phải vì họ đã sống lâu, nhưng cũng vì họ đã sống công chính, không tì ố và đẹp lòng Chúa.

Lời Chúa trong Sách Khải huyền lại dạy chúng ta về một khía cạnh khác liên quan tới sự chết:

Những ai chết trong Chúa thì được chúc phúc vì các việc họ làm đều theo họ về đời sau.

Muốn chết trong Chúa thì cũng phải sống trong Chúa: nghĩa là sống lương thiện, công bằng bác ái, tuân giữ các giới luật Chúa, thi hành các lệnh truyền của Chúa, làm các việc thiện. Chính các việc thiện này sẽ theo ta về đời sau.

Mỗi lần làm việc thiện thì như gửi một món tiền thiêng liêng vào ngân hàng đời sau. Ngân hàng này không bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chánh, không bị vỡ nợ, mối mọt không gặm nhấm được, trộm cướp không lấy mất được. Gửi bao nhiêu, tiền vẫn còn nguyên đó, cộng với tiền lời. Chúa bảo đảm điều đó thật vững chắc.

Nhưng một câu hỏi được đặt ra: phải làm việc thiện lúc nào? Có người đã tính toán khôn khéo rằng: khi nào gần chết, ta sẽ làm việc thiện, và như vậy là cũng được chết trong Chúa và sẽ được Chúa chúc phúc.

Tính toán như vậy là rất phiêu lưu và nguy hiểm, vì có mấy ai biết được lúc nào mình chết. Hằng ngày, ta thấy nhiều người chết rất bất ưng, làm sao mà dọn mình cho kịp. Trong bài Tin Mừng theo Thánh Luca, chương 12, Chúa đưa ra hai dụ ngôn để khuyên ta lúc nào cũng phải sẵn sàng để gặp Chúa. người giữ cửa cầm đèn đợi chủ về, lúc nào cũng phải tỉnh thức, phòng khi chủ về lúc bất ngờ. Người canh trộm cũng vậy, vì chỉ cần sơ ý một chút là mất của.

Qua hai dụ ngôn này, Chúa có ý dạy ta phải tỉnh thức, phải ở trong tư thế sẵn sàng gặp Chúa, nghĩa là không những phải làm điều thiện mà còn phải thường xuyên làm điều thiện. Như thế, vừa bảo đảm một cuộc gặp gỡ tốt đẹp, vừa thu tích nhiều của cải thiêng liêng, là những của cải sẽ theo chúng ta về đời sau.

Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, hưởng thọ 90 tuổi, thật đáng kính trọng không phải vì ngài đã sống lâu cho bằng ngài đã sống công chính, đẹp lòng Chúa.

Tôi xin kể một câu chuyện liên quan đến giai đoạn khởi đầu cuộc sống "đi tu" của ngài.

Năm 1929, Tràng tập được thiết lập tại Hà nội, tọa lạc tại chính cơ sở của Đại chúng viện ngày nay. Đầu niên khóa 1931 – 1932, cũng như mọi năm, Tràng tập tổ chức thi tuyển để chọn học sinh vào lớp mới với con số tối đa khoảng trên 30 em. Lần đó, chú Phaolô Phạm Đình Tụng bị lọt sổ, chỉ suýt nữa trúng tuyển, có nghĩa là bị trượt, bị rớt. Nhưng chú vui vẻ về lại xứ Khoan Vĩ với cha nghĩa phụ Phêrô Phạm Bá Trực. Bỗng mấy ngày sau, một tin vui đưa tới, chú lại nhận được giấy gọi từ cha Décréaux, Bề trên Tràng tập gửi về Khoan Vĩ, gọi chú Tụng lên Tràng tập nhập lớp mới, vì có một chú, tuy đã trúng tuyển nhưng bị bệnh không thể tiếp tục học được phải rút lui, nên chú Tụng được gọi lên lấp vào chỗ trống. Chú Tụng mừng quá chừng, khi được đậu vớt và đã rất chăm chỉ học tập.

Có ai ngờ đâu, "phiến đá mà thợ xây loại bỏ" lại có thể được Thiên Chúa sử dụng làm nên cột trụ cho Giáo hội tại Giáo phận Bắc ninh, Tổng Giáo phận Hà nội và Giáo hội Việt Nam qua các chức vụ Linh mục, Giám mục, Tổng Giám mục, Chủ tịch hội đồng Giám mục và Hồng Y. Hơn nữa, các chức vụ đều được thi hành trong những thời gian lâu dài. Việc Thiên Chúa làm thật lạ lùng kì diệu.

Hết lòng tin tưởng vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa ngay từ khởi đầu cuộc dâng hiến của mình, Đức Hồng Y luôn vững lòng cậy trông và thường xuyên trung tín trong suốt các chặng đường tiếp theo của ngài. Đó chính là bí quyết lý giải các ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo hội qua bàn tay và nhiệt tâm của Hồng Y Phaolô Giuse.

Chúng ta hãy noi gương Đức Hồng Y Phaolô Giuse luôn nhận biết và tin tưởng vào ơn Chúa, chuẩn bị hành trang cho cuộc sống đời sau và thường xuyên làm việc thiện.

Thiên Chúa có cách làm việc riêng của Ngài, và đã làm những việc thật lạ lùng kỳ diệu. Đứng trước hồng ân của Thiên Chúa, chúng ta chỉ biết cúi đầu cảm tạ và suy tôn.

Hà nội ngày 26 tháng 2 năm 2009

+ Phaolô Nguyễn Văn Hòa

Loi tien biet Duc co Hong Y Phaolo Giuse Pham Dinh tung

LỜI TIỄN BIỆT ĐỨC CỐ HỒNG Y PHAOLÔ GIUSE PHẠM ĐÌNH TỤNG

Rền rĩ chuông buông hồi thảm thiết
Am vang rung động cả không gian
Người cha nhân ái rời trần thế
Đau xót thương người, lệ chứa chan.
Nguyện cầu Chúa cả sai thiên sứ
Rước đón hồn Người hưởng vinh quang
Bên tòa Thiên Chúa xin bầu cử
Giáo hội Việt Nam mãi hiên ngang.

Trọng kính Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse, ai sinh ra mà không chết. Đành rằng đó là quy luật cuộc sống, nhưng những lúc sinh ly tử biệt, tránh sao lòng khỏi quặn đau, mắt không ứa lệ.

Đối với người đời thì chết là hết, nhưng đối với người tín hữu Kitô, thì chết không phải là chấm hết, nhưng là cánh cửa khép lại cuộc sống trần gian và mở ra cuộc sống thiên quốc. Quãng đời gian khổ thử thách dương thế chỉ là giai đoạn chuẩn bị để bước vào cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu trên trời.

Từ năm 1954 đến nay, suốt nửa thế kỷ, cha đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng, Giám đốc Liên Chủng viện thánh Gioan của 8 Giáo phận miền Bắc, Giám mục Bắc Ninh, Giám đốc Đại Chủng viện thánh Giuse, Tổng Giám mục Giáo tỉnh Hà Nội, Hồng Y, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Thành viên Hội Cor Unum của Giáo Hoàng, cha đã đào tạo cho Giáo Tỉnh miền Bắc một hàng giáo phẩm, tu sĩ ưu tú, đầy khả năng, với bao linh mục, giám mục, để xây dựng, bảo tồn và phát triển một Giáo hội Việt Nam kiên cường trong đức tin, vững vàng trong đức cậy và nồng nàn trong đức mến.

Cha đã giáo dục và sản sinh cho xã hội bao người con ưu tú, thuộc mọi chức vụ, thành phần: công nhân, viên chức, giáo viên, kỹ sư, bác sĩ, nghệ sĩ, doanh nhân, giám đốc xí nghiệp, có cả anh hùng lao động nữa, đó là những người công dân tốt góp phần xây dựng đất nước giầu mạnh. Trên quê hương đất nước, cha như cây đa, cây đề gần gũi, rễ ăn sâu vào lòng dân tộc, vươn cành, xoè lá tỏa bóng mát cho đời.

Đối với Giáo hội hoàn vũ, cha như cây tùng, cây bách vươn cao trên núi Libăng; Đức cố Giáo hoàng Gioan Phao lô II mến thương cha như người hiền đệ khả ái; Đức Giáo hoàng Bênêđictô ca ngợi cha là một mục tử ưu việt luôn can đảm và trung thành phụng sự Giáo hội trong những thời kỳ gian khó; các Giám mục Việt Nam coi cha như bậc huynh trưởng đáng kính, các tín hữu mến mộ cha như người ông nhân hiền.

Cha đã đi qua một quãng đường dài với 90 năm tuổi đời, 60 năm Linh mục, 45 năm Giám mục, 15 năm Hồng Y, dù trong hoàn cảnh nào, ở cương vị nào cha cũng hoàn thành cách trọn hảo, cha luôn là một con người chân chính, một mục tử nhân hiền, một người thầy gương mẫu, một nhà lãnh đạo đức tin kiên cường, một chứng nhân Tin mừng của thời đại.

Cha đã ra đi, song hình ảnh của cha còn ghi khắc trong trái tim mỗi người chúng con, tinh thần của cha còn sống động trong tâm trí chúng con, lý tưởng của cha còn hướng dẫn đời sống đức tin của chúng con. Lịch sử kiên cường bảo vệ đức tin của Giáo Hội miền Bắc hơn nửa thế kỷ qua đã ghi đậm ấn dấu của cha và ảnh hưởng đó còn tồn tại đến những thế hệ tương lai.

Bây giờ, cha đang nằm lặng lẽ nơi đây, nhưng những lời thánh Phaolô lại vọng lên từ tâm khảm chúng con, từng lời, từng lời rành rọt như chính lời cha đang nhắn nhủ chúng con:

" Còn tôi, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã thi đấu trong cuộc thi cao đẹp, đã chạy hết quãng đường dài. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính. Chúa sẽ trao phần thưởng đó cho tôi, và không phải chỉ cho tôi, nhưng cho tất cả những ai mong đợi Người" (2Tm 4,6-8).

Trọng kính Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse, là môn đệ Đức Kitô, là những người kế thừa truyền thống đức tin anh dũng của các thánh tử đạo Việt Nam, là học trò của Đức cố Hồng Y, mỗi người chúng con sẽ gắng là Người Công Giáo Việt Nam anh hùng.

Tại nơi thiêng thánh này có sự hiện diện của vị đặc sứ Tòa Thánh, Đức Hồng Y Gioan Baotixita, đại diện cho Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, các Tổng Giám mục, Giám mục, Viện phụ, Bề trên dòng tu, Đức ông, Tổng đại diện, linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh, thân nhân họ hàng của Đức cố Hồng Y, cộng đồng dân Chúa, cả biển người, rừng khăn tang, đại diện cho toàn thể Giáo hội Việt Nam trong nước và ngoài nước, có thể nói đây là Giáo hội Việt Nam thu nhỏ đang thành kính nghiêng mình, cúi chào tiễn biệt Đức cố Hồng Y đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Trong giờ phút linh thiêng, chúng con xin mẹ Địa cầu hãy mở rộng vòng tay đón thi hài Đức cố Hồng Y vào lòng đất, thân cát bụi trở về cát bụi.

Chúng con xin Chúa Kitô là sự sống lại và là sự sống hãy sai binh đoàn thiên thần đón hồn thiêng Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse và phó thác cho Thiên Chúa Cha là nguồn sống hạnh phúc vĩnh hằng, để thầy ở đâu thì môn đệ cũng ở đó. Đúng như khẩu hiệu của Đức cố Hồng Y: "Chúng tôi tin ở tình yêu Thiên Chúa". AMEN

Giám mục phụ tá Hà Nội
+ GM Lôrensô Chu Văn Minh

Wednesday, February 25, 2009

Ash Wednesday

In the morning, when I came down to the kitchen, I saw my wife's note on the fridge: "Today is Ash Wednesday". Few words. A lot meaning. Thanks for the reminder.

What should we do today and in the Lent season?

V




Monday, February 23, 2009

NHỚ “CỤ HỒNG” CỦA CHÚNG CON

NHỚ "CỤ HỒNG" CỦA CHÚNG CON
Lm Lê Quang Uy dcct

Ảnh chụp Đức Hồng Y bên phải, cùng với cha nguyên Giám Tỉnh DCCT đứng ở giữa và cha Chân Tín DCCT bên trái, trong ngày Đức Hồng Y và cha Chân Tín cùng kỷ niệm 50 năm Linh Mục tại Hà Nội 1949 - 1999

Vậy là "cụ Hồng" đã được về với Chúa là Cha Cả trên Trời ngay trong Ngày của Chúa 22.2.2009. Chúng tôi, những anh em Linh Mục Bắc Ninh hoặc có gốc Bắc Ninh, từ khi Đức Cha Phạm Đình Tụng nhận tước vị Hồng Y, vẫn thường nói với nhau về ngài ở ngôi thứ ba là "cụ Hồng" như thế, thân tình như gọi ông nội, gọi bố mình trong gia đình.

Cách đây hơn mười năm, khi vừa chịu chức kín đáo trong miền Nam xong, tôi xin cha Giám Tỉnh DCCT cho ra phục vụ tại Giáo Phận Bắc Ninh. Lúc ấy "cụ Hồng" đã chuyển từ Bắc Ninh về làm Tổng Giám Mục Hà Nội rồi, nên ngay khi vừa từ Sài-gòn bay ra, tôi được cha Nguyễn Huy Tảo và cha Trần Bá Hạnh đón ở sân bay Nội Bài, đưa ngay về Tòa Giám Mục Hà Nội để chào ngài trước rồi mới về trình diện Đức Cha Bắc Ninh.

Cha Tảo với cha Hạnh là hai trong số bảy tiến chức được "cụ Hồng" trao sứ vụ Linh Mục "chui" năm 1974, bây giờ biết tôi cũng nằm trong "diện" đặc biệt ấy, cha Tảo ngồi bên cạnh tôi trên chiếc xe con len lỏi giữa các đường phố Hà Nội, bảo: "Bác cứ yên tâm, ngoài này, Giáo Phận nào cũng có, nhất là Bắc Ninh mình, trước đây nhiều cha phải "chui" rồi phải chịu tù giam hoặc quản thúc, Đức Cha nhà mình rất quan tâm đến anh em tụi mình. Bây giờ thế nào cũng lại thương bác lắm cho mà xem".

Mà còn hơn vậy nữa, Đức Cha không chỉ thương vì tôi đến thời buổi này mà còn phải "chui", nhưng phần lớn còn do tôi là hậu duệ của cha già Vũ Ngọc Bích, và là đàn em của cha Trịnh Ngọc Hiên lúc ấy đang là Bề Trên DCCT Nhà Thái Hà. Đức Cha nghe tôi trình bày mọi sự xong xuôi thì cười rất tươi, đứng lên, đi vào buồng trong một lúc rồi trở ra, ân cần đặt vào tay tôi một chiếc phong bì nho nhỏ. Ngài bảo: "Cha cho tôi xin một Lễ Tạ Ơn, coi như cùng với cha mở tay nhé !" Ôi, chiếc phong bì ấy nhỏ vậy thôi mà bên trong chứa một món quà rất lớn, lớn về vật chất và lớn cả về tình cảm thân thương, đến nỗi cả nửa năm sau, khi gặp một chuyện quan trọng, tôi mới dám lấy món quà quý trọng ấy ra chi dùng.

Cứ thế, trong suốt ba năm tôi được ngược xuôi phục vụ trên đất Bắc Ninh, cả sau này trên đất Hà Nội, bao giờ gặp "cụ Hồng", cụ cũng chỉ hỏi tôi mấy câu thôi mà tôi hiểu ngay rằng ngài biết rất rõ mọi công việc tôi và anh em DCCT đang làm. Tôi cảm được ngài luôn tận tụy cho Mục Vụ ở Hà Nội nhưng lòng thì vẫn cứ đau đáu với những thăng trầm của Bắc Ninh. Có dịp về thăm nơi chốn cũ, cụ già như trẻ hẳn ra, tươi tắn, bước đi lẫm chẫm chập choạng như em bé nhưng những lời huấn dụ thì vẫn còn đấy cái sắc sảo khôn ngoan của một vị lão trượng, nhân từ hiền dịu nhưng lại vẫn can trường mạnh mẽ, từng trải những giai đoạn khó khăn căng thẳng nhất của Hội Thánh dưới chế độ miền Bắc CS.

Tưởng nhớ và tri ân "cụ Hồng", tôi xin chép lại dưới đây hai bản kinh được lưu truyền trong Giáo Phận Bắc Ninh có lẽ phải đến hai, ba chục năm nay rồi. Thú thật, bản thân tôi khi dâng Lễ trên đất Bắc Ninh, tai nghe không biết bao nhiêu lần nhưng miệng chỉ lẩm nhẩm đọc theo, chưa bao giờ chịu học cho thuộc. Bây giờ tác giả các bài kinh ấy đã khuất, tôi bần thần một lúc, nẩy ra ý gọi điện thoại ra Giáo Xứ Ngô Khê thuộc Giáo Phận Bắc Ninh để xin nguyên văn bản kinh. May quá, gặp được bé Thảo, Giáo Lý Viên, con gái bà lang May, đọc cho tôi trong này gõ lại thành văn bản vi tính.

Bài thơ lục bát là lời nguyện cả cộng đoàn Nhà Thờ đọc râm ran ngay sau khi Hiệp Lễ:

"Con thờ lạy Chúa chí tôn
Đoái thương ngự xuống lòng con giờ này.
Hợp cùng trời đất muôn loài,
Hợp cùng sông biển cỏ cây núi đồi,
Hợp cùng thần thánh trên trời,
Con ca tụng Chúa đời đời hiển vinh.
Tạ ơn Chúa rất nhân lành
Đã thương ban Thịt Máu mình nuôi con.
Con dâng cho Chúa xác hồn
Việc làm, đời sống, vui buồn, khổ đau.
Nguyện xin Mình Thánh nhiệm mầu
Giữ con hồn xác trước sau an lành,
Cho con giữ đạo nhiệt tình,
Sau lên hưởng phúc trường sinh Thiên Đàng.
Xin phù hộ Đức Giáo Hoàng
Cùng hàng Giáo Phẩm và đoàn Giáo Dân.
Xin ban xuống mọi ơn cần
Cho người thân thuộc xa gần của con.
Xin thương kẻ khuất người còn,
Xin cho tổ quốc con muôn phúc lành.
Cho người tội lỗi sửa mình,
Cho người đau khổ cậy tin không sờn.
Quyết tâm con mến Chúa hơn,
Tránh xa tội lỗi giữ ơn trung thành.
Quyết tâm con sống trọn lành,
Xứng con Cha Cả hiển vinh trên Trời".

Còn bài kinh sau đây, ngắn gọn, được đọc ngay sau khi chủ tế trao Phép Lành Thiên Chúa Ba Ngôi cuối Thánh Lễ: "Lạy Chúa, xin chúc lành cho chúng con. Lễ vừa xong, chúng con sắp ra về, chúng con sẽ đem Chúa về với chúng con. Chúng con sẽ về gia đình, sẽ đến nhà trường, sẽ vào công sở hay ra đồng ruộng. Chúa luôn ở với chúng con. Đó là vinh dự của người Công Giáo, để cho mọi người biết chúng con là con cái Cha Cả trên Trời. Amen".

Lạ quá, mà cũng tuyệt vời quá, đối với "cụ Hồng" của chúng ta, bao giờ cụ cũng kết thúc mọi lời cầu nguyện bằng danh xưng Cha Cả trên Trời. Chúng ta có thể tin chắc rằng: nay thì cụ đã hoàn thành chuyến đi dài đằng đằng 90 năm cuộc đời để về hạnh ngộ với Thiên Chúa là Cha Cả trên Trời. Giá mà trong Thánh Lễ An Táng vào thứ năm này tại Hà Nội, đến phút cuối, vị Chưởng Nghi sẽ cất lên lời kinh cho cả cộng đoàn cùng tuyên xưng:

"Lạy Chúa, xin chúc lành cho chúng con. Lễ An Táng Đức Hồng Y thân yêu của chúng con vừa xong, chúng con sắp ra về, nhớ lời Người đã dặn dò, chúng con sẽ đem Chúa về với chúng con... Amen"

Lm. LÊ QUANG UY, DCCT,
Sài-gòn, Chúa Nhật 22.2.2009

http://dcctvn.net/news.php?id=2094

TELEGRAM FOR THE DEATH OF CARDINAL PHAM DINH TUNG

VATICAN CITY, 23 FEB 2009 (VIS) - Given below is the text of a telegram sent by the Holy Father to Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi, Vietnam, for the death of Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung, archbishop emeritus of the same see. The cardinal died on 22 February at the age of 89.

"With great sadness I learned the news of the death of Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung, archbishop emeritus of Hanoi and your predecessor, and I wish to express my fervent union in prayer with all the bishops of Vietnam, with the faithful of the archdiocese of Hanoi and the rest of the country, with the family of the late cardinal, and with all people affected by this loss. I ask God the Father, from Whom all mercy comes, to welcome into His peace and light this eminent pastor who, through difficult circumstances, was able to serve the Church with great courage and generous loyalty to the See of Peter, tirelessly dedicating himself to the announcement of the Gospel. To you, to your auxiliary, to the bishops of Vietnam, to priests and religious, to the faithful of the archdiocese of Hanoi, as well as to the relatives of the late cardinal and everyone participating in the funerary rites, I impart a heartfelt apostolic blessing".

TGR/DEATH CARDINAL PHAM DING TUNG/...VIS 090223 (240)
Source: The Vatican Information Service (http://212.77.1.245/news_services/press/vis/dinamiche/d7_en.htm)


VĂN PHÒNG QUỐC VỤ KHANH
Vatican, ngày 23 tháng 2 năm 2009

Kính thưa Đức Cha,
Được tin Đức Hồng Y Phao-lô Giu-se Phạm Đình Tụng, nguyên Tổng Giám
Mục Hà Nội, vị tiền nhiệm của Đức Cha, vừa mới qua đời, Đức Thánh Cha
xin gởi Đức Cha điện văn sau đây:

Kính thưa Đức Cha Giu-se NGÔ QUANG KIỆT
Tổng Giám Mục Hà Nội

"Được tin Chúa đã gọi về với Chúa Đức Hồng Y Phao-lô Giu-se PHẠM ĐÌNH TỤNG, nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội, Tôi xin xin bày tỏ với Đức Cha, với Đức Cha Phụ Tá và các đức Giám Mục Việt Nam, với gia đình người quá cố và toàn thể các tín hữu tại Việt Nam, sự thông cảm sâu xa và sự liên kết của tôi trong việc cầu nguyện. Nguyện xin Chúa đón nhận vào nơi bình an và vui tươi người Mục Tử trung tín đã hiến thân phục vụ Đức Ki-tô và Hội Thánh của Người, một cách nhiệt tình và quảng đại.

Hồng Y Tarcisio Bertone
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh"

Kết hợp với lời cầu nguyện của Đức Cha cầu cho Đức Hồng Y quá cố, tôi xin cam đoan dành những tình cảm thân tình và tận tụy của tôi cho Đức Cha.
(Ký tên)
Fernando Filoni
Xử lý thường vụ

Source: http://vietcatholic.net/News/Html/64483.htm

May ky niem ve Duc Hong Y Phaolo-Giuse Pham Dinh Tung

Mấy kỷ niệm về Đức Hồng y Phaolô-Giuse Phạm Đình Tụng
TS Phạm Huy Thông
VietCatholic News (22 Feb 2009 15:41)

Tôi gọi điện thoại cho cha Thư ký Lê Trọng Cung. Cha xác nhận tin Đức Hồng y Phaolô- Giuse đã được Chúa gọi về lúc 10h10 ngày 22-2-2009. Tôi vội báo tin cho Đức cha Thái Bình. Ngài hoảng hốt: Vậy bây giờ tôi phải đến Toà Tổng giám mục Hà Nội ngay. Đột nhiên bao nhiêu kỷ niệm về Đức Hồng ào về trong tôi với bao cảm xúc trào dâng.

Tôi ấn tượng nhất về lễ nhậm chức TGM Hà Nội của Ngài ngày 14-8-1994. Bởi khi đó, dư luận vẫn lo ngại rằng: đây là giải pháp tình thế của hoàn cảnh, chứ cụ già đã đến tuổi làm đơn nghỉ hưu theo giáo luật, lại gầy gò ốm yếu thì còn đâu mà sức lực làm việc? Ấy vậy mà, con người gầy gò, nhỏ bé đó đã chinh phục được cả biển người trước quảng trường nhà thờ lớn Hà Nội. Ngài vào Nhà thờ quỳ xuống, đề nghị mọi người thinh lặng để tưởng nhớ linh mục Phạm Bá Trực- người cha linh hướng của mình, tưởng nhớ Đức Hồng y Trịnh Như Khuê- người đã nâng đỡ và phong chức giám mục cho Ngài năm 1963. Thật đúng là người hiếu nghĩa. Lời chia sẻ của vị chủ chăn đầy ắp ưu tư:

"Thưa anh chị em thân mến, tôi về nhận giáo phận trong giai đoạn nước nhà đổi mới. Giáo hội cũng cần thích nghi theo nhịp đổi mới của dân tộc. Biết bao công việc phải làm, biết bao vấn đề cần giải quyết. Nhiều nhà thờ xuống cấp lâu ngày, hư hỏng vì chiến tranh cần tu sửa, nhiều giáo xứ thiếu thánh lễ đang mong chờ có linh mục khôn ngoan, đạo đức hết mình phục vụ theo gương Thày Chí Thánh… Các em thiếu nhi cần được giúp đỡ để nâng cao trình độ giáo lý và văn hoá. Các thanh niên chuẩn bị bước vào đời cần được hướng dẫn trở nên giáo dân tốt"…

Vậy là Ngài gánh nhiệm vụ và biết rõ rất nặng nề. Ngài quỳ xuống trước bàn thờ cùng cộng đoàn đọc kinh dâng giáo phận cho Thánh Tâm Chúa. Nhưng Chúa muốn thử thách Ngài thêm. Ngay sau khi vinh thăng Hồng y ngày 26-11-1994, Ngài phải kiêm thêm giám quản Hưng Hoá vì Đức cha Giuse Nguyễn Phụng Hiểu- đồng hương Phát Diệm với Ngài đã qua đời. Đến ngày 1-9-1998, Đức cha Vinh sơn Phạm Văn Dụ của Lạng Sơn lại ra đi và ngày 10-3-1999, Đức cha G.M Nguyễn Tùng Cương của Hải Phòng cũng được Chúa gọi về. Vậy là Ngài phải kiêm làm giám quản ba giáo phận nữa. Mà giám quản đâu có phải chỉ đến khi lễ quan thày hay về làm phép Thêm sức đâu? Vậy là Ngài cứ phải chạy đi chạy lại như con thoi. Tôi nói vui với Ngài là Ngài cầm tinh con sơn dương (tuổi Kỷ Mùi 1919) nên thoắt ở nơi này, thoắt ở nơi kia.

Địa bàn giáo phận Hà Nội đã rộng, giáo tỉnh Hà Nội càng rộng mênh mông. Vậy mà nơi nào cũng có dấu chân của Ngài. Giáo phận nào có "vấn đề", lập tức Ngài có mặt để an ủi, nâng đỡ. Không chỉ giáo dân Hà Nội, Bắc Ninh mà cả nhiều nơi khác cũng tin tưởng, trông cậy nơi Ngài. Thành ra cứ có việc gì là họ lại chạy đến Đức Hồng Y. Nào là chuyện xích mích giữa ban hành giáo và cha xứ Y.; chuyện nhà xứ B. xây quá to mà dân còn nghèo. Nào là nhà thờ N cổ kính mà cha sở định phá đi để xây mới…Một số giáo dân quá mộ mến, tí ti chuyện nhà, chuyện xứ họ cũng vào " trình Đức Hồng y". Hoặc có vài quả cam, trái mít đầu mùa cũng chờ cả buổi gặp bằng được mới thôi. Họ đâu có biết, ngài phaỉ lo toan công việc của cả giáo tỉnh, cả giáo hội Việt Nam trong cương vị là Chủ tịch HĐGMVN. Vậy mà ngài vẫn kiên nhẫn lắng nghe từng người, từng đoàn hết ngày này qua ngày khác. Ngay bản thân tôi, Ngài cũng ưu ái quá chừng. Khi gọi đến cho ít tiền để viết luận án Tiến sĩ, khi Ngài qua Roma dự lễ phong chân phước Anre Phú Yên, Ngài gọi tôi muốn mua quà gì Ngài mua cho vì có thể đây là lần cuối Ngài xuất ngoại. tôi xin Ngai một cỗ tràng hạt do chính Đức Thán cha ban phép cho mẹ tôi. Ngài ưng thuận làm theo và mẹ tôi đi đâu cũng khoe cỗ tràng hạt của Đức Thánh cha do chính Đức Hồng y xin cho.

Sức làm việc của con người nhỏ bé này thật phi thường vượt xa vóc dáng về thể chất của Ngài. Ngày 14-3-1999, người ta thấy Ngài ở Bùi Chu để chia sẻ về việc đức cha Vũ Duy Nhất đã già yếu mà chưa có người thay thế. Sáng ngày 15-3, Ngài đã chủ sự lễ tang Đức cha Hải Phòng và buổi chiều đã về Hà Nội để làm việc với phái đoàn của Toà thánh do Đức ông Cetetino Migiliore đẫn đầu.

Ngài làm việc quên cả bản thân mình. Tôi còn nhớ, năm 1995, Ngài bị ngã gẫy xương vai phải vào viện bó bột, đóng đinh rất đau nhưng khi nghe tin Đức Gioan Phaolo 2 cũng bị ngã, Ngài vẫn thảo điện thăm hỏi. Hôm tôi vào thăm Ngài tại phòng riêng. Vết thương của Ngài tái phát, chảy máu. Ngài hỏi tôi về tình hình nghiện hút ma tuý ở ngòai xã hội và muốn tôi cung cấp số liệu. Tôi nghĩ, chắc Ngài hỏi cho biết thế thôi. Nhưng đến ngày 22-10-1996, Ngài công bố Thư chung về vấn đề này. Lời lẽ rất cảm động: "Đây là một tai hoạ cho xã hội và nguy hại cho giáo hội hôm nay. Bởi vì nó phá hoại sức khoẻ, hạ thấp nhân phẩm con người, gây rối loạn trong gia đình, làm mất trật tự xã hội, đe doạ đức tin và nếp sống của người tín hữu, chẳng những cướp đi hạnh phúc trần gian mà còn đe doạ hạnh phúc đời sau nữa. Vì thế tôi khẩn thiết kêu gọi mọi người hảy chung tay góp sức chặn đứng và tẩy sạch tệ nạn này ra khỏi gia đình, giáo xứ và làng xóm chúng ta".

Tôi còn nhớ khi Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt về làm giám quản Hà Nội cũng có dư luận ì xèo cho là không phải dân Hà Nội gốc và mới làm giám mục mấy năm. Tôi nói chuyện với Ngài. Ngài bảo: đấy không phải là ý kiến của hàng giáo sĩ và giáo dân Hà Nội. Rồi chính Ngài soạn văn thư gửi Toà thánh chấp thuận Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt. Trong lễ nhậm chức Tổng giám mục của Đức cha Giuse Kiệt ngày 20-2-2005, Ngài đã thay mặt cộng đoàn dân Chúa Hà Nội nguyện hiệp thông và trung thành với Đức tân Tổng giám mục, coi Đức tân Tổng giám mục là người thày dạy dỗ cộng đoàn. Đức TGM Giuse Kiệt cũng xin Ngài tiếp tục cộng tác và giúp đỡ mình trong sứ vụ mới. Vậy là bao dư luận i xèo đã tiêu tan hết.

Sau khi nghỉ hưu, Ngài định đi một xứ nhỏ bé nào đó để tĩnh dưỡng nhưng Đức TGM Giuse xin Ngài ở lại không chỉ để tiện chăm sóc mà còn là chỗ nương tựa cho mình. Vậy là Ngài vâng lời ở lại Toà Giám mục. Thật vậy, có bóng Ngài nhiều vấn đề phức tạp đã tìm được hướng giải quyết. Ngay cả khu Toà Khâm sứ, nếu không có thái độ kiên quyết của Ngài, nó đã được xây dựng thành cao ốc từ năm 2003. Còn chủ dự án đành ngậm ngùi san lấp mặt bằng sau khi đã bỏ mấy tỉ đồng để chạy dự án và làm tầng hầm ở đấy.

Ngài không có những tác phẩm đồ sộ, không có nhiều bài giảng hùng hồn nhưng là những lời cầu nguyện đơn sơ, chân thành nhưng nếu sưu tập lại, nghiền ngẫm cũng thấy được ý tưởng lớn của nhà truyền giáo nhiệt thành. Chính sự đơn sơ và nhiệt huyết đó đã gieo trồng lòng nhiệt thành cho giáo sĩ và giáo dân nơi Ngài coi sóc. Bắc Ninh, Hà Nội, có nơi nào không có bàn tay ươm trồng của Ngài.

Sự đơn sơ của Ngài gây cảm phục ngay nhiều cán bộ Nhà nước đối với Ngài. Ông Nguyễn Chính- Quyền Trưởng ban Tôn giáo chính phủ nhiều lần nói với tôi rằng, Ngài là bậc chân tu rất đáng kính trọng. Bây giờ nghỉ hưu ở Sài Gòn nhưng nếu có dịp ra Hà Nội, ông lại nhờ tôi đưa đên thăm Ngài. Hai người ôm lấy nhau như những người thân thiết lâu ngày gặp lại.

Người Việt coi số 9 là số đẹp. Vàng 4 số 9 là vàng ròng. Cuộc đời Ngài có rất nhiều biến cố gắn với con số 9. Ngài sinh năm 1919, qua đời năm 2009, hưởng thọ 90 tuổi. Năm 1929, Ngài vào trường tập. Năm 1949, Ngài được nhận chức Phó tế và 6-6-1949 được truyền chức linh mục. Ngài có lẽ là được Chúa chọn cách riêng. Khi thi vào trường tập, ngài đứng thứ 39 mà trường chỉ lấy có 37 học sinh. Cứ tưởng rớt. Ai ngờ có 2 thí sinh ốm phải nghỉ, vậy là Ngài lại đỗ. Rồi khi đã bước sang tuổi 75 phải nộp đơn nghỉ hưu theo giáo luật, Ngài lại được vinh thăng TGM Hà Nội, rồi Hồng y. Vậy là Chúa đã chọn Ngài chứ không phải trần gian.

Cầu cho Ngài sớm được hưởng dung nhan Người đã chọn lựa và dẫn dắt Ngài suốt 90 năm qua.

Hà Nội, ngày Đức Hồng y tạ thế.
TS Phạm Huy Thông
http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=64445

Sunday, February 22, 2009

Cardinal Paul Joseph Pham Đình Tung, Archbishop emeritus of Hà Nội (Viêt Nam) passed way

VietCatholic News (22 Feb 2009 17:26)

HANOI - Cardinal Paul Joseph Pham Đình Tung, Archbishop emeritus of Ha Nôi (Viêt Nam), passed way this morning (February 22, 2009) in Hanoi.

Cardinal Tung was born on 15 June 1919 in Bình-Hòa, in the Diocese of Phát Diêm. Ordained to the priesthood on 6 June 1949, he was named Bishop of Bac Ninh on 5 April 1963 and received his episcopal ordination on 15 August that year.

He was called to assume the role of Apostolic Administrator of Han Nôi on 18 June 1990, after the death of Cardinal Joseph Trinh Văn Căn on 18 May. On 23 March 1994, he was appointed Archbishop of Ha Nôi.

For virtually all the 30 years of his episcopate in the Diocese of Bac Ninh (except the last four), he was forced to stay at home without ever being able to make pastoral visits to the more than 100 parishes in his ecclesiastical territory. With only three priests in all, and restricted in his movements and means of communication, during his years of 'house arrest', the Bishop started to write the whole of Jesus' life as it is told in the Gospels, the Christian doctrine, the commandments of God and of the Church, and the sacraments in the 'luc-bat' poetic form (stanzas of six or eight words). The cadence of the composition helps people learn them quickly.

He formed councils of lay people in the parishes, their number varying according to the importance of the parishes, to be responsible for the continuation of religious life in the local communities and provide a three-year marriage course for the young people.

Another initiative promoted by the former Bishop Pham Đình Tung was the foundation of a secular institute for boys and girls for the purpose of training them as catechists. The initiative has had excellent results and these young catechists, traveling all over the country guaranteeing catechetical courses everywhere, especially to children.

The results of this work of evangelization were demonstrated in a Jubilee Year proclaimed to mark the centenary of Bac Ninh Cathedral's foundation. The celebrations began on 8 December 1992 and ended exactly a year later. It was recorded that more than 30 thousand faithful visited the mother church of the Diocese.

In 1990, John Paul II promoted the Bishop to Ha Nôi, first as Apostolic Administrator and subsequently on 23 March 1994 as Archbishop.

Created and proclaimed Cardinal by Pope John Paul II in the Consistory of 26 November 1994, of the Title of St. Mary Queen of Peace in Ostia.

Archbishop emeritus of Ha Nôi, 19 February 2005.

VietCatholic
http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=64449

DHY Pham Dinh Tung: mot nguoi thay, mot nguoi cha

ĐHY Phạm Đình Tụng: một người Thầy, một người Cha
Lm. Đặng Xuân Thành
VietCatholic News (22 Feb 2009 15:07)

Trong cái giá lạnh của miền Bắc, ai cũng muốn cuộn mình trong chăn mơ màng ngủ, xem phim hoặc đọc truyện. Thế mà ngay từ tờ mờ sáng, chẳng phải chỉ các chức sắc Giáo Hội mà cả các giáo dân tầm thường, chẳng phải lớp thanh niên trai tráng mà là các ông bà có tuổi, chẳng phải từ một góc phố nào đó trong thủ đô Hà Nội mà tận những xóm làng xa xôi thuộc các miền quê Hà Tây, Hà Nam, Hòa Bình, Nam Định…, đã lục tục lên đường đi tới Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội. Điều gì mạnh đến nỗi đã lôi kéo được đông đảo tín hữu Công Giáo với đủ mọi tầng lớp rời giường chiếu và bếp lửa êm ấm, rời công ăn việc làm và người thân rất quan trọng để đến đây ?

Giản dị chỉ vì lòng ngưỡng mộ và biết ơn đối với vị cha già của tổng giáo phận: đức hồng y Phaolô-Giuse PHẠM ĐÌNH TỤNG, nhân kỉ niệm 90 ngày sinh, 60 năm linh mục, 45 năm giám mục, 15 năm hồng y, đang nghỉ hưu và dưỡng bệnh tại tòa Tổng Giám Mục Hà Nội.

Thật ra, nguyên những con số vừa kể cũng đáng làm cho nhiều người ngưỡng mộ và tò mò muốn biết về con người này. Bởi lẽ chẳng dễ dàng gì mà sống thọ đến 90 tuổi, nhất là khi phải sinh ra và lớn lên trong những thời kì nghèo nàn nhất của đất nước Việt Nam ? Càng không dễ dàng gì khi làm linh mục (1949-2008), giám mục (1963-2008), hồng y (1994-2008) – nghĩa là nắm giữ những chức vị cao nhất tại một giáo hội địa phương – trong một thời gian dài như thế và trong bối cảnh chính trị - tôn giáo – xã hội phức tạp như vào những thập niên ấy ?

Nhưng nếu tìm hiểu sâu xa hơn, người ta sẽ càng thêm ngưỡng mộ và tri ân con người ấy. Một con người vừa có thiên hướng vừa có thành tích đáng trân trọng trong hai lãnh vực rất được thiên hạ kính nể, đó là làm thầy và làm cha. Chính vì thế, nội dung câu chuyện và đề tài trao đổi của mọi người đến gặp ngài có thể khác nhau, nhưng cung cách và thái độ của ai ai đối với ngài cũng là cung cách và thái độ của những học trò và những người con.

Quả thật, ngài đã làm thầy và làm cha cách chập chững ngay từ khi thực tập mục vụ tại các giáo xứ Khoan Vĩ – Lý Nhân (Hà Nam). Làm thầy và làm cha cách nhiệt tình khi phục vụ trẻ mồ côi tại cô nhi viện Têrêxa (Hàng Bột – Hà Nội), phục vụ người nông dân nghèo từ quê ra thành thị làm ăn tại khu nhà bác ái xã hội Bạch Mai (Hà Nội), phục vụ giáo dân trong đời sống đức tin và bí tích tại giáo xứ Hàm Long (Hà Nội). Làm thầy và làm cha cách sâu sắc khi trở thành giám đốc tiểu chủng viện thánh Gioan (Hà Nội) – chịu trách nhiệm về đời sống nhân bản và đức tin của gần 200 chủng sinh từ các giáo phận miền Bắc. Làm thầy và làm cha cách sáng tạo khi được cắt cử trông coi giáo phận Bắc Ninh – một giáo phận vừa nghèo về mọi mặt vừa rộng về địa lí. Thông qua nhúm linh mục giàu lòng bác ái như ngài, thông qua hàng ngũ giáo dân tông đồ đông đảo được huấn luyện cách căn bản, ngài đã điều hành được giáo phận; trong số đó phải kể đến việc thành lập lớp nữ giáo dân độc thân phục vụ khắp nơi trong nhiều vai trò khác nhau, ban đầu gọi là Hội Tận Hiến, về sau trở thành Tu Hội Hiệp Nhất. Từ năm 1994, ngài chỉ chuyển địa bàn hoạt động, chứ không chuyển nghề tay phải của mình là làm thầy và làm cha tại tổng giáo phận Hà Nội. Ngài tiếp tục công tác giáo dục các chủng sinh của đại chủng viện và đào tạo giáo dân tông đồ. Năm 1996, vừa khôi phục vừa mở rộng Hội Thầy Giảng cũ của tổng giáo phận, ngài thành lập Tu Đoàn Tông Đồ Truyền Tin không chỉ cho nam giới (không chỉ làm linh mục mà còn làm linh mục giàu tinh thần truyền giáo, không chỉ làm linh mục mà còn làm giáo dân tận hiến trong mọi ngành nghề) và cả cho nữ giới. Và hiện nay, ngài vẫn tiếp tục nghề làm thầy và làm cha cách âm thầm và khiêm tốn trong những hi sinh và nguyện cầu cho những học trò và con cái của mình, đã trưởng thành và có thể không còn cần dạy dỗ nữa, nhưng vẫn cần ơn Chúa.

Có một điều mà người thầy và người cha này không bao giờ để mất hẳn hay để nhòa đi trong công tác giáo dục và đào tạo của mình, đó là chú ý đến một lớp nhà đào tạo gồm các linh mục không chỉ giỏi nghiệp vụ mà quan trọng hơn, gần gũi với giáo dân, đồng thời chú ý đến hàng ngũ giáo dân được đào tạo để dấn thân trong trần thế. Nên nhớ đây là những trục tư tưởng chính trong công đồng Vatican II (1963-1965 – đặc biệt qua sắc lệnh "Chức vụ và đời sống linh mục", hai hiến chế về Giáo Hội và Giáo Hội trong thế giới ngày nay). Tuy không tham dự công đồng – thậm chí có thể không nắm bắt tình hình thời sự của công đồng tại Vatican trong những năm Việt Nam đóng cửa – nhưng dường như ngài đã có những trực giác ấy của công đồng. Người ta có thể giải thích đó là do hoàn cảnh thực tế của các giáo phận bắt buộc ngài suy nghĩ thế, nhưng tại sao chúng ta không được phép nghĩ đó là kết quả thu lượm được từ những suy nghĩ và cầu nguyện sâu xa của ngài về Đức Giê-su mục tử, hay từ tấm lòng nhân ái và bao dung của một người cha và một người thầy ? Đó có lẽ cũng là điểm lôi kéo nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân từ miền Nam tìm gặp ngài sau ngày đất nước thống nhất: tại Bắc Ninh, người ta không chỉ nghe mà còn chứng kiến thấy sự gần gũi của ngài với giáo dân, cũng như sự trân trọng và tin tưởng ngài dành cho các tông đồ giáo dân – nhất là những giáo dân tận hiến trọn đời cho Chúa và cho Giáo Hội; hay tại Hà Nội, người ta cũng tiếp tục được nghe ngài chia sẻ ước nguyện và thao thức của mình muốn thấy một hàng ngũ linh mục đạo đức ở chỗ có trái tim mục tử như của Đức Giê-su, và một lớp giáo dân say sưa sống đạo và truyền đạo ngay giữa lòng đời. Đến cả ngày hôm nay, khi tuổi già sức yếu, khi lực đã bất tòng tâm, ngài vẫn không để tắt ngọn lửa khao khát ấy. Thỉnh thoảng gặp lại một vài người đã từng chia sẻ với ngài trước đây về hình ảnh một Giáo Hội nhập cuộc sâu xa và âm thầm trong lòng người và lòng đời như thế, mắt ngài vẫn bất chợt sáng lên, miệng ngài vẫn bất ngờ mỉm cười…, dù sau đó mắt cúi xuống, miệng khép lại như thầm thỉ nguyện cầu và phó dâng cho Chúa. Phải, đến lúc này ngài đã thấm thía rằng chỉ có Chúa – bậc Thầy và người Cha trên hết – mới có thể biến mọi giấc mơ thành hiện thực, đổi mọi ý nguyện thành cuộc sống và chuyển mọi mầu nhiệm thành ngôn ngữ ! Bổn phận chúng ta có thể chỉ là nuôi dưỡng và truyền lại cho người khác giấc mơ ấy, ý nguyện ấy và mầu nhiệm ấy, từng đó cũng khá lắm rồi !

Lm. Đặng Xuân Thành
http://vietcatholic.net/News/Html/64444.htm

Cao pho cua toa TGM Ha Noi


Trong niềm tín thác vào Chúa Kitô Tử nạn và Phục sinh, Tổng Giáo phận Hà Nội, Hội đồng Giám mục Việt Nam và gia đình trân trọng báo tin : Đức Hồng Y Phaolô-Giuse PHẠM ĐÌNH TỤNG nguyên Tổng Giám mục Hà nội đã được Chúa gọi về vào lúc 10giờ 10 phút ngày 22-02-2009. Hưởng thọ 90 tuổi.

Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25)

CÁO PHÓ

Tổng Giáo phận Hà Nội, Hội đồng Giám mục Việt Nam và gia đình trân trọng báo tin:

ĐỨC HỒNG Y PHAOLÔ-GIUSE PHẠM ĐÌNH TỤNG
Sinh ngày 20 tháng 05 năm 1919 tại Ninh Bình
Được gọi vào Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên năm 1931
Được gọi vào Đại Chủng viện Liễu Giai năm 1940
Được thụ phong linh mục ngày 06 tháng 06 năm 1949
Được bổ nhiệm làm Giám mục Bắc Ninh năm 1963
Được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Hà Nội năm 1994
Được phong tước Hồng y ngày 26 tháng 11 năm 1994
Đã được gọi về với Chúa lúc 10 h, 10’ ngày 22.02.2009
Hưởng thọ 90 tuổi với 60 năm làm linh mục, 46 năm làm giám mục và 15 năm làm Hồng y-Tổng Giám mục.

Nghi thức nhập quan cử hành lúc 7 h 00, ngày 23.02. 2009
Thánh lễ phát tang cử hành lúc 8 h 00, ngày 23.02.2009
Thánh lễ an táng cử hành lúc 9 h 00 ngày 26.2.2009
Tại quảng trường Nhà thờ Chính Toà Hà Nội
An táng tại Nhà thờ Chính Toà Hà Nội
Xin vị cầu nguyện cho Đức Hồng Y Phaolô-Giuse.

RIP


I am the resurrection and the life” (Jn 11, 25)

CONDOLENCES

The Ha Noi Archidiocese, The Episcopal Conference of Viet Nam’s Bishops and the deceased’s family join in the following announcement :

HIS EMINENCE PAUL-JOSEPH PHẠM ĐÌNH TỤNG
Born on 20.05.1919 in Ninh Binh province
Admitted in the Hoang Nguyen Minor Seminary in 1931
Admitted in the Lieu Giai Major seminary in 1940
Ordained to be Priest on 06.06.1949
Consecrated to be Bishop of Bac Ninh in 1963
Nominated to be Archbishop of Ha Noi in 1994
Promoted to be Cardinal on 26.11.1994
Was called back to the Lord at 10.10 on 22.2.2009
With a lifetime of 90 years, during which 60 years of priesthood, 46 years of bishopric and 15 years of cardinal rank.

The coffin filling rite at 7.00, 23.02.2009.
The mourning announcement mass at 8.00, 23.02.2009.
The funeral mass at 9.00, 26.2.2009 at the square
of the Ha Noi Cathedral.
The burial service in the Ha Noi Cathedral after the mass.

Everyone is begged to pray for His Eminence Paul-Joseph.

RIP

Kính báo
Văn phòng Tòa Tổng Giám mục

http://tgphanoi.org/modules.php?name=News&op=viewst&sid=272

Saturday, February 21, 2009

Giao phan Ban Me Thuoc co tan Giam Muc

Tân giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản

Giáo phận Ban Mê Thuột có tân Giám Mục
LM Trần Công Nghị
VietCatholic News (21 Feb 2009 15:07)

VATICAN - Sáng hôm nay, ngày 21-2-2009, Phòng Báo Chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC Benedictô XVI đã bổ nhiệm Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, giáo sư Đại chủng viện Nha Trang, làm tân Giám mục chính tòa giáo phận Ban Mê Thuột.

Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản năm nay 53 tuổi, sinh ngày 25-11 năm 1956 tại giáo xứ Tuy Hòa, Phú Yên, giáo phận Quy Nhơn, theo học tại Tiểu chủng viện Quy Nhơn (1968-1975), Sau đó từ năm 1975 đến 1988 theo học triết và thần học tại Trung tâm huấn luyện (Đại chủng viện) của Giáo Phận tại Màng Lăng, Tuy An. Một thời gian 5 năm sau đó, thầy Bản được lãnh chức Linh Mục ngày 16-9-1993.

Sau 3 năm làm phó xứ Tuy Hòa (1993-1996), năm 1996 Cha Bản được gửi sang Pháp theo học tại Học viện Công Giáo Paris trong 9 năm trời (1996-2005) và đã tốt nghiệp Cao học Thánh Kinh.

Năm 2005 cha Cha Vinh Sơn Bản trở về quê hương và được bổ nhiệm phụ trách việc huấn luyện các chủng sinh của giáo phận Quy Nhơn đồng thời làm giáo sư tại Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang. Cha được bổ nhiệm làm chuyên viên tại Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 12 về Lời Chúa tại Roma từ ngày 5 đến 26-10 năm 2008.

Giáo Phận Ban Mê Thuột trống tòa trong 3 năm qua, từ ngày 17-5-2006 sau khi Đức Cha Giuse Nguyễn Tích Đức từ chức. Trong thời gian qua, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Giám mục Nha Trang, kiêm nhiệm Giám quản Tông Tòa giáo phận Ban Mê Thuột.

LƯỢC SỬ ĐỊA DANH GIÁO PHẬN BAN MÊ THUỘT

Giáo Phận Ban Mê Thuột có 339.000 tín hữu Công Giáo trên tổng số 2.5208.000 dân cư, với 99 giáo xứ, 106 linh mục (trong đó 93 linh mục thuộc giáo phận và 13 linh mục thuộc các dòng tu). Giáo phận cũng có 35 tu huynh, 40 chủng sinh và 350 nữ tu.

Giáo phận Ban Mê Thuột có diện tích rộng lớn (24.462,44 km2) trải rộng các tỉnh Đăklăk, Đăknông và một phần của tỉnh Bình Phước ( Thị xã Đồng Xoài, huyện Bù Đăng, Bù Đốp và Phước Long).

Để biết rõ hơn về Giáo Phận Ban Mê Thuột, chúng ta cùng ngược dòng lịch sử để tìm đến nguồn gốc của:

- Tỉnh Đăklăk và thành phố Buôn Ma Thuột.
- Tỉnh Đăknông.
- Thị xã Đồng Xoài, huyện Bù Đăng, Bù Đốp và Phước Long (thuộc tỉnh Bình Phước).

Thành Phố Buôn Ma Thuột: Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam do tù trưởng A Ma Thuột cai quản. Với lợi thế là trung tâm của Đắk Lắk cũng như toàn Tây Nguyên, một vị trí có tầm chiến lược về quân sự và kinh tế của cả vùng, lại nằm gọn trên một cao nguyên đất đỏ màu mỡ và bằng phẳng, năm 1904, khi tỉnh Đắk Lắk được thành lập, Buôn Ma Thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh này thay cho Bản Đôn.

Ngày 5 tháng 6 năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị định thành lập thị xã Buôn Ma Thuột. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa thị xã này có tên là Ban Mê Thuột. Năm 1995, Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại 3, và đến năm 2005 là đô thị loại 2.

BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ HÌNH THÀNH GIÁO PHẬN.

Tên hành chính hiện nay là Buôn Ma Thuột, nghĩa là buôn làng của cha ông Thuột. Tên được giữ trong giáo quyền khi thành lập giáo phận là Ban Mê Thuột. (Cũng là tên hành chính vào thời gian được thành lập thị xã 05/06/1930).

Đầu năm 1842, Đức cha Etienne Théodore Cuénot Thể, giám mục Đàng Trong, cử hai cha J.C. Miche Mịch, Duclos Lộ cùng thầy Micae Cuông tới vùng Tây Nguyên. Công việc thất bại nhưng đặt ra một định hướng và thầy Micae Cuông đã dùng chính mạng sống mình để minh chứng Tin Mừng Đức Kitô. Từ năm 1842-1846, Đức cha Thể liên tiếp sai linh mục, thầy giảng và tín hữu tìm đường lên Tây Nguyên qua ngả Quảng Nam, Quảng Ngãi, nhưng sự việc không dễ dàng.

Năm 1847, Cha Fontaine Khâm thuộc hội Thừa sai Paris (MEP) được phái lên sống với đồng bào M'nông gần Buôn Yeng Drôm, giữa Bandon và Đăkmil. Đây có lẽ là vị thừa sai đầu tiên đến truyền giáo trên miền Đăklăk.

Ngày 14-1-1932, Đức Piô XI quyết định thành lập giáo phận Kontum gồm ba tỉnh Kontum, Pleiku, Đăklăk và một phần lãnh thổ Attâpư thuộc Lào. Toà Thánh bổ nhiệm cha bề trên M. Jannin Phước làm giám mục tiên khởi giáo phận Kontum, hiệu toà Gadara. Ngày 29-1-1934, ngài đến kinh lý Buôn Ma Thuột - Đăklăk lần đầu tiên và tìm khu đất để lập họ đạo với số giáo dân khoảng 50 người, thuộc giáo xứ Plei Pơo (La Sơn, Pleiku), cha Ban làm quản xứ.

1 - Thành lập Giáo họ Banmêthuột: 15.8.1934

Ngày 11-5-1934, thầy giảng Phaolô Hiền là một thầy giảng già có gia đình (nay gọi là Giáo phu) thuộc Họ đạo Mang Yang được sai đi giúp lập Họ đạo Banmêthuột. Ngày 15-8-1934, thầy Hiền và giáo dân lập nhà nguyện nhỏ đầu tiên ở Buôn Ma Thuột. Ngôi nhà đơn sơ, nhỏ bé, mái tranh vách đất.

Sau này các Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn đã xây một Nhà nguyện mới trên nền Nhà nguyện tiên khởi này. Hiện nay nó thuộc phạm vi của Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh.

Nhà nguyện Họ đạo Banmêthuột tuy được xây cất bất hợp pháp, nhưng Công sứ tỉnh Đăklăk là ông Henri Gerbinis và ông Trương Kỳ, quan An nam đầu tỉnh đã nhắm mắt làm ngơ, vì cả hai ông đều là người Công giáo. Trong khi đó Đức Cha Jannin vẫn tất bật ngược xuôi để lo liệu giấy tờ hợp pháp cho thửa đất đó. Và sau hơn bốn năm trời thơ đi thơ lại, cuối cùng Tòa Khâm sứ Trung kỳ mới chấp thuận giải quyết cho Đức Cha được mua khu đất trên với giá 2 xu (0.02 đồng) một mét vuông. Quyết định cấp đất này do ông Graffeuil, Khâm sứ Trung kỳ ký ngày 29.11.1938. Số 195/942. Tòa Giám mục Kontum đã trả 201 đồng để mua 10.050 m2 đất vào ngày 16.12.1938.

2 - Thành lập Giáo xứ Banmêthuột: 30.3.1937

Ngày 30-3-1937, giáo họ Buôn Ma Thuột được nâng lên hàng giáo xứ, đây là giáo xứ đầu tiên tại Đăklăk do linh mục Phêrô Nguyễn Đắc Cẩn phục vụ.

Sau một thời gian ngắn phục vụ giáo xứ, do không hợp thủy thổ, Ngài bị bệnh sốt rét và thương hàn. Ngày 12.01.1938, Cha trở về Tòa Giám mục để chữa bệnh. (Ngài mất năm 1982 sau 60 năm làm linh mục).

Tuy nhiên trong khoảng thời gian này, Năm 1939-1940, hai cha Pierre Janningros và Pierre Romeuf Phương (giáo phận Quy Nhơn) lên đóng tại Buôn Ma Thuột, hai vị phục vụ thay cha Nguyễn Đắc Cẩn nghỉ hưu. Giáo xứ Banmêthuột không có linh mục quản xứ suốt 4 năm rưỡi vì thời cuộc lúc ấy và cũng vì Đức Cha Jannin Phước qua đời (ngày 14.7.1940 tại Kontum, hưởng thọ 73 tuổi với 42 năm linh mục và 7 năm Giám mục).

Gần hai năm sau ngày Đức Cha Jannin Phước qua đời. Ngày 22.4.1942, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức Cha Sion Khâm làm Giám mục Kontum. Ngài nhậm chức tháng 5.1942 và hai tháng sau Giáo xứ Banmêthuột có Cha sở mới: Đó là Cha Romeuf Phương, Ngài được bổ nhiệm ngày 26.7.1942.

3 - Nhà thờ lớn Ban Mê Thuột 1958- 1959.

Mùa Phục Sinh năm 1941, cha đã vận động mua một mẫu tây đất để cất nhà thờ xứ. Từ năm 1955, nhiều giáo xứ trên địa bàn Đăklăk, Quảng Đức, Phước Long được hình thành, nhất là cuộc di cư từ Bắc vào đây làm số giáo dân ngày càng thêm đông. Tháng 9-1956, cha Gioan Baotixita Trần Thanh Ngoạn được bổ nhiệm làm quản xứ Buôn Ma Thuột, ngài cùng giáo dân xây dựng nhà thờ Buôn Ma Thuột, nhà thờ này trở thành nhà thờ chính toà giáo phận Ban Mê Thuột. Chiều dài 45m, rộng 12m, mỗi cánh Thánh Giá 12m x 12m. Tổng diện tích 828m2; trừ cung thánh, còn được 1200 chỗ ngồi. Nhà thờ xây đúng một năm và được khánh thành vào ngày Chúa Nhật II sau Lễ Phục Sinh tháng 4-1959.

Cơ sở Nhà thờ cũ, Đức Cha Kim tạm giao cho các Sư Huynh La San mở Trường Trung Tiểu học, niên khóa đầu tiên là 1959-1960. Sau khi các Sư Huynh xây cất xong Trung học La San đồi (nay là Trường Cao đẳng Sư Phạm Đăklăk), Đức Cha giao quyền sở hữu cơ sở cũ cho các Nữ Tử Vinh Sơn tùy nghi sử dụng.

4 - Thiết lập Giáo Phận 22/06/1967.

Ngày 22-6-1967, Đức Thánh Cha Phaolô VI ban Sắc chỉ Qui Dei Benignitate thiết lập giáo phận Ban Mê Thuột gồm 3 tỉnh: Đăklăk (1925), Quảng Đức (1959) và Phước Long (1957). Giáo phận mới trải rộng trên diện tích 21.723km2 với dân số 290.800 người, gồm: người Kinh, Thượng, Mường, Nùng, Thái. Cùng sắc chỉ, Đức Phaolô VI, bổ nhiệm cha Phêrô Nguyễn Huy Mai làm giám mục tiên khởi giáo phận. Ngài được tấn phong ngày 15-8-1967, tại Sài Gòn. Khi thành lập, giáo phận có 55 linh mục, 33 giáo xứ với 56.719 giáo dân.

Ngày 22-6-1987 nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập giáo phận, Đức cha đã cung hiến nhà thờ Buôn Ma Thuột. Năm 1981, Đức cha phó Giuse Trịnh Chính Trực đã được tấn phong và ngài đã chính thức cai quản giáo phận từ năm 1990, sau khi Đức cha Nguyễn Huy Mai từ trần. Ngài đã âm thầm xây dựng giáo phận trong điều kiện thiếu thốn và khó khăn cả về tinh thần lẫn vật chất cho đến khi nghỉ hưu vào cuối năm 2000, nhường quyền cai quản giáo phận lại cho Đức cha Giuse Nguyễn Tích Đức.

Năm 2006, vì lý do sức khỏe Đức cha Giuse Nguyễn Tích Đức đã đệ đơn xin từ chức. Vào ngày 17/05/2006 Đức Hồng Y Crescentio Sepe Bộ Trưởng Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã ký Sắc Lệnh bổ nhiệm Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa đang là Giám Mục Giáo Phận Nha Trang, làm Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Banmêthuột.

Ngày 29 và 30/05/2006 toàn thể thành phần dân chúa Giáo Phận Ban Mê Thuột long trọng đón tiếp Đức Cha Phao Lô tại Tòa Giám Mục và nhà thờ chính tòa Ban Mê Thuột.

Và hôm nay ngày 21.2.2009, ĐTC Benêđictô XVI đã bổ nhiệm Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, giáo sư Đại chủng viện Nha Trang, làm tân Giám mục chính tòa giáo phận Ban Mê Thuột.

5 – Bổn mạng giáo phận.

Giáo Phận Ban Mê Thuột chọn bổn mạng là Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Lễ Bổn mạng được mừng kính vào ngày 22.6 hàng năm tại Nhà thờ Chính Tòa Ban Mê Thuột, đây cũng là kỷ niệm ngày thành lập Giáo phận ( 22.6.1967 ). Nếu ngày 22.6 trùng vào thứ Bảy, Chúa nhật hoặc thứ Hai, thì sẽ chuyển qua một ngày khác trong tuần để mọi thành phần dân Chúa có thể dễ dàng tham dự. Cụ thể lễ Bổn mạng Giáo phận năm 2008 sẽ được cử hành vào ngày thứ tư 25.6 (Đây cũng là lần đầu tiên mừng lễ bổn mạng Giáo Phận).

6 - Nhà Chung Ban Mê Thuột (Nay là Tòa Giám Mục Ban Mê Thuột).

Cơ sở này ban đầu do các Nữ tu Dòng Biển Đức xây dựng. Về sau, để thuận lợi cho sự phát triển của Dòng, hai Đức Giám mục Kontum và Sài Gòn đã chấp thuận cho Nữ Đan viện Biển Đức dời về Thủ Đức, Sài Gòn vào năm 1966 để lập cơ sở mới tại đó. Cơ sở Nhà Dòng đã được Đức Cha Kim mua lại để các cha trong hạt Banmêthuột làm nơi hội họp hằng tháng, như một sở quản lý và làm chỗ nghỉ vãng lai. Một nửa cơ sở này dành cho Dòng Mến Thánh Giá di chuyển từ Kontum xuống ở tạm trong khi chờ đợi xây cất Nhà Dòng.

Cha Võ Quốc Ngữ được bổ nhiệm làm Quản lý Nhà Chung Banmêthuột. Sau này, vào ngày 22.6.1967 với sắc chỉ "Qui Dei Benignitate" thiết lập Giáo phận Banmêthuột của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, ngôi nhà này được mang tên mới:"Tòa Giám Mục Ban Mê Thuột". (Tài liệu về lịch sử giáo phận Ban Mê thuột trích từ Website Vatican và Website GP Ban mê Thuột)

7 - Địa chỉ Tòa Giám Mục
104 Phan Chu Trinh
Thành Phố Ban Mê Thuột, Tỉnh Dăk Lăk
ĐT: 0500852756 – Fax: 0500840087

LM Trần Công Nghị
http://vietcatholic.net/News/Html/64398.htm

Thursday, February 19, 2009

A Message for Life

By Rev. John Tran Kha

Today the Catholic Church in the United States celebrates Respect Life Sunday. Last Friday, President Bush also Issued Proclamation to make this Sunday A National Sanctity of Human Life Day, and urging Americans to take part in pro-life activities that recognize the humanity of the unborn child. In the declaration, the President wrote:

"America was founded on the principle that we are all endowed by our Creator with the right to life and that every individual has dignity and worth. National Sanctity of Human Life Day helps foster a culture of life and reinforces our commitment to building a compassionate society that respects the value of every human being . . .

National Sanctity of Human Life Day serves as a reminder that we must value human life in all forms, not just those considered healthy, wanted, or convenient. Together, we can work toward a day when the dignity and humanity of every person is respected.

NOW, THEREFORE, I, GEORGE W. BUSH, President of the United States of America, by virtue of the authority vested in me by the Constitution and laws of the United States do hereby proclaim Sunday, January 21, 2007, as National Sanctity of Human Life Day. I call upon all Americans to recognize this day with appropriate ceremonies and to underscore our commitment to respecting and protecting the life and dignity of every human being. . . ."

Do You Always Get Twins?

A middle-aged woman clambered on to a bus with three sets of twins trailing behind her. When they were all seated in the bus, the conductor asked her: 

"Do you always get twins?"

"Oh, no," replied the woman, "Hundreds of times we don't get anything."

Hundreds of times she didn't get anything. Then when she gets something it must be very special and unique. Yes, it must be. And that is why the Catholic Church teaches that life begins at conception. The Pastoral Constitution on the Church in the Modern World reaffirmed the Church's constant teaching when it said, "Therefore, from the moment of its conception life must be guarded with the greatest care, while abortion and infanticide are unspeakable crimes."

Facts:

Medical science has already shown that at conception the mother and baby are genetically distinct.
At 10 days: the first veins are developing.
At 18 days: a babýs heart begins to beat and pumping blood.
At 30 days: the human brain is formed as well as eyes, ears, mouth, kidneys, liver and umbilical cord.
At 43 days: brain coordinates movements
At 8 weeks: all organs are functioning
At 9 weeks: has permanent, individual fingerprints.
10 weeks: sense of touch (comfort/pain)
12 weeks: A baby can smile, suck his/her thumb, and make a fist.

In our country, the controversy on abortion reached a critical point in January 1973, when the Supreme Court handed down its landmark decision, Roe v. Wade. The decision opened a flood likes. After that date, abortion clinics opened all over the country.

How Is the Baby to Be Aborted?

It is generally done one of four ways:

  • The D and C: Using a sharp instrument to scrape out the contents of the uterus
  • Salt poisoning which in effect burns the fetus to death;
  • The Hysterotomy: Cutting into the womb of the mother in order to extract the fetus.
  • The suction method by which the fetus is forcefully extracted from the womb.

The Catholic Church is right to believe and teach that: 

From the moment of conception, human life begins a developing human person.

All humans are deserving of respect because they are God's creatures with the dignity of being called His children. We attempt to follow Jesus' mandate to care "for the least of these" who are unable to care for themselves.

Norman St. John-Stevas once told this story:

A doctor asked his colleague for his opinion about the following case: "The father was syphilitic and the mother tubercular. Four children had already been born. The first was blind; the second died; the third was deaf and dumb; and the fourth was tubercular. What would you have done?"

His colleague replied, "I would terminate the pregnancy."

"Then," Norman said, "You would have killed Beethoven."

(John Dedek, Human Life: Some Moral Issues. New York: Sheed and Ward, 1972, p. 173).

Arthur Rubenstein, a famous pianist said, "My mother did not want a seventh child, so she decided to get rid of me before I was born. Then a marvelous thing happened. My aunt dissuaded her, and so I was permitted to be born. Think of it. I was a miracle."

Since the Ụ S. Supreme Court legalized abortion in 1973, million lives have been destroyed in the womb. If your mothers and my mother decided to abort us years ago, we would not have been here today. This is exactly happening to many babies everyday in our country and in the world.

Effects of abortion

For the child, abortion means death. For the mother, there can be a host of physical complications like:

  • Infection
  • Hemorrhage,
  • Perforation of the uterus or laceration of the cervix

In subsequent pregnancies there can be premature labor and delivery, tubal pregnancies, sterility, miscarriage and increase in infant death from congenital malformations.

There are grave psychological complications bringing about neuroses and psychoses.

For society in general, there is the loss of incalculably valuable human life, humans who might have grown into the greatest of men and women.

There is a general lack of respect for life that pervades society and colors all that it does.

Tolerance for a lack of respect at the beginning of human life may very well lead to a lack of care for life in its golden years or at any point in between, wherever humans are not seen as useful.

A more subtle effect should be pointed out. The legal toleration of unlimited abortions encourages a lack of accountability. Society is taught and even encouraged to think that if a couple made a mistake and had an unplanned conception, they need have no worry or accountability; they can easily --get out of it.--

What Should We Do?

Do not do it.
Do not support it.
Do something to prevent it.
Provide alternatives
Support and respect pregnant women.
Prayer to the Holy Spirit
Breathe into me, Holy Spirit, that my thoughts may all be holy.
Move in me, Holy Spirit, that my work too may be holy.
Attract my heart, Holy Spirit, that I may love only what is holy.
Strengthen me, Holy Spirit that I may defend all that is holy.
Protect me, Holy Spirit, that I may always be holy.

Rev. John Tran Kha
http://www.nguoitinhuu.com/chiase/linhtinh/amessageforlife.html

Wednesday, February 18, 2009

Nhung Doi Thoai

NHỮNG ĐỐI THOẠI
Gm. Gioan Baotixita Bùi Tuần

Giữa tháng 02/2009 này, Phái đoàn Toà Thánh sẽ sang Việt Nam. Được biết đây là tổ hỗn hợp của Toà Thánh sẽ gặp tổ hỗn hợp của Việt Nam, để làm việc về vấn đề thiết lập bang giao.

Đối với tôi, đây là sự kiện hứa hẹn mừng vui và hy vọng. Người ta có quyền coi đây là một dấu hiệu tích cực cho những bước đầu của một lộ trình dài.

Đối với những người canh thức của Nước Trời, thì sự kiện này không xảy tới lẻ loi, nhưng xen kẽ vào nhiều vui mừng và hy vọng đang có tại Việt Nam hôm nay. Đối thoại sắp tới chỉ là một sự kiện nổi. Còn có nhiều đối thoại khác đang hằng ngày diễn ra âm thầm, mà hiệu quả thì rất lớn.

Ở đây, tôi xin phép nhắc tới vài đối thoại âm thầm.

1/ Đối thoại bằng đời sống phục vụ

Tại Việt Nam hôm nay, Giáo Hội chú ý nhiều đến phục vụ yêu thương. Nhiều cá nhân và nhiều cộng đoàn đã và đang thực hiện tốt sứ vụ đó. Những việc phục vụ và đời sống yêu thương, tự nó sẽ là những tiếng nói. Tiếng nói tuy âm thầm, nhưng đầy thuyết phục.

Xưa, thánh Gioan Baotixita sai môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu xem Người có phải là Đấng phải đến không. "Đức Giêsu trả lời: Các anh cứ về thuật lại cho Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng" (Mt 11,4-5).

Hôm nay, tại nhiều nơi, qua việc bác ái của nhiều người, Giáo Hội Việt Nam cũng có thể nói tương tự như thế. Cuộc đối thoại kiểu đó dựa vào những phục vụ bác ái yêu thương về nhiều mặt. Hiệu quả mang tính cách cứu người, cả về vật chất lẫn tinh thần, ở nhiều mức độ khác nhau.

Người công giáo sống bác ái, làm việc bác ái, đó là một cách đối thoại tuy âm thầm, nhưng đã mang lại niềm vui và hy vọng không nhỏ cho đồng bào Việt Nam.

2/ Đối thoại bằng sống đức tin dưới hình thức bé nhỏ, khiêm tốn, hiền hoà Trong Phúc Âm Chúa dạy: "Các con hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường" (Mt 11,29).

Người hiền hậu và khiêm nhường là dấu chỉ của Chúa Cứu thế. Bao người đang sống như thế trong nếp sống bé nhỏ âm thầm. Trong một xã hội cạnh tranh, giữa những phong trào phô trương và loại trừ, họ là những người sẵn sàng đón nhận những người khổ đau cô đơn, để chia sẻ, để băng bó, để cùng đồng hành âm thầm với nhau. Họ giống như những tia sáng nhỏ trong mênh mông bóng tối. Họ tìm đến nhau, làm nên một sức sống thiêng liêng, mang lại tươi mát cho cuộc đời lữ khách.

Cách sống của họ là một đối thoại không lời. Xưa Thiên Chúa đã tỏ mình ra trong con người khiêm hạ của Đức Kitô, thì nay, Chúa cũng đang tỏ mình ra trong những thân phận bé nhỏ, bị chôn vùi trong lớp người hèn yếu. Tuy nhiên, họ vẫn mang mừng vui và hy vọng. Bởi vì họ có Chúa trong họ.

3/ Đối thoại bằng đời sống cầu nguyện, bí tích và Lời Chúa

Tại Việt Nam hôm nay, phần đông người công giáo rất siêng cầu nguyện, lui tới các bí tích và học hỏi Lời Chúa. Những việc đó là những việc trở về với Chúa, gắn bó với Chúa. Qua những việc ấy, người công giáo cảm nghiệm được phần nào Thiên Chúa là tình yêu. Họ được Chúa biến đổi dần dần thành những con người mới.

Biết bao người đã nhận rằng: Nhờ cầu nguyện, Lời Chúa và các bí tích, họ đã được ủi an, được giải cứu, được chữa lành các bệnh tật linh hồn.

Đời sống của họ là một cuộc đối thoại với Chúa, nhờ đó họ xây dựng liên hệ bác ái với mọi người, trở nên người biết phục vụ công ích.

Người cầu nguyện, sống Lời Chúa, lui tới các bí tích có nhiều khả năng mang nhiều mừng vui và hy vọng cho những ai họ gặp gỡ. Đó là những đối thoại phong phú.

4/ Đối thoại bằng đời sống tham gia xây dựng lịch sử Đất Nước

Cũng như mọi nơi, tại Việt Nam, đạo và đời xen lẫn vào nhau. Người có đạo không tách mình ra khỏi đời. Trái lại, họ hân hoan tham gia vào việc xây dựng lịch sử Đất Nước. Tham gia bằng sự hiện diện tích cực và bằng những hoạt động tốt trong mọi lãnh vực, mà họ được làm và làm được. Trong tham gia, họ biết phân định thiện ác, phát triển điều thiện, đẩy lùi điều ác. Như vậy, nhờ đức tin, họ sẽ là những người khám phá những giá trị cao đẹp, cả ngay trong những chặng đường suy thoái và khó khăn nhất.

Đối thoại của họ với xã hội là chân thành. Họ được chấp nhận và kính trọng. Một đối thoại tế nhị sẽ có sức đưa tâm hồn người ta về với chân lý của Chúa.

Bốn cách đối thoại trên đây đang được thực hiện tại Việt Nam. Đối thoại thường xuyên, đối thoại khắp nơi, đối thoại thiết thực, đối thoại gần gũi.

Những đối thoại này vì thế phải được coi là rất quan trọng. Đây không phải là thời sự của vài ngày, nhưng là thời sự của suốt dòng lịch sử.

Tuy nhiên, tình hình hiện nay cho phép tôi nhìn cuộc đối thoại sắp tới giữa Toà Thánh Vatican và Việt Nam là sự kiện quan trọng khác thường.

Chúng ta đợi chờ với tâm hồn cầu nguyện và lạc quan.

Mừng vui và hy vọng sẽ được truyền đi từ cuộc đối thoại lịch sử sắp tới.

Mừng vui và hy vọng cũng đã và đang được toả ra tại nhiều nơi từ những cuộc đối thoại chân thành thường xuyên giữa Đạo và Đời trên quê hương chúng ta.

Mọi đối thoại đều là dụng cụ của Chúa. Chúa mới là chính. Người dùng mọi sự để phát triển Nước Trời. Nước Trời gồm tất cả những ai yêu chuộng hoà bình, chân lý và yêu thương. Nước Trời phát triển một cách huyền nhiệm, không lệ thuộc vào thành tích, thống kê, dư luận và ý riêng của con người. Vì Chúa đối thoại với từng người trong thẳm sâu tâm hồn họ.

+ Gm. Gioan Baotixita Bùi Tuần

Monday, February 16, 2009

Vatican delegation warmly greeted by Hanoi Catholics

» 02/16/2009 16:26

VIETNAM – VATICAN
Vatican delegation warmly greeted by Hanoi Catholics
Many faithful welcome the representatives of the Holy See. Their first meeting is in the Archbishopric, whose chief the government wants out. Plans include meetings at the Foreign Ministry to discuss diplomatic relations but also at the Central Committee on Religious Affairs.

Hanoi (AsiaNews) – A Vatican delegation arrived in Hanoi yesterday afternoon and was warmly welcomed by local Catholics. Led by Mgr Pietro Parolin, undersecretary for Relations with States, the delegation includes Mgr Francis Cao Minh Dung, head of the Bureau of South East Asian Affairs at the Secretariat of State, and Mgr Barnabé Nguyên Van Phunong, bureau chief at the Congregation for the Evangelisation of Peoples. A guest of the Vietnamese government, the delegation officially starts a visit today that will last till next Saturday.

Upon their arrival the Vatican representatives (pictured) went to the Hanoi Archbishopric where they were warmly greeted by many faithful. There they also held their first meeting with Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, eventually ending their day with a Mass at St Joseph Cathedral, crowded with worshippers.

Vietnam’s government had announced the 16th visit by a Vatican delegation last Thursday. According to the statement released on that day by Vietnam’s official news agency VNA, the visit is an opportunity for “discussions” concerning “diplomatic relations” with the Holy See, Foreign Ministry spokesman Le Dung was quoted as saying.

In letter, released subsequently, the chairman of the Catholic Bishops’ Conference of Vietnam (CBCV) Bishop Peter Nguyen Van Nhon said that the Vatican delegation would meet officials from Vietnam’s Foreign Ministry as announced by Vietnamese authorities, but also officials from the Central Committee on Religious Affairs.

In the latter case the delicate issue of clashes between authorities and the Church over the past year is likely to be a topic of discussion. It concerns the seizure of Church-owned properties like the compound of the former apostolic delegation in Hanoi and land owned by the Thai Ha parish, also in the capital, as well as other issues like the Vinh Long convent.

Talks over such issues come in the wake of a directive issued by Vietnam’s prime minister earlier this year stating that none of the 2,250 properties seized from Vietnam’s Church will be returned to their owners.

Discussions will also take place against a background that includes the trial and conviction of some Catholics for protesting against the takeover of Church property as well as a request made by the authorities to Vietnam’s bishops that they replace Mgr Joseph Ngo Quang Kiet as archbishop of Hanoi, a request always rejected by the bishops.

Local sources suggest that Vietnamese leaders are likely to repeat such a demand when they meet the representatives of the Holy See.

During its visit the Vatican delegation is expected to meet the Executive Committee of the Bishops’ Conference as well as travel to the northern dioceses of Thai Binh and Bui Chu.

In his letter the CBCV chairman said that the Vatican delegation specifically asked Vietnamese Catholics for “intense prayers” as a token of their “love for the Church.”

In a veiled reference to the Vietnam Committee for Catholic Solidarity (VCCS), the letter also mentioned the need for Christian unity.

Since 1955 the government has in fact tried to use the VCCS to create a ‘patriotic Church’ faithful to the Communist Party and not the Pope

Although this attempt has had little success, it has not stopped the authorities from trying to re-launch the VCCS last November because of rising Church-State tensions.

Copyright © 2003 AsiaNews C.F. 00889190153 All rights reserved.
Source: http://new.asianews.it/index.php?l=en&art=14496

Vatican delegation concelebrates Mass at Hanoi Cathedral

Vatican delegation concelebrates Mass at Hanoi Cathedral
VietCatholic News (16 Feb 2009 05:29)

Despite of being under a tight schedule, the Holy See delegation concelebrated Sunday Mass with Vietnamese bishops at Hanoi Cathedral. Thousands attended the festive, funfilled ceremony.

Just hours after arriving Hanoi on Sunday Feb. 15, Msgr. Pietro Parolin, Msgr. Francis Cao Minh Dung, and Msgr. Barnabe Nguyen Van Phuong concelebrated Sunday Mass at St. Joseph Cathedral with Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet and Auxiliary Bishop Lawrence Chu Van Minh of Hanoi, Bishop Joseph Dang Duc Ngan of Lang Son, Bishop Cosme Hoang Van Dat of Bac Ninh, Bishop Anthony Vu Huy Chuong of Hung Hoa, and hundreds of priests. Thousands attended the ceremony.

One of the highlights of the Mass was young children's traditional straw hat dance which is rarely seen being performed during regular mass celebration, where young girls clad in ao-dai - Vietnamese for traditional clothing- and dance to the music while forming different artistic figures with their straw hats.

VietCatholic News has learned that days before, Bishops has informed Catholics in Vietnam about the visit asking specifically for intensive prayers for its success. The visit is understood by Catholics as a difficult one as it occurs at the time when Vietnam government has shown an increasing hostility toward Catholics as a result of series of conflicts over the ownership of Church properties that have been systematically seized by local authorities.

In a letter dated Feb 13, 2009, Bishop Peter Nguyen Van Nhon, Chairman of the Conference informed that the visit “will involve a series of meetings with the government authorities at the Foreign Ministry and the Central Committee on Religious Affairs on the diplomatic relation between Vietnam and the Holy See.”

“Also on agenda will be its meeting with the Executive Committee of the Vietnam Conference of Catholic Bishops and with Vietnamese archbishops. Last but not least will be its visits to Thai Binh and Bui Chu dioceses of North Vietnam,” he continued.

Foreseeing difficulties in this 16th annual visit of the Holy See, the Conference Chairman specifically asked Vietnamese Catholics for intensive prayers and sacrifices as "a sign of solidarity and the love for the Church.”

“May all of us through this Holy See visit can perceive Jesus’ fervent desire as He prays earnestly to His Father for us 'to be in one' (Ga 17,21)," he concluded.

His conclusion reminds the presence of the Vietnam Committee for Solidarity of Catholics, a state-run organization established by the Communists in an attempt to create a “Patriotic Church” in Vietnam after the Communist takeover of South Vietnam. The atheist government has recently promoted it after a series of Catholic protests in Hanoi, Hue, Vinh Long and other dioceses.

A day before, Vietnam's government had announced that meetings would be held on next Monday and Tuesday in Hanoi between representatives of Vietnam and Vatican to "discuss the possibility of establishing 'diplomatic relations' with the Holy See", Foreign Ministry spokesperson Le Dung was quoted as saying by VNA - the country's official news agency.

After the Church has struggled through a difficult year, clashing with the Communist regime repeatedly over the ownership of properties that have been seized by the government, Vietnamese Catholics both at home and abroad alike are watching closely the development with much interest. Despite all less than perfect outcome in the past from dialogues being held between the two states, many still hope that the Holy Spirit will be upon the Holy See delegates during this negotiation process so that they will not only be able to convey to the state of Vietnam its Christian/citizens legitimates aspiration on their land issue but also to reiterate the Church and its faithful's right to live in dignity and freedom to practice their religion without being like puppets under the maneuver of an atheist government in the name of national security and unity as if Catholicism is an evil religion of violence and anti-nationalism.

Emily Nguyen
http://vietcatholic.net/News/Html/64202.htm

Phai doan Toa Thanh tham Toa TGM va dang le tai Nha Tho chinh toa Ha Noi

Phái đoàn Tòa Thánh thăm Tòa TGM và dâng lễ tại Nhà thờ chính tòa Hà Nội
VietCatholic News (16 Feb 2009 14:02)

HÀ NỘI - 18 giờ chiều ngày 15 tháng 2 năm 2009, Phái đoàn Tòa Thánh Vatican đã dâng Thánh Lễ trọng thể tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội, tham dự Thánh lễ có sự hiện diện của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức TGM ngoại quốc, Đức Cha Lorenso Chu Văn Minh - giám mục phụ tá Hà Nội, Đức Cha Anton Vũ Huy Chương - giám mục Hưng Hóa, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân - giám mục Lạng Sơn Cao Bằng, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt - giám mục Bắc Ninh, và quý Cha trong miền Hà nội. Hàng ngàn giáo dân đã hiệp thông sốt sắng trong Thánh lễ đặc biệt này.

Hà Nội-Chiều 15/2/2009, khoảng 14 h 45 Đức cha Phụ tá Lôrenxô Chu Văn Minh và cha Chánh Văn phòng, Gioan Lê Trọng Cung đã đón Phái đoàn Toà Thánh từ nhà khách Chính phủ ở số 2 Lê Thạch.

Khoảng 15 h Phái đoàn Toà Thánh đã đến Toà Tổng Giám Mục Hà Nội. Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, quý cha trong thành phố Hà Nội, quý thầy chủng sinh và chị em nữ tu MTG Hà Nội đã đón tiếp phái đoàn.






Khoảng 17 h 30, giáo dân và tu sĩ nam nữ đã tràn ngập khu vực Toà Tổng Giám Mục và Nhà thờ Chính Toà để chào mừng phái đoàn và tham dự thánh lễ. Họ đến từ nhiều giáo xứ khác nhau trong ngoài thành phố Hà Nội, có những nhóm đến từ giáo phận Bắc Ninh.

Hiện diện và tham dự thánh lễ còn có Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục Hưng Hoá, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Bắc Ninh và Đức cha Lorenxo Chu Văn Minh, Giám mục Phụ tá Hà Nội. Còn có cả một Đức Giám Mục người Guatemala và một Đức Ông người Đức đang tham gia
hội thảo khoa học tại Việt Nam cũng đến đồng tế.

Đoàn rước đi từ nhà nguyện Toà TGM sang Nhà Thờ Chính Toà giữa các tràng vỗ tay liên tục của cộng đoàn tín hữu, bên cạnh quý Đức Ông Phái Đoàn Toà Thánh, người đặc biệt được giáo dân mến mộ và nhiệt thành bày tỏ tình cảm là Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Các bước đi của ngài luôn bị
chậm lại và đoàn rước luôn bị gián đoạn từ chỗ ngài vì giáo dân già trẻ lớn bé muốn tặng hoa cho ngài, muốn được hôn kính tay ngài và được ngài chúc lành.

Tại quảng trường Nhà thờ Chính Toà, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã giới thiệu quý Đức Ông trong Phái đoàn Toà Thánh và quý Đức Cha hiện diện và thay mặt cộng đoàn nói lên nỗi vui mừng được đón tiếp Phái đoàn Toà Thánh. Đội văn nghệ thiếu nhi của các nữ tu Dòng Thánh Phaolô đã trình diễn một màn văn nghệ độc đáo, đầy mầu sắc để chào mừng Phái đoàn Toà Thánh ngay tại sân khấu Nhà Thờ Chính Toà.

Thánh lễ do Đức Ông Pietro Parolin chủ tế, Đức ông Nguyễn Văn Phương và Đức Ông Cao Minh Dung đồng tế. Trong lời chia sẻ với cộng đoàn, Đức Ông Pietro đã chuyển lời thăm của Đức Thánh Cha và phép lành của ngài cho mọi người hiện diện. Đức Ông cũng nói lên sự xúc động và niềm vui
lớn khi Phái đoàn Toà Thánh được đến Việt Nam và dâng thánh lễ đầu tiên với cộng đoàn tại Nhà Thờ Chính Toà Hà Nội.

Kết thúc phần chia sẻ nội dung phụng vụ lời Chúa ngày chủ nhật, Đức Ông nói: "Mỗi người phải đặt câu hỏi: Tôi phải làm gì cho danh Chúa cả sáng và làm lợi cho Giáo Hội và cho Đất Nước? Mục tiêu của Giáo Hội làm làm thế nào để Chúa được vinh quang và cho người khác được lợi ích. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta biết mang Chúa đến cho người khác và mang người khác đến gặp Chúa".

Bài giảng của Đức Ông khá dài và luôn bị ngắt quãng bởi những tràng vỗ tay nồng nhiệt của cộng đoàn.

Cuối thánh lễ cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý, Quản hạt Hà Nội và ông Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Chính Toà đã lần lượt chúc mừng và cám ơn Phái đoàn Ngoại giao Toà Thánh. Phái đoàn cũng được mời rút lộc lời Chúa nhân dịp đầu năm. Khi câu lời Chúa của các thành viên trong phái đoàn
được đọc lên, mọi người vỗ tay cổ vũ vang trời vì thấy nội dung ám hợp với hoàn cảnh và công việc của các ngài.

Thánh lễ kéo dài hơn 2 tiếng. Đức Ông Pietro Parolin cám ơn Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và mọi người đã góp phần làm nên thánh lễ cảm động và sốt sắng hôm nay. Kết thúc ngài mời gọi: "Xin anh chị em hy sinh, cầu nguyện cho chúng tôi. Chúng tôi cần ánh sáng và sức mạnh của Chúa
Thánh Thần để chu toàn sứ vụ của mình, làm lợi ích cho mọi người, nhất là làm sáng danh Chúa trên đất nước Việt Nam này".

TGP Hà Nội
Source: http://vietcatholic.net/News/Html/64209.htm

Saturday, February 14, 2009

Benh phong tam hon

Bệnh phong tâm hồn
VietCatholic News (13 Feb 2009 07:47)
Chúa Nhật VI Thường niên B (Mc 1, 40 – 45)

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

Một hôm, 40 có người bị phong hủi đến gặp Chúa Giêsu, anh ta quỳ xuống van xin rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch. 41 Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: "Tôi muốn, anh sạch đi!" 42 Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch. 43 Nhưng Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay, 44 và bảo anh: "Coi chừng, đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được lành sạch, thì hãy dâng những gì ông Môsê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết." 45 Nhưng vừa ra khỏi đó, anh đã bắt đầu rao truyền và tung tin ấy khắp nơi, đến nỗi Người không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người.

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Thời xưa, bệnh phong là một bệnh nan y, bị mọi người kinh tởm xa lánh. Trong đạo Do thái, người mắc bệnh phong bị gạt ra ngoài lề xã hội. Họ không được sống chung với thân nhân trong xóm làng, nhưng bị xua đuổi ra ngoài đồng ruộng, vào trong rừng núi hay trong sa mạc. Họ phải ăn mặc rách rưới. Đi đến đâu cũng phải kêu to lên: “Ô uế, ô uế”, cho mọi người biết mà xa tránh. Ai tiếp xúc với người bệnh phong đều bị coi là ô uế. Ai đụng chạm vào người bệnh phong bị coi như mắc tội rất nặng. Chẳng ai dám đến gần người bệnh phong. Người bệnh như thế, không những bị những vết thương trên thân xác hành hạ đau đớn mà còn bị những nỗi đau, nỗi nhục trong tâm hồn dằn vặt khổ sở. Họ bị xã hội khinh khi loại trừ. Họ bị một mặc cảm chua chát dày vò. Nhân phẩm không được tôn trọng, họ sống mà bị coi như đã chết. Nhưng chưa chết được, họ vẫn phải tiếp tục sống để chịu những nỗi đau đớn còn hơn cả cái chết gặm nhấm, thiêu đốt.

Một lần nữa, Chúa Giêsu lại vượt qua những biên giới cấm kỵ khi dám đến gần người bệnh phong. Không những Người đến gần mà còn đưa tay chạm vào thân mình bệnh nhân. Lòng thương yêu đã khiến Chúa Giêsu dám làm tất cả. Vì thương người bệnh, Chúa Giêsu đã bất chấp nguy hiểm bị lây nhiễm, đã bất chấp những điều bị coi là cấm kỵ của đạo Do thái.

Khi chữa khỏi bệnh phong, Người đã giải thoát người bệnh khỏi những đau đớn phần xác. Từ nay anh không còn bị những vết thương hành hạ. Thân thể anh trở nên lành lặn. Da dẻ anh trở lại hồng hào tươi tắn. Khuôn mặt anh rạng rỡ. Giọng nói anh thanh tao. Anh cũng là một người như bao người khác.

Nhưng điều quan trọng hơn, đó là khi chữa anh khỏi chứng bệnh nan y, Chúa Giêsu đồng thời cũng giải phóng anh khỏi những mặc cảm đè nặng tâm hồn anh bao năm tháng qua. Khi Chúa Giêsu vuốt ve thân thể bệnh tật của anh, Người đã vuốt ve tâm hồn anh. Trước kia anh cảm thấy bị mọi người xa lánh. Nay anh cảm thấy qua Chúa Giêsu mọi người gần gũi anh hơn bao giờ. Trước kia anh cảm thấy bị khinh miệt. Nay anh cảm thấy được trân trọng. Trước kia anh cảm thấy bị bỏ rơi. Nay, dưới bàn tay dịu hiền của Chúa Giêsu, anh cảm thấy được yêu thương vỗ về. Những vết thương sâu thẳm trong trái tim anh đã liền da lành lặn. Chúa Giêsu đã hồi sinh tâm hồn lạnh giá của anh.

Muốn cho mọi người chấp nhận anh tái hội nhập vào đời sống xã hội, Chúa Giêsu bảo anh đi trình diện với thày cả theo như luật định. Trước kia anh bị loại trừ, bị gạt ra ngoài lề xã hội. Nay anh được bàn tay âu yếm ân cần của Đức Giê su đón nhận anh trở lại xã hội loài người. Qua vị thượng tế, anh được công khai đón nhận. Nhân phẩm anh được phục hồi. Danh dự anh được tôn cao. Giờ đây anh có thể tự tin, vui sống giữa mọi người, như mọi người.

Chúng ta ai cũng có những mặc cảm đè nặng tâm hồn, những vết thương sâu kín, những niềm đau khôn nguôi, những nỗi buồn hầu như không ai thông cảm an ủi được. Hãy noi gương người bệnh phong chạy đến với Chúa Giêsu. Người sẽ xoá đi những mặc cảm đè nặng hồn ta. Người sẽ chữa lành những vết thương bao năm gặm nhấm trái tim ta. Người sẽ xoa dịu những nỗi đau vò xé tâm tư. Người sẽ an ủi những nỗi buồn phủ kín hồn ta.

Phần ta, hãy biết noi gương bắt chước Chúa Giêsu, đừng loại trừ anh em mình ra khỏi đời sống xã hội. Hãy biết đến với những anh em bị bỏ rơi. Hãy biết an ủi những anh em đang buồn khổ. Hãy biết tránh cho anh em những mặc cảm nặng nề. Hãy hàn gắn những vết thương trong tâm hồn anh em. Hãy tôn trọng danh dự và nhân phẩm của anh em. Hãy giúp cho anh em mình được hoà nhập vào đời sống cộng đoàn, đời sống xã hội. Nước ta đang quyết tâm thanh toán bệnh phong vào cuối năm nay. Xứ đạo ta cũng hãy quyết tâm thanh toán bệnh phong trong tâm hồn. Hãy diệt trừ bệnh phong chia rẽ. Hãy tẩy chay bệnh phong loại trừ. Hãy xoá đi bệnh phong phân biệt. Hãy phá tan bệnh phong nghi kị. Hãy bài trừ bệnh phong kết án. Nếu ta thanh toán được bệnh phong tâm hồn, thân thể xứ đạo ta sẽ liền da liền thịt, khuôn mặt xứ đạo ta sẽ hồng hào, rạng rỡ vui tươi phản ảnh được khuôn mặt đích thực của Đức Kitô.

Lạy Chúa Giêsu, xin cứu độ chúng con. Amen.

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU

1- Cha Đa-miêng và Đức cha Cát- xe đã sống với người phong và lây bệnh của họ. Có lần nào bạn đã tiếp xúc với người bị bệnh hay bị bỏ rơi chưa ? Bạn có phải trả giá về hành động này không ?
2- Có bao giờ bạn đã là nạn nhân bị người khác loại trừ chưa ? Bạn cảm thấy thế nào ? Bạn rút ra được bài học gì từ kinh nghiệm đó ?
3- Bạn đã có kinh nghiệm về sự được Chúa an ủi, được Chúa cứu chữa, được Chúa tha thứ bao giờ chưa ?
4- Bệnh phong tâm hồn là gì ?

+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt