Wednesday, April 29, 2009

“HÃY CỨU LẤY TÂY NGUYÊN KHỎI THẢM HOẠ BAUXITE ĐỎ”

Lm. Lê Quang Uy - 24/04/2009

Sách Công Vụ Tông Đồ, bài đọc thứ nhất Chúa Nhật thứ 3 Mùa Phục Sinh năm B này có một đoạn làm chúng tôi bàng hoàng. Ông Phêrô một hôm đang ở giữa đám đông đồng bào Do Thái của mình, đã lên tiếng rất mạnh, lật lại vụ án Chúa Giêsu, cật vấn dân Do Thái: "...Anh em đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công Chính, mà lại xin ân xá cho một tên sát nhân. Anh em đã giết chính Đấng khơi nguồn Sự Sống..." ( x. Cv 3, 15 ).

Không phải đay nghiến chì chiết, nhưng xét ra, lại là một lời da diết với mọi người, với cả chính Phêrô, như thể bản thân Phêrô cũng đã gián tiếp đồng loã trong cái chết oan ức bi thảm của Chúa Giêsu. Mà như thế, Phêrô đâu chỉ nói với dân Do Thái ngày xưa cách đây gần hai ngàn năm, nói với cả chúng ta hôm nay nữa đấy chứ !

Chúng tôi đặc biệt thấm thía cái cách ông Phêrô nói về Chúa Giêsu: "Đấng khơi nguồn Sự Sống". Và chúng tôi xin vận dụng luôn cụm từ này để đặt vấn đề nóng hổi ngày hôm nay, ngay trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, liên quan đến "Bauxite Đỏ".

Không lúc nào thế giới nói nhiều đến môi trường như lúc này. Chẳng phải chuyện đùa hay xa vời viển vông nữa rồi: Trái đất của chúng ta đang trở thành một... trái đắng ! Hành tinh xanh của chúng ta đang bị đổi thành hành tinh xám ! Môi trường sinh thái thân thiện của chúng ta đang biến thành một môi trường gây tử vong. Hội Thánh Công Giáo sau nhiều năm thận trọng cũng đã lên tiếng chỉ rõ việc phá hoại môi trường chính là một tội trọng.

Trước vấn nạn "Bauxite đỏ", chúng tôi đọc được trong Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh Công Giáo, một công trình có rất nhiều tâm huyết của Đức cố Hồng Y PX. Nguyễn Văn Thuận, rằng:

"…Con người không được sử dụng trái đất cách tùy tiện, bắt nó tùng phục ý muốn của mình một cách không giới hạn, như thể nó không có những yêu cầu riêng và không có một mục tiêu mà Chúa đã ban cho từ trước, một mục tiêu mà con người thật sự có thể triển khai ra nhưng không được phép phản bội. Khi hành động như thế, con người thay vì thi hành vai trò của người cộng tác với Chúa trong công trình sáng tạo, sẽ tự đặt mình thay thế Chúa và rốt cuộc làm cho thiên nhiên phản lại, vì đã hành hạ hơn là cai trị thiên nhiên" ( trang 319 ).

Quả như thế, phá huỷ môi trường, đối với cộng đồng thế giới là một tội ác, đối với người Công Giáo là một tội trọng. Mà tội trọng chính là tội chống lại Thiên Chúa, chống lại Sự Sống, tội giết chính "Đấng đã khơi nguồn Sự Sống".

Ở Việt Nam, bao nhiêu năm nay người ta cứ lải nhải tuyên truyền, ấn vào đầu óc mấy thế hệ liên tiếp thời hậu chiến cái luận điệu rằng thì là: đất nước mình còn nghèo, còn đang phải ra sức và từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh.

Thế là người ta "tranh thủ" bóc lột đất đai với những kiểu xen canh, thâm canh tăng vụ hết năm này đến năm khác, làm bạc màu, làm kiệt sức biết bao nhiêu ruộng đất tự bao đời vẫn hào phóng dâng hiến cho chúng ta những hạt ngọc, những hoa trái quý giá.

Người ta biến hàng vạn mẫu thổ canh đang nuôi sống người nông dân nghèo thành những sân golf khổng lồ, rồi rào lưới B40 lại, chỉ dành riêng cho khách ngoại quốc và giới quan chức giàu có đến mà chơi trò học làm sang.

Người ta khuyến khích phá đê ngăn mặn để lấy nước vào hồ nuôi tôm tăng lãi suất để rồi tôm thì chết mà cả một vùng đồng bằng bao la ngày xưa phải khắc phục "ngọt hoá" 50 năm nữa may ra mới trồng lại được cây lúa.

Người ta cho các đội tàu thuyền lớn nhỏ của quốc doanh tung hoành khắp các vùng lãnh hải gần bờ xa khơi, đánh bắt các loại cá vô tội vạ bằng đủ thứ phương tiện, đủ thứ phương cách đến nỗi biển... cạn, biển... khóc, cá thì tuyệt chủng !

Người ta mở ra những xa lộ hiện đại dọc theo chiều dài đất nước bằng một đầu óc duy ý chí, đã tốn kém tỷ tỷ, không ngờ còn phá huỷ vành đai rừng phòng hộ đầu nguồn, khiến những vùng đất bên dưới vốn đã cằn cỗi nay lại phải chịu thêm hết lũ đá lại đến hạn hán kinh hoàng.

Người ta nhắm mắt làm ngơ cho những Công ty nước ngoài tha hồ xả nước thải khí độc, gây ô nhiễm những con sông dài đang là cơ may mưu sinh cho người dân nghèo, gây bụi mù xám xịt cả một vùng trời, chết chim, héo cây và ngộ độc phổi cấp cho trẻ em và người già.

Và hai năm nay thì người ta đã ngang nhiên háo hức, hồ hởi bán đứng Tây Nguyên – nóc nhà Đông Dương – cho việc khai thác Bauxite Đỏ. Người dân tộc thiểu số khốn khổ đã phải ngơ ngác thiên di đi nơi khác, nhường chỗ cho hàng ngàn công nhân Trung Quốc được nhập khẩu ồ ạt. Đất Tây Nguyên đang chảy những dòng nước lầy nhầy đất đỏ, mà dân Việt cũng bắt đầu chảy máu đỏ sau những cuộc xô xát với kẻ cướp đội lốt anh em láng giềng.

Nhiều bài viết đã phân tích những thảm kịch về khoa học, về đời sống, về văn hoá, cả về chủ quyền lãnh thổ... Chúng tôi không dám lạm bàn thêm, nhưng xin được đứng ở góc độ một người Công Giáo, lấy ánh sáng Tin Mừng rọi vào, làm bật lên những lời cảnh báo.


( Ảnh minh hoạ một hồ chứa bùn đỏ khai thác Bauxite tại Ấn Độ )

Vâng, chúng tôi xin được lập lại điều đã nêu từ đầu, đây là một lời cảnh báo, bây giờ và nơi đây ( now and here ) cho chính Hội Thánh Công Giáo Việt Nam chúng ta, chính là: "Người ta đang giết Đấng đã khơi nguồn Sự Sống".

Tại sao chúng tôi lại dám nói như thế ? Thưa, vì khi người ta vô thần, không chịu tin vào Thiên Chúa thì người ta có thể làm đủ thứ chuyện bậy bạ tồi tệ. Người ta đâu còn tiêu chuẩn nào để lượng định thiện – ác, tốt – xấu. Lương tâm trở thành từ ngữ xa lạ. Lòng thương xót trở thành điều hiếm hoi, thậm chí... có điên mới nói chuyện thật thà lương thiện vào thời buổi này !

Khi lo Mục Vụ Bảo Vệ Sự Sống, chúng tôi từng nhận ra: khi người ta chủ trương hợp pháp hoá phá thai thì không còn gì để nói nữa, đã thản nhiên giết chết các bé thai nhi thì người ta cũng có thể phạm bất cứ tội ác kinh hoàng nào trên đời.


( Ảnh xe cơ giới Trung Quốc đang khai thác Bauxite tại tỉnh Đaknông)

Thì ở đây cũng vậy, một khi người ta đã không chấp nhận tự do tín ngưỡng, tìm mọi cách trù giập các tôn giáo tử tế, thì làm gì còn có chỗ cho Lòng Tin vào một Thượng Đế, một Thiên Chúa, Đấng khơi nguồn Sự Sống cho chính bản thân họ đang được sống, đang sử dụng chính Sự Sống ấy mà chống lại Thiên Chúa. Và từ đó, mọi quyết định vận hành kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục của đất nước này dần dần trở nên hỗn loạn, vô đạo đức, mất tích lương tri !

DCCT Thái Hà mấy ngày nay xôn xao chuyện Hồ Ba Giang lại đang bị ngang nhiên xâm phạm. Vẫn chẳng phải chuyện giành lại sở hữu một cái ao, một vuông đất, mà chính yếu vẫn là đòi Công Lý và Sự Thật phải sáng tỏ cho bằng được, đừng có ai tham lam mờ mắt mà dại dột thò tay vào xà xẻo, chia chác, tư túi, cho dù hậu thuẫn phía sau là đủ loại binh chủng khủng bố và vũ khí bạo lực. Và, may quá, nhạy cảm quá, người Công Giáo Hà Nội cũng đã thức tỉnh trong cả chuyện "Bauxite Đỏ", lời ca Kinh Hoà Bình của họ cũng đang đòi "đem an hoà vào nơi tranh chấp".ngọn nến nhỏ xíu trên tay họ không chỉ rọi vào khu Hồ Ba Giang mà còn trở thành những ngọn đuốc rực sáng cả vùng Tây Nguyên đang mịt mù tối tăm vì bụi đỏ cường quyền.

Lúc này đây, tuy đã chậm trễ lắm rồi, chúng tôi vẫn muốn kêu to lên với phía Công Giáo chúng ta, với các vị Giám Mục, các Linh Mục, các Tu Sĩ các Dòng và nhất là với tất cả anh chị em Giáo Dân thân yêu của mọi miền đất nước. Chúng ta là người Công Giáo, chúng ta không thể cứ mãi ở bên lề cuộc sống quê hương trong sự e ngại, do dự. Chúng ta không thể cứ mãi chờ đợi lẫn nhau mà không ai dám quyết định một việc gì thiết thực và can đảm. Chẳng lẽ chỉ vì sợ bóng sợ vía một cái gì đấy mà chúng ta lại không sợ điều đáng phải sợ hơn cả, đó là tiếng lương tâm, tiếng nói của Chúa Thánh Thần.

( Dự án khai thác Bauxite tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, không khí và biến đổi môi trường, khí hậu. Ảnh lấy từ nguồn http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/10/810281/ )

Chúng ta biết nhiều tội ác đã và đang hoành hành trên quê hương chúng ta. Phá thai mấy triệu ca một năm suốt nhiều năm qua. Chúng ta đã im lặng. Nay Bauxite Đỏ có tác hại đến Sự Sống con người ra sao, chúng ta đọc và nghe hết, hiểu hết. Chúng ta lại vẫn im lặng. Và như thế chúng ta cũng sẽ rơi vào bi kịch đồng loã với thế gian độc ác, với những kẻ muốn giết chính "Đấng đã khơi nguồn Sự Sống" !

Chúng tôi thấy các nhà trí thức, đa số ở Hà Nội, đã cùng với giáo sư Nguyễn Huệ Chi, viết một kiến nghị, lấy chữ ký mấy trăm kỹ sư, bác sĩ, giáo sư, nhà văn, nhà thơ, nhà báo để gửi cho nhà cầm quyền, đòi ngưng lại mọi sự đang diễn ra ở hai tỉnh Đăknông và Lâm Đồng.

Phải có một kiến nghị của phía Hội Thánh Công Giáo nữa chứ, mặc dù chúng ta dư biết có "kiến" cách mấy thì người ta cũng chẳng thèm "nghị" đâu, nhưng ít ra đây sẽ là tiếng nói của chính lương tâm chúng ta, những người đang tin vào "Đấng đã khơi nguồn Sự Sống" để Sự Sống thiêng liêng ấy không bị làm cho tổn thương trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta. Nó cho thấy người Công Giáo Việt Nam cùng trăn trở xót xa với vận mệnh của quê hương và dân tộc.

Chúng tôi kính mong, tiếng kêu này của chúng tôi được mọi người mạnh dạn hưởng ứng. Xin quý Đức Cha, quý Cha, quý nam nữ Tu Sĩ và anh chị em Giáo Dân gần xa, đừng vì chúng tôi chỉ là một Linh Mục quèn của một Hội Dòng thường bị cho là cấp tiến, mà đành bỏ qua không muốn nghe tiếng kêu của chúng tôi.

Chúng tôi chọn cách nói: "HÃY CỨU LẤY TÂY NGUYÊN KHỎI THẢM HOẠ BAUXITE ĐỎ". Xin gửi ngay về địa chỉ Mail: ttmvcssr@gmail.com chúng tôi sẽ cập nhật liên tục trên các websites của chúng tôi như www.trungtammucvudcct.comwww.dcctvn.net và mời gọi các websites khác có thể đăng tải lại cho rộng đường dư luận.

Lm. QUANG UY, DCCT, thứ bảy 25.4.2009

Tái bút:
Sau hơn 8 giờ đồng hồ gửi lời kêu gọi qua Mail và Blog, chúng tôi đã nhận được hơn 60 ghi danh hưởng ứng từ khắp mọi miền đất nước và cả các quốc gia khác nữa. Chúng tôi đã bắt đầu gửi lên các websites để đánh động được dư luận mạnh hơn và rộng hơn. Thật bất ngờ và xúc động, chúng tôi cũng nhận được một số phản hồi muốn vấn đề được lan nhanh đến cả những anh chị em không Công Giáo nữa. Xin chân thành biết ơn sự hiệp thông quý giá này. Vậy chúng tôi xin đưa ra mẫu ghi danh đầy đủ các chi tiết như sau:
Tên Thánh ( nếu có ) – Họ và tên – Nghề nghiệp – Nơi đang sống hoặc quê quán – Quốc gia


BẢNG GHI DANH “HÃY CỨÚ LẤY TÂY NGUYÊN KHỎI THẢM HOẠ BAUXITE ĐỎ”

Thư gửi bạn bè: Khởi Hành Chậm Từ Mỏ Bauxite

Lm Matthêu Vũ Khởi Phụng

Các bạn thân mến,

Từ hơn một năm nay, tôi đa đoan với những vấn đề ở Thái Hà, Hà Nội, nên có phần lơ là với những chuyện xảy ra ở những địa phương khác. Đến khi những cơ quan truyền thông nước ngoài và các trang mạng loan tin việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên tiếng báo động công khai về các hiểm hoạ tiềm tàng trong vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên, tôi mới giật mình. Việc quân sự và quốc phòng thì tôi không dám lạm bàn, nhưng tôi trăn trở về vấn đề môi trường và thân phận của anh chị em đồng bào Thượng ở Tây Nguyên.

Ngày xưa, tôi đã từng biết cả một vùng từ Đà Lạt xuống Lâm Đồng, thiên nhiên đẹp như mơ, như một cõi địa đàng. Vẻ đẹp ấy đã tàn tạ nhiều phần do tác động của con người. Nhưng chưa bao giờ Tây Nguyên và Lâm Đồng bị đe doạ tàn khốc như trong viễn ảnh mỏ bauxite. Hơn nữa, nếu Đại tướng và nhiều nhà chuyên môn về môi trường dự đoán đúng, thì không chỉ Cao Nguyên mà cả vùng xuôi miền Nam cũng bị vạ lây ở mức độ chưa từng có.

Tôi lại nối những cảnh báo ấy với những gì thấy được ở gần Hà Nội, những làng mắc bệnh ung thư bên Bắc Ninh, những vùng nước ngầm bị nhiễm độc, những dòng sông cá chết ở Hà Nam… Rồi một vụ to lớn là vụ xí nghiệp Vedan đầu độc cả một vùng sông nước và nông nghiệp ở miền Nam. Ở nơi nào cũng nổ ra những vụ ô nhiễm như thế, và cứ trầm trọng thêm mãi, thì chúng ta và các thế hệ mai sau sẽ ra thế nào? Tôi tin rằng giữa sự huỷ hoại thiên nhiên và tâm thể lý con người có mối tương tác. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, tôi xin khoan bàn ở đây.

Với đồng bào Thượng, tôi không có duyên được sống nhiều với anh chị em để phục vụ, nhưng được sống trong Giáo Hội, tôi cũng có nhiều dịp thăm viếng, khi thì Kontum, Pleiku, khi thì Đà Lạt, Lâm Đồng. Tôi đã được đến thăm Tân Rai, nay chính là địa điểm khai thác bauxite, khi Tân Rai còn hoang sơ. Tôi được gặp cả các vị thừa sai miền Thượng lẫn bà con giáo dân, và các bạn sinh viên người dân tộc về học hành ở các thành phố. Qua những tiếp cận, bên cạnh những điều phấn khởi, tôi được chia sẻ những lo âu, bức xúc, có khi là những tâm trạng bế tắc không lối thoát nơi các cộng đồng dân tộc. Trong các cộng đồng ấy, người Kinh khó có ai tự đồng hoá được với bà con dân tộc, và được bà con thân tình chấp nhận như các vị thừa sai.

Xét bề ngoài, ta có cảm tường như bà con dân tộc đã tiến một bước dài, từ những ngày Cao Nguyên còn đẹp như mơ, nhưng cuộc sống trong xã hội là một điều hết sức phức tạp, không thể chỉ lượng giá bằng một chút ngoại diện, mà phải tính đến những tương quan vật chất và tinh thần. Và chính từ những tương quan ấy đã nảy ra những bóc lột, đau buồn, đôi khi vô vọng mà tôi đề cập sơ qua trên đây. Vả chăng, ở nhiều nước và nhiều lúc, sự đụng chạm giữa các dân tộc ít người với những nhóm người phát triển hơn đã gây ra những hậu quả điêu đứng thế nào cho người yếu thế là một vấn đề đã từng được nghiên cứu; chỉ có điều những bài học kinh nghiệm ấy hình như chưa bao giờ được ứng dụng một cách rốt ráo trong thực tế phát triển của Tây Nguyên.

"Phát triển toàn diện" là một ý niệm được nhắc tới trong Giáo Hội từ ngày Đức Giáo Hoàng Phaolô VI công bố thông điệp "Các dân tộc đồng tiến" (Populorum Progressio). Nhưng làm thế nào để "phát triển toàn diện" thì xem ra chưa tìm được công thức cụ thể. Có vẻ như những người thiết tha với vấn đề thì không thực hiện được, hoặc không được thực hiện. Còn những người đang chủ động phát triển, thì chẳng quan tâm đến cái "toàn diện", hoặc nếu có thì chắp vá một cách hời hợt. Nếu chương trình khai thác bauxite tiến hành đúng kế hoạch, với sự hiện diện ồ ạt của công nhân Trung Quốc, thì vấn đề chỉ càng thêm khó khăn trầm trọng mà thôi. Và như thế anh chị em dân tộc có nguy cơ còn nghèo đói triền miên về vật chất, kéo theo một sự xâm hại tương đương về mặt tinh thần và tâm linh.

Những trăn trở về môi trường và cuộc sống "toàn diện" của anh chị em dân tộc khiến tôi không an tâm về dự án bauxite. Tôi mong có thể làm một cái gì để đóng góp cho thiện ích chung, mà không biết phải làm thế nào. Thế rồi Tuần Thánh và lễ Phục Sinh đến, nhà thờ ngày nào cũng đông đúc, bộn bề. Mối lo toan bauxite chỉ biết nằm yên một chỗ trong tâm trí, chứ không sinh sôi được cái gì cả. Nhưng tôi có một niềm an ủi nho nhỏ, ấy là dư luận xã hội bắt đầu chuyển động. Sau lễ Phục sinh, đã thấy dấy lên một phong trào góp ý. Các bậc thức giả, trong đó có nhiều vị rất có uy tín trong xã hội, đã lên tiếng một cách khá sôi nổi và sâu sắc. Như thế đúng là một biến chuyển tích cực, hiếm thấy trong xã hội chúng ta.

Tuy nhiên, vẫn còn đó một nỗi ưu tư: các nhà chính trị, quân sự, các học giả, các nhà trí thức, các chuyên viên, một vài nhân vật tôn giáo đều đã có tiếng nói. Về phần chúng ta, những tín hữu Chúa Kitô, có cần nói gì, bày tỏ gì không? Hoặc không nói gì cũng là nói chăng? Nhưng đó là nói cái gì? Bát Nhật Phục Sinh qua đi, nhà thờ vẫn như bặt vô âm tín về vụ bauxite. Thật ra, trên mấy trang mạng có một vài ý kiến của mấy bạn giáo dân, nhưng e rằng những ý kiến đơn lẻ đó có thể bị mất hút giữa bao nhiêu sự ồn ào thì sao? Tôi lại thấy các vị bên Phật Giáo báo động vụ khoét núi khai thác than ở danh thắng Yên Tử, nhờ vậy đã bảo vệ được một môi trường thiên nhiên, văn hoá, và tâm linh quý giá. Nhân Cơ hay Tân Rai không phải là danh thắng, nhưng chứng ta cũng có một điều rất quý: đó là tình liên đới với các bà con dân tộc nghèo nói chung, với các đồng đạo ở Tân Rai nói riêng. Cuối cùng ở Thái Hà, chúng tôi quyết định thắp nến cầu nguyện. Trước sau chúng tôi vẫn tin vào sự cầu nguyện.

Đúng vào ngày chúng tôi cầu nguyện, lại có một diễn biến mới. Đó là lá thư của linh mục Lê Quang Uy được phổ biến trên mạng. Cha Uy có những tâm trạng như tức nước vỡ bờ. Cha thống thiết kêu gọi mọi người ký tên vào kiến nghị yêu cầu xét lại các dự án khai thác bauxite. Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, hằng mấy trăm người thuộc đủ mọi thành phần, trong nước và ngoài nước, đã hưởng ứng. Thế ra đằng sau cái vỏ bề ngoài lặng lẽ, cộng đồng dân Chúa vẫn canh cánh ưu tư chuyện môi trường, và liên đới với anh chị em nghèo. Tiềm năng ấy thật khích lệ. Rồi đến tối buổi cầu nguyện ở Thái Hà đông nghịt người thắp nến. Như vậy, chúng ta vào cuộc hơi chậm, nhưng cũng có khí thế.

Sự thể mới này khiến cho tôi hiểu rằng từ nay những điều Giáo Hội Công Giáo nói về vấn đề bảo vệ môi trường và công bình xã hội sẽ có một tập thể tín hữu đông đảo lắng nghe. Tôi muốn được đóng góp một phần nhỏ vào nhiệm vụ chung bằng cách ôn lại đạo lý của Giáo Hội. Những đạo lý này không mới, vì đã có sẵn nhiều năm nay rồi. Nhưng có lẽ những lo toan hàng ngày có thể làm cho ta quên lãng ít nhiều. Chúa Giêsu dạy: "Khi Thánh Thần đến, Ngài sẽ làm cho anh em nhớ lại những điều Thầy dạy" (x. Ga 14,26). Phải chăng trong những chuyển biến gần đây trong xã hội, cũng có một hơi gió của Thánh Thần làm cho ta "nhớ lại" các điều Hội Thánh dạy? Vả lại, nhiệm vụ không phải chỉ là ký tên vào một kiến nghị, tham gia một buổi cầu nguyện, hay phát biểu một vài câu. Nhiệm vụ là kiên trì đi theo định hướng bảo vệ môi trường sống và cảm thông liên đới với anh chị em nghèo, đặc biệt nơi các vùng dân tộc. Những giáo huấn của Hội Thánh là một "của ăn đường" cho một quá trình xây dựng lâu dài.

Trước mắt, trong bối cảnh bauxite Tây Nguyên, tôi xin giới thiệu những tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về mối quan hệ của các sắc dân bản địa với đất đai và tài nguyên của họ và những đoạn sứ điệp hoà bình của Đức Bênêđictô XVI trong ba năm gần đây liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Tôi biết có nhiều anh chị em đang nghiên cứu về đạo lý của Hội Thánh. Xin anh chị em tiếp tay tiếp sức để càng ngày càng làm rõ con đường ta đi.

Với nhiều anh chị em tuy không cùng một niềm tin tôn giáo với chúng tôi, nhưng vẫn thân tình với chúng tôi trên con đường phục vụ con người, chúng tôi hy vọng đạo lý Công Giáo sẽ củng cố thêm sự cảm thông và đoàn kết.

Xin cám ơn tất cả anh chị em.

24/04/2009

Lm Matthêu Vũ Khởi Phụng
http://danchuausa.net/hiep-thong/thu-gui-ban-be-khoi-hanh-cham-tu-mo-bauxite/

PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE

OBJECTIVES AND MANDATE

The Apostolic Constitution Pastor Bonus of 28 June 1988 defined the objectives and mandate of the Pontifical Council for Justice and Peace in the following terms:
"The Council will promote justice and peace in the world, in the light of the Gospel and of the social teaching of the Church (art. 142).

§ 1. It will deepen the social doctrine of the Church and attempt to make it widely known and applied, both by individuals and communities, especially as regards relations between workers and employers. These relations must be increasingly marked by the spirit of the Gospel.

§ 2. It will assemble and evaluate various types of information and the results of research on justice and peace, the development of peoples and the violations of human rights. When appropriate, it will inform Episcopal bodies of the conclusions drawn. It will foster relations with international Catholic organizations and with other bodies, be they Catholic or not, that are sincerely committed to the promotion of the values of justice and peace in the world.

§ 3. It will heighten awareness of the need to promote peace, above all on the occasion of the World Day of Peace (art. 143).

It will maintain close relations with the Secretariat of State, especially when it deals publicly with problems of justice and peace in its documents or declarations (art. 144)".

ACTIVITIES

The primary work of the Pontifical Council is to engage in action-oriented studies based on both the papal and episcopal social teaching of the Church. Through them, the Pontifical Council also contributes to the development of this teaching in the following vast fields:


JUSTICE. The Pontifical Council for Justice and Peace is concerned with all that touches upon social justice, the world of work, international life, development in general and social development in particular. It also promotes ethical reflection on the evolution of economic and financial systems and addresses problems related to the environment and the responsible use of the earth's resources.

PEACE. The Pontifical Council reflects on a broad range of questions related to war, disarmament and the arms trade, international security, and violence in its various and everchanging forms (terrorism, exaggerated nationalism etc.). It also considers the question of political systems and the role of Catholics in the political arena. It is responsible for the promotion of the World Day of Peace.

HUMAN RIGHTS. This question has assumed increasing importance in the mission of the Church and consequently in the work of the Pontifical Council. Pope John Paul II consistently stresses that the dignity of the human person is the foundation of the promotion and defense of his or her inalienable rights. The Council deals with the subject from three perspectives: deepening the doctrinal aspect, dealing with questions under discussion in international organizations, showing concern for the victims of the violation of human rights.

Source: http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/justpeace/documents/rc_pc_justpeace_pro_20011004_en.html

Sunday, April 12, 2009

URBI ET ORBI

MESSAGE OF HIS HOLINESS POPE BENEDICT XVI
EASTER 2009


Dear Brothers and Sisters in Rome and throughout the world,

From the depths of my heart, I wish all of you a blessed Easter. To quote Saint Augustine, “Resurrectio Domini, spes nostra – the resurrection of the Lord is our hope” (Sermon 261:1). With these words, the great Bishop explained to the faithful that Jesus rose again so that we, though destined to die, should not despair, worrying that with death life is completely finished; Christ is risen to give us hope (cf. ibid.).

Indeed, one of the questions that most preoccupies men and women is this: what is there after death? To this mystery today’s solemnity allows us to respond that death does not have the last word, because Life will be victorious at the end. This certainty of ours is based not on simple human reasoning, but on a historical fact of faith: Jesus Christ, crucified and buried, is risen with his glorified body. Jesus is risen so that we too, believing in him, may have eternal life. This proclamation is at the heart of the Gospel message. As Saint Paul vigorously declares: “If Christ has not been raised, our preaching is in vain and your faith is in vain.” He goes on to say: “If for this life only we have hoped in Christ, we are of all men most to be pitied” (1 Cor 15:14,19). Ever since the dawn of Easter a new Spring of hope has filled the world; from that day forward our resurrection has begun, because Easter does not simply signal a moment in history, but the beginning of a new condition: Jesus is risen not because his memory remains alive in the hearts of his disciples, but because he himself lives in us, and in him we can already savour the joy of eternal life.

The resurrection, then, is not a theory, but a historical reality revealed by the man Jesus Christ by means of his “Passover”, his “passage”, that has opened a “new way” between heaven and earth (cf. Heb 10:20). It is neither a myth nor a dream, it is not a vision or a utopia, it is not a fairy tale, but it is a singular and unrepeatable event: Jesus of Nazareth, son of Mary, who at dusk on Friday was taken down from the Cross and buried, has victoriously left the tomb. In fact, at dawn on the first day after the Sabbath, Peter and John found the tomb empty. Mary Magdalene and the other women encountered the risen Jesus. On the way to Emmaus the two disciples recognized him at the breaking of the bread. The Risen One appeared to the Apostles that evening in the Upper Room and then to many other disciples in Galilee.

The proclamation of the Lord’s Resurrection lightens up the dark regions of the world in which we live. I am referring particularly to materialism and nihilism, to a vision of the world that is unable to move beyond what is scientifically verifiable, and retreats cheerlessly into a sense of emptiness which is thought to be the definitive destiny of human life. It is a fact that if Christ had not risen, the “emptiness” would be set to prevail. If we take away Christ and his resurrection, there is no escape for man, and every one of his hopes remains an illusion. Yet today is the day when the proclamation of the Lord’s resurrection vigorously bursts forth, and it is the answer to the recurring question of the sceptics, that we also find in the book of Ecclesiastes: “Is there a thing of which it is said, ‘See, this is new’?” (Ec 1:10). We answer, yes: on Easter morning, everything was renewed. “Mors et vita, duello conflixere mirando: dux vitae mortuus, regnat vivus – Death and life have come face to face in a tremendous duel: the Lord of life was dead, but now he lives triumphant.” This is what is new! A newness that changes the lives of those who accept it, as in the case of the saints. This, for example, is what happened to Saint Paul.

Many times, in the context of the Pauline year, we have had occasion to meditate on the experience of the great Apostle. Saul of Tarsus, the relentless persecutor ofChristians, encountered the risen Christ on the road to Damascus, and was “conquered” by him. The rest we know. In Paul there occurred what he would later write about to the Christians of Corinth: “If anyone is in Christ, he is a new creation; the old has passed away, behold, the new has come” (2 Cor 5:17). Let us look at this great evangelizer, who with bold enthusiasm and apostolic zeal brought the Gospel to many different peoples in the world of that time. Let his teaching and example inspire us to go in search of the Lord Jesus. Let them encourage us to trust him, because that sense of emptiness, which tends to intoxicate humanity, has been overcome by the light and the hope that emanate from the resurrection. The words of the Psalm have truly been fulfilled: “Darkness is not darkness for you, and the night is as clear as the day” (Ps 139 [138]:12). It is no longer emptiness that envelops all things, but the loving presence of God. The very reign of death has been set free, because the Word of life has even reached the “underworld”, carried by the breath of the Spirit (v. 8).

If it is true that death no longer has power over man and over the world, there still remain very many, in fact too many signs of its former dominion. Even if through Easter, Christ has destroyed the root of evil, he still wants the assistance of men and women in every time and place who help him to affirm his victory using his own weapons: the weapons of justice and truth, mercy, forgiveness and love. This is the message which, during my recent Apostolic Visit to Cameroon and Angola, I wanted to convey to the entire African continent, where I was welcomed with such great enthusiasm and readiness to listen. Africa suffers disproportionately from the cruel and unending conflicts, often forgotten, that are causing so much bloodshed and destruction in several of her nations, and from the growing number of her sons and daughters who fall prey to hunger, poverty and disease. I shall repeat the same message emphatically in the Holy Land, to which I shall have the joy of travelling in a few weeks from now. Reconciliation – difficult, but indispensable – is a precondition for a future of overall security and peaceful coexistence, and it can only be achieved through renewed, persevering and sincere efforts to resolve the Israeli-Palestinian conflict. My thoughts move outwards from the Holy Land to neighbouring countries, to the Middle East, to the whole world. At a time of world food shortage, of financial turmoil, of old and new forms of poverty, of disturbing climate change, of violence and deprivation which force many to leave their homelands in search of a less precarious form of existence, of the ever-present threat of terrorism, of growing fears over the future, it is urgent to rediscover grounds for hope. Let no one draw back from this peaceful battle that has been launched by Christ’s Resurrection. For as I said earlier, Christ is looking for men and women who will help him to affirm his victory using his own weapons: the weapons of justice and truth, mercy, forgiveness and love.

Resurrectio Domini, spes nostra! The resurrection of Christ is our hope! This the Church proclaims today with joy. She announces the hope that is now firm and invincible because God has raised Jesus Christ from the dead. She communicates the hope that she carries in her heart and wishes to share with all people in every place, especially where Christians suffer persecution because of their faith and their commitment to justice and peace. She invokes the hope that can call forth the courage to do good, even when it costs, especially when it costs. Today the Church sings “the day that the Lord has made”, and she summons people to joy. Today the Church calls in prayer upon Mary, Star of Hope, asking her to guide humanity towards the safe haven of salvation which is the heart of Christ, the paschal Victim, the Lamb who has “redeemed the world”, the Innocent one who has “reconciled us sinners with the Father”. To him, our victorious King, to him who is crucified and risen, we sing out with joy our Alleluia!

© Copyright 2009 - Libreria Editrice Vaticana

Don't Die Buried in Debt!

By Father Martino Nguyen Ba-Thong
(St. Anne Catholic Church - Columbus, GA)

EASTER SUNDAY - Year B - (2009)
Acts 10:34, 38-42 Colossians 3:1-4 John 20:1-18

First of all, Happy and Blessed Easter to you and to your families. For those visiting today, my name is Fr. Martino. I have been a priest for 5 years and this is my first Easter at Saint Anne! - And it is a joy to wish Easter Blessings on all of you.

In this past week I have spent a lot of time meditating about life and death! And today, Easter Sunday - The day Our Lord Jesus Christ rose from death - to conquer the darkness of sin, I will talk about death! That is right, you heard it right! I will talk about death! Because, if we do not die with Christ we will not rise with Christ!

There are a few things we see, touch, smell and talk about but we do not use! And when we use, we do not see, touch, smell or talk about them! What are they? - The coffin and the hearse! Isn't that right, when we use them, we do not know!!! And there is one thing in life we don't want to talk about, "death - our own death." Even though we know death is a must! No one can avoid it! But we try our best to avoid talking about it! I think we are afraid of death because we know we are not ready for it! By ready, I meant we are not "as good as God intended us to be!" So wemptytoom1.jpge push it as far away as we can! But then one day we will have to face it! Young or old, healthy or sick, rich or poor. We all will die!

If you drive down Macon road, you will see a big billboard from one of the funeral homes saying, "Do not be buried in debt - prepare your funeral today!" Wow, that my dear friends, is what Easter is all about! Jesus does not want us to die and be buried in debt - So He paid all of our debts!

You might know that as an ordained priest, in some way I have responsibility before God for the salvation of each baptized person and you know I take that responsibility very seriously. To seek the lost sheep, I would even go to the taverns. (J/K you know I do not drink!)

Well, brothers and sisters, as we celebrate Easter 2009, I want you to know that I am getting a group together who want to prepare for our death so that we can go to heaven - right now. And I want you to be part of that group because eternal life begins now.

Now, I do not want you to get too far ahead, so let's get back to the present! As I have said, many of us do not want to talk about death because we know we have failed God many times! Because we have not lived up to His expectation for us. And maybe because the burden of life weighs heavily upon us! So my dear friends, if you feel burdened today, I ask you to think about these words of Pope John Paul the Great: "We are not the sum of our failures. We are the sum of the Father's love for us - and our real capacity is to become the image of his Son Jesus." What a difference it would make if we defined ourselves by God's love - not by our failures! And you all know how much God loves us! He gave us his only Son! (John 3:16) and His Son died to pay our debts to sin!

Brothers and sisters, Jesus Christ is risen from the dead. By prayers and sacraments, He wants us to have His life now. Do not let your failings define who you are. God has a plan, a purpose for you. It may involve some deprivations and disappointments, but whatever the cost, it will be worth it. Jesus Christ is risen from the dead. Where He is, He wants you to be. Eternal life begins now. "I am the Resurrection and the Life." No one comes to the Father except through Jesus.

One day while Mitch was at the horse track, placing bets and losing everything, Mitch noticed a priest who stepped out onto the track and blessed the forehead of one of the horses lining up for the 4th race. Lo and behold, that horse - a very long shot - won the race.

Before the next race, as the horses began lining up, Mitch watched with interest as the old priest step onto the track. Sure enough, as the 5th race horses came to the starting gate the priest made a blessing on the forehead of one of the horses. Mitch made a beeline for a betting window and placed a small bet on the horse. Again, even though it was another long shot, the horse the priest had blessed won the race. Mitch collected his winnings, and anxiously waited to see which horse the priest would bless for the 6th race. The priest again blessed a horse. Mitch bet big on it, and it won. Mitch was elated. As the races continued the priest kept blessing long shot horses, and each one ended up coming in first.

By and by, Mitch was pulling in some serious money. By the last race, he knew his wildest dreams were going to come true. He made a quick dash to the ATM, withdrew all his savings, and awaited the priest's blessing that would tell him which horse to bet on. True to his pattern, the priest stepped onto the track for the last race and blessed the forehead of an old nag that was the longest shot of the day. Mitch also observed the priest blessing the eyes, ears, and hooves of the old nag.

Mitch knew he had a winner and bet every cent he owned on the old nag. He then watched dumbfounded as the old nag come in dead last. Mitch, in a state of shock, made his way down to the track area where the priest was.

Confronting the old priest he demanded, "Father what happened? All day long you blessed horses and they all won. Then in the last race, the horse you blessed lost by a Kentucky mile. Now, thanks to you - Father - I've lost every cent of my savings - all of it!" The priest nodded wisely and with sympathy. "Son," he said, "that's the problem with you Non-Christians, you can't tell the difference between a simple blessing and . . . the last rites."

My dear friends, now you cannot say you don't know the different between eternal damnation and heaven anymore - you can only say you don't care; because I have just told you! Don't die buried in the debt of sins - Prepare your eternal life now! Because Alleluia, He has risen! Alleluia!

Father Martino Nguyen Ba-Thong
http://www.fathermartino.org/

Thursday, April 9, 2009

Act of Contrition

My God,
I am sorry for my sins with all my heart.
In choosing to do wrong and failing to do good,
I have sinned against You
whom I should love above all things.
I firmly intend, with your help,
to do penance, to sin no more,
and to avoid whatever leads me to sin.
Our Savior Jesus Christ suffered and died for us.
In His name, my God, have mercy. Amen