Ngày 28/8/2010, Thánh lễ phong chức Phó tế cho 6 tân phó tế tại Dòng Chúa cứu thế Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng do Đức Cha Micae tấn phong.
Cũng gần đây, khi phong chức linh mục tại đây, có hai vị không được nhà nước đồng ý, vì vậy có Đức cha đã ngại ngần không dám nhận phong chức dù đã nhận lời. Đức cha Micae đã phong chức cho các linh mục này. Sau đó, một số cuộc gặp gỡ của cán bộ với ngài và ngài đã có ý kiến.
Mời quý vị đọc và nghe bài chia sẻ của ĐC Micae trong lễ Tấn phong phó tế ngày 28/8/2010:
Cách đây hai tháng tôi phong chức cho 9 anh em linh mục ở đây, trong đó có hai anh em không được sự chấp thuận của ‘xã hội’. Sau đó chúng tôi có dịp gặp gỡ những vị liên hệ, hôm nay tôi cũng chia sẻ với cộng đoàn một chút không ngoài mục đích để mỗi người chúng ta ý thức rằng chúng ta có ơn gọi, có sứ mạng loan báo Tin Mừng. Khi tôi trình bày ở đây tôi trình bày với tư cách là một người công dân hết lòng với quê hương đất nước này và trong mỗi trường hợp tôi làm thì tôi đặt quyền lợi của quê hương đất nước trên tất cả. Nhưng mà tôi cũng xác tín rằng quyền lợi của quê hương đất nước cũng là quyền lợi của Giáo hội, cũng là quyền lợi của mỗi người chúng ta.
Vì thế trước và sau khi truyền chức tôi có dịp gặp gỡ và trình bày với các vị liên hệ rằng bí tích là của Hội Thánh và truyền chức Thánh cho các tiến chức bên Giáo hội Công giáo làm rất thận trọng. Sau nhiều ngày đào tạo, tìm hiểu, điều tra, tham khảo ý kiến cũng như lời cầu nguyện của không riêng một người mà của cả Hội Thánh. Vì thế khi tôi nói chuyện với cá vị liên hệ tôi cũng nói đây là điều mà cần phải tôn trọng lẫn nhau. Trong các tổ chức, có những phạm vi, lãnh vực mà chúng ta phải tôn trọng không có giơ tay dài quá đụng đến nhau. Chúng ta cần phải nói để cho mọi người hiểu và giúp cho nhau mỗi ngày hiểu nhau hơn. Nhất là trong hoàn cảnh đặc biệt rất tế nhị, nhảy cảm của Việt Nam chúng ta. Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta cần phải nói lên để giúp nhau ngày càng hiểu nhau và biết tôn trọng lẫn nhau có như thế thì mới có thể gọi là yêu nước, yêu đồng bào, xây dựng cách thiết thực.
Cụ thể mỗi khi gặp khó khăn tôi nhớ lại câu chuyện cổ tích mà tôi có nhiều dịp nói lên với quý vị ở trung ương cũng như địa phương trên văn bản cũng như là qua cuộc nói chuyện và qua giảng dạy. Hôm nay tôi xin chia sẻ với cộng đoàn, tôi nghĩ rằng đây là một cách để chúng ta cùng nhau suy nghĩ để làm sao để cho mọi người khi tiếp cận với chúng ta ngày càng sát gần nhau hơn để cùng xây dựng dất nước Việt Nam thân yêu chúng ta. Tôi nhớ câu chuyện cổ tích thế này: Một hôm môn đệ hỏi thầy: thưa thầy, hạnh phúc là gì? Tự do là gì? Ông thầy không trả lời. Mấy ngày sau nhà hiền sĩ gọi người đệ tử đi chơi, đến nhại mồ hôi rồi nhảy xuống khúc sông tắm. Khi đang tắm vui vẻ mát mẻ, nói chuyện trời đất mông lung. Thì ông thầy bất thình lình túm tóc của người học trò dí xuống, nó ngộp thở nó ngoi lên. Dí xuống lần thứ hai, nó ngộp thở nó ngoi lên. Ông thầy dí lần thứ ba nó gần chết, nó đạp ổng một cái. Ông thầy buông nó ra, nó ngoi lên, ông thầy hỏi: Con đã hiểu hạnh phúc là gì chưa? Tự do là gì chưa?
Và tôi nói, người có niềm tin tôn giáo cũng như anh đệ tử kia vậy. Người có niềm tin tôn giáo cũng tha thiết được sống với niềm tin của mình. Hễ ai mà ép buộc thì chịu không nổi. Ép lần thứ nhất ráng chịu. Ép lần thứ hai cũng ráng mà chịu. Ép lần thứ ba thì chúng tôi cũng phải đạp (tràng pháo tay dài). Mà khi đạp như thế thì xin đừng ai hiểu là chúng tôi phản động hay là âm mưu lật đổ chính quyền hay diễn tiến này nọ […] Không có đâu, chỉ có muốn thở (…) thôi (tràng pháo tay dài)…
Nhiều khi chúng ta không gặp gỡ nhau hay là nói xa nói gần dễ bị hiểu lầm nhau. Và khi gặp gỡ thì cứ nói thật, nói thẳng với nhau đi, nói một cách chân tình và bác ái. […] đây là một cách mình xây dựng quê hương đất nước một cách hữu hiệu, cụ thể nhất. Hôm nay tôi tới Hội dòng, tôi tới với tư cách là một người yêu đồng bào, yêu nước, yêu quê hương. Và tôi cũng cố gắng làm tất cả những gì để giúp cho mỗi người chúng ta hiểu nhau, gần gũi nhau để cùng xây dựng quê hương đất nước này. Chính vì thế, một lần nữa tôi xin cám ơn cha Giám Tỉnh, cám ơn anh chị em. Tôi tỏ bày một chút tâm với anh chị em hy vọng rằng với ơn Chúa Thánh Thần giúp đỡ, mỗi người chúng ta có thể chu toàn sứ mạng của mình một cách tốt đẹp nhất đó cũng là một cách phục vụ quê hương tốt đẹp nhất.
Cám ơn anh chị em.
+ Micae Hoàng Đức Oanh, Gm. Kontum
"The Church invites all her members to be loyally committed to building a just, supportive and fair society. Giáo Hội mời gọi mọi phần tử của mình dấn thân cách trung thành nhằm xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng." -Pope Benedict XVI's address to Vietnamese Bishops on their "Ad Limina"
Tuesday, August 31, 2010
Sunday, August 8, 2010
Phân Hóa
Hiện tình Hội Thánh Việt Nam có ánh sáng và cũng có bóng tối. Một bóng tối, mà tôi cho là nguy hiểm nhất, chính là sự phân hoá.
Sự phân hoá thường xảy ra trong mọi thời. Nhưng nay nó đang trở nên nặng nề và lan rộng.
Nguyên nhân
Mỗi người là một cấu trúc riêng, về sinh lý, tâm lý và tinh thần. Cấu trúc riêng đó làm nên tính tình riêng. Tính tình riêng người này ngả mạnh về khuynh hướng này. Tính tình riêng người kia lại nghiêng chiều về hướng kia. Bá nhân bá tính. Mỗi người có những phần riêng tư của mình.
Ngoài ra, mỗi người là một lịch sử. Một lịch sử, mà nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều mang theo những biến cố riêng. Mỗi biến cố đều để lại dấu vết, gây nên những chuyển biến trong con người, từ tình cảm đến tư tưởng. Với những chuyển biến đó, lịch sử của từng giai đoạn tác động không ngừng đến toàn thể con người từ sức khoẻ thể xác, đến sức khoẻ tâm linh, làm nên một động lực riêng.
Hơn nữa, nền giáo dục, phong hoá và nếp sống của tập thể hoặc giai cấp cũng ảnh hưởng nhiều đến tư duy của mỗi người, khiến họ có thể có những chọn lựa riêng, không giống những người khác.
Chính nhu cầu sống của mỗi người cũng thường phát sinh ra những tình cảm, ước muốn và tư tưởng riêng. Thí dụ để sống thì phải đấu tranh. Để đấu tranh có hiệu quả, thì phải phe phái, mưu cơ, đôi khi cần có lãnh tụ. Do đó mà họ có những chủ trương, đường lối riêng.
Trên đây chỉ là tóm lược rất vắn một số nguyên nhân thường dẫn tới phân hoá trong cộng đoàn.
Bây giờ, với cái khung đó, chúng ta nhìn vào Hội Thánh Việt Nam.
Chúng ta thấy mỗi miền Bắc, Trung, Nam đều có những nét riêng. Cũng thế, mỗi giáo phận cũng có những nét riêng. Nói bạo một chút, thì mỗi giáo xứ cũng có những nét riêng. Mỗi tổ chức, mỗi nhóm cũng có những nét riêng. Mỗi nơi có lịch sử riêng của mình, với những hoàn cảnh riêng, với những nhu cầu riêng, với những tập quán riêng.
Nếu những nét riêng đó là những màu sắc đẹp, bổ túc cho nhau, thì bộ mặt Hội Thánh Việt Nam sẽ rất rạng rỡ. Nhưng nếu xảy ra trường hợp những nét riêng đó quay ra chọi nhau, thậm chí tìm loại trừ nhau, thì đó là phân hoá.
Phân hoá càng sẽ trở nên trầm trọng, khi nó đưa đến những hậu quả xấu.
Hậu quả xấu
Báo động
Đang khi nhiều người vốn nhìn Hội Thánh Việt Nam là Hội Thánh của Đức Giêsu Kitô, thì cũng nhiều người lại nhìn Hội Thánh Việt Nam là Hội Thánh của nhân vật này, nhân vật kia.
Đang khi nhiều người luôn xây dựng đời sống đạo trên nền tảng Phúc Âm, thần học, Công đồng, giáo luật, thì cũng nhiều người lại xây dựng đời sống đạo một cách tuỳ tiện theo ý riêng mình, dựa trên những ý kiến của phe này nhóm nọ.
Đang khi nhiều người coi đời sống nội tâm là cần thiết, thì cũng nhiều người lại bỏ đời sống nội tâm, để chạy theo đời sống bên ngoài một cách mù quáng.
Đang khi nhiều người vốn tu thân theo con đường tu đức Phúc Âm, sống sự từ bỏ mình, vác thánh giá mình, mà theo Chúa, thì cũng nhiều người đang biến đời tu thành một lối sống hưởng thụ, buông thả.
Khi đạo đức đã xuống dốc, thì sự phân hoá sẽ nảy nở mạnh trong đời sống đức tin, đời sống luân lý, đời sống tu trì.
Kinh nghiệm của các nước công giáo lâu năm cho thấy: Khi đạo đức xuống là lúc các thứ giáo phái sai lạc, các phong trào xấu, các thứ chủ nghĩa thế tục tràn vào nội bộ Hội Thánh. Nếu chính lúc đó, hàng giáo phẩm và giáo sĩ lại suy giảm uy tín, thì Hội Thánh sẽ bị phân hoá dữ dội. Chẳng cần chính quyền nào bắt bớ Hội Thánh, mà chính nội bộ Hội Thánh sẽ bắt bớ Hội Thánh.
Ước mong
Vì thế, ước mong tha thiết mà tôi xin gởi tới Đại Hội Dân Chúa là hết sức tránh nảy sinh thêm những phân hoá mới, trái lại hết sức chỉnh đốn lại đời sống đạo đức trong Hội Thánh Việt Nam, nhờ đó, mà bớt đi những phân hoá tai hại.
Hội Thánh Việt Nam chúng ta rất cần tái-Phúc-Âm hoá. Việc đào tạo những người đào tạo phải chăng là một vấn đề ưu tiên cho chương trình tái-Phúc-Âm hoá, để có thể cộng tác với Chúa Thánh Thần một cách có hiệu quả.
Ðức Cha J.B. Bùi Tuần
Sự phân hoá thường xảy ra trong mọi thời. Nhưng nay nó đang trở nên nặng nề và lan rộng.
Nguyên nhân
Mỗi người là một cấu trúc riêng, về sinh lý, tâm lý và tinh thần. Cấu trúc riêng đó làm nên tính tình riêng. Tính tình riêng người này ngả mạnh về khuynh hướng này. Tính tình riêng người kia lại nghiêng chiều về hướng kia. Bá nhân bá tính. Mỗi người có những phần riêng tư của mình.
Ngoài ra, mỗi người là một lịch sử. Một lịch sử, mà nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều mang theo những biến cố riêng. Mỗi biến cố đều để lại dấu vết, gây nên những chuyển biến trong con người, từ tình cảm đến tư tưởng. Với những chuyển biến đó, lịch sử của từng giai đoạn tác động không ngừng đến toàn thể con người từ sức khoẻ thể xác, đến sức khoẻ tâm linh, làm nên một động lực riêng.
Hơn nữa, nền giáo dục, phong hoá và nếp sống của tập thể hoặc giai cấp cũng ảnh hưởng nhiều đến tư duy của mỗi người, khiến họ có thể có những chọn lựa riêng, không giống những người khác.
Chính nhu cầu sống của mỗi người cũng thường phát sinh ra những tình cảm, ước muốn và tư tưởng riêng. Thí dụ để sống thì phải đấu tranh. Để đấu tranh có hiệu quả, thì phải phe phái, mưu cơ, đôi khi cần có lãnh tụ. Do đó mà họ có những chủ trương, đường lối riêng.
Trên đây chỉ là tóm lược rất vắn một số nguyên nhân thường dẫn tới phân hoá trong cộng đoàn.
Bây giờ, với cái khung đó, chúng ta nhìn vào Hội Thánh Việt Nam.
Chúng ta thấy mỗi miền Bắc, Trung, Nam đều có những nét riêng. Cũng thế, mỗi giáo phận cũng có những nét riêng. Nói bạo một chút, thì mỗi giáo xứ cũng có những nét riêng. Mỗi tổ chức, mỗi nhóm cũng có những nét riêng. Mỗi nơi có lịch sử riêng của mình, với những hoàn cảnh riêng, với những nhu cầu riêng, với những tập quán riêng.
Nếu những nét riêng đó là những màu sắc đẹp, bổ túc cho nhau, thì bộ mặt Hội Thánh Việt Nam sẽ rất rạng rỡ. Nhưng nếu xảy ra trường hợp những nét riêng đó quay ra chọi nhau, thậm chí tìm loại trừ nhau, thì đó là phân hoá.
Phân hoá càng sẽ trở nên trầm trọng, khi nó đưa đến những hậu quả xấu.
Hậu quả xấu
- Phân hoá dễ gây nên hoang mang. Rất nhiều người đau xót, không biết đâu là đúng, đâu là sai. Đau xót đôi khi dẫn tới chán nản.
- Phân hoá dễ làm cớ cho nhiều người giảm lòng tin đối với các đấng bậc giữ trách nhiệm soi sáng cho đoàn chiên.
- Phân hoá dễ phát sinh những làn sóng ngầm độc hại. Khi dư luận để tự do trôi nổi, tình hình sẽ dễ bị những người cơ hội, thủ đoạn lợi dụng. Những ai nông nổi sẽ dễ bị lôi cuốn vào đủ thứ suy đoán và bịa đặt.
- Phân hoá làm cho nhiều người mất phương hướng, nhất là mất sự bình an tâm hồn. Họ không còn tập trung vào bổn phận, mà lại chạy theo những tiên tri giả, những thầy dạy giả.
- Phân hoá cản trở việc rao giảng Tin Mừng. Bôi lọ nhau, kết án nhau, loại trừ nhau nơi những người đạo Chúa, đó có phải là dấu chỉ của Tin Mừng hay là phản Tin Mừng?
- Phân hoá ở cấp cao dù chỉ là theo dư luận đồn thổi, sẽ làm cho uy tín của Hội đồng Giám mục Việt Nam bị giảm sút. Vị trí của Hội Thánh trong nước bị rớt xuống một cách thê thảm.
- Phân hoá nguy hiểm nhất không phải là phân hoá trong lãnh vực chính trị, mà là phân hoá trong lãnh vực đạo đức.
Báo động
Đang khi nhiều người vốn nhìn Hội Thánh Việt Nam là Hội Thánh của Đức Giêsu Kitô, thì cũng nhiều người lại nhìn Hội Thánh Việt Nam là Hội Thánh của nhân vật này, nhân vật kia.
Đang khi nhiều người luôn xây dựng đời sống đạo trên nền tảng Phúc Âm, thần học, Công đồng, giáo luật, thì cũng nhiều người lại xây dựng đời sống đạo một cách tuỳ tiện theo ý riêng mình, dựa trên những ý kiến của phe này nhóm nọ.
Đang khi nhiều người coi đời sống nội tâm là cần thiết, thì cũng nhiều người lại bỏ đời sống nội tâm, để chạy theo đời sống bên ngoài một cách mù quáng.
Đang khi nhiều người vốn tu thân theo con đường tu đức Phúc Âm, sống sự từ bỏ mình, vác thánh giá mình, mà theo Chúa, thì cũng nhiều người đang biến đời tu thành một lối sống hưởng thụ, buông thả.
Khi đạo đức đã xuống dốc, thì sự phân hoá sẽ nảy nở mạnh trong đời sống đức tin, đời sống luân lý, đời sống tu trì.
Kinh nghiệm của các nước công giáo lâu năm cho thấy: Khi đạo đức xuống là lúc các thứ giáo phái sai lạc, các phong trào xấu, các thứ chủ nghĩa thế tục tràn vào nội bộ Hội Thánh. Nếu chính lúc đó, hàng giáo phẩm và giáo sĩ lại suy giảm uy tín, thì Hội Thánh sẽ bị phân hoá dữ dội. Chẳng cần chính quyền nào bắt bớ Hội Thánh, mà chính nội bộ Hội Thánh sẽ bắt bớ Hội Thánh.
Ước mong
Vì thế, ước mong tha thiết mà tôi xin gởi tới Đại Hội Dân Chúa là hết sức tránh nảy sinh thêm những phân hoá mới, trái lại hết sức chỉnh đốn lại đời sống đạo đức trong Hội Thánh Việt Nam, nhờ đó, mà bớt đi những phân hoá tai hại.
Hội Thánh Việt Nam chúng ta rất cần tái-Phúc-Âm hoá. Việc đào tạo những người đào tạo phải chăng là một vấn đề ưu tiên cho chương trình tái-Phúc-Âm hoá, để có thể cộng tác với Chúa Thánh Thần một cách có hiệu quả.
Ðức Cha J.B. Bùi Tuần
Sunday, August 1, 2010
Cảm Thông Cùng Giáo Hội
Lm Anrê Đỗ Xuân Quế, OP
Giáo hội chúng ta đang gặp khó khăn và bị chỉ trích. Bên Âu Mỹ, ngượi ta chỉ trích Giáo hội vì tội ấu dâm của một số linh mục tại Ai-len, Đức, Mỹ, Ý. Ở Bỉ, cảnh sát vào khám xét toà giám mục Malines. Ổ Việt Nam từ mấy tháng qua, nhiều người bức xúc, bực bội, phê bình HĐGM và một số chức sắc. Một số bài trên mạng không ngần ngại lên án các hành vi và lời tuyên bố của đức cha này đức cha kia, làm cho nhiều người nghĩ rằng những người phê bình này chuyên môn viết bài chỉ trích một số “các đấng làm thầy” và do đó gây hoang mang, chia rẽ trong Giáo hội.
Đó là dư luận và phản ứng dây chuyền trong dân chúng, còn thực hư thế nào, thiết tưởng cần phải bình tĩnh, tự mình nghe ngóng, kiểm tra xem những điều người ta nói hoặc viết đúng hay sai. Nếu đúng thì nên bình tâm đón nhận và sửa chữa. Nếu sai thì phải mạnh mẽ lên tiếng phản bác. Chỉ nghe nói không thôi thì chưa đủ mà còn phải đích thân rà soát lại. Nhưng dù muốn hay không, cũng phải công nhận rằng chưa bao giờ đời sống trong Giáo hội chúng ta lại bị phơi bày trên mạng truyền thông như lúc này. Những điều phơi bày đó làm cho phần đông trong chúng ta lấy làm nhức nhối, khó chịu và tự nhiên thấy bất bình với những người nói hay viết như thế. Trong vấn đề này, cũng nên phân tích và nhận định để thấy đâu là thiện chí, đâu là ác ý của người ta. Nếu là thiện chí thì không nên để ngoài tai; còn nếu là ác ý thì phải phản bác lại như đã nói ở trên, để bênh vực công lý.
Trước những điều bị coi như là những đòn tấn công do thiện chí hay ác ý, thái độ của người công giáo chúng ta nên như thế nào?
Trước hết, nếu đúng thì chúng ta phải khiêm nhường và can đảm nhìn nhận và xin lỗi, khi cần phải xin lỗi.
Thứ đến, chúng ta không nên hoảng hốt và lo sợ vì không phải bây giờ Giáo hội mới gặp khó khăn và bị chỉ trích. Đã có những thời kỳ Giáo hội gặp các bè rối, như bè rối A-ri-ô thế kỷ IV, chối bỏ thần tính của Chúa Con, thế kỷ X Giáo hội tách làm hai: Giáo hội Đông Phương và Giáo hội Tây Phương, thế kỷ XI, XII Giáo hội sa lầy vì nạn buôn thần bán thánh, con ông cháu cha, thế kỷ XIII bè rối Albigeois ở miền Nam nước Pháp, thế kỷ XVI Giáo hội cải cách của Luther ở Đức và thời Phục Hưng, thế kỷ XVIII Cách Mạng Pháp, thế kỷ XIX Phong Trào Thợ Thuyền, thế kỷ XX chủ nghĩa Cộng Sản và Quốc Xã, thế kỷ XXI thời Hậu Hiện Đại và thuyết Thực Dụng Tiêu Thụ dửng dưng và bài xích tôn giáo.
Giáo hội của chúng ta nguyên uỷ là thánh vì vị sáng lập là Chúa Giê-su, Đấng Chí Thánh và chúng ta, những người lãnh phép Rửa là dân được hiến thánh cũng như Giáo hội là kho tàng tích chứa và phân phát ơn thánh, tuy trong Giáo hội không phải ai cũng thánh dù được gọi để nên thánh (Lumen gentium chương 6). Trong Giáo hội đó có nhiều người thánh, nhưng cũng có nhiều người tội lỗi ở mọi cấp bậc.
Ngoài việc bình tĩnh đón nhận những lời chỉ trích với thái độ khiêm nhường và can đảm, chúng ta lại cần phải kiên định và trung thành: kiên định là người công giáo và trung thành bám chặt vào Giáo hội.
Bà Ida Frederika Gorres, một nữ văn sĩ công giáo người Hà lan có một ông bạn bác sĩ Tin lành. Ông này nặng lời phê bình chỉ trích Giáo hội của bà. Sau khi để cho ông nói, bà bình tĩnh trả lời ông vẻn vẹn có một câu: “Dù vậy, tôi vẫn là công giáo.”
Năm 1971, trong một bài trên tờ Le Monde, cha Hans Kung, một nhà thần học tên tuổi người Thụy sĩ nói tiếng Đức viết rằng tại sao cha không rời bỏ Giáo hội, tuy hồi đó Giáo hội như con thuyền đang bị gió bão đánh tơi bời, bởi phong trào phản kháng và ra đi ồ ạt của các linh mục, tu sĩ nam nữ về thế gian. Cha bảo rằng tôi mà đi trong lúc này thì tôi là một người hèn. Chính lúc này mới là lúc tôi phải ở lại.
Cũng trong thời kỳ này, hai trong bẩy nhà thần học nổi tiếng nhất thế kỷ XX là ĐHY Henri de Lubac, Dòng Tên, và ĐHY Yves Congar, Dòng Đa Minh, viết mỗi vị một cuốn sách. ĐHY de Lubac viết cuốn Une église cassée (Một Giáo hội bị bẻ nát), ĐHY Congar viết cuốn Au milieu de l’orage (Giữa cơn bão táp). Cả hai vị đã dùng tài ba và uy tín của mình để vừa nhìn nhận cơn khủng hoảng vừa tìm cách cứu vớt.
Mới đây, cha Timothy Radcliffe, nguyên bề trên tổng quyền Dòng Đa Minh cũng viết một bài đề là Tôi nên ở lại hay rời bỏ Giáo hội liên quan đến vụ tai tiếng về việc lạm dụng tình dục trẻ em trong hàng giáo sĩ. Trước những vụ tai tiếng như thế, nhiều người công giáo bị chao đảo muốn bỏ đạo hay đổi đạo. Nhưng xét cho cùng, Giáo hội có phải là của loài người đâu. Nếu là của loài người thì Giáo hội đã tiêu biến rồi như bao nhiêu chế độ chính trị, đế quốc và các nền văn minh rực rỡ trước kia. Tuy vậy, người công giáo không được ỷ y là Giáo hội trường tồn vì được Chúa che chở, mà không lo sống cho đúng với chức danh của mình là Ki-tô hữu nghĩa là thuộc về Chúa Ki-tô hay là bạn hữu của Người (Ga 15,14-15).
Bởi thế, thiết nghĩ thái độ người công giáo nên có trong lúc này là tìm hiểu và đón nhận sự thật bất kể từ đâu tới, cũng như chia sớt và cảm thông cùng Giáo hội trong cơn khốn khó, đồng thời cầu nguyện cho Giáo hội thoát cơn bĩ cực, vì qua hành động của Chúa, trong cái rủi có cái may: cái rủi là sự tấn công và lời chỉ trích; còn cái may là thời cơ thanh luyện.
Sau đây, xin mượn lời của cha Timothy để kết luận: “Ngay từ khởi đầu và xuyên suốt lịch sử, thánh Phê-rô vẫn là viên đá lắc lư, nguồn gốc gây vấp ngã, một phiến đá hư nát. Tuy vậy, chính thánh nhân và các đấng kế vị ngài, mà ĐTC Bê-nê-đích-tô XVI, một trong các đấng kế vị ấy là người có nhiệm vụ giữ chúng ta lại với nhau, ngõ hầu vào ngày Phục sinh, chúng ta có thể trở thành chứng tá cho sự chiến thắng của Chúa Ki-tô đối với sức mạnh chia rẽ của tội lỗi.”
Lm Anrê Đỗ Xuân Quế, OP
Giáo hội chúng ta đang gặp khó khăn và bị chỉ trích. Bên Âu Mỹ, ngượi ta chỉ trích Giáo hội vì tội ấu dâm của một số linh mục tại Ai-len, Đức, Mỹ, Ý. Ở Bỉ, cảnh sát vào khám xét toà giám mục Malines. Ổ Việt Nam từ mấy tháng qua, nhiều người bức xúc, bực bội, phê bình HĐGM và một số chức sắc. Một số bài trên mạng không ngần ngại lên án các hành vi và lời tuyên bố của đức cha này đức cha kia, làm cho nhiều người nghĩ rằng những người phê bình này chuyên môn viết bài chỉ trích một số “các đấng làm thầy” và do đó gây hoang mang, chia rẽ trong Giáo hội.
Đó là dư luận và phản ứng dây chuyền trong dân chúng, còn thực hư thế nào, thiết tưởng cần phải bình tĩnh, tự mình nghe ngóng, kiểm tra xem những điều người ta nói hoặc viết đúng hay sai. Nếu đúng thì nên bình tâm đón nhận và sửa chữa. Nếu sai thì phải mạnh mẽ lên tiếng phản bác. Chỉ nghe nói không thôi thì chưa đủ mà còn phải đích thân rà soát lại. Nhưng dù muốn hay không, cũng phải công nhận rằng chưa bao giờ đời sống trong Giáo hội chúng ta lại bị phơi bày trên mạng truyền thông như lúc này. Những điều phơi bày đó làm cho phần đông trong chúng ta lấy làm nhức nhối, khó chịu và tự nhiên thấy bất bình với những người nói hay viết như thế. Trong vấn đề này, cũng nên phân tích và nhận định để thấy đâu là thiện chí, đâu là ác ý của người ta. Nếu là thiện chí thì không nên để ngoài tai; còn nếu là ác ý thì phải phản bác lại như đã nói ở trên, để bênh vực công lý.
Trước những điều bị coi như là những đòn tấn công do thiện chí hay ác ý, thái độ của người công giáo chúng ta nên như thế nào?
Trước hết, nếu đúng thì chúng ta phải khiêm nhường và can đảm nhìn nhận và xin lỗi, khi cần phải xin lỗi.
Thứ đến, chúng ta không nên hoảng hốt và lo sợ vì không phải bây giờ Giáo hội mới gặp khó khăn và bị chỉ trích. Đã có những thời kỳ Giáo hội gặp các bè rối, như bè rối A-ri-ô thế kỷ IV, chối bỏ thần tính của Chúa Con, thế kỷ X Giáo hội tách làm hai: Giáo hội Đông Phương và Giáo hội Tây Phương, thế kỷ XI, XII Giáo hội sa lầy vì nạn buôn thần bán thánh, con ông cháu cha, thế kỷ XIII bè rối Albigeois ở miền Nam nước Pháp, thế kỷ XVI Giáo hội cải cách của Luther ở Đức và thời Phục Hưng, thế kỷ XVIII Cách Mạng Pháp, thế kỷ XIX Phong Trào Thợ Thuyền, thế kỷ XX chủ nghĩa Cộng Sản và Quốc Xã, thế kỷ XXI thời Hậu Hiện Đại và thuyết Thực Dụng Tiêu Thụ dửng dưng và bài xích tôn giáo.
Giáo hội của chúng ta nguyên uỷ là thánh vì vị sáng lập là Chúa Giê-su, Đấng Chí Thánh và chúng ta, những người lãnh phép Rửa là dân được hiến thánh cũng như Giáo hội là kho tàng tích chứa và phân phát ơn thánh, tuy trong Giáo hội không phải ai cũng thánh dù được gọi để nên thánh (Lumen gentium chương 6). Trong Giáo hội đó có nhiều người thánh, nhưng cũng có nhiều người tội lỗi ở mọi cấp bậc.
Ngoài việc bình tĩnh đón nhận những lời chỉ trích với thái độ khiêm nhường và can đảm, chúng ta lại cần phải kiên định và trung thành: kiên định là người công giáo và trung thành bám chặt vào Giáo hội.
Bà Ida Frederika Gorres, một nữ văn sĩ công giáo người Hà lan có một ông bạn bác sĩ Tin lành. Ông này nặng lời phê bình chỉ trích Giáo hội của bà. Sau khi để cho ông nói, bà bình tĩnh trả lời ông vẻn vẹn có một câu: “Dù vậy, tôi vẫn là công giáo.”
Năm 1971, trong một bài trên tờ Le Monde, cha Hans Kung, một nhà thần học tên tuổi người Thụy sĩ nói tiếng Đức viết rằng tại sao cha không rời bỏ Giáo hội, tuy hồi đó Giáo hội như con thuyền đang bị gió bão đánh tơi bời, bởi phong trào phản kháng và ra đi ồ ạt của các linh mục, tu sĩ nam nữ về thế gian. Cha bảo rằng tôi mà đi trong lúc này thì tôi là một người hèn. Chính lúc này mới là lúc tôi phải ở lại.
Cũng trong thời kỳ này, hai trong bẩy nhà thần học nổi tiếng nhất thế kỷ XX là ĐHY Henri de Lubac, Dòng Tên, và ĐHY Yves Congar, Dòng Đa Minh, viết mỗi vị một cuốn sách. ĐHY de Lubac viết cuốn Une église cassée (Một Giáo hội bị bẻ nát), ĐHY Congar viết cuốn Au milieu de l’orage (Giữa cơn bão táp). Cả hai vị đã dùng tài ba và uy tín của mình để vừa nhìn nhận cơn khủng hoảng vừa tìm cách cứu vớt.
Mới đây, cha Timothy Radcliffe, nguyên bề trên tổng quyền Dòng Đa Minh cũng viết một bài đề là Tôi nên ở lại hay rời bỏ Giáo hội liên quan đến vụ tai tiếng về việc lạm dụng tình dục trẻ em trong hàng giáo sĩ. Trước những vụ tai tiếng như thế, nhiều người công giáo bị chao đảo muốn bỏ đạo hay đổi đạo. Nhưng xét cho cùng, Giáo hội có phải là của loài người đâu. Nếu là của loài người thì Giáo hội đã tiêu biến rồi như bao nhiêu chế độ chính trị, đế quốc và các nền văn minh rực rỡ trước kia. Tuy vậy, người công giáo không được ỷ y là Giáo hội trường tồn vì được Chúa che chở, mà không lo sống cho đúng với chức danh của mình là Ki-tô hữu nghĩa là thuộc về Chúa Ki-tô hay là bạn hữu của Người (Ga 15,14-15).
Bởi thế, thiết nghĩ thái độ người công giáo nên có trong lúc này là tìm hiểu và đón nhận sự thật bất kể từ đâu tới, cũng như chia sớt và cảm thông cùng Giáo hội trong cơn khốn khó, đồng thời cầu nguyện cho Giáo hội thoát cơn bĩ cực, vì qua hành động của Chúa, trong cái rủi có cái may: cái rủi là sự tấn công và lời chỉ trích; còn cái may là thời cơ thanh luyện.
Sau đây, xin mượn lời của cha Timothy để kết luận: “Ngay từ khởi đầu và xuyên suốt lịch sử, thánh Phê-rô vẫn là viên đá lắc lư, nguồn gốc gây vấp ngã, một phiến đá hư nát. Tuy vậy, chính thánh nhân và các đấng kế vị ngài, mà ĐTC Bê-nê-đích-tô XVI, một trong các đấng kế vị ấy là người có nhiệm vụ giữ chúng ta lại với nhau, ngõ hầu vào ngày Phục sinh, chúng ta có thể trở thành chứng tá cho sự chiến thắng của Chúa Ki-tô đối với sức mạnh chia rẽ của tội lỗi.”
Lm Anrê Đỗ Xuân Quế, OP
Subscribe to:
Posts (Atom)