Thursday, November 25, 2010

Seminarian may owe his life to Cardinal Van Thuan’s intercession

By Benjamin Mann

Denver, Colo., Nov 12, 2010 / 06:30 am (CNA/EWTN News).- Doctors said Joseph Nguyen was dead. His heart rate was dropping beyond recovery, and all brain activity was gone. But while they wrote his death certificate, Joseph's parents were asking an old family friend for help: a Vietnamese cardinal who is being considered for beatification.

Joseph Nguyen has since re-enrolled in seminary. He's seen his own death certificate, now stamped “VOID.” He has only two memories of the 32-day coma, which he says felt otherwise like a “great night's sleep.”

During the weeks that he hovered between life and death in 2009, Joseph says he had two encounters with Cardinal Francois-Xavier Nguyen Van Thuan.

The revered Vietnamese Cardinal died in 2002. In 2007 he received a prominent mention in Pope Benedict XVI's encyclical “Spe Salvi,” where the Holy Father cited his exemplary Christian witness during his 13 years as a political prisoner. His cause for beatification began in 2007 as well. In October 2010, the Vatican began its own inquiry into his possible sainthood.

Long before anyone thought to declare him a saint, the future cardinal was simply a priest– often celebrating private Masses in the homes of some Vietnamese faithful. Although Joseph Nguyen never met Cardinal Van Thuan during his earthly life, his father's family knew “Father Van Thuan” quite well. They thought of the priest “almost like a family member.”

That family bond deepened when Cardinal Van Thuan became Archbishop of Saigon, and subsequently a prisoner of the Communist regime.

In 1975, Joseph Nguyen's parents immigrated from Southeast Asia to the United States, where their son was later born. Joseph knew about Cardinal Van Thuan's heroic life, and appreciated his message of peace and hope. But the young seminarian never imagined he would be describing details of his own life, and near-death, to investigators for the cardinal's canonization.

It began in August 2009, during Joseph's third year in the seminary. He was assigned to hospital work, visiting and counseling the sick, as well as bringing the Eucharist to Catholic patients. Early in the fall, he caught what he thought was only a common seasonal flu. When the illness worsened, he asked for leave from the seminary to recover at home.

“I remember October 1st,” he recounted to CNA. “I had no idea why I was gasping for air.” His father drove him to the hospital, where he checked himself in. But Joseph has no memory of that event, or the emergency tracheotomy he received after losing the ability to breathe.

Later, he would hear about the day he was pronounced dead, while his parents kept hope alive and prayed fervently for Cardinal Van Thuan's intercession. He would also hear about how, on the feast of Our Lady of the Rosary, while still comatose, he began violently pulling the tubes from his body, stopping only when his father placed a rosary in his hand.

He'd also learn about the second time his body seemed to be shutting down. That time, no one declared his death. They'd already seen one seemingly impossible recovery.

When Joseph awoke, after 32 days, he knew nothing about any of this. A doctor explained he had fallen ill not only with a seasonal flu, but also the H1N1 “Swine Flu,” and severe pneumonia. Friends and family later told him the details of his month in the coma.

But when he could speak again, Joseph had his own story to tell.

“During my coma, there are only two things I remember,” he said. “The only two things I remember are two visions of Cardinal Van Thuan … He appeared to me twice.”

Joseph said he not only saw, but actually met and spoke with Cardinal Van Thuan, during two vivid incidents he described as a “separation of soul and body.” Although he said he couldn't reveal the details of the ecounters, he did say that he suspected that they occurred while his doctors were observing his loss of brain activity and decline in vital signs.

“Soon after the second visit” with the cardinal, he said, “I woke up from the coma.” He had “no idea what had happened,” or why he had “all these tubes and wires” coming out of his body, particularly the tube in his neck that kept him from speaking.

Doctors thought it would be months or years before he could speak, walk, or study. But within days he was talking and breathing normally, racing his nurses around the rehabilitation room.
He also received an entirely unexpected phone call from Cardinal Van Thuan's sister in Canada, who ended up giving him one of her brother's rosaries.

Joseph returned to the seminary at the beginning of the following semester– a far cry from the two years his doctors had advised him to wait.

As others learned about Cardinal Van Thuan's possible involvement in Joseph's healing, he ended up providing information to officials working on the cardinal's cause for beatification in Rome. Apart from that contribution, though, the young seminarian just wants to move forward toward the goal of ordination. When he returned to the seminary, Joseph was assigned once again to hospital duties.

While he was reticent about some potentially miraculous aspects of his healing, Joseph spoke enthusiastically about his current hospital work. He said his coma and recovery experience have allowed him to give hope and comfort to patients.

Those patients don't need to know about his mysterious meetings with a possible saint, or his breathtaking return from death. What matters more is to see the scar on his throat, and know he understands. “It's very fulfilling to be able to walk into a room and say ... 'You don't have to feel this alone, because I've been there' – physically, there, in that hospital bed.”

Joseph recalled that his experiences in the coma instilled “the virtue of hope” in his heart, giving him a message he hopes to share with those in desperate circumstances. “That's Cardinal Van Thuan in my life,” the future priest reflected.

Source: http://www.catholicnewsagency.com/news/seminarian-may-owe-his-life-to-cardinal-van-thuans-intercession/

Thursday, November 18, 2010

Bệnh chuẩn mực trần tục

Lấy tinh thần, não trạng trần tục làm chuẩn mực cho cuộc sống mình. Làm việc Chúa, nhưng không theo tinh thần Phúc Âm mà lại dùng tiêu chuẩn hoàn toàn trần tục để chuẩn định. Người Công Giáo kiểu đó thường hay trở thành Công Giáo tùy thời: Thịnh thì Công Giáo, suy thì chối. Công Giáo vụ lợi: Có mùi vật chất thì tới, không thì miễn. Công Giáo danh dự: Chỉ siêng năng xuất hiện khi có lễ lạc được mời lên ghế danh dự, không thì biệt tăm chẳng bao giờ thấy.

Nhiều khi chẳng phải là bản chất, chẳng tội lỗi gì, nhưng là vì mình đua đòi. Chính đua đòi này làm cho cuộc đời khổ sở. Sang đây thấy người ta có xe đẹp, nhà rộng; mình đua đòi muốn hơn người nên phải nô lệ cho công việc, cả nhà làm việc quá mức. Và chuẩn mực trần thế thường được căn cứ theo báo chí, truyền thanh truyền hình. Báo bảo cái gì hay là hay, cái gì số đông theo là tốt... mặc dù những cái đó không hợp với lương tâm.

Năm ngoái tôi ghé Na Uy tới thăm một bà giáo sư giữ một ghế thứ trưởng trong nội các. Na Uy đa số theo Tin lành và Giáo Hội này, như tại các nước Tin Lành khác, phải tùy thuộc thế quyền. Bà phàn nàn: nguy quá cha ơi, Giáo Hội chúng tôi đang sa lầy trong vòng kềm toả dư luận. Chính phủ ra lệnh cho Giáo Hội; Quốc Hội ra lệnh (bằng đạo luật) cho chính phủ; mà đạo luật thì lại hình thành do áp lực dư luận truyền thông; vừa rồi chính phủ mới cách chức hai Mục Sư vì họ chống lại việc phá thai!

Một số cơ quan truyền thông chửi bới Ðức Giáo Hoàng, kết ngài vào tội thiếu thực tế, thiếu tiến bộ. Nhưng khi Ðức Giáo Hoàng đến với giới trẻ thì hàng triệu anh chị em trẻ lại tuôn đến với ngài. Tất cả chỉ vì ngài là người dám nói lên sự thật, bất chấp dư luận. Tuổi trẻ hôm nay đang bị chao đảo trong một thế giới khủng hoảng niềm tin và giá trị. Nên chi họ cần người tín cẩn dám nói thẳng cho họ đâu là điều đúng, đâu là sai. Cái khó và nguy hiểm của ngày hôm nay là người ta phạm tội, nhưng lại bắt cả nhà nước và Giáo Hội coi đó là nhân đức. Chẳng hạn như chuyện đồng tính luyến ái. Dư luận đang bắt mọi giới phải xem đó là chuyện hợp luân thường đạo lý. Giáo Hội thương cảm, nhưng Giáo Hội cần nói sự thật. Ðức Thánh Cha nói: "không cần ai bỏ phiếu cho sự thật" vì sự thật vẫn là sự thật.


Phúc âm giả

Phúc âm giả thì khác Phúc âm thật.
Thánh Phao lô đã nói đến thứ "Phúc âm" khác với thứ tôi rao giảng.
Làm sao phân biệt?
Cứ xem sự phân biệt giữa người theo Phúc âm nào mà phân biệt.
Phải phát hiện ra nào là công lý giả, tự do giả, giải phóng giả.
Muốn được thế con phải Phúc âm hoá chính bản thân con,
Kẻo con không có đủ Phúc âm trong con,
hay con chưa sống Phúc âm đích thực.
Con phải làm cho con, cho người khác,
cho xã hội hôm nay đầy Phúc âm,
chỉ lúc ấy con mới gặp được người mới, xã hội mới.
Một mình con sống tốt cho bản thân con chưa đủ,
Cần phải dấn thân vào trong thế giới hôm nay.
Chúng con có trách nhiệm:
Một ngày kia chúng con sẽ phải trả lẽ trước mặt Chúa,
chúng con đã tận tụy hay đã hững hờ trước những đau khổ của anh em.
Con thích suy niệm bài Phúc âm:
"Thầy là cây nho, các con là cành" (Gioan 15,5).
Nếu chúng con để nhựa sống Phúc âm là Chúa Giêsu thấm nhuần chúng con,
Chúng con sẽ nên người mới,
Chúng con sẽ có "Phúc âm chính hiệu",
Vì chúng con đầy Chúa Giêsu trong lòng.


+Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Niềm Vui Sống Ðạo (1998)

Tuesday, November 16, 2010

Bệnh lười biếng tránh né

Triệu chứng của bệnh này là sợ tốn sức tốn của, sợ liên lụy, a dua: ai mạnh thì hùa theo. Khi nói thì rất hăng, nhưng vào việc thì viện đủ lý do để che đậy cái hèn nhát và lười biếng của mình. Giữa đại hội thì phát biểu thật hùng hồn, lúc phân việc thì lẩn đâu mất.

Trong đội tù của tôi trước đây có một ông cũng từ miền Nam ra. Mỗi lần họp anh ta phát biểu ào ạt. Ðụng chuyện gì cũng dơ tay phát biểu. Nói huyên thuyên mà thường lạc đề. Ðến lúc chia việc thì im re. Riết anh em trong tổ ngán. Nên mỗi lần anh ta dơ tay phát biểu là anh em đồng loạt hô: Im mà nghe, đài Mát-cơ-va phát!

Chuyện kể hai nhà thông thái nọ muốn tìm hiểu xem thành phố Rôma có mấy người làm việc. Họ bắt đầu bằng một chuỗi phân tách loại trừ. Trước tiên trừ đi con số trẻ em chưa đến tuổi làm việc, đến số người bệnh tật, số người ở tù, rồi số dân biểu nghị sĩ quanh năm suốt tháng chỉ cãi nhau và dơ tay bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ, số người làm nghề phê bình đá bóng... Cứ thế mà trừ, kỳ cùng chỉ còn lại hai người làm việc, đó là hai nhà thông thái. Nhưng rồi một ông lên tiếng ngay: tôi từ nãy giờ tính toán quá mệt rồi, nên chi tôi bầu anh làm việc tiếp để tôi nghỉ!

Ðể xây dựng cộng đoàn có trăm công ngàn việc. Việc gì cũng đáng làm. Chẳng cần phải ngồi ghế lãnh đạo mới là làm việc. Việc nào cũng có thể nên thánh, miễn là làm cho tới nơi tới chốn.

Khi ở Dublin một tháng để học hỏi về Ðạo binh Ðức Mẹ tôi may mắn được gặp người sáng lập, ông Frank Duff. Tôi háo hức, tưởng sẽ diện kiến một nhân vật quốc tế tiếng tăm; người mà các Hồng y, Giám mục khắp nơi đều phải ngồi nghe. Nhưng không ngờ, ông chỉ là một cụ già đưa thư. Hàng ngày khiêm tốn đạp chiếc xe cọc cạch ra bưu điện mang thư về cơ quan, bỏ vào hộp thư của gần một ngàn chi nhánh Ðạo binh ở Dublin. Ngưởi ta nói công việc của ông bây giờ chỉ có thế; có tuổi rồi không còn giữ vai trò quan trọng nào nữa; nhưng khi ai cần ý kiến thì ông sẵn sàng đóng góp và hướng dẫn giải quyết.

Ðấy, công việc đưa thư hèn mọn có làm giảm tư cách con người đâu!


Hàng rào kẽm gai của tôi

Những trại tập trung ở Dachau, ở Auschwitz vô cùng kinh khủng, nhưng người ta có thể trông thấy được, trên bản đồ có chỉ nó nằm ở vùng nào, nước nào.

Giờ đây còn có những trại tập trung, những Dachau mới, Auschwitz mới, rộng hơn thế giới nầy, cái thế giới được gọi là tự do, của con người.

Nhưng phân nửa có thể trông thấy, và phân nửa không thấy được.

Nạn nhân là những người bị giam cầm khốn khổ, bởi bất công, bởi áp bức bóc lột.
Ai lưu ý mới trông thấy được, dù chiến tranh chấm dứt, nó vẫn còn. Có hàng rào kẽm gai bao bọc họ, "Dây kẽm gai" của bất công do những người áp bức, bóc lột dựng lên, "Dây kẽm gai" do sự hững hờ của con tạo ra.

Mỗi ngày bao nhiêu anh em con ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La-tinh, ở Việt Nam, Trung Quốc, Cu-ba, ở Nam Tư, bao nhiêu anh em đang lê bước trên đường tử nạn lên núi Calvariô của họ.
Họ là Chúa Giêsu bị bỏ rơi, bị quên bẵng, bị kỳ thị cách bất công độc ác.

Vì con sợ bẩn tay, sợ liên lụy đến bản thân con.

Vì con tiếc nuối đời sống xa hoa, tiêu thụ, sung sướng của con.

Nên con không muốn nhớ, không muốn biết đến họ, nhưng sự thật vẫn sờ sờ đó, trách nhiệm vẫn đè nặng lương tâm con.

Xin Chúa Chúa cho con can đảm phá tan cái "hàng rào kẽm gai" của ích kỷ, hèn nhát, kỳ thị, vụ lợi, đang siết chặt thế giới trong vòng vây của nó, mà con là một trong những đồng loã đã dựng nên nó.

+Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Niềm Vui Sống Ðạo (1998)

Monday, November 15, 2010

Văn thư của tòa Giám Mục Kontum gửi gia đình giáo phận Kontum

Kontum ngày 11 tháng 11 năm 2010

VỤ VIỆC NGÀY 07.11.2010

Kính gửi

Quý Cha cùng toàn thể gia đình Giáo Phận Kontum.

Anh chị em thân mến,

Mấy ngày nay tôi liên tục nhận được điện thoại, điện thư, tin nhắn từ nhiều nơi, từ một vài Tòa Đại Sứ và cả từ Thánh Bộ ở Rôma. Tất cả đều hiệp thông về chuyến đi dâng lễ tại Kon Chro và K’Bang hôm Chúa nhật 07.11.2010 vừa qua. Tôi xin chân thành cám ơn mọi người đã quan tâm và cầu nguyện. Tôi tưởng chuyện hôm đó cũng sẽ âm thầm trôi qua như đã từng xảy ra tại các nơi như Thanh Hà, Hoàng Yên (h.Chư Prông), Ia Nan (h.Đức cơ), Ia Tô, Ia Sao (h.Ia Grai) hay ở Tơtung (h.K’bang) và nhiều nơi khác nữa! Nhưng trưa ngày thứ ba - nghĩa là 48 tiếng đồng hồ sau vụ việc - tôi nghe nói trên mạng đã đề cập tới chuyện này! Tôi không biết tác giả là ai? Tôi không chủ trương đưa lên mạng. Nhưng chuyện đã ra công khai. Có anh chị em muốn tôi làm sáng tỏ. Tôi thiết nghĩ anh chị em trong gia đình giáo phận có quyền được biết rõ đầu đuôi câu chuyện để khỏi hoang mang và diễn dịch không lợi cho ai., để tất cả dồn tâm sức cho việc xây dựng Đất Nước thân yêu. Cầu xin Thiên Chúa xoay chuyển mọi sự nên tốt đẹp đôi bề.

Câu chuyện đơn giản lắm!

Như anh chị em đã biết: Năm 1967, Tòa Thánh cắt tỉnh Buôn Ma Thuột (tức Daklak ngày nay) làm thành một phần của Giáo phận mới, Giáo phận Buôn Ma Thuột. Giáo Phận Kontum còn lại 3 tỉnh Kontum, Pleiku và Phú Bổn. Sau 1975, hai tỉnh Pleiku và Phú Bổn sát nhập thành tỉnh Gialai, trừ quận Thuần Mẫn của tỉnh Phú Bổn lại thuộc huyện Ea Hleo, tỉnh Đăklak. Giáo Phận Kontum vẫn còn là giáo phận rộng lớn với nhiều núi nhiều rừng. Nhicu vùng sâu vùng xa đã trở thành các căn cứ địa của chính quyền cộng sản trước 1975. Các căn cứ địa này – như Kon Chro, như K’Bang, như Ia Grai, như Chư Prông … - rất tự hào về quá khứ nhưng lại đóng kín với vấn đề tôn giáo, cách riêng với Kitô giáo. Hiểu biết của các cán bộ về tôn giáo thật hạn hẹp, nhiều người còn nghịch chống, nên các vùng cứ địa này được kể là những “vùng đặc biệt”, những vùng anh hùng, những “vùng trắng”, những vùng đã “sạch bóng mê tín dị đoan”, những vùng bất khả xâm phạm! “Người lạ” bước vào các vùng này thật khó! Về tôn giáo, tại các vùng này, đều có hiện tượng giống nhau: hiện tượng “3 không”: Không nhà thờ, không linh mục, không phụng tự hay sinh hoạt tôn giáo! Có xin phép cũng không cho. Tại những vùng này vẫn có đông đảo anh chị em giáo dân cũng như có rất nhiều người muốn được nghe Tin Mừng, muốn được bước vào ngôi nhà Hội Thánh công giáo. Biết rõ thế, nên ngày 11.09.2010 tôi đã gửi cho Ông Chủ Tịch Tỉnh Gialai chương trình dâng lễ - bản sao gửi đủ ban ngành từ tỉnh xuống xã cũng như các gia đình tại 3 họ đạo này (*). Trong văn thư, tôi cũng đề nghị Ông Chủ Tịch Tỉnh hoặc cơ quan thừa hành cứu xét nếu không chấp thuận thì cũng cho tôi xin một văn bản từ chối. Sau 57 ngày (từ 11.09 đến 07.11.2010), tôi không nhận được bất cứ văn bản hay lời chối từ nào, nên sáng 07.11.2010 tôi đã lên đường tới Yang Trung, An Trung và Sơn Lang.

* 06g30: Tôi tới dâng lễ tại nhà Ôb.Trần Đình Hinh, thôn 9 xã Yang Trung, huyện Kon Chro. Sau lễ, trên đường đi An Trung, tôi nhận được tin báo anh em công an xã thôn đã đến nhắc nhở gia đình bà Hinh - Ông Hinh hôm đó lại không có ở nhà! - và cảnh cáo lần sau không được cho tổ chức lễ trong nhà.

* 09g00: Tới An Trung, huyện Kon Chro – cách Yang Trung 10km - tôi dâng lễ tại nhà ông Bộ và bà Hệ chứ không dâng lễ tại nhà đã đề nghị trước, vì chủ nhà đi vắng xa chưa về! Vừa bước vào nhà thì Ông chủ tịch xã và một vị cán bộ cũng vào theo. Chúng tôi trao đổi ít phút về chương trình lễ như giấy đã báo. Lễ xong, các ông trở lại với 4,5 vị cán bộ thuộc nhiều ban ngành và đề nghị lập biên bản. Được giải thích, thay cho biên bản, các ông viết “Bản ghi nhận sự việc” để có tài liệu báo cáo cấp trên. Tôi đã ký. Rất nhẹ nhàng!

* 14g00: Tới Sơn Lang, huyện K’Bang, cách An Trung khoảng 135km. Cách thị tứ Sơn Lang khoảng 20km, gặp đoạn đường còn đang thi công với mưa dầm dề suốt mấy ngày qua, nên chúng tôi phải bỏ ôtô và dùng 8 Honda chở 16 người gồm linh mục, tu sĩ, giáo dân và tôi. Gần tới thị tứ này, thì gặp một số anh chị em du kích (?) chặn lại. Sau khi hỏi giấy tờ tùy thân và biết mục đích đến dâng lễ tại nhà Ông bà Tuyền, vị cán bộ yêu cầu chúng tôi dừng lại chờ ý kiến chính quyền xã! 10 phút, 20 phút, 30 phút. Lúc nào cũng được trả lời sắp tới. Có một số đồng bào dân tộc cũng có mặt và có một người anh em dân tộc vui vẻ nói lớn “Đây là căn cứ cách mạng không cần cúng kiếng gì! Ở đây chỉ cần thịt gà, thịt bò, với rượu cần với cồng chiêng là tốt rồi!” Mọi người đều cười vui vẻ. Có người quay camera, chụp ảnh liên tục. Phía chúng tôi không được chụp.

*16g20: Đợi lâu không thấy vị cán bộ nào tới giải quyết. Trời đã sầm tối. Mưa nhẹ hạt hơn. Gió lạnh. Có vị cán bộ cho biết hôm nay ngày Chúa nhật, các cán bộ xã nghỉ làm việc, ông chủ tịch xã thì lại ở xa Ủy ban cả mấy chục cây số, không liên lạc được và yêu cầu chúng tôi về. Nghe vậy, chúng tôi chào mọi người có mặt và quay về tới Pleiku lúc 22g18 cùng ngày. Được biết Anh Tuyền – người cho tôi mượn nhà làm nơi dâng lễ - đã được giữ cả ngày trên Ủy ban, còn “các đầu mục khác” tôi không liên lạc được! Cuối cùng mọi người về trong an bình! Có thế thôi!

Nhưng được biết ngày 08.11.2010 - Bà Hinh (Ông Hinh đi xa chưa về) được mời lên Ủy ban làm việc lúc 14g00; còn Ông Bộ được mời làm việc lúc 14g30. Cả hai đều được yêu cầu nhận tội. Tội của hai gia đình cũng như tội của Giám Mục. Tội đã qui tụ người và tổ chức dâng lễ bất hợp pháp! Cả hai cũng được yêu cầu không tái phạm, không được mời linh mục hay giám mục về dâng lễ nữa! Cả hai đều trả lời: Không có gì sai trái hay phạm pháp, (1) vì Hiến Pháp và Pháp Luật đã xác nhận quyền tự do tôn giáo và quyền của giám mục trong mỗi giáo phận; (2) vì đã có văn thư báo chính quyền các cấp; các cấp không có văn bản từ chối; (3) vì không có nền văn hóa nào lại đi cấm con cái không được mở cửa đón cha của mình (Đức Giám Mục Giáo Phận) và anh chị em mình (giáo dân) về thăm nhà, vào nhà mình? Nghe nói, cuối cùng, người thì chỉ viết bản tường trình, người thì ký biên bản nhưng có ghi thêm “Tôi không đồng ý nội dung biên bản này”.

Anh chị em thân mến,

Câu chuyện chỉ có thế! Câu chuyện đã từng xảy ra và sẽ còn có thể xảy ra, nếu chính quyền hôm nay vẫn còn quan niệm tự do tôn giáo như một ân huệ trao ban thay vì đó là một trong những quyền căn bản nhất của con người. Điều quan trọng là biến cố này nói gì với anh chị em cũng như với tôi? Tôi xin có vài suy nghĩ sau đây.

Thành thật mà nói: ai nấy đều cảm phục đức tin và lòng đạo của nhiều anh chị em vùng sâu vùng xa như ở Kon Chro và K’Bang. Sinh ra, lớn lên tại những vùng được mệnh danh là “3 không” – không nhà thờ, không linh mục, không phụng vụ hay sinh hoạt tôn giáo suốt 20,30,40,50 năm – thế mà anh chị em vẫn kiên trì sống đạo vượt qua mọi gian nan thử thách. Một phép lạ! Thật có Chúa ở với anh chị em!

Nhưng tôi vẫn tự hỏi: tôi và anh em linh mục, tu sĩ chúng tôi vẫn sống tốt và có làm gì sai trái đâu mà bị “thiên hạ” xua đuổi hay chặn cản như hôm 07.11 vậy? Phải chăng tại tôi cũng như anh chị em tôi đã không hăng say thi hành lệnh Chúa truyền “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15)? Nếu chính anh chị em ở Yang Trung, An Trung hay Sơn Lang chưa biết Danh Chúa Giêsu và Hội Thánh của Ngài, thì hôm 07.11, anh chị em có đứng trong hàng ngũ những ngăn cản không? Và nếu tôi là người xuất thân từ một gia đình tại Kon Chro hay Sơn Lang K’Bang, có cán bộ nào ở đó ra chặn không cho tôi vào nhà không? Rốt cùng chúng ta, đặc biệt là tôi, giám mục của anh chị em, phải khiêm tốn nhận lỗi chưa triệt để thi hành lệnh Chúa truyền và xin Chúa ban cho khả năng biết cảm nhận sâu sắc cái khốn nạn của người kitô hữu nếu không loan báo Tin Mừng! (x.1Cr 9,16). Xin Chúa Thánh Thần soi sáng để chúng ta có quyết tâm cao biết vun trồng ơn gọi, đặc biệt biết khai triển Gia đình ơn gọi và Gia đình Phanxicô Xaviê trong mỗi xứ họ để có nhiều ơn gọi phục vụ Giáo hội và Xã hội, để giúp cho mọi người nhận biết Thiên Chúa là Cha và mọi người đều là anh em của nhau. Nhưng bức tường ngăn cách giữa giáo hội và các cấp chính quyền ở nhiều nơi, nhất là ở các vùng sâu vùng xa, vẫn còn đó. Làm sao đây?

Anh chị em rất thân mến,

Anh chị em có biết tôi ngại ngùng đến thế nào khi viết những dòng này? Chẳng lẽ chúng ta cứ phải bận tâm tới những chuyện “nhỏ” như sự việc 07.11 vừa qua trong một Đất Nước đã và đang phải lo giải quyết bao vấn đề to lớn như vấn đề biên giới lãnh thổ, vấn đề bauxite Tây Nguyên, vấn đề tham nhũng, vấn đề y tế, vấn đề giáo dục, vấn đề giàu nghèo ngày càng xa cách! Làm sao để tất cả những chuyện nhỏ bé và cục bộ kia được giải quyết nhẹ nhàng mau lẹ để người người dồn hết công sức cho việc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp mọi mặt tinh thần cũng như thể chất?

Anh chị em thân mến,

Chúa là chủ lịch sử. Chúa viết chữ thẳng trên đường cong! Chúa sai chúng ta đi loan báo Tin Mừng, ra đi xây dựng một xã hội của chân lý, của công bằng, của tình thương, của an bình. Chúa hằng luôn dạy dỗ và tôi luyện lòng tin của chúng ta. Chương trình của Chúa, mai ngày chúng ta sẽ đọc ra. Chúng ta hãy dâng lời cảm tạ và tôn vinh Chúa bằng cách tiếp tục hăng say loan báo Tin Mừng yêu thương đến cho mọi người, cho cả các anh chị em cán bộ vô thần duy vật hôm nay, bằng chính cuộc sống hài hòa thống nhất của người môn đệ Chúa Giêsu, một cuộc sống thống nhất nhuần nhuyễn giữa hai giới răn mến-Chúa-yêu-người, là yêu quê hương yêu Giáo hội. Miễn sao Danh Đức Kitô được tôn vinh; miễn sao quê hương và dân tộc được tôn trọng và phát triển!

Riêng anh chị em Sơn Lang thân mến, hôm 07.11, anh chị em đã tham dự “một thánh lễ đặc biệt”. Không chỉ nửa tiếng, một tiếng, mà cả ngày “trong chờ đợi, hồi hộp, lo sợ với cả nước mắt và buồn phiền”. Chúa biết lòng anh chị em. Tất cả những thứ đó chính là của lễ “dễ thương” dâng lên Chúa và cầu cho quê hương đất nước. Khi tình hình êm dịu lại, tôi sẽ đến thăm anh chị em ngày gần nhất và thăm chính quyền địa phương.

Tôi cũng xin anh chị em vui lòng chuyển tới quí vị cán bộ các cấp tại địa phương những tâm tình quý mến của tôi. Một cách nào đó, tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với anh chị em cán bộ trong vụ việc vừa qua. Tôi vẫn nhìn anh chị em như những “sứ giả” Chúa gửi đến để tôi luyện tôi và tiếp tay giúp chúng tôi thi hành lệnh ra đi loan báo Tin Mừng. Nếu trong những người đi với tôi hôm đó có nói lời gì làm anh chị em phải bực bội, buồn phiền, tôi thành thật xin lỗi anh chị em. Tất cả cũng một tha thiết mong cho nhau được sống hạnh phúc.

Hiệp thông cùng anh chị em trong tâm tình tôn vinh và tạ ơn Chúa.

Hiệp thông,

Giám Mục Giáo Phận Kontum.
+ GM Micae Hoàng Đức Oanh

Văn thư của tòa Giám Mục Kontum gửi ông Chủ tịch UBND tỉnh Gialai

Tòa Giám Mục Kontum
56 Trần Hưng Đạo - Kontum
Số 100 /VT/’10/Tgmkt

Kontum ngày 11 tháng 09 năm 2010

Kính gửi
Ông PHẠM THẾ DŨNG
Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân
Tỉnh Gialai.

Kính thưa Ông Chủ Tịch,

Tỉnh Gialai hiện có huyện Kon Chro và huyện K’Bang được mệnh danh là huyện trắng. Người dân hiểu đó là những huyện đã quét sạch tàn dư mê tín dị đoan hoặc tàn dư tôn giáo. Giáo dân muốn vào làm ăn tại những nơi đó đều phải “tự nguyện bỏ đạo” tự khai “không tôn giáo”. Mỗi khi Giáo Hội xin đến phục vụ tôn giáo cho bà con giáo dân thì được trả lời vắn gọn “Ở đây không có nhu cầu tôn giáo, vì không có giáo dân”!

Tại Huyện Kon Chro:
Dịp Tết Nguyên Đán 2010 vừa qua, tôi, Giám mục Giáo phận Kontum, đến dâng lễ tại nhà một giáo dân, thôn 6, xã An Trung, nằm dọc xa lộ Trường Sơn Đông. Phía Giáo Hội có viết giấy trình báo Chính Quyền địa phương. Thánh lễ diễn tiến tốt đẹp! Sau đó, chủ nhà “được mời đi làm việc liên tục” chẳng còn giờ làm ăn! Kết cục chủ nhà được mời tự nguyện ký biên bản “nhận tội đã quy tụ người bất hợp pháp” và hứa “sẽ không mời linh mục tới làm lễ nữa”. Còn giám mục thì được quý cán bộ dằn mặt trước giáo dân với những lời đe dọa “nếu tiếp tục đến dâng lễ, sẽ bắt trói và nhốt!”

Tại Huyện K’Bang:
Thì cũng kiểu đó, đến nỗi các gia đình công giáo – có lẽ “bị khủng bố” sau đó, không còn dám mời hay đón tiếp Giám mục hoặc linh mục vào nhà, chứ đừng nói tới chuyện dâng lễ! Cụ thể, hôm nay đây, không một gia đình giáo dân nào dám công khai đứng ra cho mượn nhà để dâng lễ. Họ quá sợ! Sợ ai? Sợ gì?

Ai có thể đưa ra câu trả lời thích đáng?

Kính thưa Ông Chủ Tịch,
Để sự việc được rõ ràng và cũng là để tránh những bất trắc xảy ra cho xã hội cũng như Giáo hội, chúng tôi xin đề nghị một giải pháp tạm thời trong khi chờ đợi Chính quyền cho phép xây dựng ít là tại mỗi huyện một ngôi thánh đường để người công giáo công khai gặp nhau, để nghe Lời Chúa, nghe Lời Giáo hội cùng đón nhận các bí tích.

Giải pháp tạm thời như sau:

Chúng tôi xin chính thức đăng ký với Ông Chủ Tịch và chính quyền các cấp, kể từ tháng 11.2010, cứ vào chúa nhật đầu mỗi tháng, chúng tôi sẽ đến gặp giáo dân và dâng lễ tại các gia đình có tên sau đây:

1. Thuộc huyện Kon Chro:

1.1. Tại Xã Yang Trung:
Nhà ÔB Trần Đình Hinh
Thôn 9 – X. Yang Trung - H. Kon Chro - T. Gialai.

1.2. Tại xã An Trung:
Có 8 gia đình cho mượn nhà. Chúng tôi mượn 2 gia đình: * Nhà ÔB Nguyễn Đức Nhẫn
Thôn 6 – X. An Trung – H. Kon Chro – T. Gialai.
* Nhà ÔB Nguyễn Hùng Việt
Thôn 6 – X. An Trung – H. Kon Chro – T. Gialai.

2. Thuộc huyện K’Bang:
Ở đây, dân sợ không dám cho mượn nhà để dâng lễ. Vậy xin Ông Chủ Tịch cho phép chúng tôi dựng tạm túp lều ở một miếng đất nào đó tại Thị trấn Kanat và Sơn Lang để hàng tháng chúng tôi có thể đến gặp gỡ và dâng lễ cho bà con có đạo. Hy vọng một thời gian sau, giáo dân sẽ bớt sợ sệt, lấy lại can đảm và cho mượn nhà.
Trường hợp chúng tôi bận hay đau yếu, Lm Nguyễn Vân Đông hoặc Lm Nguyễn Văn Thượng – sẽ đến dâng lễ thay chúng tôi.

Kính thưa Ông Chủ Tịch,

Rất mong Ông Chủ Tịch quan tâm chấp nhận yêu cầu chính đáng của người có đạo chúng tôi. Trường hợp không được, xin Ông Chủ Tịch vui lòng đích thân hoặc chỉ thị cho các cấp thừa hành cho chúng tôi một văn bản chính thức từ chối để chúng tôi khỏi bận tâm đến làm phiền Ông Chủ Tịch cũng như chính quyền địa phương.

Trân trọng kính chào Ông Chủ Tịch.
Trân trọng,

HOÀNG ĐỨC OANH
Giám mục Giáo phận Kontum.

Bản sao đồng kính gửi:
- Ủy Ban Mặt Trận TQVN tỉnh Gialai.
- Sở Nội Vụ Tỉnh Gialai (Ban Tôn Giáo).
- Sở Công An tỉnh Gialai.
- UBND huyện K’Bang.
- UBND huyện Kon Chro.
- Công An huyện K’Bang.
- Công An huyện Kon Chro.
- UBND thị trấn Ka Nát.
- UBND xã Sơn Lang.
- UBND xã An Trung.
- UBND xã Yang Trung.
- Lm Nguyễn Vân Đông & Lm Nguyễn Văn Thượng.
- Ba gia đình cho mượn nhà.

Saturday, November 13, 2010

Bệnh cá nhân chủ nghĩa

Các nhà phân tích cho hay người Âu châu bị bệnh này nặng hơn. Nhưng mình cũng không kém. Thời đại này đâu đâu cũng nghe người ta hô hào đoàn kết (Solidarité). Mà xem ra càng hô hào đoàn kết chừng nào, thì bệnh cá nhân lại nặng chừng nấy!

Biểu hiện của bệnh này: Mình là nhất, là trung tâm của vũ trụ. Mình chiếm độc quyền, ngay cả độc quyền thờ Chúa, độc quyền yêu Nước. Không muốn ai chia sẻ với mình, vì sợ người ta hơn. Người ta không tiếp tay với mình thì trách. Nhưng khi tiếp tay thì lại chỉ muốn họ đứng sau lưng mình mà thôi.

Cá nhân chủ nghĩa phát sinh từ lòng ích kỷ. Kính Chúa, yêu người thực chất là vì mình, vì lợi cho mình chứ chẳng phải vì Chúa vì người gì cả.

Người ta kể chuyện vui: Một số Hồng y và Giám mục ngồi ăn cơm chung với Ðức Thánh Cha. Có mấy vị hỏi ngài: Thưa ÐTC, nghe nói có bí mật Fatima, ÐTC có thể nói cho chúng con nghe được không. ÐTC bảo: Bí mật mà, nói sao được. Nghe thế các ngài càng tha thiết: ÐTC đừng sợ, chúng con cam đoan sẽ dấu rất kỹ, không hở miệng. Sau năm lần bảy lượt nghe năn nỉ, ÐTC mỉm cười trả lời: Ðức Mẹ Fatima bảo rằng đóng cửa Ðức Mẹ Lộ-Ðức lại!

Câu chuyện khôi hài này muốn nói lên cái cá nhân chủ nghĩa của con người ngày nay. Ðức Mẹ Fatima sợ Ðức Mẹ Lộ Ðức nổi tiếng hơn và do đó khách hành hương đến viếng đông hơn nên đề nghị dẹp Lộ-Ðức.

Chẳng đâu xa xôi. Quanh ta cũng không thiếu thí dụ. Hai nhà thờ cạnh nhau, chuông bên này kêu thì bên kia phải làm sao để kêu hơn. Câu chuyện nầy có thật. Một giáo xứ xin Ðức cha cho một quả chuông. Về đánh lên thì bà con giáo xứ bên cạnh sốt ruột khó chịu, liền cùng nhau kéo xin phép đổi một quả chuông lớn hơn. Khệ nệ mang về, đánh lên thì ai nấy thất vọng. Tưởng chuông lớn hơn thì tiếng phải hay hơn. Ai dè âm thanh của chuông thường đã được định chuẩn sẵn; theo nốt nhạc, cái chuông mới trùng một nốt nhạc với chuông cũ!

Trong Giáo hội có một điểm quan trọng, đó là tính đa diện (Pluralité). Giáo hội không đòi hỏi phải đồng bộ, nhưng trân trọng nét cá biệt của mỗi giáo hội địa phương. Khác nhau hầu bổ túc cho nhau, chứ không phải để rồi tôi đi đường tôi anh đi đường anh.


Nếu ..., vâng...nhưng mà..., cách nào?..., tại sao?...

Can chi không?
Không can gì cả.
Nếu con ở trong Chúa là con ở trong trung tâm,
tất cả mọi sự luân chuyển quanh mặt trời ấy.
Con gặp tất cả trong Chúa.
Nhưng ngược lại, nếu con bật ra khỏi trung tâm, con mất tất cả.
Vậy tại sao con than van? Tại sao con lo lắng?
Con phải giao phó tất cả trong tay Chúa,
Không chút ngần ngại, không điều kiện.
Nếu con ở trong Chúa, sao con lo sợ?
Sao con còn tính toán? Con đặt điều kiện?
"Nếu..., vâng... nhưng mà, cách nào? Tại sao?"
"Tôi sẵn sàng làm việc đó nếu không có anh ấy trong nhóm tôi".
"Vâng, tôi sẽ chuyển công việc, nhưng mà nơi tôi đến phải có..."
Ðối với Chúa, với công việc của Chúa,
Phải "vô điều kiện".
Mẹ Maria hỏi: "Sự ấy làm sao được..." (Lc. 1,343), vì Mẹ là người nữ,
Mẹ muốn giữ lời hứa với Chúa.
Chúa đã nói với Mẹ qua Thiên Thần: "Chúa Thánh Thần sẽ đến" (Lc. 1,35).
Mẹ đã trả lời ngay: "Tôi xin vâng" (Lc.1,38)
Từ giây phút ấy, Mẹ đã đi vào hang lừa máng cỏ,
Trốn sang Ai.-cập, về xưởng mộc Nazareth,
Ðứng dưới chân Thánh giá vô điều kiện.

+Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Niềm Vui Sống Ðạo (1998)