Saturday, November 15, 2008

Kito Huu, nguoi duoc sai den the gian

Kitô hữu, người được sai đến thế gian
(Bài giảng của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh tại Nhà thờ Chính Toà Kontum, ngày 14.11.2008)

Anh chị em rất thân mến,

Dưới ánh sáng Lời Chúa hôm nay, tôi xin chia sẻ đôi điều.

1. Ơn gọi của kitô hữu: Sống chứng nhân Tin Mừng:

- Kitô hữu, người được sai đến thế gian (x. Bài đọc 3):

Qua Lời kinh hiến tế trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã thưa với Chúa Cha. “Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha….” Là vị thiên sai, với tâm tình hiếu thảo, Chúa Giêsu thưa cùng Chúa Cha: “Như cha đã sai con đến trong thế gian, con cũng sai họ đến thế gian, để họ được sự thật thánh hiến và họ thánh hiến thế gian trong sự thật”.

Là thụ tạo bởi Thiên Chúa và thuộc về Thiên Chúa, người kitô hữu tiếp tục ở lại giữa thế gian, nhưng không thuộc về thế gian. Ở giữa thế gian, dầu bị thế gian ghét bỏ với trăm ngàn gian nan thử thách, người kitô hữu có sứ mạng được sai đến thế gian đề thánh hiến thế gian thoát khỏi ác thần, thoát khỏi lầm lạc, gian dối và hưởng trọn vẹn hạnh phúc người con Chúa.

- Cùng cộng đồng dân Chúa:

Trứơc mặt anh chị em hiện có 12 tiến chức. Anh chị em có suy nghĩ gì không? Tôi xin chia sẻ tâm tình của tôi.

Mừng 100 năm thành lập Hội Yao Phu, mừng 160 năm cha ông dân tộc đón nhận Tin Mừng, thế mà hôm nay không có một tiến chức nào xuất thân từ các gia đình bản địa sắc tộc. Đối với tôi đây là một vấn đề nhức nhối!

Trong số 12 tiến chức thì đã có tới 8 tiến chức từ các giáo phận khác đến. Thật choáng váng! Chẳng lẽ chúng ta tự ru ngủ và an phận sao? Cánh đồng truyền giáo bao la, thợ thì ít. Chúng ta phải cầu xin và cần có những sáng kiến và quyết tâm. Gia đình Phanxicô Xaviê là một giải pháp cho vần đề ơn gọi này. Cần sự tham gia góp phần công sức, tiền của và cả những ngừơi con yêu quý. Đây phải là một trong các công tác ưu tiên và cấp bách hàng đầu của cả giáo phận: của gia đình và xứ đạo, của các cha và của các tu sĩ, của mọi đoàn thể trong gia đình giáo phận.

- Mẫu gương Gia đình Maccabê (x. Bài đọc 1):

Vâng gia đình Maccabê trong bài đọc 1 hôm nay là một tấm gương sống đạo tuyệt vời. Khổ đau và sự chết không giập tắt được niềm tin bất khuất vào tình thương và quyền năng Thiên Chúa. Bà mẹ Maccabê biết giáo dục con cái đi theo đúng con đừơng “chính đạo”. Đứng trứơc cái chết, chúng ta hãy nghe Bà dạy dỗ con cái của Bà: ”Con ơi, con hãy thuơng me: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ”. Bài giáo lý tuyệt vời. Lời tuyên tín hùng hồn, mạnh mẽ, dứt khoát!

Là phận nữ mỏng dòn, là con trẻ dòn thơ dại, bà Maccabê và các con của bà đã sống hùng, sống mạnh, sống thánh như thế trước mọi tra tấn và cả cái chết. Nhờ đâu? Nhờ quyền năng Thiên Chúa (x.Bài đọc 2)? Chúng ta hãy nghe Thánh Phaolô quả quyết:

“Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai sẽ chống lại được chúng ta?...Nhưng trong mọi thử thách, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta” (Rm 8,31b-39).

Xin Chúa ban cho các bà mẹ, các ngừơi cha biết giáo dục đào tạo các con cháu như Bà Mẹ Maccabê hôm nay.

2. Với các Yao Phu: Gương sống của anh chị em Yao Phu:

Anh chị em Yao Phu thân mến, cùng anh chị em, cả giáo phận dâng lời cảm tạ và tôn vinh Chúa.

* Cảm tạ và tôn vinh Chúa, vì Chúa đã thương ban cho Giáo Phận Kontum Hội Yao Phu suốt 100 năm qua. Hội Yao Phu là kiệt tác của Chúa Thánh Thần. Hội Yao Phu là kho báu độc đáo của Giáo Phận Kontum. Lịch sử 100 năm là những năm tháng anh chị em sống trọn vẹn cuộc đời tin yêu. Tạ ơn Chúa qua bao thăng trầm của lịch sử, anh chị em vẫn kiên vững trong đức tin và hăng say nhiệt thành phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Hình ảnh sống đạo kiên vững của Gia đình Maccabê chúng ta nghe thuật lại trong Bài đọc 1 hôm nay mãi mãi là tấm gương phản chiếu đời sống nhiều gia đình anh chị em yao phu trong quá khứ.

* Cảm tạ & tôn vinh Chúa, vì Chúa đã cho chúng tá một năm thánh với bao hồng ân Chúa ban; một năm tĩnh tâm, bồi dưỡng sau bao năm đói lời Chúa, đói lời dạy của Mẹ Hội Thánh; một năm để nhìn lại quãng đừơng đi qua và thêm xác tín vào tình thương vô biên của Chúa. Ngài là chủ lịch sử. Ngài có cách chăm lo của Ngài.

Và ngày lễ bế mạc Năm Thánh Yao Phu hôm nay được coi như là khởi đầu một giai đoạn sống đạo mới, giai đoạn truyền đạo mới với những quyết tâm mới.

* Quyết tâm sống gương mẫu người Yao Phu trong gia đình, nơi cộng đoàn, khắp mọi nơi. Cách riêng quyết tâm từ bỏ “tệ nạn say sưa” bấy lâu nay đã làm khổ gia đình và cộng đoàn cùng xã hội.

* Quyết tâm cùng Linh mục quản nhiệm chăm lo cho cộng đoàn được nuôi dưỡng dồi dào Lời Chúa và giáo huấn của Hội Thánh.

* Quyết tâm lo cho các con em trong gia đình và cộng đoàn được học hành đến nơi đến chốn không? Học đạo học đời để trở thành người có đời sống hài hòa tốt đẹp cả đời lẫn đạo. Từ đó sẽ có nhiều con em được hướng dẫn và đào tạo trở thành tông đồ, trở thành linh mục tu sĩ thừa sai lo cho công cuộc truyền giáo.

3. Còn các tiến chức:

Còn các tiến chức, các con thân mến. Cám ơn các con đã hang say chọn mảnh đất truyền giáo Tây Nguyên làm noi phục vụ. Cám ơn gia đình các con đã hy sinh dâng hiến các con cho Giáo hội tại Kontum này. Giờ phút long trọng này, Cha nh?c l?i v?i các con

4. Điều Cần Nhớ:

1. Một nhớ: “Hãy nhớ tôi là một con người”. Một con ngừơi mỏng dòn yếu đuối, giới hạn, luôn cần được tôi luyện liên tục theo con đường nên trọn lành để thành người trưởng thành, biết sống hài hòa với mọi người và để phục vụ mọi người.

2. Hai nhớ: Con đừơng nên trọn lành chính là con đường thơ ấu của Hài Nhi Giêsu, con đừơng khó nghèo của Tin Mừng. Hãy cố giữ nếp sống giản đị nhất có thể, nhẹ nhàng nhất có thể, để dễ dàng “trở nên ngừơi của mọi người

3. Ba nhớ: “Tôi là người của Thiên Chúa”. Là ngừơi của Thiên Chúa, nên luôn bám theo Chúa, sống theo Lời Chúa d?y qua Hội Thánh. Hãy để Chúa làm chủ đời sống của mình. Đặc biệt qua đời sống cân đối hài hòa giữa ba chiều kích truyền giáo, phụng tự và bác ái xã hội để.

4. Bốn nhớ: “Tôi là linh mục trên mảnh đất truyền giáo”. Truyền giáo là Bản chất của Đạo, Bản chất của Giáo Hội, Bản chất đời sống đạo. Lại càng là bản chất đời sống linh mục. Lòng hăng say truyền giáo phải nung đốt ngày sống các con. Cần cảm nhận: “Khốn thân tôi, nếu tôi không loan báo Tin Mừng”. Loan báo Tin Mừng là công việc cấp bách và ưu tiên tuyệt đối trong cuộc đời linh mục các con. Tinh thần truyền giáo phải chi phối tất cả ngày sống và đòi hỏi phải sắp xếp mọi sinh hoạt theo bậc thang ưu tiên tuyệt đối này. Mất tinh thần truyền giáo, cuộc đời linh mục sẽ “thu về mình”, sớm bị chai lì và mất sức sống. Cao điểm của đời sống truyền giáo là bác ái yêu thương!

* Lời kết. Xin Chúa thương đón nhận những tâm tình cảm tạ và tôn vinh của gia đình giáo phận. Xin Chúa thương ban cho mọi thành phần trong giáo phận hăng say tiếp bứơc chân loan báo Tin Mừng của cha ông. Và xin Chúa thương ban cho giáo phận thêm nhiều ơn gọi linh mục, tu sĩ, yao phu và tông đồ giáo dân.

+ GM Micae Hoàng Đức Oanh

No comments: