Sunday, November 29, 2009

Message For Jubilee Year in Vietnam

VATICAN CITY, 26 NOV 2009 (VIS) - Vietnam is celebrating a Jubilee Year to commemorate 350 years since the foundation of the apostolic vicariates of Tonkin and Cochinchina, and fifty years since the creation of the Catholic hierarchy in the country. The Holy Father has joined the commemoration, sending a Message to Bishop Pierre Nguyen Van Nhon of Dalat, president of the Episcopal Conference of Vietnam.

In the text, dated 17 November, Benedict XVI notes how the opening of the Jubilee coincided with the feast of the 117 Vietnamese martyrs and expresses the hope that "the recollection of their noble witness may help the People of God in Vietnam to intensify their charity, increase their hope and consolidate their faith, which daily life sometimes tests very harshly".

The Pope likewise recalls how the opening celebrations took place at So-Kien in the archdiocese of Hanoi, location of the first apostolic vicariate in Vietnam, and expresses the hope that this site may become "the centre for a profound evangelisation which brings Vietnamese society the Gospel values of charity, truth, justice and rectitude. Such values, if lived following Christ, take on a new dimension which surpasses their traditional moral sense, because they are anchored in God Who desires the good and happiness of all creatures".

"The Jubilee Year", he writes, "is a time of grace in which to reconcile ourselves with God and our fellow man. To this end, we should recognise past and present errors committed against brothers in the faith and against fellow countrymen, and ask for forgiveness. At the same time, it would be appropriate to commit to increasing and enriching ecclesial communion, and to building a more just, united, equal society through authentic dialogue, mutual respect and healthy collaboration. The Jubilee is also a special time given to us to renew the announcement of the Gospel to everyone, and to become, to an ever greater degree, a Church of communion and mission".

Benedict XVI concludes his Message by greeting religious and laity in Vietnam who, he writes, "are ever present in my thoughts and daily prayers", and by encouraging bishops "to bear witness with courage and perseverance to the greatness of God and the beauty of life in Christ".

Source: Vatican Information Service VIS 091126 (380)

Sunday, November 8, 2009

Tổng giáo phận Toronto ( Canada) có Tân Giám mục phụ tá người Việt

TGP TORONTO – Ngày 6-11-2009, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm thêm hai giám mục phụ tá cho Tổng giáo phận Toronto, Canada. Một trong hai vị tân giám mục là Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, Chưởng ấn kiêm Trưởng ban Điều hành Văn phòng Tổng giám mục Toronto. Tân giám mục Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu sẽ nhận hiệu toà Ammaedara.

Đức Tân Giám mục Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu sinh ngày 8-5-1966 tại Saigon. Ngài là người con thứ sáu trong gia đình 9 người con, 7 trai 2 gái. Thân sinh là ông bà cố Vincent Nguyễn Thế Tấn và Maria Đặng Thị Phượng, nguyên quán giáo xứ Giáp Nam giáo phận Bùi Chu.

Cha Hiếu rời Việt Nam năm 1983. Năm 1984 đặt chân tới Toronto, Canada và tiếp tục chương trình trung học. Năm 1987 theo học trường Đại Học Toronto tốt nghiệp kỹ sư điện.

Năm 1992 dưới sự hướng dẫn của cha cố Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá, ngài vào Đại Chủng viện thánh Augustine Toronto.

Ngày 9-5-1998 ngài được thụ phong linh mục do Đức Hồng y Ambrozic, Tổng giám mục Toronto chủ phong.

Sau khi chịu chức linh mục, ngài được chỉ định làm cha phó giáo xứ Thánh Patrick Missisauga 3 năm và sau đó được bổ nhiệm làm quản xứ Thánh Monica Toronto.  Năm 2004 ngài được bổ nhiệm chánh xứ giáo xứ Thánh Ceclia, kiêm quản xứ giáo xứ Các Thánh Tử đạo Việt Nam tại Toronto. Trong thời gian này ngài là thành viên Hội đồng Linh mục, thành viên Hội đồng Quỹ truyền giáo và Hội đồng tư vấn của Tổng Giáo phận.

Năm 2005 được cử đi học tại Đại học giáo hoàng thánh Tôma Aquino, Roma và tốt nghiệp cử nhân Giáo luật. Năm 2008 sau khi du học trở về ngài giữ chức Phó chưởng ấn Tòa giám mục Toronto. Tháng 9, 2009 vừa qua Ngài được Đức TGM Toronto bổ nhiệm làm Chưởng ấn kiêm Giám đốc Giáo phủ Tổng giáo phận Toronto.

TGP Toronto là giáo phận lớn nhất Canada, gồm 225 giáo xứ, hơn 800 linh mục triều và dòng, với gần 2 triệu người công giáo dưới sự cai quản của Đức Tổng giám mục Thomas Collins và 4 giám mục phụ tá, kể cả 2 giám mục vừa được bổ nhiệm. Trong TGP Toronto thánh lễ tiếng Việt được cử hành hằng tuần tại 3 thánh đường và có 6 linh mục triều gốc Việt trong TGP.

Lm. Giuse Phạm Hồng Chương, Toronto, Canada

POPE BENEDICT XVI APPOINTS TWO AUXILIARY BISHOPS FOR THE ARCHDIOCESE OF TORONTO

TORONTO (6 November 2009) - The Holy Father, Pope Benedict XVI, has appointed Father Vincent Nguyen of the Archdiocese of Toronto and Father William McGrattan of the Diocese of London as Auxiliary Bishops for the Archdiocese of Toronto.

His Grace, Thomas Collins, Archbishop of Toronto, responded to the news with the following statement:

"We thank the Holy Father for blessing us with two new shepherds to assist the people of the Archdiocese of Toronto as we grow together in faith. I have worked closely with both Father Nguyen and Father McGrattan; as bishops, they will bring a love of the church and an abundance of gifts to their new roles. I look forward to collaborating extensively with them in the days ahead."

Bishop-elect Nguyen spoke of the announcement: "I am humbled to have been asked by the Holy Father to serve the people of the Archdiocese of Toronto as Auxiliary Bishop. To the faithful of the Archdiocese, please pray for me as I embark upon this new ministry as I will pray
for you. I will do all I can to assist Archbishop Collins as we strive to strengthen and nurture the diverse faith community of the Archdiocese."

Bishop-elect McGrattan commented on the Holy Father's appointment: "I am blessed to have served the people of the Diocese of London for the last 22 years. While it will be most difficult to leave the wonderful family I have come to know so well, I eagerly await the opportunity to
meet the faithful of the Archdiocese of Toronto. Please pray that I will be faithful in this challenging ministry. I hope that as I come to know the priests, deacons and lay leaders, we will be able to share the blessings of pastoral ministry which I experienced in London."

Father Vincent Nguyen was born in Viet Nam in 1966, the sixth in a family of seven boys and two girls. He came to Canada in 1984, entering St. Augustine's Seminary in 1993. Ordained a priest in 1998, he has served in parish ministry in Mississauga and Toronto while also providing pastoral leadership for Vietnamese Catholics in the Archdiocese of Toronto. Father Nguyen traveled to Rome for studies in 2005 and was awarded a Licentiate in Canon Law from the Pontifical University of St. Thomas Aquinas (Angelicum), Rome in 2008. He returned to Toronto and was appointed as Vice-Chancellor of Spiritual Affairs in August 2008. In September 2009, he was appointed as Chancellor of Spiritual Affairs and Moderator of the Curia.

Father William McGrattan was born in London, Ontario in 1956, the oldest of two children. He entered St. Peter's Seminary in 1982 and was ordained to the priesthood in 1987, serving in parish ministry in Chatham, Ontario. Father McGrattan studied in Rome and earned his
Licentiate in Fundamental Moral Theology from the Pontificio Universita Gregoriana, Rome in 1992. He returned to London, joining the faculty of St. Peter's Seminary, teaching theology courses and eventually serving as Vice Rector and Dean of Theology. Since 1997, he has served as Rector of St. Peter's Seminary in addition to serving on numerous boards and committees.

As one of the most diverse dioceses in the world, the Archdiocese of Toronto is home to 1.9 million Catholics who celebrate Mass each week in over 30 different languages. More than 800 diocesan and religious priests serve the Catholic community in 225 parishes across the
Archdiocese.

Photos and biographical information regarding the Archdiocese of Toronto's newest bishops can be found online: www.archtoronto.org

Source: http://www.archtoronto.org/events_news/auxiliary_appointed_nov09.html

Sunday, October 11, 2009

Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa công bố Năm Thánh 2010



Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Oil Of Catechumens - Orders, Anglican


Oil Of Catechumens
Dầu dự tòng. Là một trong ba loại dầu thánh để cử hành các bí tích. Dầu này được dùng trong nghi thức Rửa tội, do đó nó mang tên này, dự tòng là người sắp lãnh nhận bí tích Rửa tội. dầu cũng dùng trong việc cung hiến thánh đường, cung hiến bàn thờ, truyền chức linh mục, và đã được dùng trong các lễ đăng quang của các vua Công giáo.

Oil Of Saints
Dầu các thánh. Là chất dầu được tin là chảy ra từ thánh tích hoặc nơi an táng một số vị thánh; cũng là dầu được thắp trong các đèn ở đền thánh các vị, và nước có thể được lấy từ giếng gần mộ các vị. Các dầu này, được tín hữu sử dụng, được cho là có thể chữa lành bệnh tật. Trong số các dầu nổi tiếng có dầu của: 1. Thánh Walburga, nữ đan viện trưởng ở Heidenheim, Bavaria, qua đời năm 780. Thi hài của ngài được đưa về Eichstadt, Bavaria, ngày 1-5-870. Năm 893, dầu được phát hiện chảy ra đều dặn từ thánh tích ngài, nay được đặt ở Eichstadt; 2. thánh Menas, dầu đến từ một giếng thánh tại Mareotis, trong sa mạc Libya, gần đền thánh quốc gia dâng kính Ngài; 3. đền thánh dâng kính thánh Nicholas thành Myra, và dầu chảy ra từ thánh tích của Ngài ở Bari, Ý.

Oil Of The Sick
Dầu bệnh nhân. Là dầu ôliu được giám mục một giáo phận làm phép để dùng cho bí tích xức dầu bệnh nhân. Thường được viết tắt là O.I. (oleum infirmorum, dầu bệnh nhân) trên vỏ lọ chứa dầu mà linh mục sử dụng. Cho đến năm 1874, khi Đức Giáo hòang Phaolô VI công bố Nghi thức Xức dầu mới, dầu ôliu được qui định là dùng cho việc cử hành bí tích Xức dầu thành sự. Điều này không còn cần thiết nữa. Bất kỳ dầu từ cây thực vật nào cũng được phép sử dụng trong khi cấp bách, và việc làm phép dầu do Giám mục, theo yêu cầu bình thường, có thể được trao cho một linh mục có thẩm quyền, và khi cấp bách, cho bất cứ linh mục nào.

Oil Stock
Bình dầu thánh. Là hộp kim loại dài có ba ngăn, mỗi ngăn ghi tên loại dầu để vào đó.

Old Age
Tuổi già, cao niên. Là tuổi mà một người được hưởng một số đặc quyền trong luật Giáo hội và hoặc trở thành chủ thể của một số hạn chế theo luật. Đây là một sự phát triển tương đối mới trong Giáo hội Công giáo như là kết quả của tuổi thọ gia tăng trên khắp thế giới. Hiện giờ tuổi tác ảnh hưởng đến nhiệm kỳ làm việc của các Giám mục, Hồng y và mục tử. Hiện nay bí tích xức dầu bệnh nhân cũng có thể ban cho "các người cao niên yếu về sức khỏe, mặc dầu họ không có triệu chứng bệnh nguy hiểm."

Old Law
Luật cũ. Thường được biết đến bằng nhiều cách gọi, chẳng hạn các sách Cựu Ước, Giao ước Cũ, hoặc hệ thống luật Moses (Mô-sê). Là các nghi thức tôn giáo, định chế, luật lệ và phong tục truyền thống của người Do thái trước khi Chúa Giêsu Kitô giáng sinh.

Old Testament
Cựu Ước. Là từ ngữ mô tả thời kỳ từ nguồn gốc loài người cho đến Chúa Kitô; cũng là mặc khải nguyên sơ, tổ phụ và ngôn sứ; và là Giao Ước cũ của Đức Chúa với người dân Do Thái. Nhưng nói chung Cựu Ước có nghĩa là bộ sách mà Giáo hội Công giáo tin là được Chúa linh hứng cho viết ra, và không phải là các sách Tân Ước. Theo thứ tự, các sách của Cựu Ước là: sách Sáng thế (St), Xuất hành (Xh), Lêvi (Lv), Dân số (Ds), Đệ Nhị luật (Đnl), Gio-duê (Gd), Thủ lãnh (Tl, Thẩm phán), Rút (R), I và II Sa-mu-en (Sm), I và II Các Vua (V), I và II Sử Biên Niên (Sb), Ét-ra (Er), Nơ-khe-mi-a (Nkm), Tô-bi-a (Tb), Giu-đi-tha (Gđt), Ét-te (Et), I và II Ma-ca-bê (Mcb), Gióp (G), Thánh vịnh (Tv), Châm ngôn (Cn), Giảng viên (Gv, Ecclesiastes), I-sai-a (Is), Giê-rê-mi-a (Gr), Ai ca (Ac), Ba-rúc (Br), Ê-dê-ki-en (Ed), Đa-ni-en (Đn), Hô-sê (Hs), Giô-en (Ge), A-mốt (Am), Ô-va-di-a (Ôv), Giô-na (Gn), Mi-kha (Mk), Na-khum (Nk), Kha-ba-cúc (Kb), Xô-phô-ni-a (Xp), Khác-gai (Kg), Da-ca-ri-a (Dcr), và Ma-la-khi (Ml).

Oleum Catechumenorum
Oleum catechumenorum (O.C.), Dầu dự tòng.

Oleum Infirmorum
Oleum Infirmorum (O.I.), Dầu bệnh nhân.

Olive Branch
Nhánh ôliu. Là biểu tượng phổ quát của hòa bình. Đây là một dấu hiệu hòa giải giữa Chúa và con người, với hình vẽ nhánh ôliu được chim câu mang về con tàu ông Noah (Nô-ê) sau trận Hồng thủy.

Olivetans
Dòng Oliver. Là Dòng Đức Bà Núi Oliver, một nhánh của Dòng Biển Đức do thánh Bernard Tolomei thành lập năm 1313 ở Núi Oliveto gần Siena, Ý. Tu sĩ Dòng tuân giữ luật thánh Biển Đức một cách nghiêm nhặt, trong trong một thời gian dài họ kiêng rượu nho hoàn toàn. Cũng có Dòng nữ tu Olivetan, có trụ sở ở Thụy Sĩ.

Omega
Chữ Omega. Là mẫu tự thứ 24 và là mẫu tự cuối cùng trong bảng chữ cái Hi Lạp. Chữ được dùng trong kinh thánh là Alpha và Omega (Kh 21:6), trong đó Chúa Kitô tự xem mình như là Khởi nguyên và Tận cùng. Chúa là Omega (Tận cùng) của vũ trụ như là số mệnh của loài người, và là sự hoàn thành sau cùng của mọi thụ tạo. (Từ nguyên Hi Lạp omega, chữ O lớn (dài), chữ cuối cùng của bảng chữ cái.)

Omen
Điềm báo, triệu chứng. Là cơ may nào xảy ra hoặc một sự việc được xem như một dấu hiệu báo trước. Nếu dấu hiệu được báo trong giấc mơ, nó được gọi là báo mộng. Thật là sai về luân lý khi xem trọng điềm báo và hướng cuộc đời mình theo các điềm báo, trừ ra trong các trường hợp đặc biệt khi có bằng chứng rõ ràng là có sự can thiệp của Chúa. (Từ nguyên Latinh omen, điềm báo.)

Omission
Bỏ quên, bỏ sót, thiếu sót. Là sự bỏ quên cố ý hoặc sự từ chối tích cực để làm một việc lành mà lương tâm thúc giục phải làm. Sự bỏ quên như thế là có tội về luân lý, và mục độ nặng nhẹ tùy thuộc vào tầm quan trọng của việc cần phải làm, vào ý muốn của người ấy, và vào các hoàn cảnh của sự việc.

Omn
Omn, Omnes, omnibus--tất cả, cho tất cả, bởi tất cả.

Omnipotence
Toàn năng. Là quyền năng tối cao của Chúa. Chúa có thể làm bất cứ sự gì không phủ nhận bản tính của Chúa, hoặc sự gì là không mâu thuẫn với Chúa. Bởi vì Chúa là Đấng hiện hữu vô cùng, Chúa cũng là vô biên trong quyền năng của Chúa. (Từ nguyên Latinh omnis, tất cả + potentia, sức mạnh: omnipotens, toàn năng.)

Omophorion
Dây pallium của nghi lễ Hi Lạp. Là một lễ phục của nghi lễ Hi Lạp, tương đương với dây pallium trong Giáo hội Roma. Là một dây rộng thường làm bằng tơ lụa hoặc nhung, được trang trí bằng nhiều hình thánh giá, khoác chung quanh cổ, lên vai và ngực. Dây được mang bởi các giám mục và tổng giám mục Byzantine, Armenian, và Coptic. Nguyên thủy dây này được làm bằng len, tượng trưng cho bổn phận của giám mục là người chăn đòan chiên tín hữu của mình.

Omri
Omri, vua Om-ri. Là Vua Israel từ năm 885 đến năm 874 trước Công nguyên. Ông là tổng chỉ huy quân độ, lên ngôi vua khi phế truất cách nhanh chóng Vua Zimri (Dim-ri, làm Vua chỉ bảy ngày). Có lẽ sự nghiệp đáng chú ý nhất của vua Omri là dời kinh đô từ Tirzah (Tia-xa) về một ngọn đồi tên là Samaria (Sa-ma-ri, I V 16:16). Các công trình phòng thủ đáng sợ do ông lập ra thật là vững vàng trong nhiều năm sau đó. Qua việc khôn ngoan cho thái tử Ahab (A-kháp) kết hôn với Jezebel (I-de-ven), và cho công chúa Athaliah cưới vua Jehoram (Gia-róp-am), ông củng cố liên minh có lợi với Tyre (Tia) và Judah (Giu-đa). Trong sách I Vua (V), ông bị thậm tệ nêu ra như là người "làm điều dữ trái mắt ĐỨC CHÚA và còn ăn ở tệ hơn tất cả các tiên đế" (I V 16:25). Ngôn sứ Micah (Mi-kha, Mk) chứng minh điều này: "Người ta theo các thói tục của Om-ri. . . các ngươi sẽ phải chuốc lấy nỗi nhục của dân Ta" (Mk 6:16).

Onan
Onan, ông Ô-nan. Là con trai của ông Judah (Giu-đa) và bà Shua (Su-a). Khi anh của Onan là Er (E) qua đời, ông Judah ra lệnh cho Onan cưới chị dâu là Tamar (Ta-ma), là sinh con để nối dõi cho anh mình, theo luật về anh em chồng (Đnl 25:5-6). Onan cưới chị dâu nhưng khi ăn ở với chị dâu thì cho tinh rơi xuống đất. Để trừng phạt Onan, Đức Chúa khiến Onan chết (St 38:8-10). Trong cách dùng từ ngữ hiện nay, hư dâm (onanism) được hiểu là ngừa thai hoặc thủ dâm. (Từ nguyên Do thái cổ Onan.)

Onanism
Hư dâm, giao hợp nửa chừng. Là từ ngữ thần học, hiểu là sự ngừa thai. Từ ngữ này phát sinh từ tên của ông Onan (Ô-nan), con trai của tổ phụ Judah (Giu-đa). Khi ông Judah yêu cầu Onan cưới vợ góa của anh trai, để duy trì dòng dõi của anh, Onan cưới chị dâu, nhưng khi giao hợp, Onan cho xuất tinh ra ngoài để chị không thụ thai. "Hành động của Onan không đẹp lòng ĐỨC CHÚA, nên Người cũng khiến cậu chết" (St 38:8-10). Các từ ngữ phổ thông đồng nghĩa với hư dâm là: kiểm soát sinh sản, ngừa thai, sinh đẻ có kế hoạch, và thuyết Malthus Mới.

One
Một, duy nhất. Là toàn thể và không thể phân chia tự bản tính, và khác với hữu thể khác hay phân biệt với hữu thể khác. Chỉ có Chúa là tuyệt đối duy nhất, bởi vì Chúa không có các thành phần hoặc phần cấu tạo, và vì là Đấng Tạo thành vũ trụ, Chúa hoàn toàn không giống với thế giới mà Ngài đã tạo ra. (Từ nguyên Latinh unus, một.)

Onesimus
Onesimus, ông Ô-nê-xi-mô. Là một nô lệ chạy trốn khỏi chủ mình là ông Philemon (Phi-lê-môn). Ông gặp thánh Phaolô và trở lại đạo. Điều này được kể lại trong Thư gửi ông Philemon (Plm), một thư viết tay cho thấy khía cạnh nhân ái và từ tâm trong nhân cách của của thánh Phaolô. Phaolô xin ông Philemon (người cũng có lẽ do thánh Phaolô rửa tội) tỏ một thái độ Kitô giáo với người nô lệ hoán cải, thậm chí ngài nói sẵn sàng trả nợ mà Onesimus đã mắc (có thể là các vật có giá trị bị mất) (Plm 1:8-21). Phaolô kết thúc lời van xin bằng cách diễn tả sự tin cậy đối với ông Philemon "Tôi biết rằng anh sẽ còn làm hơn những gì tôi xin nữa" (Plm 21). Người ta kể rằng ông Onesimus không chỉ được tha thứ, mà còn được trả tự do hoàn toàn nữa. (Từ nguyên Hi Lạp onesimos, có lợi, có ích.)

Ontogenesis
Phát sinh cá thể, phát triển cá thể. Là sự phát triển của một sinh vật, để phân biệt với sự gia tăng của lòai vật ấy. Áp dụng vào con người, đây là lịch sử tiến triển của mỗi người, với tư cách là một cá nhân. (Từ nguyên Hi Lạp ontos, hữu thể + genesis, nguồn gốc.)

Ontologism
Thuyết bản thể, trực thể luận, duy hữu thể. Là một thuyết chủ trương rằng mỗi người có một thấu thị trực giác về Chúa, và thấu thị này là nguồn và là nền tảng cho mọi tri thức của con người. Phát sinh với hiện tượng thần nghiệm của thuyết Plato, thuyết này được Marsilio Ficino (1433-99) nêu ra đầu tiên, sau đó được tổ chức có hệ thống bởi Nicolas Malebranche (1638-1715), và được Vincenzo Gioberti (1801- 52) khai triển. Thuyết bị Bộ Thẩm tra lên án năm 1861 là sai lạc dưới triều Đức Giáo hoàng Piô IX.

Ontology
Hữu thể học. Là khoa học về hữu thể. Trong triết học kinh viện, khoa này là tương đương với siêu hình học, hoặc ít là một nhánh của siêu hình học bàn bạc về triết học của thực tại. (Từ nguyên Hi Lạp ontos, hữu thể + logia, khoa học, tri thức.)

Open Placement
Sự sắp đặt mở. Là tập quán trong một số Dòng tu cho phép các thành viên quyết định về công tác hoặc việc tông đồ của họ, với sự chấp thuận chính thức của bề trên nhưng không tùy thuộc thật sự vào quyền của bề trên.

Operating Grace
Ơn hoạt động. Tương đương với ơn phòng ngừa hay ơn dự phòng, ơn này đi trước sự đồng ý tự do của ý chí, hoặc đi kèm ý chí trong thực thi một hành động. Tư tưởng về làm việc lành tự gợi ý hành động mà không có nỗ lực về phía con người, như là một xung năng vô tình.

Operative Habit
Tập quán hoạt động. Là một khuynh hướng, hoặc phú bẩm hoặc thủ đắc, mà qua đó một khả năng con người trở nên thành thạo trong hoạt động. Do đó mọi nhân đức (và tật xấu) là các tập quán hành động, để phân biệt với tập quán thuộc hữu thể tính của ơn thánh hóa.

Opinion
Ý kiến, dư luận, quan điểm. Là sự đồng ý của một lập trường có thể có, mà không chắc chắn lọai trừ sự mâu thuẫn của nó như là không đúng. Cũng là sự kết luận dựa vào bằng chứng khả dĩ nhưng không chắc chắn. (Từ nguyên Latinh opinio, từ chữ opinari, suy nghĩ.)

Opportunity
Cơ hội, dịp tốt, thời cơ. Trong luân lý, là mặt tích cực của nhân quyền trao cho con người sự tự do làm điều gì, trái với sự miễn trừ, vốn là sự tự do để làm điều gì đó.

Oppression Of The Poor
Áp bức người nghèo. Một trong những tội kêu lên tận trời xin trả thù, nhắc nhớ lại việc dân Do Thái bị áp bức ở Ai Cập "Con cái Ít-ra-en rên siết trong cảnh nô lệ. Họ ta thán, và tiếng họ kêu từ cảnh nô lệ đã thấu tới Thiên Chúa" (Xh 2:23).

Optatam Totius
Sắc lệnh Optatam Totius. Sắc lệnh của Công đồng chung Vatican II về đào tạo linh mục. Sắc lệnh nhắm đến việc canh tân tòan thể Giáo hội, vốn "phần lớn tùy thuộc việc thi hành chức vụ Linh Mục đã được Thần Linh Chúa Kitô thúc đẩy." Sắc lệnh tập trung vào việc chăm sóc các ơn gọi tốt, chú ý nhiều hơn đến huấn luyện đường thiêng liêng, xem lại các môn học, chuẩn bị công tác mục vụ, và tiếp tục học tập sau khi đã được truyền chức linh mục. Sự quan tâm đặc biệt là giúp đào tạo linh mục như thế nào để cảm thức của họ về Giáo hội sẽ diễn tả vào sự gắn bó khiêm hạ và hiếu thảo với Vị Đại diện của Chúa Kitô, và sau khi truyền chức, vào sự cộng tác trung thành với các giám mục và sống hài hòa với các anh em linh mục khác (ngày 28-10-1965).

Optima Interpres Legum
Optima Interpres Legum. Người giải thích luật giỏi nhất, tập tục. Từ ngữ dùng để nói về tập tục, như là sự bình luận chính xác nhất về cách thức luật Giáo hội được hiểu như thế nào.

Optimism
Chủ nghĩa lạc quan, sự lạc quan. Là quan điểm cho rằng ý muốn ngay lành luôn thắng điều dữ, và rằng có nhiều sự lành trong thế giới hơn là sự dữ, và rằng thế giới là chủ yếu tốt lành. Nhiều tiền đề được nêu ra để ủng hộ chủ nghĩa lạc quan. Thiên Chúa, là Đấng chí thiện, được nghĩ rằng đã sáng tạo một thế giới tốt nhất có thể được. Các phát triển của khoa học hiện đại đã cổ vũ khái niệm tiến hóa phổ quát; sự gì hiện hữu là tốt lành và mọi sự thay đổi là sự tiến bộ chắc chắn xảy ra. Về tình cảm, những người chủ trương lạc quan là người chỉ nhìn các khía cạnh vui vẻ và thỏa mãn của cuộc sống, trong khi không nhìn đến khía cạnh không vừa ý. (Từ nguyên Latinh optimus, tốt nhất.)

Optional Celibacy
Đời sống độc thân tùy chọn. Là đường lối được một số giới Công giáo bênh vực, nhằm làm thay đổi tập quán từ nhiều thế kỷ qua về đời sống độc thân bắt buộc, cho linh mục trong nghi lễ Latinh của Giáo hội Công giáo. Mặc dầu đường lối này được cổ vũ mạnh mẽ trước Công đồng chung Vatican II, Công đồng chung đã tái khẳng định truyền thống của Giáo hội về luật độc thân bắt buộc cho giáo sĩ, và Công đồng tuyên bố rằng "chắc hẳn nếu càng có nhiều người trong thế giới ngày nay nghĩ rằng sự chế dục hoàn toàn không thể có được, thì các Linh Mục càng phải hiệp cùng với Giáo Hội mà khiêm nhượng và kiên nhẫn hơn nữa để cầu xin ơn trung thành, vì Chúa không bao giờ từ chối những người kêu xin" (Sắc Lệnh về Chức Vụ và Ðời Sống các Linh Mục, III, 16).

Optional Memorial
Lễ nhớ tùy ý. Là một ngày lễ trong phụng vụ duyệt lại; linh mục có thể tùy chọn lễ nhớ này khi cử hành thánh lễ, và những ai đọc Phụng vụ các Giờ Kinh cũng có thể tùy chọn để đọc về lễ nhớ này. Niên lịch Roma mới có 95 lễ nhớ tùy ý. Đó là các ngày lễ kính các thánh, mà Giáo hội khuyến khích tín hữu kính nhớ, nhưng không quy định dâng lễ nhớ cách bắt buộc.

Opus Dei
Opus Dei, Thần vụ, công việc cho Chúa. Là danh từ mà Dòng Biển Đức dùng để gọi Thần vụ, hay Thần tụng, nhằm diễn tả ý nghĩa rằng cầu nguyện là trách nhiệm đầu tiên của con người đối với Chúa.

Opus Dei
Hội Opus Dei. Là một hội của các tín hữu Công giáo dấn thân vào công tác tông đồ và sống đời hoàn thiện Kitô giáo trong thế giới. Tuy nhiên, họ không từ bỏ môi trường xã hội và tiếp tục sống nghề nghiệp của mình. Được thành lập tại Madrid (Tây Ban Nha) ngày 2-10-1928, bởi Đức Ông José María Escriva de Balaguer (đã được phong thánh), hội nhận được sự chuẩn y sau cùng của Tòa thánh ngày 16-6-1950. Tên chính thức đầy đủ của hội là Societas Sacerdotalis Sanctae Crucis (Tu Hội Linh Mục Thánh giá), có trụ sở tại Roma, Ý. Có hai nhánh của hội Opus Dei, một dành cho nam và một dành cho nữ, nhưng hai nhánh độc lập với nhau như hai tổ chức riêng, chỉ thống nhất trong con người của vị Giám Quản chung. Nhánh phụ nữ được thành lập năm 1930. Một tổng công hội, gồm người của nhiều quốc gia, trợ giúp vị Giám quản trong việc điều hành hội. Các linh mục thuộc về Hội Opus Dei và thành viên của Hội Opus Dei được truyền chức linh mục. Những người đã kết hôn cũng có thể thuộc về Hội Opus Dei, tự hiến sống đời hoàn thiện Kitô giáo trong bậc sống của mình. Các cộng tác viên, không là thành viên chính thức của Hội, giúp đỡ trong nhiều công tác tông đồ khác nhau.

O.R.
O.R., Office of Readings, Kinh sách.
Or
Or, Oratio--cầu nguyện, kinh.

Orate Fratres
Orate Fratres, "Anh chị em hãy cầu nguyện". Là lời mở đầu của kinh nguyện, nói với tín hữu sau khi Dâng lễ trong thánh lễ: "Anh chị em hãy cầu nguyện, để hy lễ của tôi cũng là của anh chị em, được Thiên Chúa là Cha toàn năng chấp nhận." Câu đáp của tín hữu nhấn mạnh sự khác biệt và sự giống nhau giữa hy lễ của linh mục trên bàn thờ và hy lễ của các tín hữu.

Oratio Imperata
Oratio Imperata, Lời nguyện buộc đọc. Là lời cầu nguyện theo ý chỉ đặc biệt, ngoài lời cầu nguyện được qui định theo nghi thức, mà Đức Giáo hòang hoặc vị Giám mục giáo phận có thể yêu cầu đọc trong Thánh lễ, chẳng hạn cầu cho hòa bình.

Oration
Tổng nguyện. Là lời nguyện phụng vụ, đặc biệt trong Thánh lễ, và thường được đồng hóa với lời nguyện đầu lễ, được đọc trước bài đọc Kinh thánh. Nói chung, tổng nguyện là lời kinh chính thức để ca tụng và xin ơn, được thưa với Chúa, Đức Mẹ, các thiên thần hoặc các thánh.

Oratorians
Tu sĩ Dòng Oratory. Dòng này do thánh Philip Neri thành lập năm 1564 và được Đức Giáo hòang Phaolô V phê chuẩn năm 1612. Đây là Hội Dòng các linh mục triều, là một tu hội có đời sống chung. Qua nhiều năm tháng, tu hội có nhiều cộng đoàn độc lập, và sau cùng tạo nên một liên hiệp vào năm 1942. Thành viên là các linh mục và tu huynh sống đời sống chung, nhưng không có lời khấn công khai. Bề trên được bầu cứ ba năm một lần. Mục đích của Dòng là cổ vũ sự phát triển thiêng liêng và văn hóa qua công tác mục vụ, rao giảng và dạy dỗ, nhất là cho sinh viên học sinh và giới trẻ.

Oratorio
Oratorio, nhạc phẩm Ôratô. Là một bài ca dài kiểu kịch nghệ dành cho đơn ca, hợp ca và dàn nhạc đệm, nội dung thường dựa vào một trình thuật trong Kinh thánh.

Oratory
Nhà nguyện, nguyện đường. Là một địa điểm cầu nguyện khác với nhà thờ giáo xứ, được giáo quyền cho phép để cử hành Thánh lễ và làm việc đạo đức tại đó. Nhà nguyện có thể là công cộng, bán công cộng hoặc tư riêng và không nhằm sử dụng cho đại chúng.

Ord
Ord, Ordo, ordinatio, ordinarius--trật tự, Giáo lịch, phong chức, bản quyền.

Order
Trật tự, thứ tự, Dòng tu, chức thánh, phẩm, nghi thức, giai cấp, hội. Là sự sắp xếp các vật có phương pháp; Dòng tu, là một tố chức gồm nhiều người, liên kết với nhau bằng sự ràng buộc chung và sống theo qui định tôn giáo hay xã hội; là một thứ bậc trong thừa tác vụ Kitô giáo; là phẩm ca đoàn trong các phẩm thiên thần; là một phụng hội hay một hội; là hình thức quy định cho buổi phụng vụ, chẳng hạn Lễ quy; là một nhóm người cùng công việc, cùng nghề nghiệp, hay cùng hội. (Từ nguyên Latinh ordo, thứ tự, bậc, hàng.)

Order, Religious
Dòng tu. Là một Hội Dòng nam hay nữ, trong đó ít nhất một số người có lời khấn trọng về khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục.

Orders, Anglican
Các chức thánh Anh giáo. Vấn đề hiệu lực tính của việc truyền chức linh mục Anh giáo đã được Đức Giáo hòang Lêo XIII bác bỏ trong văn kiện Apostolicae Curae (ngày 13-9-1896). Việc truyền chức này được tuyên bố là "vô hiệu lực tuyệt đối và vô giá trị hoàn toàn", dựa vào nền tảng là thiếu mô thức trong nghi lễ và thiếu ý hướng nơi thừa tác viên. Trong trường hợp Roma không đưa ra tuyên bố này, các chức thánh Anh giáo vẫn bị xem là vô hiệu lực trong thực hành, bởi vì các giáo sĩ Anh giáo được yêu cầu phải lãnh chức linh mục lại sau khi họ gia nhập Công giáo. Kể từ tuyên bố của Đức Giáo hòang Lêo XIII, rất ít người Anh giáo được truyền chức linh mục bởi các giám chức Chính thống giáo và các giám chức khác, vì chức thánh của các giám chức này được Roma xem là có hiệu lực. Tuy nhiên, quy định hiện nay của Giáo hội Giám chế (Episcopal) tại Mỹ (và nơi khác) đưa ra hai hình thức truyền chức thánh, tùy theo sự chọn lựa của ứng viên và của Giám mục; một hình thức là dành cho chức linh mục và một dành cho thừa tác vụ không linh mục.

Nguyễn Trọng Đa
http://vietcatholic.net/News/Html/71987.htm

Wednesday, September 16, 2009

Pope's speech distorted, catechumen, dissident bloggers arrested

VietCatholic News (30 Aug 2009 15:10)
The distortion of a Pope's speech on Vietnam state media has cast shadows of sadness among Catholics, and led to an on-going string of arrests.

A catechumen blogger who has been actively defending the Church in Vietnam was arrested on Thursday Aug. 27 and others are facing the same risk of arrest for their swift reactions against the distortion of Pope Benedict XVI's speech to Vietnamese bishops on their ad limina visit on June 27, 2009.

On Saturday Aug. 29, Reuters reported from Hanoi: "Bui Thanh Hieu, who wrote online under pen name 'Nguoi Buon Gio', which literally means Wind Trader, was picked up by police in Hanoi on Thursday and has not answered his telephone or been heard from since, said one acquaintance, who declined to be named out of concern for his own safety."

Speaking to Asia-News, Redemptorist Father Peter Nguyen Van Khai of Hanoi monastery added: "I confirm that blogger Bui Thanh Hieu, a catechumen of Hanoi Archdiocese who has been actively studying catechism in order to receive Baptism, has been detained by police since Thursday."

Alarmingly, "his arrest certainly is not the last one," warned Sr. Emily Nguyen from Vinh Diocese.

"Many Catholic bloggers have criticized 'a shameful distortion' by state media against Pope Benedict XVI's speech to Vietnamese bishops on their ad limina visit. They are facing possible risk of an arrest," she explained.

On Aug. 24, Vietnam Net, a state media outlet, published an article titled "A good Catholic is a good citizen" in which it quoted several phrases from Benedict XVI's speech to Vietnamese bishops on June 27, 2009 to promote the idea that "Pope Benedict XVI strictly warned Vietnamese bishops to concern more about priests who should strive for holiness in order to be able to guide their flocks to live as the pope expects: 'a good Catholic is a good citizen'".

Quoting two phrases from the Pope's speech: "the priest must deepen his inner life and strive for holiness', and 'Lay Catholics for their part must demonstrate with their own life, which is based on charity, honesty and love for the common good, that a good Catholic is also a good citizen". By its own account, the article seems to paint a somber picture of the Church in Vietnam in which priests have neither deepened their inner life nor striven for holiness; and lay Catholics have been neither charitable, nor honest, thus can't be good citizens. Obviously, it tries to make an impression on readers that Pope Benedict XVI himself had insulted the Church in Vietnam for its spiritual corruption," said Hanoi's Fr. Joseph Nguyen.

"It has cast shadows of sadness among Catholics," he lamented. "We all know that His Holiness Benedict XVI did not mean that." The whole speech of Pope Benedict XVI to Vietnamese bishops on their ad limina visit on June 27, 2009 can be read here: http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2009/june/documents/hf_ben-xvi_spe_20090627_ad-limina-viet-nam_en.html

At the meeting with Vietnamese bishops, Pope Benedict XVI told them: "You know, as well as I do, that healthy collaboration between the Church and the political community is possible." The sentence was seized as "crystal clear evidence" that Church leaders in Vietnam have not been following the policy of peaceful dialogue with the government, yet maintaining a hostile attitude against the communist government.

Contrary to what the state claims, Church leaders and Catholics in Vietnam have been very patient in seeking peaceful dialogue with the government. Recently, in the incident at Dong Hoi where Vietnamese police brutally beat hundreds of Catholic in Tam Toa, reducing two priests to the point of death, Vietnamese Catholics have never called for "teeth for teeth, eyes for eyes". Rather, they have kept calling for peaceful dialogues. But all have gone into deaf ears. Ironically, the only response they get from the authority is the harassment and eventually an arrest of those who blew the whistle on the governmental mistreatment toward its citizens, namely the journalists and the bloggers

The government has refused any dialogue and later decreed to bulldoze the Tam Toa church while police and groups of thugs in Dong Hoi city have taken the streets and attacked those whom they saw wearing Catholic religious symbols.

The article also went as far as interpreting the "healthy collaboration between the Church and the government" that Pope Benedict XVI suggested as the submission of Catholics to the communist government.

"In essence, we have been alarmed and disgusted at the attempt of the writer to depict The Successor of Peter as an ally of one of the most tyrannical regimes in the world, and its implication that the Church would require complete submission to government in all circumstances" Fr. Joseph Nguyen added.

More outrageously, a phrase in the speech when Pope Benedict XVI stated: "Her [the Church] intention is certainly not to replace government leaders", was interpreted as Vatican had known in advance a plot of Catholic priests to overthrow the government, suggesting all Vietnamese bishops to extinguish such attempts at once.

"The next day, television channels, radio stations, and newspapers re-broadcasted the article with great emphasis and calls for urgent arrests and punishments against some Catholic priests in Thai Ha and Vinh diocese," Sr. Emily Nguyen reported.

This is not the first time state media has distorted of Catholic leaders 'statements to incite violence against Catholics.

Almost a year ago, reporting on the meeting between the delegation of Hanoi archdiocese's office, led by the archbishop himself; and Hanoi People's Committee, led by chairman Nguyen The Thao on Sep. 20 2008, state media had seized on an isolate phrase in a comment by the archbishop and pulled it out of context in order to condemn him. Here is the full text of his comment: "Hence, we want to repeat here our wish to build up the nation as a great united block. Travelling overseas often, we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport because wherever we go, we are always examined scrupulously [by customs agents]. We are really sad. We desire our country becomes stronger so that we can be like Japanese citizens who can pass through everywhere without being inspected. Koreans already enjoy that. We hope Vietnam becomes a strong, united country, so that we are respected everywhere we go."

His comment was condensed by state-controlled media into a few words: "we feel humiliated to be carrying a Vietnamese passport" in order to condemn him of smearing the nation, and thus causing the fury of people in the capital. Obviously, the quote was left out of context to interpret the speaker's comment in the opposite way.

The next day at the sacred shrine of Our Lady at Thai Ha parish at 0:05 am Monday Sep. 22 2008, it would make one's hair stand on end listening to the scream of hundreds of government thugs who in their fury smashed everything within their reach, shouting slogans and calling for Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt's head. It should be noted that everything happened clearly in view of a large number of officials who were in charge of keeping security and safety in the area.

For months following the incident, the archbishop had been under virtual house arrest. The archbishop's office was closed. His staff had locked the gate outside the office to prevent sudden attacks by the pro-government mobs that gathered regularly outside, yelling slogans in praise of Communism and questioning the prelate's patriotism. Some of his normal activities had also been delayed or cancelled due to security reasons. Archbishop Ngo could not leave his residence without confronting the mobs, and the faithful dared not call on him for the same reason.

The distortion of a statement of the highest leader of Catholics in the world has cast shadows of doubt and frustration among Catholics throughout Vietnam and abroad. Catholics have since shown strong, swift, defiant reactions through Internet blogs - the unique way to express peacefully their opinions as all other public media are in state control.

Some have simply delivered the Vietnamese translation of the Pope Benedict XVI's speech. Others have argued that the Church would not require her faithful to obey unquestioningly tyrants and governments which promote injustices and policies that go against Church teaching. "Surely, no Catholics should follow the policy of Population Control through Abortion as Family Planning. they should rather condemn it," blogger An Dan wrote.

Arguments on the submission to government have gone as far as calls into question the very legitimacy of the communist's rule. Some bloggers have argued that a government has just power only if that power has been bestowed by the people. Historically, communists took control of the government by violent force, and so far no democratic elections have been held.

Vietnamese government seems to be ready to take extreme steps to silence the dissents. Hieu's arrest occurred just days after another dissident blogger Huy Duc, a journalist of the newspaper Saigon Tiep Thi (Saigon Marketing) was told to leave the newspaper he worked for. Early this week, he had been forced to leave the paper due to his posting that praised the fall of the Berlin Wall and criticized the former Soviet Union's Communist leaders, saying their rule had led to years of misery for the people of Eastern Europe. Notably, the wall was referred in his article as "the wall of shame".

The fate of the bloggers remains unknown as of now, even to their families.

J.B. An Dang
http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=70709

Sunday, September 13, 2009

Dien van cua Duc Thanh Cha Benedict XVI



Diễn văn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đọc trong buổi triều yết dành cho các Đức Giám mục Việt Nam ngày 27-6-2009, Vatican

Kính thưa Đức Hồng y
Anh Em trong Hàng Giám mục quý mến,

Thật là niềm vui mừng lớn lao khi tôi được tiếp đón Anh Em, các mục tử của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Cuộc gặp gỡ của chúng ta có một ý nghĩa đặc biệt trong những ngày này khi toàn thể Giáo Hội trọng thể mừng kính các Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, và cuộc gặp gỡ này đối với tôi là một sự nâng đỡ lớn lao vì tôi vẫn biết các mối dây liên hệ thật sâu xa trong sự trung thành và tình thương mà các tín hữu của xứ sở của Anh Em vẫn có đối với Giáo Hội và đối với Đức Thánh Cha.

Chính tại Mộ của hai Vị Tông đồ Cả mà Anh Em đến để bày tỏ sự hiệp thông của Anh Em đối với Người Kế vị thánh Phêrô và tăng cường sự hiệp nhất cần phải luôn được thể hiện giữa Anh Em và phải lớn lên thêm nữa. Tôi cám ơn Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục giáo phận Đà Lạt, Chủ tịch Hội đồng Giám mục của Anh Em, vì những lời thân thương mà ngài đã nói với tôi nhân danh Anh Em. Xin cho phép tôi chào thăm cách đặc biệt các giám mục được bổ nhiệm tại Việt Nam từ lần thăm viếng ad limina cuối cùng trước đây. Tôi cũng muốn tưởng nhớ ở đây Đức Hồng y đáng kính Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Tổng Giám mục Hà Nội trong nhiều năm. Cùng với Anh Em, tôi tạ ơn Thiên Chúa vì lòng nhiệt thành mục tử mà Ngài đã thể hiện cách khiêm nhường trong tình yêu hiền phụ sâu xa đối với đoàn dân của Ngài và với tình huynh đệ lớn lao đối với các linh mục. Chớ gì gương thánh thiện, khiêm tốn, lối sống đơn sơ của các vị mục tử vĩ đại của xứ sở của Anh Em, trở nên cho Anh Em những gương khích lệ trong sứ vụ giám mục khi phục vụ dân tộc Việt Nam, dân tộc mà tôi biểu lộ lòng trân trọng sâu xa.

Anh Em trong Hàng Giám mục thân mến, Năm Linh mục vừa bắt đầu được mấy ngày qua. Năm này cho phép chúng ta làm sáng tỏ sự cao cả và vẻ đẹp của sứ vụ của các linh mục. Tôi vui mừng tỏ lòng biết ơn các linh mục giáo phận và các linh mục tu sĩ của xứ sở của Anh Em vì đã hiến dâng đời sống cho Chúa và vì những cố gắng mục vụ để mưu cầu công việc thánh hóa Dân Thiên Chúa. Anh Em hãy lo lắng cho họ, hãy bày tỏ tràn đầy lòng cảm thông và hãy giúp đỡ các linh mục để hoàn thành việc thường huấn của họ. Để trở nên người hướng đạo chính thực và theo như lòng Chúa và để theo đúng các giáo huấn của Giáo Hội, linh mục phải đào sâu đời sống nội tâm và lo hướng tới sự thánh thiện như Cha sở thánh thiện và khiêm nhường của họ Ars đã tỏ ra. Sự phát sinh dồi dào các ơn gọi linh mục và tu sĩ, nhất là trong đời sống thánh hiến của nữ giới, đó là một ơn huệ mà Chúa Kitô ban cho Giáo Hội của Anh Em. Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì những đặc sủng riêng này và Anh Em đang khuyến khích nhưng vẫn tôn trọng và cổ võ.

Trong Bức Thư Mục vụ năm vừa qua, Anh Em đã biểu lộ mối quan tâm đặc biệt đối với các tín hữu giáo dân khi làm cho rõ ràng vai trò của ơn gọi của họ trong phạm vi gia đình. Thật là điều rất đáng mong ước, đó là mỗi gia đình công giáo, trong khi dạy cho con cái biết sống hòa hợp với Phúc Âm qua một lương tâm ngay thẳng, trong sự liêm chính và sự thật, thì gia đình trở nên trung tâm các giá trị và đức tính nhân bản, một trường dạy đức tin và tình yêu đối với Thiên Chúa. Còn phần họ, các giáo dân công giáo phải làm sao tỏ ra bằng đời sống của họ dựa trên đức ái, sự lương thiện, việc quý trọng công ích, vì mỗi người công giáo tốt cũng là một công dân tốt. Để được như thế Anh Em hãy chú ý cẩn thận mà tạo cho họ có được việc huấn luyện tốt trong khi cổ võ đức tin và trong mức độ văn hóa để họ có thể phục vụ hữu hiệu Giáo Hội và xã hội. Tôi muốn trao phó một cách đặc biệt cho sự lo lắng ân cần của Anh Em các người trẻ, đặc biệt là các người trẻ tại nông thôn là những người đang bị cuốn hút về thành phố để thăng tiến học hành cấp cao hơn và để tìm được việc làm. Mong rằng Anh Em tìm ra được đường hướng mục vụ thích hợp cho các người trẻ di dân trong nước này, qua việc tăng cường sự hợp tác giữa các giáo phận gốc của người trẻ và các giáo phận họ đến và bằng việc đưa ra các lời khuyên bảo trong phạm vi luân lý và các chỉ dẫn thực hành.

Giáo Hội tại Việt Nam hiện đang chuẩn bị mừng 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm tại Việt Nam. Việc mừng biến cố này sẽ được đánh dấu cách rất đặc biệt bằng Năm Thánh vào năm 2010, sẽ làm cho Giáo Hội này hăng say chia sẻ niềm vui đức tin với tất cả mọi người Việt Nam trong khi canh tân những dấn thân truyền giáo. Ơn huệ này đã được tiếp nhận cách quảng đại, đã sống và được chứng nhận bằng đông đảo các Vị Tử đạo, là những người muốn loan báo chân lý và tính phổ quát của niềm tin vào Thiên Chúa. Theo ý nghĩa này, chứng tá về Chúa Kitô là một việc phục vụ cao cả nhất mà Giáo Hội có thể hiến tặng cho dân tộc Việt Nam và cho tất cả mọi người tại Á Châu, bởi vì nó đáp ứng lại sự tìm kiếm sâu xa chân lý và các giá trị bảo đảm cho sự phát triển nhân bản toàn diện (x. Giáo Hội tại Á Châu). Trước những thách đố thật nhiều mà chứng tá này hiện đang gặp phải, thì một sự hợp tác chặt chẽ giữa các giáo phận với nhau, giữa các giáo phận với các dòng tu, cũng như giữa các dòng tu với nhau là thật cần thiết.

Bức thư mục vụ mà Hội đồng Giám mục của Anh Em công bố năm 1980, nhấn mạnh về điểm "Giáo Hội Chúa Kitô giữa lòng Dân Tộc". Trong khi đem tới cái cá biệt của mình – là việc loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô – Giáo Hội đóng góp vào việc phát triển nhân bản và thiêng liêng của con người, nhưng cũng đồng thời đóng góp vào sự phát triển của xứ sở. Việc tham gia vào tiến trình này là một bổn phận và một sự đóng góp quan trọng nhất là trong lúc mà nước Việt Nam cũng đang nhận ra việc từ từ cởi mở đối với cộng đồng quốc tế.

Anh Em cũng như tôi đều biết rằng một sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị có thể thực hiện được. Về điểm này, Giáo Hội mời gọi các phần tử của mình dấn thân một cách lương thiện để xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Giáo Hội không đòi hỏi phải thay thế các nhà trách nhiệm của Chính Phủ, nhưng chỉ mong rằng Giáo Hội có thể, trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng nhau, góp phần xứng đáng vào sinh hoạt quốc gia, vào việc phục vụ tất cả người dân. Trong khi tham gia cách tích cực, theo như chỗ đứng xứng đáng dành cho mình vào theo ơn gọi cá biệt của mình, Giáo Hội không bao giờ miễn trừ cho mình việc thực hành bác ái theo như các hoạt động được tổ chức của các tín hữu, và, đàng khác, không bao giờ có một tình trạng trong đó mà người ta lại không cần tới bác ái của mỗi Kitô hữu, bởi vì con người, ngoài công bình ra, vẫn cần và sẽ còn cần tới tình yêu (Tđ. Thiên Chúa là tình yêu, s. 29). Ngoài ra, tôi thấy điều này là quan trọng là phải nhấn mạnh rằng các tôn giáo không gây ra một mối nguy hiểm cho tình đoàn kết quốc gia, bởi vì tôn giáo nhằm giúp đỡ cá nhân thánh hóa chính mình và, qua các cơ chế, các tôn giáo quảng đại tự đặt mình phục vụ tha nhân trong cách thế hoàn toàn vô vị lợi.

Kính thưa Đức Hồng y, Anh Em trong Hàng Giám mục, khi Anh Em trở về nhà, xin Anh Em hãy chuyển lời chào thăm nồng nhiệt của Đức Giáo Hoàng tới các linh mục, tu sĩ nam nữ, tới các chủng sinh, các giáo lý viên và tới tất cả tín hữu, nhất là những người nghèo khổ và đau đớn phần hồn và phần xác. Tôi nồng nhiệt khuyến khích tất cả hãy trung thành với đức tin đã lãnh nhận từ các Thánh Tông đồ mà họ là chứng tá quảng đại trong các hoàn cảnh thường là khó khăn và hãy khiêm nhường tỏ ra sự kiên quyết mà Tông Huấn "Giáo Hội Tại Á Châu" (s. 9) đã chân nhận như là đặc tính của họ. Xin Chúa Thánh Thần của Đức Kitô là Vị hướng đạo và là sức mạnh cho họ. Tôi trao phó Anh Em cho sự che chở hiền mẫu của Đức Mẹ La Vang và nơi sự bầu cử của các Thánh Tử đạo Việt Nam, tôi vui lòng ban cho tất cả Phép Lành Tông Tòa trong tình thân mến.

+ ĐTC Bênêđictô XVI

Người dịch: Lm. Phanxicô Borgia Trần Văn Khả Rôma, 27-6-2009

Saturday, September 12, 2009

ADRESS OF HIS HOLINESS BENEDICT XVI TO BISHOPS OF THE EPISCOPAL CONFERENCE OF VIETNAM ON THEIR "AD LIMINA" VISIT

Saturday, 27 June 2009

Your Eminence,
Dear Brothers in the Episcopate,

I receive you with great joy, Pastors of the Catholic Church in Vietnam. Our meeting acquires special significance during these days when the whole Church is celebrating the Solemnity of the Apostles Peter and Paul, and it is a great comfort to me for I know the deep links of fidelity and love that the faithful of your country feel for the Church and for the Pope.

You have come to the tombs of these two Princes of the Apostles to express your communion with the Successor of Peter and to reinforce the unity that must always unite you and that must continue to grow. I thank Bishop Pierre Nguyên Vãn Nhon, Bishop of Ðà Lat, for his kind words on your behalf. Allow me to greet in particular the Bishops who have been appointed since your last ad limina visit. I would also like to remember venerable Cardinal Paul Joseph Pham Ðinh Tung, Archbishop of Hanoi for many years. With you, I thank God for the pastoral zeal he exercised humbly in profound fatherly love for his people and great brotherhood for his priests. May the example of holiness, humility, simplicity of life of the outstanding Pastors of your country be for you incentives in your episcopal ministry at the service of the Vietnamese people, to whom I wish to express my high esteem.

Dear Brothers in the Episcopate, the Year for Priests began a few days ago. It will bring into the limelight the greatness and beauty of the ministry of priests. I would be grateful if you would kindly thank the diocesan and religious priests of your beloved country for their lives consecrated to the Lord and for their pastoral efforts with a view to the sanctification of the People of God. Be concerned for them and full of understanding, and help them to complete their continuing formation. If he is to be an authentic guide conformed to the Heart of God and the teaching of the Church, the priest must deepen his inner life and strive for holiness after the example of the humble Curé d'Ars. The flourishing of priestly and religious vocations, especially in the consecrated life of women, is a gift of the Lord for your Church. Let us give thanks to God for their charisms, which you encourage by respecting and promoting them.

In your Pastoral Letter last year you paid special attention to the lay faithful, highlighting the role of their vocation in the family context. It is to be hoped that every Catholic family, by teaching their children to live in accordance with an upright conscience, in loyalty and truth, may become a home of values and human virtues, a school of faith and love for God. Lay Catholics for their part must show by their life, which is based on charity, honesty and love for the common good, that a good Catholic is also a good citizen. For this reason you must ensure that they have a sound formation, by promoting their life of faith and their cultural standard so that they may serve the Church and society effectively.

I would like to entrust to you the young people in particular, especially rural youth who are attracted by the city to continue their advanced studies in it and to find jobs. It would be desirable to develop appropriate pastoral care for these young internal migrants, starting by strengthening, here too, collaboration between the young people's original dioceses and the host dioceses and by being unsparing in ethical advice and practical directives.

The Church in Vietnam is currently preparing to celebrate the 50th anniversary of the establishment of the Vietnamese episcopal hierarchy. This celebration which will be especially marked by the Jubilee Year 2010, will enable it to share the joy of faith enthusiastically with all the Vietnamese, in renewing their missionary commitments. On this occasion the People of God must be asked to give thanks for the gift of faith in Jesus Christ. This gift was generously received, lived and witnessed to by numerous martyrs who wished to proclaim the truth and universality of faith in God. In this regard, witness born to Christ is a supreme service that the Church can offer to Vietnam and to all the peoples of Asia, because it responds to the profound research for the truth and values that guarantee integral human development (cf. Ecclesia in Asia). In the face of the many challenges that this witness currently encounters, closer collaboration is necessary between the different dioceses and between the dioceses and religious congregations, as well as within them.

The Pastoral Letter that your Bishops' Conference published in 1980 emphasized "the Church of Christ in the midst of his People". In contributing her specific message, the proclamation of the Good News of Christ, the Church is contributing to the human and spiritual development of people, but also to the development of the country. Her participation in this process is a duty and an important contribution, especially at the time when Vietnam is gradually opening to the international community.

You know, as well as I do, that healthy collaboration between the Church and the political community is possible. In this regard, the Church invites all her members to be loyally committed to building a just, supportive and fair society. Her intention is certainly not to replace government leaders; she wishes only to be able to play a just role in the nation's life, at the service of the whole people, in a spirit of dialogue and respectful collaboration. By active participation in her own province and in accordance with her specific vocation, the Church can never be exempt from practising charity as an organized activity of believers, and on the other hand, there will never be a situation where the charity of each individual Christian is unnecessary, because in addition to justice humans need, and will always need, love (Deus Caritas Est, n. 29). Furthermore, it seems important to me to emphasize that religions do not represent a threat to the nation's unity since they aim to help individuals to sanctify themselves and through their institutions desire to put themselves generously and impartially at the service of their neighbour.

Your Eminence, dear Brothers in the Episcopate, on your return to your country, please convey the Pope's warm greeting to the priests, men and women religious, seminarians, catechists and all the faithful, especially to the poorest and to those who suffer physically and spiritually. I warmly encourage them to stay faithful to the faith received from the Apostles, whose generous witnesses they are, in conditions that are often difficult, and to show the humble firmness which the Apostolic Exhortation Ecclesia in Asia, n. 9) recognizes as one of their characteristics. May the Lord's Spirit be their guide and their strength! As I entrust you to the motherly protection of Our Lady of La Vang and to the intercession of the holy Martyrs of Vietnam, I impart to you all an affectionate Apostolic Blessing.


© Copyright 2009 - Libreria Editrice Vaticana
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2009/june/documents/hf_ben-xvi_spe_20090627_ad-limina-viet-nam_en.html

Friday, September 11, 2009

Tưởng lầm

Chúa Nhật XXIV Thường niên (Mc 8, 27-35)

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

Chúa Giêsu và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai?" Các ông đáp: "Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó". Người lại hỏi các ông: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Phêrô trả lời: "Thầy là Ðấng Kitô". Chúa Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.

Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại. Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. Nhưng khi Chúa Giêsu quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phêrô: "Xatan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người". Rồi Chúa Giêsu gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Trong đời sống có rất nhiều điều hiểu lầm. Chẳng hạn xưa kia khi thấy mặt trời cứ sáng mọc tối lặn, người ta tưởng rằng trái đất đứng yên và mặt trời di chuyển chung quanh trái đất. Nhưng khoa học tiến bộ đã minh chứng mặt trời đứng yên, chính trái đất mới xoay chung quanh mình và chung quanh mặt trời.

Trong đời sống đạo cũng đã có những hiểu lầm như thế. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế sẽ uy nghi từ trên mây trời hiện đến. Không ngờ Người lại do một thôn nữ dưới đất sinh ra. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế phải ngự trong lâu đài sang trọng của vua chúa. Nhưng không ngờ Người lại sinh ra trong chuồng bò lừa. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế phải uy quyền lẫm liệt. Nhưng không ngờ Người lại quá hiền lành khiêm nhường. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế phải đánh đông dẹp bắc, đập tan quân thù, đưa nước Do thái lên địa vị bá chủ. Nhưng không ngờ Người chịu thua hết mọi người, chịu hành hạ, chịu sỉ nhục, chịu chết như một kẻ tội lỗi. Người ta cứ tưởng Đấng Cứu thế là một ông vua có kẻ hầu người hạ. Nhưng không ngờ chính Người lại quỳ xuống hầu hạ, rửa chân cho các môn đệ.

Có quan niệm sai lầm về Thiên chúa, người ta cũng sai lầm về người môn đệ. Người ta cứ tưởng theo Chúa thì sẽ được chức cao quyền trọng trong Nước Chúa. Nên bà Giê-bê-đê mới xin Chúa cho 2 người con là Gio-an và Gia-cô-bê được ngồi bên tả và bên hữu Chúa trong Nước Chúa. Nhưng không ngờ Chúa không hứa cho chức quyền mà chỉ hứa cho uống chén Người sẽ uống, nghĩa là phải chết. Người ta cứ tưởng người làm lớn trong Nước Chúa sẽ được trọng vọng, được phục dịch. Nhưng không ngờ Chúa lại bảo: "Ai trong anh em muốn làm lớn thì phải phục vụ anh em". Người ta cứ tưởng theo Chúa thì Chúa sẽ cho mọi sự may mắn ở đời, được thành công, được giàu sang. Nhưng không ngờ Chúa lại bảo: "Ai muốn theo Ta phải từ bỏ mình đi, vác thập giá mình mà theo".

Hôm nay, sau khi nghe các môn đệ báo cáo về dư luận quần chúng, Chúa Giêsu thấy họ quá sai lầm về Người, về vai trò Cứu thế của Người, về con đường cứu chuộc. Nên Người đã dậy rõ ràng cho các môn đệ biết Đấng Cứu thế thực là Con Thiên chúa. Nhưng con đường Người đi là con đường thập giá. Người phải chịu đau khổ, chịu hành hạ, chịu sỉ nhụ, và phải chịu chết.

Người cũng cho các môn đệ biết ai muốn theo Người cũng sẽ phải đi vào con đường của Người. Phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Người.

Phải chăng Thiên chúa muốn hành hạ con người, muốn con người tàn lụi chứ không muốn con người phát triển, muốn con người phải chịu đau khổ chứ không muốn con người được hạnh phúc ? Tại sao trên trần gian, người ta thường hứa hẹn cho những người theo mình hạnh phúc sung sướng mà Chúa thì làm ngược lại, chỉ hứa cho những người theo mình thánh giá và đau khổ ?

Thưa, chắc chắn Chúa muốn cho con người được hạnh phúc. Chính vì muốn con người được hạnh phúc mà Chúa đã phải xuống trần gian để cứu chuộc con người. Nhưng thứ hạnh phúc mà Chúa muốn ban tặng cho con người không phải là thứ hạnh phúc giả tạo dễ dàng và mau qua. Chúa muốn cho con người được hạnh phúc vĩnh cửu, hạnh phúc đích thật, hạnh phúc không bao giờ tàn úa. Muốn được hạnh phúc đó, con người phải kinh qua những vất vả, đau đớn. Đau đớn nhất là phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình. Những vất vả đau đớn không phải là vì Chúa độc ác muốn hành hạ con người. Những đau đớn từ bỏ mình không phải là vì Chúa muốn con người đi vào tàn lụi diệt vong. Nhưng đó là qui luật, là điều kiện để được sự sống, được hạnh phúc đích thật.

Chính Chúa Giêsu cũng phải đi qua con đường thập giá khổ nhục mới đến hạnh phúc. Chính Người phải kinh qua cái chết đau đớn mới tới ngày phục sinh vinh quang. Nên Chúa đã nói với các môn đệ: "Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Tôi và vì Tin mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy".

Thành ra, đau khổ Chúa hứa không phải để hành hạ con người, nhưng là con đường dẫn con người đến hạnh phúc đích thực. Thập giá và cái chết không phải để đưa con người vào tàn lụi, nhưng chính là điều kiện để con người được tái sinh và triển nở trong đời sống mới, đời sống vĩnh cửu với hạnh phúc không bao giờ tàn.

Những lời Chúa nói hôm nay, tuy khó nghe và khó chấp nhận. Nhưng đó là sự thật và là con đường đưa ta đến hạnh phúc và sự sống vĩnh cửu. Chúa đã không lừa mị ta, không hứa hẹn cho ta những gì dễ dãi, chóng qua. Chúa chỉ cho ta đường ngay nẻo chính. Chúa mời gọi ta phải dũng mạnh, can đảm và quyết liệt trong cuộc chạy đua dành lấy hạnh phúc Nước Trời.

Lạy Chúa, xin cho con biết từ bỏ mình, vác thập giá mình mà bước theo Chúa. Amen

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1. Đâu là những hiểu sai lầm về Chúa?
2. Đâu là những hiểu lầm về người môn đệ của Chúa?
3. Có phải Chúa muốn ta khổ sở khi bảo ta phải từ bỏ mình hay không?
4. Tại sao Chúa chịu đau khổ?

+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Monday, September 7, 2009

Thích điếc, muốn ngọng?

Chúa Nhật XXIII thường niên B

Các phương tiện truyền thông đang nói nhiều đến sự ô nhiễm: ô nhiễm môi trường sinh thái, ô nhiễm nguồn lương thực, ô nhiễm âm thanh. Bên cạnh đó, các nhà giáo dục còn nói đến ô nhiễm những mặt trái của văn minh phương tây, ô nhiễm tinh thần tục hoá của một xã hội tiêu thụ và hưởng thụ. Hơn lúc nào hết, chúng ta có quá nhiều cái để nghe và cũng có quá nhiều điều để nói đang khi biết bao điều phải nghe mà chưa nghe được, bao nhiêu điều phải nói mà nói không được. Phải chăng, một cách nào đó, chúng ta cũng không hơn chi anh chàng vừa điếc vừa ngọng trong bài Tin Mừng hôm nay khi anh phải nhờ người khác dẫn mình đến với Chúa Giêsu.

"Hãy sống dùm tôi, hãy nói dùm tôi, hãy thở dùm tôi…". Bài hát của một tác giả như là một lời nhắc nhở chúng ta; hôm nay, Phụng vụ Lời Chúa còn nói với chúng ta nhiều hơn.

Trình thuật Tin Mừng kể chuyện Đức Giêsu chữa lành một người điếc và ngọng. Phép lạ không chú trọng đến việc chữa lành thể chất nhưng đúng hơn, chú trọng đến việc chữa trị tâm hồn. Đức Giêsu mở tai anh, để anh có thể nghe Lời Chúa; mở miệng anh, để anh có thể tuyên xưng niềm tin vào Ngài, chính Ngài là Đấng Thiên Sai đã được Isaia loan báo trước đó hơn tám thế kỷ, Ngài là Đấng mở mắt người mù, mở tai người điếc và mở miệng người câm như bài đọc thứ nhất và bài đáp ca hôm nay nhắc lại.

Vậy thì Lời Chúa hôm nay nói gì với chúng ta?

Hơn bao giờ hết, chủ đề điếc và ngọng thật hấp dẫn và cũng dễ đụng chạm. Nguyên chuyện khoái điếc, thích ngọng và kể cả muốn mù như căn bệnh mãn tính lâu ngày hoá quen và coi như chuyện nhỏ không thành vấn đề đã là một cái gì đụng chạm ghê gớm.

Anh chị em, chúng ta sẽ đụng ai khi nói đến những căn bệnh mãn tính nầy? Và một loạt câu hỏi được đặt ra: Đụng ai trước nhất? Vì sao phải đụng? Tại sao chúng ta khoái điếc khi không còn muốn nghe? Tại sao chúng ta thích ngọng khi chẳng còn buồn nói? Ai tập cho chúng ta điếc? Ai dạy cho chúng ta câm?

Có lẽ nhiều người đang nín thở, nhưng dường như tất cả chúng ta đã hiểu lầm hết với câu trả lời của mình. Còn đây mới là câu trả lời đúng nhất, chính xác nhất. Đề cập đến việc khoái điếc, thích ngọng và giả mù của chúng ta sẽ đụng chạm đến chính linh hồn, đụng chạm đến bản thân chúng ta trước nhất.

Chúng ta điếc đặc trước Lời Chúa, ù loà trước tiếng lương tâm, lãng tai trước những nhu cầu của anh chị em chung quanh khi chúng ta thoả hiệp với tội lỗi, nhân nhượng với ích kỷ và sống chung với hèn nhát. Chính lúc đó, chúng ta vô tình chuốc lấy cái bệnh trụt lưỡi và cái khiếm thính mãn tính. Chúng ta sợ đối diện với Lời Chúa nên ngại đặt mình trước mặt Ngài. Vì Lời Chúa là gươm hai lưỡi, thấu suốt tâm hồn và dò xét tâm can. Lời Chúa thẳng băng, luôn mới mẻ, sẵn sàng phanh phui, không nể vì, cũng chẳng thoả hiệp. Chúng ta sợ những phút trầm tư, run rẩy, khi phải lặn sâu xuống lòng mình, bởi lẽ ở đó, tiếng Chúa đang mời gọi, tiếng lương tâm đang kêu réo ới ời.

Không chỉ khoái điếc, chúng ta còn thích ngọng. Trước bao gương mù gương xấu, chúng ta ú ớ không nói được chi, không dám sửa bảo cũng không còn tự tin để chấn chỉnh con cái, bạn bè và đồng nghiệp… vì lẽ chúng ta chưa làm gương tốt đủ, ngôn hành bất nhất, chúng ta không hơn chi các người khác; chúng ta giống hệt các biệt phái ham chuộng bề ngoài mà quên mất nội tâm: miệng thì nam mô, bụng thì mưu mô; lời thì bác ái, lòng thì bái ác; ngoài thì thương yêu nhưng dạ thì ưa thiêu; hết lòng với kẻ ở xa mà đoạn tình với người ở gần, rất gần, ngay trong nhà mình, trong cộng đoàn mình. Vì thế, chúng ta ù ù cạc cạc trước bao điều chướng tai gai mắt. Bên cạnh đó, chúng ta sợ liên luỵ, ngại dấn thân và thích an phận…

Làm sao một người làm cha làm mẹ, làm sao một mục tử, một thầy cô giáo hay một chứng tá của Chúa Kitô trong môi trường mình đang sống lại có thể yên thân? Làm sao chúng ta lại hoá như bao người khác? Mà tại sao lại phải yên thân? Đến đây, có người sẽ nói: Cuộc đời phức tạp lắm, các linh mục không biết đâu! Không, tôi biết. Vì nếu không tỉnh thức, chúng ta sẽ vô tình đánh mất sự hồn nhiên, đánh mất cả sự tự do và đánh mất chính mình. Phải, chúng ta mù loà điếc lác và ngọng miệng, một căn bệnh cần được Đức Giêsu chữa lành.

Đức Hồng Y Gracias nói: "Gương mù cho thế kỷ hôm nay là chúng ta y hệt mọi người khác", dửng dưng như người khác, thờ ơ như người khác và lạnh lùng như người khác.

Không, mỗi ngày, mỗi người chúng ta đều được mời gọi hướng thượng: nhanh hơn, cao hơn và xa hơn. Chúng ta là con cháu Hồng Bàng, là đại bàng sải cánh giữa lồng lộng trời cao; chúng ta không thuộc họ nhà gà lệt đệt. Bùn càng tanh, sen càng phải thơm tho. Bùn càng đặc, sen càng phải toả ngát. Cắm sâu giữa bùn nhưng sen vẫn mãi là sen vì chỉ có sen mới được quyền nói về bùn, cũng như chỉ có bùn mới được quyền nhắm mắt không thừa nhận sen. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn là vậy.

Chuyện ngày xưa kể rằng, Mặc Tử ở nước Lỗ sang nước Tề thăm nhà bạn cũ. Người bạn cũ trách Mặc Tử: "Bây giờ thiên hạ còn ai biết đến việc nghĩa, quan lớn cũng như quan bé, mạnh ai nấy sống, lấy cái công làm cái tư, ông tự khổ thân một mình làm việc nghĩa chi cho nhọc xác?". Mặc Tử trả lời: "Tôi hỏi ông, nhà có mười đứa con, một đứa cày, chín đứa ngồi ăn, thì chẳng phải đứa cày phải cày chăm hơn sao? Bởi vì đứa cày thì ít đứa ăn thì nhiều. Thiên hạ bây giờ không ai chịu làm việc nghĩa, ông phải khuyên tôi cần làm việc nghĩa nhiều hơn mới phải chứ, sao lại ngăn tôi?".

Ngày xưa cũng như ngày nay, cám dỗ mạnh ai nấy sống luôn luôn hiện diện. Khoái điếc, thích ngọng từ đó cũng là căn bệnh của chúng ta. Hôm nay, Đức Giêsu cũng sẵn sàng chữa lành nếu chúng ta biết đó là bệnh và ước được chữa lành. Mỗi chúng ta có thể cầu nguyện:

Lạy Chúa, có nhiều bức tường ngăn chặn làm tai con điếc. Có nhiều sợi dây trói buộc làm lưỡi con ngọng. Xin cũng nói với con:"Ephata, Hãy mở ra", để con nghe được tiếng Chúa, tiếng lương tâm mà hoán cải tâm hồn, đổi mới con tim. Xin hãy phá đi bức tường định kiến, bức tường ích kỷ để con mở rộng cõi lòng đón nhận Lời Chúa, đón nhận anh em. Xin hãy mở miệng lưỡi con, cắt đứt sợi dây ích kỷ, sợi dây sợ sệt, sợi dây ươn hèn để con mạnh dạn nói lời chân lý, lời thứ tha, những lời ca ngợi tình Chúa, những lời chúc khen tình người, Amen.

Huế 5/9/2009
Lm. Minh Anh

Sunday, September 6, 2009

Chân dung linh mục Việt Nam: Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận

WHĐ (19.06.2009) – Hôm nay lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khai mạc Năm Linh mục cho toàn Giáo Hội Công giáo. ĐTC đề cao tấm gương thánh thiện của Cha thánh Gioan Maria Vianney cho các linh mục noi theo và đã đặt thánh nhân làm bổn mạng của các linh mục. Đồng thời, ngài khuyến khích các Giáo Hội địa phương cũng nêu cao những tấm gương linh mục trong đất nước của mình. Theo đó, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã quyết định trong Năm Linh mục, mỗi giáo phận sẽ giới thiệu ít là hai mẫu gương linh mục và phổ biến rộng rãi cho mọi tín hữu được biết. Trong suốt Năm Linh mục, kể từ hôm nay, mỗi tuần WHĐ sẽ giới thiệu một chân dung linh mục Việt Nam. Và xin được bắt đầu với Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.

Đức Hồng y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN,
con người của Hoà bình, Niềm vui và Hy vọng


Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận được nhiều người biết đến như là con người của hoà bình, niềm vui và hy vọng bởi gương sống đức tin, cuộc đời mục tử với phong thái bình dị, lạc quan, xác tín và hy vọng của ngài trong mọi cảnh huống.

Đức Hồng y sinh ngày 17-04-1928, tại Phủ Cam, Huế. Ông cố thân sinh là cụ Tađêô Nguyễn văn Ấm, Bà cố là Elizabeth Ngô thị Hiệp. Ngài là người con cả trong gia đình có 8 anh chị em. Sinh trưởng trong gia đình Công giáo có truyền thống đạo đức, tổ tiên từng bị bách hại vì đạo Chúa, lại được thân mẫu thường kể cho nghe hạnh các Thánh, nhất là các chân phúc Tử đạo Việt Nam, cậu bé Thuận sớm có ước muốn dâng mình cho Chúa.

Gia đình cậu Thuận khá giả, thân phụ e ngại sức khoẻ kém của cậu không kham nổi cuộc sống kỷ cương chủng viện nên lúc đầu không đồng ý. Cậu phải nhờ thân mẫu can thiệp và được chấp thuận để tu học tại Tiểu Chủng viện An Ninh – Quảng Trị, sau đó học triết và thần học tại Đại chủng viện Kim Long – Huế.

Ngày 11-06-1953 thầy Thuận lãnh chức linh mục tại Nhà thờ Chánh tòa Phủ Cam, Huế, do Đức cha Jean Baptiste Urruthia Thi, Đại diện Tông Tòa Giáo phận Huế chủ phong. Ngài được bổ nhiệm làm cha phó xứ đạo Tam Tòa (Đồng Hới, Quảng Bình). Sau đó, làm cha phó xứ đạo Phanxicô Xaviê, ở Huế.

Sau 3 năm mục vụ, cha Thuận được cử đi du học tại Đại học Giáo hoàng Urbaniana, Roma – Italia. Trong thời gian theo học, ngài có dịp tiếp xúc với các phong trào Đạo binh Đức Mẹ, Hướng Đạo, Cursillo, Focolare và điều đó đã ảnh hưởng đến đường lối hoạt động mục vụ của ngài sau này. Năm 1959, ngài đậu bằng tiến sĩ Giáo luật với luận án "Tuyên úy Quân đội trên thế giới". Về nước, ngài dạy học tại Tiểu Chủng viện Phú Xuân, sau đó đổi tên là Tiểu Chủng viện Hoan Thiện – Huế. Là cha giám đốc nhưng ngài luôn hỏi han, tươi cười với các chú, thông cảm cho sai sót tuổi trẻ. Không thấy ngài to tiếng hay quở mắng ai bao giờ, đến nỗi cha quản lý thốt lên "Cha bề trên hiền quá, chẳng có chú nào sợ…" Thật ra, ngài chủ trương giáo dục đặt nền tảng trên yêu thương và gương sáng chứ không phải lề luật và trừng phạt. Ngài làm Tổng đại diện Tổng giáo phận Huế từ năm 1964 – 1967.

Ngày 13-04-1967, cha Thuận được Đức Thánh Cha Phaolô VI bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Nha Trang, kế vị Đức Cha Marcel Piquet Lợi (1888-1966). Ngài chọn khẩu hiệu "Vui mừng và Hy vọng" (Gaudium et Spes) là tên Hiến chế Mục vụ của Công đồng Vatican II. Phương châm và huy hiệu giám mục của ngài không chỉ nói lên niềm tin yêu, hy vọng của ngài đối với Mẹ Giáo Hội mà còn cho thấy tâm hồn thanh thoát, tươi trẻ, hoà bình, vị tha và hướng thượng, đã được diễn tả trong suốt cuộc đời sứ vụ mục tử của ngài. Ngày 24-06-1967, Ngài được tấn phong Giám mục tại Huế do Đức Khâm sứ Tòa thánh Angelo Palmas chủ phong và về nhậm chức ở Giáo phận Nha Trang ngày 10-07-1967.

Tám năm trong cương vị chủ chăn giáo phận Nha Trang và một số chức vụ khác trong Hội đồng Giám mục Việt Nam , cũng như thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân, tâm hồn mục tử của ngài trải rộng trên mọi thành phần dân Chúa. Ngài quan tâm đặc biệt đến việc phát triển nhân sự, đặt nền tảng hy vọng cho giáo phận nhà và Giáo hội địa phương. Ngài quan tâm mở mang hoặc thành lập các chủng viện, dòng tu, tu hội; tổ chức tu nghiệp và huấn luyện cho hàng giáo sĩ, giáo dân; đẩy mạnh các phong trào, hội đoàn Thanh lao công, Công lý - Hoà bình, Hướng đạo, Cursillo, Focolare… Các thư mục vụ của ngài đầy ắp tâm tình tạ ơn, hy vọng và tín thác nơi Chúa, cũng như thúc đẩy đời sống đức tin cho đoàn chiên giáo phận: "Tỉnh thức và cầu nguyện" (1968); "Vững mạnh trong đức tin, tiến lên trong an bình" (1969); "Công lý và hòa bình" ( 1970); "Sứ mạng của Chúa Kitô là sứ mạng của chúng ta" (1971); "Kỷ niệm 300 năm" (1971); "Năm thánh canh tân và hòa giải" (1973). Dù bề bộn công việc, ngài vẫn luôn vui vẻ, lạc quan, khôn ngoan và khéo léo an ủi, nâng đỡ những người đang gặp phiền muộn đến với ngài.

Ngày 24-04-1975, ĐGH Phaolô VI bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám mục Phó Tổng giáo phận Sài Gòn, hiệu toà Vadesi. Tuy nhiên, thể chế chính trị Việt Nam thay đổi (30-04-1975) và cuộc đời mục tử của ngài cũng sang trang, một trang bi hùng như Người Tôi Tớ của Chúa: tín trung, hoà bình và hoá giải màn đen của ngục tù thành ánh sáng của tha thứ, yêu thương và hy vọng.

Ngày 15-08-1975, Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, ngài được chính quyền mới mời và bắt giữ tại Dinh Độc Lập, bị giam cầm nhiều nơi từ Nam chí Bắc của đất nước và được trả tự do ngày 21-11-1988, nhằm ngày lễ Đức Mẹ Dâng Mình trong Đền Thờ. Thời gian 13 năm lao tù, trong đó có 9 năm biệt giam, ngài đã viết lại đường hướng tu đức và kinh nghiệm sống đức tin qua các tập sách: Đường Hy Vọng, Đường Hy Vọng dưới ánh sáng Lời Chúa và Công Đồng Vatican II, Người Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng như là di chúc tinh thần của Ngài.

Quản tù ngạc nhiên về sự bao dung của ngài, ngài trả lời: "Cho dù các anh giết tôi, tôi vẫn yêu thương các anh. Tại vì Chúa Kitô đã dạy tôi phải yêu thương tất cả mọi người, cả những kẻ thù. Nếu tôi không làm như vậy, tôi không đáng được gọi là Kitô hữu".

Trong tù, có những lúc, mỗi ngày, ngài cử hành Thánh lễ với 3 giọt rượu và một giọt nước trong lòng bàn tay. Đó là Bàn thờ của ngài, là Nhà thờ Chính Toà của ngài. Ngài kể lại: "Mỗi lần như thế, tôi được dịp giang tay ra và chịu đóng đinh bản thân trên Thánh Giá với Chúa Giêsu, được uống chén đắng với Chúa. Mỗi ngày khi đọc lời truyền phép, tôi hết lòng củng cố một giao ước mới, giao ước đời đời giữa tôi với Chúa Giêsu, nhờ Máu của Chúa hoà lẫn với máu của tôi".

Trong lần thứ hai sang Rôma viếng thăm và chữa bệnh năm 1991, Đức cha Phanxicô Xaviê bị ngăn trở, không thể trở về quê hương; nhưng Thánh ý Chúa nhiệm mầu đã dọn con đường mới cho người Tôi Tớ tín trung của Chúa.

Ngày 09-04-1994, Toà Thánh bổ nhiệm Đức Cha làm Phó Chủ Tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công Lý và Hoà Bình và ngày 24-06-1998, ngài được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng. Ngày 21-02-2001, ngài được vinh thăng Hồng y. Trước và sau khi nhận chức vụ của giáo triều Rôma, ngài đã liên tục đi đến các cộng đoàn của nhiều nước trên thế giới, các đại học, các cơ quan quốc tế để giảng tĩnh tâm, giúp đào tạo và xây dựng cộng đoàn mới. Ngài luôn khơi lên lòng tôn sùng Đức Mẹ, Thánh Giuse và nhất là yêu mến Bí tích Thánh Thể, tâm tình cầu nguyện và sống giây phút hiện tại trong tinh thần phó thác. Đến đâu, ngài cũng chiếu tỏa sự an bình, bao dung, tha thứ, niềm vui và hy vọng.

Đặc biệt, mùa xuân Năm Thánh 2000, ngài được mời giảng tĩnh tâm Mùa Chay cho Giáo triều Rôma khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói với ngài: "Năm đầu tiên của ngàn năm thứ III, một người Việt Nam sẽ giảng tĩnh tâm cho Giáo triều Rôma. Hãy kể lại cho chúng tôi những chứng tá của Đức cha".

Ngài còn là tác giả của những đầu sách được ưa chuộng, chứa đầy sứ điệp của tình thương, công lý và hoà bình, xây dựng và hy vọng: Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá, Cầu Nguyện, Hãy Trao Tặng Tuổi Trẻ Nụ Cười, Niềm Vui Sống Đạo, Sứ Điệp Đức Mẹ La Vang, Chứng Nhân Hy Vọng.

Ngài vẫn thanh thản, vui tươi cả trong thời gian điều trị lâu dài và đau đớn tại bệnh viện. Trong những ngày cuối đời, khi không còn nói được nữa, ngài nằm đó, mắt nhìn chăm chăm vào Thánh Giá Chúa chịu đóng đinh trước mặt. Ngài cầu nguyện trong thinh lặng để nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô trên Thánh Giá và chuẩn bị giây phút quyết liệt ra đi gặp gỡ Chúa Kitô Phục Sinh.

Ngài được Chúa gọi về chiều ngày 16-09-2002 tại Rôma. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói trong bài giảng Thánh lễ an táng ngài: "Trong lúc chào vĩnh biệt người sứ giả anh hùng của Tin Mừng Chúa Kitô, chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì đã cho chúng ta, nơi con người của Đức Hồng y, một tấm gương sáng ngời về đời sống tín hữu Kitô, phù hợp với đức tin, cho đến độ tử đạo".

Về phần mình, Đức Hồng y từng nói đơn sơ: "Trong vực thẳm những đau khổ của tôi, tôi không bao giờ ngừng yêu mến tất cả mọi người, tôi không hề loại trừ một ai khỏi tâm hồn tôi".

GP Nha Trang
http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=6&Act=Detail&ID=447&CateID=120

Wednesday, September 2, 2009

Catholic priest still being jailed

VietCatholic News (31 Aug 2009 21:42)
Despite international pressures, Vietnamese government refuses to release a dissident Catholic priest who is in deteriorating health.

"Nguyen Van Ly this time is not granted amnesty because... amnesty is only granted to persons who make progress in their rehabilitation," said Le The Tiem, Vice Minister of Public Security, in a news conference held on Monday Aug. 31.

Tiem explained further that Fr. Thaddeus Nguyen Van Ly of Hue Archdiocese had received amnesty once "but then he committed new violations."

On July 1, a bipartisan group of 37 US senators sent a letter to Vietnam President Nguyen Minh Triet calling for the "immediate and unconditional release" of Fr. Thaddeus Nguyen who had been sent to jail for eight years during a half-day trial in 2007 in the city of Hue for spreading propaganda against the communist state.

The U.S. senators said Ly's trial appeared "seriously flawed," stressing that the pro-democracy activist was denied access to counsel and prevented from presenting a defense.

"Given these serious flaws in relation to his arrest, trial and imprisonment, we request that you facilitate Father Ly's immediate and unconditional release from prison, and allow him to return to his home and work without restrictions on his right to freedom of expression, association and movement," the letter said.

"Father Ly's arrest, trial and ongoing detention in this instance call into question Vietnam's commitment to these fundamental principles," they wrote.

The 63-year-old priest has been jailed three times since the 1970s for a total of 14 years, and his 2007 trial drew condemnation from diplomats, Vietnam watchers and human rights groups for the one-party state that has gone to great lengths over the past year to boost its international prestige.

On the occasion of the Independence Day, Triet signed the decision granting amnesty to 5,459 prisoners but not Fr. Thaddeus Nguyen.

Nguyen Thi Hieu, a sister of Fr. Thaddeus Nguyen, who visited him last Wednesday, reported "The state of my brother's health has deteriorated since mid-July, after a fall in his cell in May."

"His arm and his right foot are lightly paralyzed. He was walking with difficulty and needs people at his side to help him move around the room," she said, adding prison officials had given him medication.

However, Tiem said Fr. Thaddeus Nguyen "is in good health."

The decision to keep jailing Fr. Thaddeus Nguyen happened just a few days after the Vietnamese Ambassador in Italy met with the Vatican Deputy Secretary for foreign relations, Monsignor Ettore Balestero, to discuss relations between Vietnam and the Vatican and recent issues regarding the Catholic Church in Vietnam.

State media outlets reported: "Dang Khanh Thoai on August 22 reaffirmed Vietnam's consistent policy of respecting and protecting the people's right to religious freedom and informed the Vatican representative of the improved and more diversified religious life of Catholic followers in Vietnam, thanks to the efforts of authorities at all levels."

The on-going detention of Fr. Thaddeus Nguyen and recent incidents at Tam Toa, Thai Ha, Hanoi, Hue, Vinh Long, An Giang and other provinces in the Central Highland of Vietnam have proved the opposite way: the Church in Vietnam has been persecuted more brutally than ever.

State media in Vietnam recently have used words of Pope and Vatican officials to insult Vietnamese bishops, priests and faithful.

"In the speech, he [Pope Benedict XVI] called on Vietnamese Catholics to contribute to the cause of national development, regarding this as 'an important obligation and contribution at this point in time when Vietnam is developing its relations with the international community.'", VOV News – a state media outlet – reported on Aug. 27.

"The Pope also reminded the Roman Catholic Church in Vietnam to hold on to the principle of 'living the gospel amidst the nation', urging that 'a good Catholic follower must also be a good citizen' and reaffirming that 'the church has no intention of finding a way to replace the authorities,'" the outlet added.

After the communist takeover of the North in 1954, and of the South in 1975, 2250 Catholic universities, schools, hospitals, orphanages,and Health Care centers have been seized. Most of them have been demolished to build hotels, and tourist resorts or to award communist officials.

The Church has repeatedly asked for rights to participate in education, health care and other social services but so far she has been banned to do so except the permission to run a couple of leprosy and AIDS centers.

This is a clear attempt to stigmatize the demonstrations of Catholics in recent months, the commitment of priest to justice and human rights, the involvement of lay people who strive to defend the rights of religious freedom.

Emily Nguyen
(http://www.vietcatholic.net/News/Html/70742.htm)

Monday, August 24, 2009

Food that Lasts

From father Mark Link, S.J.'s web site StayGreat.com:

Jesus said, "Do not work for food that spoils; instead work for food that lasts for eternal life." John 6:27

Poet R. L. Sharpe will never forget this boyhood episode. He and his father wemt to Trussell's blacksmith shop to get a rale amd a hoe repaired.

When Trussell refused to take anything, his father insisted. Trussell's said to my father, "Sid, can't you let a body do something now and then-- just to stretch his soul?"

Why should "a body do some-thing now and then--just to stretch his soul?" Why don't I stretch my soul more often?

Remember that what you possess in the world will be found at the day of your death to belong to another, but what you are will be yours forever. Henry van Dyke

Wednesday, August 19, 2009

Thư Chung của Đức Giám mục Giáo phận Vinh


Kính gửi : Quý cha, quý tu sỹ, chủng sinh và anh chị em giáo dân toàn giáo phận,

Thưa quý cha và anh chị em thân mến,

Sau 50 ngày xa giáo phận đi viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, triều yết Đức Thánh Cha, viếng thăm các Thánh Bộ, cám ơn các Hội, các ân nhân đã giúp đỡ giáo phận cũng như thăm hỏi con cái Vinh ở hải ngoại, tôi đã trở về giáo phận bình an.

Khi nâng lòng lên cảm tạ Chúa, tôi cũng xin cám ơn quý cha và anh chị em đã cầu nguyện cho tôi rất nhiều, nhờ đó tôi có thể chu toàn việc bổn phận của mình.

Vui mừng hơn nữa, khi trở về, tôi thấy quý cha cùng tất cả anh chị em hiệp thông với nhau cách sâu xa, nhất là từ khi vụ việc Tam Tòa xảy ra, mọi thành phần dân Chúa đã một lòng một ý xin Chúa ban cho giáo phận nói chung và Tam Tòa nói riêng mau vượt qua thử thách đau thương.

Dấu chỉ hiệp thông được thể hiện rõ nét nhất qua Thánh lễ mừng Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời - Quan thầy giáo phận. Quả thật, chưa bao giờ giáo phận có một thánh lễ đông đúc như vậy. Chúng tôi vô cùng cảm động được biết có nhiều anh chị em giáo dân, sau khi vượt hàng trăm kilômét, đã phải tham dự Thánh lễ Quan thầy cách xa bàn thờ cả cây số, vì hôm ấy quảng trường và các con đường dẫn vào trung tâm giáo phận chật kín người, không thể nào di chuyển được. Cảm động hơn khi thấy mọi người đã hiệp thông cao độ để chia sẻ những đau khổ của anh chị em giáo dân tại Tam Tòa.

Đáng mừng nữa là mặc dù có rất đông người và nhiều phương tiện giao thông quá tải so với quảng trường giáo phận và các con đường dẫn vào Tòa giám mục, nhưng không xảy ra một điều gì đáng tiếc.

Điều làm cho nhiều người phải thán phục hơn cả là anh chị em đã thể hiện vẻ đẹp của dân Chúa: một dân hiệp nhất, một dân yêu chuộng hoà bình, yêu chuộng công lý và sự thật.

Chúng tôi biết có nhiều người rất bức xúc khi thấy anh chị em của mình tại Tam Tòa đã bị đánh đập đau thương, bị bắt giam bất công, bị chiếm đoạt tài sản cách trái phép, và nhất là các linh mục bị đánh đập trọng thương. Tuy nhiên trong tinh thần của người Công giáo, anh chị em đã biết nén lòng chịu đựng với niềm tin tưởng lời cầu nguyện của mình sẽ được Chúa chấp nhận. Chính nhờ những hy sinh quý báu đó mà chúng ta hy vọng công lý mau được lập lại, hoà bình sớm được triển nở trên quê hương.

Kính thưa quý cha cùng tất cả anh chị em,

Giáo phận chúng ta đã trải qua 163 năm lịch sử với bao thăng trầm, gian truân, thử thách. Nhìn lại quãng thời gian đó, mỗi chúng ta phải dâng thêm lời cảm tạ tri ân Chúa và Mẹ Maria – Mẹ giáo phận Vinh, đã luôn giữ gìn con cái giữa sóng gió biển đời.

Trong tinh thần của Năm Linh Mục và hướng tới Năm Thánh 2010 của Giáo Hội tại Việt Nam, chúng ta cầu xin Chúa ban cho Giáo Hội có nhiều linh mục thánh thiện, nhiệt thành. Xin Chúa ban cho chúng ta luôn biết góp phần xây dựng thế giới, quê hương ngày một an bình thịnh vượng.

Sau hết trong cùng một Mẹ giáo phận, chúng ta hiệp thông, cầu nguyện, thể hiện tình liên đới nhiều hơn nữa, giúp anh chị em tại Tam Tòa được thật sự hưởng tự do tôn giáo và mau ổn định cuộc sống.

Thân mến,


Source: http://vietcatholic.net/News/Html/70322.htm

Wednesday, July 29, 2009

Half a million Vietnamese Catholics march through the streets against police violence

By J.B. An Dang

Peaceful marches in the provinces of Nghe An, Ha Tinh and Quang Binh. The demonstrators protest against arrests and police violence against Catholics last week, who were attacked by security forces at the ruins of Tam Toa church

Hanoi (AsiaNews) - Half a million Catholics in Vietnam took to the streets of their cities to protest against police violence and the attack on hundreds of faithful July 20, at the ruins of Tam Toa church (see AsiaNews 21/07 / 09 - beatings and arrests of priests and faithful in the historic church of Tam Toa).

The diocese of Vinh, 300 km south of Hanoi, and other neighbouring diocese organized 19 parades in as many deaneries, demanding the immediate release of the faithful, beaten and arrested by security forces at Tam Toa. About 170 priests and 420 religious led the peaceful protests that took place simultaneously in yesterday morning, at various locations in the provinces of Nghe An, Ha Tinh and Quang Binh.

Organizers report some clashes between police and groups of demonstrators, in areas of the country where police had ordered people not to take part in the procession. Despite these threats, the faithful marched on, creating an event that some people are calling the greatest to ever take place in the country for religious reasons.   The Tam Toa episode and these Sunday parades have rekindled tensions between the government and the Vietnamese Christian community regarding the issue of Church property confiscated by Hanoi. Nhan Dan, the newspaper of the Communist Party, launched a slander campaign against Catholics after the events of Tam Toa accusing the faithful, who had erected a cross and an altar there, of "counter-revolutionary activities, disturbance of public order and violence against public officers in service".   The bishop of the diocese of Vinh, where the ruins of the church at the centre of the debate are found, has begin a tug of war with local officials in Quang Binh, who have jurisdiction on the case, accusing them of hiding the truth and breaking the law .

In a letter sent to local government, the Diocese of Vinh calls for the release of Catholics arrested in Tam Toa, medical care for the wounded beaten by police and the return of the cross and liturgical furnishings brought by the faithful to the ruins of the church and confiscated by police after the clashes.   The silent protest marches organized yesterday reiterated the demands of the diocese of Vinh to the authorities. And the community of Vietnamese Catholics around the world have expressed their support for the event by observing a minute silence during Sunday masses.

Source: http://www.asianews.it/index.php?l=en&art=15894

Thông Cáo số 3 của VP Thư ký Tòa Giám mục Giáo phận Vinh

VĂN PHÒNG THƯ KÝ
TÒA GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI

Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An
Đt. 0383 611 845; 0977006526
Email: tgmxadoai2004@yahoo.com

Ngày 27 tháng 7 năm 2009

THÔNG CÁO (SỐ 3)

V/v Tam Tòa tại Đồng Hới, Quảng Bình

1. Đây là bản thông cáo số 3, qua đây, Văn phòng thư ký có những thông tin và báo cáo chính thức từ Tòa Giám mục Xã Đoài, Giáo phận Vinh về vụ việc Tam Tòa và các vấn đề liên quan.

2. Tòa Giám mục cám ơn các bài viết dưới những hình thức khác nhau đã lên tiếng hiệp thông với Tam Tòa, cách riêng là những nạn nhân bị công an và nay quân vô lại đánh đập và bắt giữ.

3. Trên một số báo đài của Nhà nước và của tỉnh Quảng Bình có nói về việc đất đai và vụ việc Tam Tòa. Tòa Giám mục Xã Đoài, Giáo phận Vinh tuyên bố rằng sự thật không phải là như các báo đài ấy nói.

4. Theo dự định, 7 giờ sáng Chúa Nhật, ngày 26/7/2009 tại nhà thờ 18 sở hạt trên tổng số 19 giáo hạt trong Giáo phận Vinh, giáo dân các giáo xứ đã đổ về giáo hạt mình để thể hiện tình liên đới, hiệp thông cầu nguyện cho Tam Tòa. Theo số liệu báo cáo từ các giáo hạt, số giáo dân tham dự lễ sáng hôm 26/7 gần 250 ngàn người. Giáo dân các giáo xứ mang theo cờ vàng-trắng với biểu ngữ: "Cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ". Biểu ngữ này đang được treo ở cổng Tòa Giám mục và trước tất cả các nhà thờ trong toàn Giáo phận Vinh. Theo thông tin từ các giáo hạt, thánh lễ này được cử hành rất trang nghiêm, sốt sắng. Tất cả nói lên sự hiệp thông liên đới của linh mục đoàn, tu sỹ nam nữ và gần 500 ngàn giáo dân Giáo phận Vinh, với những anh chị em mình đang bị bách hại. Và ai cũng cảm thấy đau nhói, khi biết Thánh Giá đã bị công an Quảng Bình xúc phạm và nay đang bị hạng vô lại chiếm giữ.

5. Riêng tại Tam Tòa, Đồng Hới, có 7 linh mục trong hạt Đồng Troóc và hơn 500 giáo dân về nền nhà thờ Tam Tòa để dâng lễ. Nhưng có một lực lượng khoảng trên 3000 người, trong đó gồm có công an, cảnh sát, dân quân và dân địa phương đã dùng vũ lực ngăn cản, đánh đập một số giáo dân không cho tới nền nhà thờ Tam Tòa. Có 3 người bị đánh, trong đó có mẹ con chị Yên là phó Ca đoàn giáo xứ Tam Tòa bị một nhóm thanh niên xông vào đánh, chị ấy ngồi xuống. Con chị chạy tới chữa và cũng bị đánh (con chị mới 8 tuổi).

6. Chiều 26/7/2009 công an Quảng Bình tiếp tục bắt 3 giáo dân, trong đó có Ông Lý - chủ tịch HĐMV giáo xứ Tam Tòa; chị Yên - phó trưởng Ca Đoàn giáo xứ; Anh Thống quê xứ Trang Nứa, Nghệ An. Thêm vào đó công an Quảng Bình còn dùng các hình thức khác để đe dọa, trấn áp giáo dân Tam Tòa.

7. Sáng 27/7/2009, 5 linh mục và Hội đồng mục vụ các giáo xứ trong giáo hạt Kỳ Anh, (giáo hạt sát Quảng Bình) vào thăm các nạn nhân. Theo các Cha kể lại, khi đoàn vừa bước xuống xe, gần nền nhà thờ Tam Tòa thì một nhóm ăn mặc thường phục, có ít tên giống côn đồ xông vào đánh ngay các linh mục và giáo dân cùng đi. Cũng theo các Cha kể lại, đàng xa có một số trong trang phục công an đứng nhìn. Khi lớp "côn đồ" đánh Cha Phaolô Nguyễn Đình Phú và 3 giáo dân bị trọng thương thì nhóm công an mới tiến lại mang loa bảo mọi người giải tán. Một nhóm giáo dân đưa Cha Phú và mấy người bị trọng thương vào một trạm xá gần đó. Thấy tình thế quá bất ổn, vì nhóm côn đồ tiếp tục nói những lời tục tĩu, đe dọa buộc các linh mục và giáo dân phải rời khỏi nơi đó, nên các cha lên xe trở về.

8. Nghe tin trên, Cha Phêrô Ngô Thế Bính - quản xứ Hà Lời tới để nắm bắt tình hình. Thấy cảnh tượng khủng khiếp, vì nhóm côn đồ bao vây trạm xá không cho ai vào, ngài đứng từ xa và điện thoại yêu cầu phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình tới để cha Bính có thể vào thăm Cha Phú. Phó chủ tịch UBND Quảng Bình tới và dẫn Cha Bính tới thăm Cha Phú. Phó chủ tịch bàn Cha Phú ra khỏi trạm xá và ông đi khỏi đó. Sau đó một lớp côn đồ đang vây quanh trạm xá xông vào đánh 2 giáo dân đang trực cha Phú và đánh Cha Bính. Tình thế hỗn loạn, Cha Bính thấy công an trong trang phục của mình đứng nhìn để nhóm côn đồ đánh đập tàn nhẫn, rồi để Cha Bính nằm bất tỉnh. Có một giáo dân đang làm ăn tại Đồng Hới đi qua thấy và biết đó là Cha Bính liền thuê xe đưa Cha Bính tới bệnh viện Việt Nam-Cuba tại Đồng Hới. Và sau đó công an thuê taxi đưa Cha Phú và 5 giáo dân bị đánh trọng thương tới bệnh viện Việt Nam - Cuba. Tại bệnh viện, 2 Cha và các giáo dân bị đánh trọng thương không được cứu chữa gì. Và bệnh viện đề nghị Cha Phú về bệnh viện Kỳ Anh. Rồi họ cho xe đưa Cha Phú và 5 giáo dân về Kỳ Anh. Cha Bính nằm dở sống dở chết không được chăm sóc, khi tỉnh lại, ngài được người giúp đưa ra khỏi bệnh viện và lên xe về Phòng khám Đa khoa Tòa Giám mục Xã Đoài.

9. Một lần nữa, những hành động man rợ mà các chứng nhân cho biết là có sự tiếp tay của công an Quảng Bình làm cho dư luận khắp nơi phẫn nộ, bất bình. Giáo dân Vinh đang chuẩn bị tinh thần cao nhất để đối phó với mưu chước quỷ ma.

10. Máu giáo dân Tam Tòa đã đổ xuống tại mảnh đất thánh thiêng của Cha Ông. Nay máu linh mục Vinh đã đổ xuống tại Tam Tòa. Người ta chắc chưa ai lường hết sự thể sẽ xảy ra thế nào, nếu chính quyền Quảng Bình vẫn tiếp tục dùng vũ lực trấn áp tôn giáo.

11. Hiện nay, các nạn nhân tại Tam Tòa bị tổn thương tâm lý rất nặng, nhất là các trẻ em cũng bị quân vô lại làm khổ. Đoàn chiên nhỏ tại Tam Tòa như đang phải sống giữa bầy lang sói đông gấp trăm lần. Họ đang hy sinh thay cho chúng ta, những người tin Chúa. Xin mọi người hiệp ý cầu nguyện. Xin những người thiện chí cùng lên tiếng bênh vực họ.

Văn phòng Thư ký Tòa Giám mục
Chánh Văn phòng
(Đã ký và đóng dấu)
Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng

Tuesday, June 16, 2009

Le Hien Phu Noi Chuyen Xung Ho


Lễ Hiền Phụ Nói Chuyện Xưng Hô

§ Lm Ansgar Phạm Tĩnh

Hôm nay nhân dịp ngày lễ Hiền Phụ (Fathers'Day), tôi xin chia sẻ với bạn nội dung lá thư có liên quan đến chuyện xưng hô CHA-CON, mà tôi đã trả lời cho một độc giả nữ, tạm gọi là chị Tiến Lên, người đã nêu lên thắc mắc như thế này: "Thưa linh mục Phạm Tĩnh…Tiến Lên có thắc mắc này: 'Tiến Lên không muốn gọi ai ngoại trừ Thiên Chúa là CHA, và Tiến Lên cảm thấy bối rối khi gặp các linh mục vì không biết xưng hô như thế nào cho phải phép… Tiến Lên sợ xưng hô không đúng thì trở thành người vô lễ và bất kính vì thực ra trong lòng của Tiến Lên không phải vậy!"

Chị Tiến Lên thân mến,

Năm nay tôi đã 41 tuổi, nếu chị lớn hơn dù chỉ là 1 ngày thôi thì tôi cũng xin được gọi bằng chị. Còn nếu chị vẫn còn trẻ hơn cái tuổi 41 của tôi thì tôi cũng gọi chị bằng chị luôn. Chị biết tại sao vậy không? Là bởi vì văn hóa Việt Nam của mình khá rắc rối so với các nền văn hóa của người Tây và của người Tàu… lớn bé, già trẻ gì thì cũng YOU với I, NGỘ với NỊ rất đơn giản, không có nhiều danh xưng đi theo cặp, gắn theo đôi như tiếng Việt.

Những Cặp Từ Xưng Hô Thường Gặp Trong Đời Sống

Ở mỗi một miền (Bắc, Trung, Nam) đều có những lối xưng hô khác nhau, thế nhưng theo phong tục và cách hành xử của người bắc (hay ít là trong gia đình, họ hàng nhà họ Phạm của tôi) thì cách xưng hô phải có thứ tự và lớp lang như sau:

  • Khi gọi một người (có vai vế lớn hơn hay lớn tuổi hơn mình) là ANH hay CHỊ thì phải xưng là EM.
  • Khi gọi một người là ÔNG, BÀ, BÁC, CHÚ, CÔ, DÌ, THÍM, MỢ thì phải xưng là CON hay CHÁU
  • Khi gọi một người là THẦY hay CÔ thì phải xưng là CON hay EM
  • Khi gọi một tu sĩ là THẦY hay SƠ thì phải xưng là EM hay CON
  • Khi gọi CHA hay ĐỨC CHA thì phải xưng là CON

Xưng hô trật một chút hay lệch lạc không đúng cặp, đúng đôi thì sẽ bị xem là người vô giáo dục và phiền toái vô cùng! Người ta sẽ đánh giá, phê phán và thậm chí còn tỏ thái độ khinh thường tôi và cả cha mẹ của tôi nữa nếu tôi không biết cách xưng hô cho đúng phép, đúng kiểu, đúng cách.

Tại Sao Người Việt Nam Cứ Hỏi Tuổi Tác Khi Gặp Nhau Lần Đầu?

Vì cái sự không đơn giản trong nền văn hóa của họ Mít nhà ta như vậy cho nên (không biết chị có để ý hay không?) cứ mỗi lần gặp nhau thì thiên hạ hay hỏi thăm nhau về tuổi tác, tên họ, chức nghiệp, địa vị, thân phận… của nhau lắm ! Không phải là dân Mít nhà mình tò mò, tọc mạch, hay thích xen vào đời tư của kẻ khác đâu! Nhưng là vì bà con nhà mình muốn xưng hô cho đúng cách, đúng kiểu và nhất là không muốn đối tượng mà mình đang nói chuyện hay người ở xung quanh đánh giá mình là một người vô lễ, thô lỗ và…thiếu văn hóa.

Cá nhân tôi, khi xưng hô với anh chị em giáo dân… tôi vẫn luôn ghi nhớ lời của thánh Phaolô dạy trong thư gửi cho ông Timothy khi khuyên nhủ, hãy coi các cụ như cha; hãy coi các thanh niên như anh em, các cụ bà như mẹ, các thiếu nữ như chị em… (1Tm 5:1-2).

Đối với những người tôi không hề biết tuổi, không biết mặt mũi dài ngắn, tròn méo ra sao (anh chị em bà con giáo dân thuộc giáo xứ Internet như chị chẳng hạn) thì khi viết bài chia sẻ, tôi thường kêu BẠN và xưng TÔI. Còn trong những trường hợp biết tuổi tác, vai vế thì tôi sẽ tùy cơ ứng biến, sẽ xưng hô theo đúng danh phận và cấp bậc… ví dụ như:

  • Hễ ai lớn tuổi hơn thân phụ mẫu của tôi thì tôi gọi là CỤ, ÔNG, BÀ, BÁC xưng CON, hay CHÁU.
  • Nếu trẻ tuổi hơn ba mẹ của tôi thì tôi kêu CHÚ, CÔ, THÍM và xưng là CHÁU.
  • Với những anh chị có tuổi đời hơn số 41 thì tôi gọi ANH CHỊ và xưng là EM.
  • Còn với những người dưới hàng 41 thì tùy cơ ứng biến, hễ mặt nhìn giống như ông cụ thì kêu ANH CHỊ xưng TÔI, còn nếu nhìn còn trẻ thì CẬU, MÌNH, MI, TỚ…
  • Đối với các linh mục cao niên thì tôi gọi CHA xưng CON. Nếu còn trẻ cùng lứa tuổi, dễ chịu, không khách sáo, quen thân một chút và trông có vẻ… chịu chơi thì gọi là ANH xưng EM, SƯ HUYNH xưng TIỂU ĐỆ.. Còn nếu vị linh mục trẻ hơn tôi mà thuộc loại cụ non thì tôi gọi CHA xưng CON để gọi là… vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi!
  • Riêng với cái đám nhoi nhoi, choai choai thuộc phái yếu thì tôi gọi chúng nó là CHÚNG MÀY và xưng TAO ráo trọi.

Đừng vội đánh giá tôi là thô lỗ, bất lịch sự, thiếu văn hóa khi tôi gọi đám choai choai bằng MÀY TAO nhé! Sở dĩ tôi gọi chúng nó bằng những danh xưng hơi sống sượng và khó nghe như vậy để bản thân những người trẻ và nhất là những phóng viên của đài FM Con Vịt, hay là những ông, những bà quan tòa bất đắc dĩ khỏi có cơ hội kết án, đóng đinh và đem treo tôi lên thập giá: "Cha xưng tên với tao, chắc ổng có tình ý gì đây ... Bà biết không, chị có thể tin được không… cha gọi con Hợi bằng em và xưng anh với nó đấy ... Cha cụ gì mà nói chuyện với con gái ngọt như đường vậy?... "

Cách Xưng Hô Mang Tính Lịch Sự & Xã Giao

Trong trường hợp xã giao hay gặp gỡ những nhân vật có những tước vị (title) hay có những danh xưng ví dụ như là bác sĩ, luật sư, nha sĩ, dược sĩ, thị trưởng, giám đốc, hiệu trưởng, tổng thống, thủ tướng… thì theo sự thường, tôi sẽ dùng những tước vị hay những danh xưng đó để chào hỏi hay đàm luận, chuyện trò với họ trong office, nơi hội nghị hay trong những buổi họp, tiệc tùng ở nhà hàng... "Thưa bác sĩ Đông… Thưa luật sư Tây… Thưa nha sĩ Nam… Thưa ông (bà) thị trưởng Bắc… Thưa ông thị trưởng Tứ… Thưa bà giám đốc Phương…"

Khi nói chuyện với những người có tước vị (chức tước & vị vọng) như vậy, chị nghĩ là tôi có thể bỏ hết những danh xưng của họ, chỉ cần gọi cái tên cúng cơm của họ như ông Đông, bà Tây, anh Nam, chị Bắc, chú Tứ, cô Phương… được không? Dĩ nhiên là được nhưng tôi chỉ xưng hô như vậy trong những trường hợp sau đây:

  • Thứ nhất: Khi chính họ lên tiếng yêu cầu: "Làm ơn đừng khách sáo như vậy, mình là ngưòi nhà (là bạn bè, là anh em…) cả mà!"
  • Thứ nhì: Họ phải là bạn thân, rất thân của tôi hay của gia đình tôi
  • Thứ ba: Cuộc đàm luận hay truyện trò có tính cách cá nhân, thân thiện ở tư gia hay trong phòng ăn của gia đình với những người thân trong gia đình.

Linh Mục Là Một Tước Vị Được Công Nhận Trong Xã Hội

Tôi vẫn thường gặp và giao tiếp với nhiều người chẳng phải là Công Giáo. Họ thường hỏi thăm và chào hỏi tôi: "Anh là linh mục Công Giáo hả? Are you a Catholic priest?… Thưa linh mục, tôi muốn ngài chứng nhận cho con tôi đang theo học ở trường Francis Xavier… Cậu là một linh mục của Giáo Hội Công Giáo, cậu nghĩ gì về những vụ tai tiếng mới xảy ra đây…"

Và cả những vị cao niên đang sống trong căn chung cư ở Vancouver này với tôi bằng tuổi và thậm chí còn lớn hơn tuổi thân phụ mẫu của tôi mà họ vẫn cứ gọi tôi bằng CHA và xưng CON tỉnh bơ. Khi các vị này gọi tôi là CHA và xưng là CON với tôi , chị có nghĩ là tâm tình của họ, hay lòng kính trọng của họ đối với tôi giống y như là đối với cha ruột của họ không? No way! Tôi không nghĩ như vậy! Họ xưng hô như vậy là bởi vì phép lịch sự, là vì khách sáo, là vì họ tôn trọng chức vị và thân phận của tôi là một kẻ tu hành, chỉ có vậy thôi!

Tương tự như thế! Khi tôi tiếp chuyện với một nhà tu hành thuộc các tôn giáo khác, ví dụ như một vị Hoà Thượng chẳng hạn, thì tôi sẽ không ngần ngại gọi vị ấy là THẦY hay SƯ PHỤ và xưng CON. Danh xưng THẦY hay SƯ PHỤ bao hàm ý nghĩa là thầy dạy, "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" là vậy! Vị Hòa Thượng ấy đâu có dạy tôi ngày nào, chẳng hề cho tôi dù là nửa chữ… mà tại sao tôi lại gọi là THẦY, là SƯ PHỤ? Chẳng qua là vì tôi tôn trọng cái chức vị của vị Hòa Thượng ấy và tôn trọng những người Phật tử đứng xung quanh tôi.

Bạn nghĩ thử mà xem, những Phật tử (lớn tuổi hơn tôi…) kêu vị tu sĩ ấy là THẦY và xưng CON, còn tôi (trẻ hơn họ) mà lại kêu khác đi thì bạn thấy có lập dị, có kỳ cục không?! Tôi xưng hô lịch sự với vị Hòa Thượng như vậy có mất mát gì không? Thưa không! Trái lại tôi còn gây được tình cảm thân thiện với những người xung quanh nữa. "Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau!" Là như vậy đấy!

Còn dưới con mắt đức tin của những người Công Giáo, như tôi đã chia sẻ trong bài "Những Sự Khác Biệt Giữa Linh Mục và Giáo Dân" thì anh chị em giáo dân tin rằng linh mục là người đại diện cho Thiên Chúa, là hình ảnh của Chúa Kitô, linh mục đóng một vai trò như là một người cha tinh thần của họ bởi vìtrong Đức Ki-tô Giê-su, nhờ Tin Mừng, [và qua phép Rửa] chính [linh mục] đã sinh ra [họ] (1 Cor 4:15). Như thế khi anh chị em giáo dân mở miệng kêu một vị linh mục (mặt còn búng ra…café sữa… đá như tôi) là CHA thì tôi cam đoan với chị là cái ý nghĩa của từ CHA và những tâm tư tình cảm của bà con hoàn toàn khác khi họ xưng hô với người CHA đẻ ra họ và lẽ dĩ nhiên khác xa với cái từ CHA khi họ cầu nguyện với Chúa khi họ mở miệng đọc kinh LẠY CHA CHÚNG CON Ở TRÊN TRỜI…

Tại sao linh mục lại được gọi là cha? Mời chị cùng với tôi xem qua một số đoạn trong thư của thánh Phaolô gửi cho ông Titus:

Phần anh, hãy dạy những gì phù hợp với giáo lý lành mạnh. Hãy khuyên các cụ ông phải tiết độ, đàng hoàng, chừng mực, vững mạnh trong đức tin, đức mến và đức nhẫn nại. Các cụ bà cũng vậy, phải ăn ở sao cho xứng là người thánh, không nói xấu, không rượu chè say sưa, nhưng biết dạy bảo điều lành. Đó là những điều anh phải nói, phải khuyên, phải sửa dạy với tất cả uy quyền. Chớ gì đừng có ai coi thường anh. (Ti 2:2-3,15).

Chị thấy lạ không? Titus là một người còn trẻ, nhưng lúc đó, ngài đã được giao phó cho trách nhiệm của một người cha đấy!

  • … dạy những gì phù hợp với giáo lý lành mạnh…
  • … khuyên các cụ ông… cụ bà…
  • … phải nói, phải khuyên, phải sửa dạy với tất cả uy quyền…

Nếu giáo dân thời bấy giờ không nhìn nhận rằng Titus là một vị đại diện cho Chúa Kitô, là người cha thiêng liêng, và là người nhận được quyền dạy dỗ từ Thiên Chúa…thì làm sao ông dám thi hành những công việc như răn dạy, khuyên bảo, sửa chữa…những người già và cả những người trẻ được?

Khi giáo dân của Titus gọi ngài là CHA thì chắc chắn trong tâm tư của họ không hề có ý nghĩ ông là THIÊN CHÚA CHA hay là ông thân sinh ra họ đâu! Thật đấy!

Khi gọi một người tu hành là CHA và xưng CON, người giáo dân tỏ ra sự kính trọng MÓN QUÀ của Thiên Chúa là chức LINH MỤC và cũng chứng tỏ rằng họ hiểu thấu lời của Chúa Giêsu: "Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm" (Mt 23:2). Chức vụ của những người Pha-ri-sêu được coi trọng chứ không phải là con người và hành vi của họ. Chị đồng ý không?

Có thể chị đang thắc mắc là không biết khi tôi nghe người ta xưng hô cha con như vậy với tôi như vậy thì tôi có cảm giác như thế nào chứ gì? Thú thật với chị là chẳng dễ chịu chút nào cả! Nhất là khi gặp những cụ đáng tuổi ông bà nội, ông bà ngoại… của tôi kêu CHA và xưng CON với tôi! Thế nhưng thưa chị, làm sao tôi có thể thay đổi được truyền thống, niềm tin và sự kính trọng của người khác đối với thiên chức linh mục được? Dù muốn, dù không thì khi tôi cử hành bí tích Rửa Tội tôi đã đóng vai trò của một người cha để sinh ra và dưỡng nuôi những người con tinh thần ấy! "Linh Mục phải săn sóc các tín hữu như những người cha trong Chúa Kitô vì đã sinh họ cách thiêng liêng nhờ Bí tích Rửa Tội và giáo huấn"(Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội # 28)

Như vậy, nếu chị không ngại dư luận, không sợ bị người khác phê bình hay chỉ trích thì khi xưng hô với những kẻ đi tu như tôi hay vị linh mục ở giáo xứ của chị… thì chị cứ tùy ý, muốn gọi, muốn xưng làm sao đó cho thoải mái và tiện lợi cho chị, miễn là trong lòng chị vẫn kính trọng cái CHỨC VỤ và ƠN GỌI của các linh mục là tốt rồi! Chứ nếu gọi CHA xưng CON nhưng trong lòng khinh thường hay cảm thấy khó chịu, ấm ức, gò bó, bực bội và không cảm thấy thoải mái chút nào cả thì có khác gì "miệng tụng nam mô mà lòng cả bồ dao găm" thật chẳng có ích gì cả mà còn thêm tội nữa.

Những danh xưng CHA, FATHER, MASTER, TEACHER… chỉ là vấn đề xã giao, lịch sự và lễ giáo mà thôi, chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình của thế giới cả. Tôi tin rằng khi chị xưng hô đúng kiểu đúng cách với những người có chức vị thì chỉ có lợi cho chị thôi chứ những vị ấy chẳng được lợi lộc gì cả, chị nghĩ thử xem có đúng không? Tôi nói thật đấy! Cho dù cho chị có kêu những kẻ tu hành là linh mục, hay là kêu tôi là cha, là father, là shẩn phu, hoặc An-cha, thằng Tĩnh, thằng Tư hay bất cứ danh xưng gì đi chăng nữa thì tôi cũng vẫn là tôi thôi, chẳng béo thêm và cũng chẳng gầy đi tí nào cả! Đó là quyền tự do của mỗi cá nhân, tùy vào lòng tin, nền văn hóa và suy nghĩ cũng như quan niệm riêng của mỗi người.

Chị có quyền và có thể gọi tất cả những người đi tu là LINH MỤC và xưng bằng tên của chị. Nhưng mà tôi nói thật với chị, không phải lúc nào chị cũng dễ dàng như vậy đâu! Ví dụ như khi chị được cử lên thay mặt công đoàn ngỏ lời cám ơn một vị linh mục giảng phòng chẳng hạn! Chị dám phát biểu như thế này không?

"Kính thưa linh mục, Tiến Lên xin thay mặt cho cộng đoàn cám ơn linh mục đã đến dâng thánh lễ cầu nguyện cho cộng đoàn của Tiến Lên, xin Chúa trả công bội hậu cho linh mục…"

Có thể chị dám lắm chứ! Nhưng tôi e rằng khi chị xưng hô như vậy với một linh mục cao niên đáng tuổi cha, chú hay bác của chị nơi nhà thờ thì những khẩu đại bác ở bên dưới nhất là những quả đạn cối của các bậc cao niên sẽ không nằm yên đâu! Những viên đạn đại bác sẽ nhắm vào chị và sẽ…pháo cho mà xem! Cầu chúc chị bình an, vui tươi và khoẻ mạnh trong tình yêu Thiên Chúa.

Lm Ansgar Phạm Tĩnh