Monday, July 29, 2013

Bài Giảng của ĐTC Phanxicô tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm

Phaolô Phạm Xuân Khôi

Dưới đây là bản dịch Bài Giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ sáng thứ Tư, ngày 24 tháng 7, 2013 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm, tức là Đền thờ Quốc Gia Aparecida – Ba Tây

* * *

Trọng kính Đức Hồng Y,
Quý huynh đệ đáng kính trong hàng Giám Mục và Linh Mục,
Anh chị em thân mến!

Thật là một niềm vui cho tôi được đến ngôi nhà Mẹ của mỗi người Ba Tây, Đền thờ Nossa Senhora Aparecida! Một ngày sau khi được bầu làm Giám Mục Roma, tôi đã đến thăm viếng Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Roma, để phó thác sứ vụ của tôi cho Đức Trinh Nữ. Hôm nay, tôi muốn đến đây để xin Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta, ban cho Ngày Giới Trẻ Thế giới được thành công và đặt dưới chân Mẹ dân chúng Châu Mỹ Latinh.

Trước hết tôi muốn nói với anh chị em một điều. Trong thánh điện này, nơi Hội nghị Khoáng Đại lần Thứ Năm của Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ Latinh và Quần Đảo Caribbê được tổ chức sáu năm về trước, đã xảy ra một điều tuyệt đẹp mà chính cá nhân tôi được chứng kiến tận mắt: tôi đã thấy làm sao các các Giám Mục - là những vị đã làm việc về chủ đề gặp gỡ Đức Kitô, việc làm môn đệ và truyền giáo - cảm thấy được khuyến khích, đồng hành và, theo một nghĩa nào đó, được hứng khởi bởi hàng ngàn khách hành hương đến đây mỗi ngày để phó thác đời họ cho Đức Trinh Nữ: Hội nghị này là một thời gian quan trọng của Hội Thánh. Và thực ra, chúng ta có thể nói rằng sở dĩ Tài Liệu Aparecida đã được nhiều người biết đến chính vì sự đan kết này giữa việc làm của các mục tử và đức tin đơn thành của những khách hành hương, dưới sự bảo vệ từ mẫu của Mẹ Maria. Khi tìm kiếm Đức Kitô, Hội Thánh luôn luôn gõ cửa nhà của Mẹ mình và hỏi: "Xin Mẹ chỉ Chúa Giêsu cho chúng con." Chính từ Mẹ mà chúng ta học cách làm những môn đệ đích thực. Đó là lý do tại sao Hội Thánh khi ra đi truyền giáo luôn luôn đi theo bước chân của Mẹ Maria.

Ngày nay, hướng về Ngày Giới Trẻ Thế Giới là điều đưa tôi đến Ba Tây, tôi cũng đến gõ cửa nhà của Mẹ - người đã yêu thương và nuôi dưỡng Chúa Giêsu – để Mẹ có thể giúp tất cả chúng ta, là những mục tử của Dân Chúa, những bậc phụ huynh và các nhà giáo dục, để truyền lại cho con em của chúng ta những giá trị có thể làm cho các em thành những người xây dựng một quốc gia và một thế giới công bằng hơn, đoàn kết hơn và huynh đệ hơn. Theo ý nghĩa này, tôi muốn đề cập đến ba thái độ đơn giản: giữ niềm hy vọng, để Thiên Chúa làm cho mình ngạc nhiên, và sống trong niềm vui.

1. Giữ niềm hy vọng. Bài đọc thứ hai của Thánh Lễ có một cảnh bi thảm: một phụ nữ - hình ảnh của Đức Mẹ Maria và Hội Thánh - đang bị bách hại bởi Con Rồng – là quỷ - muốn ăn tươi nuốt sống con Mẹ. Nhưng cảnh này không dẫn đến sự chết, mà đến sự sống, bởi vì Thiên Chúa can thiệp và cứu đứa bé (x. Kh 12:13a, 15-16). Có biết bao nhiều khó khăn trong cuộc đời mỗi người chúng ta, trong cuộc sống của mọi người, trong cộng đồng của chúng ta, nhưng dù những khó khăn ấy có vẻ lớn lao thế nào đi nữa thì Thiên Chúa cũng không bao giờ để cho chúng ta bị chúng vùi dập. Đứng trước sự chán nản có thể gặp trong cuộc sống, với những người hoạt động trong việc truyền giáo hoặc những người phấn đấu để sống đức tin như cha mẹ của gia đình, tôi muốn nói một cách dứt khoát rằng: hãy luôn luôn mang trong lòng anh chị em niềm xác tín này: Thiên Chúa cùng đi với anh chị em, Ngài không bỏ rơi anh chị em một giây phút nào! Đừng bao giờ mất hy vọng! Đừng bao giờ để hy vọng bị dập tắt trong tâm hồn anh chị em! "Con rồng", sự dữ, hiện diện trong lịch sử của chúng ta, nhưng nó không phải là kẻ mạnh nhất. Thiên Chúa là Đấng mạnh nhất! Thiên Chúa là niềm hy vọng của chúng ta! Đúng là trong thời đại của chúng ta, không nhiều thì ít, những người trẻ của chúng ta cũng cảm thấy bị quyến rũ bởi nhiều thần tượng thay thế cho Thiên Chúa, và chúng có vẻ ban hy vọng như: tiền bạc, thành công, quyền thế và lạc thú. Một cảm giác cô đơn và trống rỗng thường xâm chiếm tâm hồn nhiều người và đưa họ chỗ đến tìm sự khỏa lấp từ những thần tượng phù du. Anh chị em thân mến, chúng ta hãy là ánh sáng của hy vọng! Chúng ta hãy có một cái nhìn tích cực vào thực tại. Chúng ta hãy khuyến khích lòng quảng đại là đặc trưng cho giới trẻ, chúng ta hãy đồng hành với các em trong việc các em tìm cách để trở thành những vai chính trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn; các em là một động cơ mạnh mẽ cho Hội Thánh và cho xã hội. Các em không chỉ cần những thứ vật chất, mà trên hết các em cần được cung cấp những giá trị phi vật chất, là trung tâm tinh thần của một dân tộc, ký ức của một dân tộc. Trong thánh điện này, được khắc ghi trong ký ức của nước Ba Tây, chúng ta hầu như có thể đọc được các giá trị ấy: đời sống tâm linh, lòng quảng đại, tình đoàn kết, lòng kiên trì, tình huynh đệ và niềm vui; những giá trị này có cội rễ sâu xa nhất của chúng trong đức tin Kitô giáo.

2 - Thái độ thứ hai: để Thiên Chúa làm cho mình ngạc nhiên. Những ai là người của hy vọng - niềm hy vọng lớn lao mà đức tin ban cho chúng ta – đều biết rằng Thiên Chúa hành động thậm chí giữa những khó khăn, và Ngài làm cho chúng ta ngạc nhiên. Lịch sử của Đền Thánh này là một thí dụ: ba ngư dân, sau một ngày không bắt được con cá nào, đã tìm thấy trong sông Parnaíba một cái gì bất ngờ: một hình ảnh của Nossa Senhora da Conceição (Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội). Có ai bao giờ tưởng tượng được rằng vị trí của một nơi đánh cá bị thất bại sẽ trở thành một nơi mà mọi người Ba Tây có thể cảm thấy mình như con của Mẹ không? Thiên Chúa luôn luôn làm chúng ta ngạc nhiên, như rượu mới trong Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe. Thiên Chúa luôn luôn ban những gì tốt nhất cho chúng ta. Nhưng Ngài đòi chúng ta phải để cho mình ngạc nhiên bởi tình yêu của Ngài và đón nhận những bất ngờ của Ngài. Chúng ta hãy tin tưởng vào Thiên Chúa! Nếu chúng ta xa cách Ngài, chúng ta sẽ hết rượu của niềm vui, rượu của niềm hy vọng. Nếu chúng ta đến gần Ngài, nếu chúng ta ở lại với Ngài, những giá lạnh của chúng ta, những khó khăn của chúng ta, những tội lỗi của chúng ta sẽ được biến đổi thành rượu mới của tình bằng hữu với Ngài.

3. Thái độ thứ ba: sống trong niềm vui. Các bạn thân mến, nếu chúng ta đi trong hy vọng, chúng ta để cho mình được ngạc nhiên bởi rượu mới mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta, trong tâm hồn chúng ta sẽ có niềm vui, và chúng ta có thể làm chứng nhân cho niềm vui này. Người Kitô hữu luôn vui vẻ, không bao giờ buồn. Thiên Chúa đồng hành với chúng ta. Chúng ta có một người Mẹ luôn cầu bầu cho cuộc sống của con cái Mẹ, cho chúng ta, như Nữ hoàng Esther trong Bài Đọc Thứ Nhất (x. Est 5:3). Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy Dung Nhan của Thiên Chúa, là Dung Nhan của một người Cha yêu thương chúng ta. Tội lỗi và sự chết đã bị đánh bại. Người Kitô hữu không thể bi quan! Họ không thể có khuôn mặt của một người luôn luôn đưa đám. NHere is the translation of the homily given by Pope Francis during the Mass celebrated this morning at the Basilica of the National Shrine of Our Lady of Conception in Aparecida.
ếu chúng ta thật sự yêu mến Đức Kitô và nếu chúng ta cảm thấy Người yêu chúng ta biết bao, thì tâm hồn chúng ta sẽ "bừng cháy" một niềm vui đến nỗi lây sang tất cả những người lân cận chúng ta. Như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói ở đây, trong thánh điện này: "Người môn đệ biết rằng không có Đức Kitô thì không có ánh sáng, không có hy vọng, không có tình yêu, không có tương lai" (Diễn từ khai mạc Hội Nghị Aparecida [ngày 13 tháng 5, 2007], tr. 861).

Các bạn thân mến, chúng ta đã đến gõ cửa nhà của Mẹ Maria. Mẹ đã mở cửa cho chúng ta, Mẹ đã cho chúng ta vào và cho chúng ta thấy Con Mẹ. Giờ đây Mẹ yêu cầu chúng ta: "Hãy làm bất cứ điều gì Người bảo" (Ga 2:5). Vâng, thhopefulness, openness to being surprised by God, and living in joyưa Mẹ, chúng con cam kết làm những gì Chúa Giêsu bảo chúng con! Và chúng con sẽ làm với niềm hy vọng, vững tin vào lời hứa của Thiên Chúa và tràn đầy niềm vui. Chớ gì được như vậy, Amen.

+ Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Phaolô Phạm Xuân Khôi dịch

* * *

Pope's Homily at National Shrine of Our Lady of Conception in Aparecida
Aparecida, Brazil, July 24, 2013 (Zenit.org)

Here is the translation of the homily given by Pope Francis during the Mass celebrated this morning at the Basilica of the National Shrine of Our Lady of Conception in Aparecida.
* * *

My Brother Bishops and Priests,

Dear Brothers and Sisters,

What joy I feel as I come to the house of the Mother of every Brazilian, the Shrine of our Lady of Aparecida! The day after my election as Bishop of Rome, I visited the Basilica of Saint Mary Major in Rome, in order to entrust my ministry as the Successor of Peter to Our Lady. Today I have come here to ask Mary our Mother for the success of World Youth Day and to place at her feet the life of the people of Latin America.

There is something that I would like to say first of all. Six years ago the Fifth General Conference of the Bishops of Latin America and the Caribbean was held in this Shrine. Something beautiful took place here, which I witnessed at first hand. I saw how the Bishops – who were discussing the theme of encountering Christ, discipleship and mission – felt encouraged, supported and in some way inspired by the thousands of pilgrims who came here day after day to entrust their lives to Our Lady. That Conference was a great moment of Church. It can truly be said that the Aparecida Document was born of this interplay between the labours of the Bishops and the simple faith of the pilgrims, under Mary’s maternal protection. When the Church looks for Jesus, she always knocks at his Mother’s door and asks: "Show us Jesus". It is from Mary that the Church learns true discipleship. That is why the Church always goes out on mission in the footsteps of Mary.

Today, looking forward to the World Youth Day which has brought me to Brazil, I too come to knock on the door of the house of Mary – who loved and raised Jesus – that she may help all of us, pastors of God’s people, parents and educators, to pass on to our young people the values that can help them build a nation and a world which are more just, united and fraternal. For this reason I would like to speak of three simple attitudes: hopefulness, openness to being surprised by God, and living in joy.

1. Hopefulness. The second reading of the Mass presents a dramatic scene: a woman – an image of Mary and the Church – is being pursued by a Dragon – the devil – who wants to devour her child. But the scene is not one of death but of life, because God intervenes and saves the child (cf. Rev 12:13a, 15-16a). How many difficulties are present in the life of every individual, among our people, in our communities; yet as great as these may seem, God never allows us to be overwhelmed by them. In the face of those moments of discouragement we experience in life, in our efforts to evangelize or to embody our faith as parents within the family, I would like to say forcefully: Always know in your heart that God is by your side; he never abandons you! Let us never lose hope! Let us never allow it to die in our hearts! The "dragon", evil, is present in our history, but it does not have the upper hand. The one with the upper hand is God, and God is our hope! It is true that nowadays, to some extent, everyone, including our young people, feels attracted by the many idols which take the place of God and appear to offer hope: money, success, power, pleasure. Often a growing sense of loneliness and emptiness in the hearts of many people leads them to seek satisfaction in these ephemeral idols. Dear brothers and sisters, let us be lights of hope! Let us maintain a positive outlook on reality. Let us encourage the generosity which is typical of the young and help them to work actively in building a better world. Young people are a powerful engine for the Church and for society. They do not need material things alone; also and above all, they need to have held up to them those non-material values which are the spiritual heart of a people, the memory of a people. In this Shrine, which is part of the memory of Brazil, we can almost read those values: spirituality, generosity, solidarity, perseverance, fraternity, joy; they are values whose deepest root is in the Christian faith.

2. The second attitude: openness to being surprised by God. Anyone who is a man or a woman of hope – the great hope which faith gives us – knows that even in the midst of difficulties God acts and he surprises us. The history of this Shrine is a good example: three fishermen, after a day of catching no fish, found something unexpected in the waters of the Parnaíba River: an image of Our Lady of the Immaculate Conception. Whoever would have thought that the site of a fruitless fishing expedition would become the place where all Brazilians can feel that they are children of one Mother? God always surprises us, like the new wine in the Gospel we have just heard. God always saves the best for us. But he asks us to let ourselves be surprised by his love, to accept his surprises. Let us trust God! Cut off from him, the wine of joy, the wine of hope, runs out. If we draw near to him, if we stay with him, what seems to be cold water, difficulty, sin, is changed into the new wine of friendship with him.

3. The third attitude: living in joy. Dear friends, if we walk in hope, allowing ourselves to be surprised by the new wine which Jesus offers us, we have joy in our hearts and we cannot fail to be witnesses of this joy. Christians are joyful, they are never gloomy. God is at our side. We have a Mother who always intercedes for the life of her children, for us, as Queen Esther did in the first reading (cf Est 5:3). Jesus has shown us that the face of God is that of a loving Father. Sin and death have been defeated. Christians cannot be pessimists! They do not look like someone in constant mourning. If we are truly in love with Christ and if we sense how much he loves us, our heart will "light up" with a joy that spreads to everyone around us. As Benedict XVI said: "the disciple knows that without Christ, there is no light, no hope, no love, no future" (Inaugural Address, Fifth General Conference of the Bishops of Latin America and the Caribbean, Aparecida, 13 May 2007, 3).

Dear friends, we have come to knock at the door of Mary’s house. She has opened it for us, she has let us in and she shows us her Son. Now she asks us to "do whatever he tells you" (Jn 2:5). Yes, dear Mother, we are committed to doing whatever Jesus tells us! And we will do it with hope, trusting in God’s surprises and full of joy. Amen.

+ Pope Francis
[Original text: Portuguese]

(July 24, 2013) © Innovative Media Inc.

http://www.zenit.org/en/articles/pope-s-homily-at-national-shrine-of-our-lady-of-conception-in-aparecida

Thursday, July 25, 2013

Chỉ Một Điều Cần Thôi

Lm Anmai, C.Ss.R






Chúa nhật XVI TN năm C
St 18, 1-10a; Cl 1, 24-28; Lc 10, 38-42

Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng muốn được người ta tôn trọng và đón tiếp, ai cũng ca tụng tính hiếu khách vì hiếu khách là một đức tính tốt, và người hiếu khách là người có tinh thần bác ái. Đâu đó ta vẫn thấy có những cuộc đón tiếp hết sức nồng hậu. Không chỉ ở đời thường mà chúng ta bắt gặp như trong Thánh Kinh cũng để lại cho chúng ta những cuộc gặp gỡ đượm tình bác ái yêu thương.

Trang sách Sáng Thế hôm nay chúng ta được nghe cho chúng ta thấy lòng của Abraham. Abraham là một người hiếu khách, ông đã mời ba người khách lạ vào lều và hầu hạ họ như tôi tớ. Đáp lại tấm thịnh tình của ông, ba vị sứ giả của Thiên Chúa loan báo cho ông biết là ông sẽ có con trai trong tuổi già.

Ở trang Tin Mừng, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh của Matta và Maria rất dễ thương và cũng là người hiếu khách. Matta và Maria đã đón tiếp Chúa Giêsu vào nhà và đã phục vụ Ngài một cách tận tình, tuy mỗi người có một cách phục vụ khác nhau.

Trong cách tương giao, câu chuyện giữa chủ và khách là một cuộc đối thoại chứ không phải là độc thoại. Theo tâm lý chung, ai cũng thích nói, muốn bộc lộ hết tâm tư cho người kia, nhưng người sành tâm lý và được người ta ưa chuộng là người biết lắng nghe, tạo cơ hội cho người kia bộc bạch hết tâm tình của mình. Trong cuộc đón tiếp Chúa Giêsu vào nhà, Matta chỉ bận rộn cho bữa ăn mà bỏ quên Ngài, còn Maria thì biết tạo cơ hội cho Ngài thổ lộ tâm tình và được hiểu biết những chân lý mà Ngài muốn mạc khải cho. Trong hai cách phục vụ thì Chúa thích lối phục vụ của Maria hơn, bởi Maria đã biết lắng nghe : "Maria đã chọn phần tốt nhất”.

Trong cuộc sống Kitô hữu, nhất là trong cuộc sống tông đồ, sinh hoạt để làm sáng danh Chúa là một điều tốt, nhưng những sinh hoạt ấy chỉ đem lại lợi ích nếu nó được đan dệt bằng sự cầu nguyện, bằng suy niệm và bằng sự thinh lặng trong sự hiện diện của Chúa. Chúng ta đừng đặt câu hỏi : Chúa có nói với chúng ta không, mà phải hỏi ngược lại : chúng ta có thinh lặng và yên tĩnh đủ để nghe Ngài hay không ?

Bêrania cách Giêrusalem ba cây số. Trên đường về, Chúa Giêsu ghé lại, nơi ở của Matta, Maria và Ladarô, một gia đình mà Ngài rất quen thân và vẫn thường lui về nghỉ ngơi trong những dịp thi hành sứ vụ tại thủ đô. Không có nơi nào tính cách nhân loại mà Luca chủ trương phác họa được diễn tả trọn vẹn hơn. Chúa Giêsu và các môn đệ ghé lại đây trong khung cảnh, bầu khí hết sức đầm ấm của gia đình. Một bức họa đẹp và sống động đầy vẻ nhân sinh trong cuộc đời Chúa Giêsu.

Matta là một người chị vốn có lòng hiếu khách. Với lòng mộ mến sâu xa đối với một bậc thầy, là bạn của gia đình nên chị định trổ tài nấu dọn một bữa ăn thật ngon để chiêu đãi Chúa. Và như vậy, chị lăng xăng lít xít chạy lên chạy xuống, lo sao cho mọi sự chu đáo…

Chị yêu mến thầy Giêsu và rất quan tâm tới sức khỏe của Ngài. Trên cuộc hành trình đi vào làng, Ngài mệt mỏi, đói bụng, phải được ăn uống bồi dưỡng để tiếp tục sứ vụ. Sự lo lắng cho sức khỏe của người khác là nét tinh tế của người phụ nữ. Vì yêu Chúa nhiều, Matta mới lo lắng và lăng xăng như thế. Tưởng chừng mình làm đẹp ý của Thầy nhưng lại nhận được phản ứng ngược : "Matta, Matta, con lo lắng và lăng xăng nhiều chuyện quá”(Lc 10,42). Nói như vậy, phải chăng là Ngài phê bình Matta chỉ đặt trọng tâm vào việc ăn uống ?

Chuyện thầy Giêsu băn khoăn bây giờ, hay nói đúng hơn không phải là ngay bây giờ mà từ ngày nhập thể đó là chuyện lên Giêrusalem để đi vào cuộc thương khó và tử nạn vâng theo ý Chúa. Thầy nghĩ khác còn Matta nghĩ khác để rồi chị lại lo chuyện ăn uống. Bởi vậy, thầy muốn có người biết chia sẻ tâm tình hơn để làm vơi nỗi lòng mình, còn việc ăn uống lúc này thì chỉ là phụ thuộc, không cần thiết mấy. Maria đã đáp ứng đúng tâm trạng của Chúa Giêsu.

Còn Maria vì trực giác hơn được điều Chúa muốn nên cứ ngồi dưới chân Chúa mà nghe lời Người dạy. Nàng biết Ngài mong ước được mạc khải chính mình, muốn ban cho họ những sứ điệp từ trời, không phải vì lợi ích cho Ngài, mà vì phần rỗi của nhân loại. Bởi vậy, theo nghệ thuật tiếp khách, nàng phải để ý đến ý muốn của vị khách trước. Trong việc tiếp đãi Thầy, nàng đã làm được việc lớn hơn chị nàng.

Trong khi đó, Maria lại nghĩ rằng không nên để Chúa ngồi đơn độc một mình. Vả lại, Chúa cũng chẳng muốn chỉ vác bụng đến ăn không, nhưng còn muốn chia sẻ cho hai chị em những lời ban sự sống. Do đó, một người thì muốn nói, một người lại thích nghe, quên hết cả mọi sự!

Cả hai đều yêu kính Thầy và ước ao được làm vui lòng Thầy của mình. Với tính cách này, cả hai chị em đều đáng khen. Matta đã làm quá nhiều để sửa soạn một bữa ăn ngon lành trong dịp này vì lòng nhiệt thành phục vụ. Thế nhưng trực giác của Maria mạnh hơn, chị đáp ứng điều Chúa muốn nên cứ ngồi dưới chân Chúa mà nghe Lời Ngài dạy. Cô biết Ngài mong ước được mạc khải chính mình, muốn ban cho họ những sứ điệp từ trời, không phải vì lợi ích cho Ngài, mà vì phần rỗi của nhân loại. Bởi vậy, theo nghệ thuật tiếp khách, cô phải để ý đến ý muốn của vị khách trước, phải lắng nghe người khác nói. Trong việc tiếp đãi Thầy, cô đã làm được việc lớn hơn chị cô.

Trong hoàn cảnh như vậy, Matta nổi cáu, trách Chúa không để ý đến mình, để mặc mình vất vả! Nỗi ghen tức kể ra cũng chính đáng. Nhưng Chúa cũng trách nhẹ Matta sao lo lắng nhiều chuyện quá làm chi. Chuyện ăn uống đâu có quan trọng đến nỗi ấy. Chỉ có một chuyện cần thiết thôi: “Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất”.

Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi”, có người giải thích câu nói: cho rằng Chúa muốn nói: “Chỉ cần làm một món ăn thôi cũng đủ rồi!”. Lời giải thích ấy không phải là vô căn cứ, giải thích theo nghĩa thông thường đi nữa, thì lời trách nhẹ của Chúa Giêsu vẫn chính đáng; bởi vì trong chuyện tiếp khách, vấn đề không phải chúng ta chỉ biết cho, và người khách chỉ biết nhận, mà chính chủ nhà cũng phải biết nhận và để cho khách niềm vui được chia sẻ.

Cho và nhận, đây không phải là có ý nói tới những gì là vật chất, như ăn uống, quà cáp… mà trước hết là sự hiện diện cũng như những câu chuyện trao đổi. Người xưa thường nói: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Nói như thế để chúng ta thấy rằng một người bạn thân khi đến với chúng ta trước hết với tình bạn của mình: người ấy muốn gặp chúng ta, muốn nói chuyện với chúng ta. Chuyện ăn uống chỉ là một cái cớ dù có được mời đến để dự tiệc cũng không bao giờ nghĩ đến là được ăn cho thỏa thích.

Chúa Giêsu trả lời cho Matta : "Matta, Matta, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện. Chỉ có một sự cần mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không ai lấy mất”. Câu trả lời của Chúa Giêsu đã gây nên nhiều tranh luận và tùy cách hiểu mà dịch ra khác nhau.

Một cách theo như nghĩa trong truyện thì cô Matta lo lắng cho nhiều làm chi, một món ăn là đủ rồi.

Một cách khác theo như bản Phổ thông lấy theo nghĩa thiêng liêng. Đối nghịch với những bận rộn đón tiếp của cô Martha, chỉ có một sự cần thiết là lắng nghe Lời Chúa.

Ở đây thực ra không có ý so sánh những của đời này với của duy nhất trên trời, mà là lấy làm hơn thái độ của Maria chăm chú nghe Chúa, cô Matta chia trí lo lắng quá nhiều sự. Vì thế, Chúa Giêsu đã tuyên bố Maria đã chọn phần nhất là nghe Lời Chúa.

Trang Tin mừng hôm nay chúng ta thấy Thánh Luca không hề muốn phân biệt giữa đời sống tu trì chiêm niệm và đời sống tu trì hoạt động, cũng không hề coi thường việc phục vụ người khác. Thánh sử Luca muốn nhấn mạnh đến “phần duy nhất cần thiết” là: làm môn đệ đích thực của Chúa Giêsu hãy lắng nghe giáo huấn của Người, để Người tiếp tục hướng dẫn.

Xin Chúa thêm ơn cho mỗi người chúng ta để dẫu rằng vẫn bôn ba với cuộc sống trần gian như cơm ăn áo mặc nhưng luôn biết lắng nghe và thực hành lời Chúa dạy dỗ, bảo ban mỗi người chúng ta.

Lm Anmai, C.Ss.R

Sunday, July 21, 2013

Ganh Tỵ

VRNs (21.07.2013) – Sài Gòn - “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!” (Lc 10:40). Cuộc sống luôn cần phải tự vươn lên để càng ngày càng khá hơn, dù đời thường hoặc đời sống tâm linh. Và dù mặc nhiên hoặc minh nhiên, cuộc đời vẫn luôn có những “cuộc thi”, đa dạng và với nhiều mức độ khác nhau. Nhưng thi đua hoặc ganh đua thì tốt, nhưng nếu ganh tỵ, ghen tỵ hoặc đố kỵ thì thật nguy hiểm! Cổ nhân có câu: “Tâm phẫn xí tắc bất đắc kỳ chính”. Ngay cả cơn giận cũng có thể khiến người ta hành động bất chính! Ghen thường đi liền với ghét. Vì “ghen” mà “tức”, rồi “ghét” người khác. Đó là một trạng thái tâm lý của con người phản ánh những suy nghĩ tiêu cực được biểu hiện bằng cảm giác bất an, sợ hãi, lo lắng về một sự mất mát hoặc thua kém nào đó. Trong đó, cảm xúc chủ yếu là sự ganh tỵ (đố kỵ) vì cảm thấy thua kém người khác về kết quả, thành tích, hoạt động, hạnh phúc, thành công,… của mình so với người khác, do đó mà cảm thấy không vui, ấm ức, hậm hực, khó chịu, tức tối, bực bội, bất mãn,… Trong tình yêu, hôn nhân và gia đình thì trạng thái này gọi là ghen tuông (có người gọi là ghen tương). Ghen tuông là một trạng thái tâm lý phổ quát trong mọi nền văn hóa biểu hiện qua những mối quan hệ xã hội, gia đình, tình yêu đôi lứa. Nguyên nhân chung vì thiếu tự tin nên có phản ứng phòng vệ, muốn chứng tỏ “đẳng cấp” của mình nhưng lại vẫn có cảm giác lo sợ, đầy ích kỷ và hóa mù quáng. Ghen là do yêu chính bản thân mình chứ không yêu người khác. Ghen cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại thể bệnh như bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp, ung nhọt,… Thể bệnh và tâm bệnh đều có liên quan với nhau, bị cái này cũng kéo theo cái kia. Ngoài ra nó còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều nghịch cảnh, oái ăm, gây tan vỡ trong tình yêu, hôn nhân và gia đình, thậm chí còn dẫn đến những kết quả thảm khốc, sát nhân. Tội lại chồng lên tội! Trong tiếng Việt, ghen còn có các thuật ngữ thông dụng tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà có những từ ngữ khác nhau. Trong tình yêu, quan hệ vợ chồng thì có ghen tuông, nói văn vẻ là “nổi máu Hoạn Thư”, nổi cơn ghen hoặc nổi máu ghen thì có thể dẫn tới đánh ghen. Đúng là “tâm phẫn xí tắc bất đắc kỳ chính”! Trong các mối quan hệ khác, người ta dùng các từ ngữ như ghen tỵ, ganh tỵ, ghen ghét, ghen tức, ghen ăn tức ở, so kè, đố kỵ, tỵ nạnh, hiềm tỵ,… Nói chung, con người với nhau cũng có lòng ghen tỵ về một hoặc nhiều lĩnh vực nào đó. Khi đó, người ta sẽ tự hành hạ và tự làm khổ mình, giống như có con rắn độc trong lòng, nó không bao giờ chịu “nằm yên” để tận hưởng cuộc sống. Lòng ghen tỵ là một đức tính rất xấu, nó khiến người ta không thể tiến bộ, không thể thanh thản. Lòng ganh tỵ có sức công phá cực mạnh, làm xói mòn mọi mối quan hệ. Người ganh tỵ luôn cảm thấy ghen ghét tất cả với những ai xinh đẹp hơn, giỏi giang hơn, tài ba hơn, giàu có hơn, được người khác quý mến hơn,… Vì thế họ luôn bất an, cảm thấy khổ sở vì xung quanh có những người hơn họ, về phương diện này hoặc phương diện nọ. Họ luôn muốn mình hơn người khác không bằng cách tự vươn lên mà chỉ tìm cách “đè bẹp” người khác, sẵn sàng dùng thủ đoạn để kéo người khác xuống, lòng họ chứa đầy những ý đồ đen tối, có dịp là họ buông lời gièm pha, không ngần ngại “ngậm máu phun người” – dù có thể họ vẫn biết rằng “hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu”. Làm quân tử hoặc sống cao thượng không dễ chút nào. Muốn làm quân tử phải biết Tu Thân (sửa mình), Tu Tánh (sửa tính nết), Tu Hạnh (sửa cho có nhân đức), Tu Ngôn (sửa lời nói). Quân tử phải cao thượng, vừa khiêm nhường vừa tha thứ. Quân tử trái ngược với tiểu nhân: QUÂN TỬ DỤ Ư NGHĨA, TIỂU NHÂN DỤ Ư LỢI – nghĩa là “quân tử hiểu rõ cái nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ cái lợi”; QUÂN TỬ CẦU CHƯ KỶ, TIỂU NHÂN CẦU CHƯ NHÂN – nghĩa là “quân tử cầu ở mình, tiểu nhân cầu ở người”. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu: “Đấng trượng phu đừng thù mới đáng, đấng anh hùng đừng oán mới hay”. Danh nhân W. Goethe nghiêm túc nhận định: “Ai thẳng thắn với bản thân và thẳng thắn với người khác thì bao giờ cũng có phẩm chất vô cùng quý báu của những tài năng vĩ đại”. Trình thuật Lc 10:28-42 kể rằng, khi Đức Giêsu và các đệ tử vào một làng kia thì có một phụ nữ tên là Mác-ta đon đả đón chào và mời Thầy trò cùng ghé vào tệ xá của mình. Mác-ta có người em gái tên là Maria. Cô em điềm tĩnh và trầm lặng, chỉ thích ngồi nghe Chúa nói chuyện đời và những lời hay ý đẹp. Chắc hẳn Chúa Giêsu nói chuyện vừa hay vừa có duyên, chẳng thế mà cả chục ngàn người nghe Ngài giảng dạy đến quên cả đói bụng, quên cả trời tối (x. Mt 14:13-21; Mc 6:30-44; Lc 9:10-17; Ga 6:1-14). Còn Mác-ta thì lăng xăng và tất bật cơm bưng nước rót. Cô chị thấy em gái “vô tư” quá, mà cả Chúa Giêsu cũng “vô tâm” luôn, còn mình thì không ngơi tay, lặt rau chưa xong mà nước đã sôi, tối cả mặt mày, thế nên cô chị ấm ức nói với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!” (Lc 10:40). Có thể giọng nói của Mác-ta lúc đó không “êm tai” lắm đâu. Đó chính là một dạng ganh tỵ! Chúa Giêsu không quở trách Mác-ta mà Ngài chỉ ôn tồn: “Mác-ta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi” (Lc 10:41-42). Lời Ngài nhẹ nhàng mà có thể gây đau điếng! Cuộc đời cũng cần những người chu đáo và hoạt bát như Mác-ta. Nhưng vấn đề là “đừng nhiều chuyện”, như Chúa Giêsu đã nhắc nhở Mác-ta. Nội tại luôn quan trọng hơn ngoại tại. Chú trọng bề ngoài là chứng tỏ nội tâm nông cạn. Chỉ vì cảm thấy nội tâm nông cạn mà người ta muốn dùng ngoại tại để khỏa lấp khoảng trống nội tại. Từ đó, lòng ghen tỵ có thể dễ dàng nổi lên! Trong truyện “Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn”, mụ phù thủy chỉ vì ghen tỵ về sắc đẹp mà mụ tìm cách hại nàng Bạch Tuyết. Trong truyện Tấm Cám, mẹ con Cám chỉ vì ghen tức mà hại nàng Tấm đủ cách. Tranh dân gian Đông Hồ cũng có tranh vẽ cảnh đánh ghen. Vì ghen tỵ mà những người anh đã bán Giuse cho dân lái buôn Ma-đi-an (St 37:12-36), cũng vì ghen tỵ mà Ca-in giết em ruột A-ben (St 4:8). Quả thật, lòng ghen ghét vô cùng nguy hiểm! Domine, noverim Te, noverim me – Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con, để con yêu mến Ngài, không đề cao mình, và không ganh tỵ với bất kỳ ai. Con cảm tạ Chúa đã thức tỉnh con qua động thái của Thánh Mác-ta. Con chân thành xin lỗi Chúa. Amen. TRẦM THIÊN THU (http://www.chuacuuthe.com/2013/07/21/ganh-ty/)

Monday, July 8, 2013

Chúa Kitô lẽ sống khó nghèo

Lm JB Nguyễn Minh Hùng

“Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng con người không có chỗ tựa đầu”. Đó là chọn lựa của Chúa Giêsu khi chấp nhận làm người. Chúa đã không dành cho mình một đời sống tiện nghi, sung túc, hay tìm kiếm quyền lực, ham thích được “ăn trên ngồi trước thiên hạ”… Chúa đã chọn cho mình một cuộc sống, một cung cách sống gần gũi với tất cả những ai cùng cực, thiếu thốn, khổ đau, bị bỏ rơi…

Điều lạ lùng là, cuộc sống và cung cách sống đầy bấp bênh ấy lại trở thành nguồn cảm hứng và gợi hứng cho lẽ sống mà bao nhiêu anh chị em của chúng ta trong dòng lịch sử Hội Thánh đã bước theo.

Chẳng hạn: Thánh Phanxicô Assisi, đã can đảm vứt bỏ mọi giàu sang của thế gian, và sống nghèo khó vì nước trời. Mẹ Têrêsa thành Calcutta, một đời hy sinh cho những anh chị em đau khổ. Cha Đamiel, không còn nghĩ đến bản thân chỉ vì những anh chị em bị bệnh phong hành hạ. Nhiều những đan sĩ, chấp nhận chôn mình trong bốn bức tường của đan viện để cầu nguyện cho Hội Thánh, cho con người…

Ngay từ chính thời Chúa Giêsu, cuộc sống và cung cách sống ấy đã gây ấn tượng và thích thú cho nhiều người. Nhờ đó, họ sẵn sàng dấn thân theo Chúa khắp nơi như: các phụ nữ thành Giêrusalem, các tông đồ và nhiều môn đệ…

Hôm nay, bài Tin Mừng cho biết một thanh niên cũng xin theo Chúa. Hẳn anh đã ngưỡng mộ Chúa, đã nhận ra người Thầy Giêsu này có điều gì đó cao trọng, khả kính hơn bao nhiêu kẻ mà hằng ngày, mọi người vẫn gọi là thầy. Vì thế, ông muốn tự nguyện làm môn đệ của Chúa: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo”.

Nhưng thật lạ lùng, trước lời cầu xin để được theo Chúa của người thanh niên, Chúa không vui. Ngược lại, Người nói lên hoàn cảnh của Người: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng con người không có chỗ tựa đầu”. Không biết cuối cùng, người thanh niên có dám theo Chúa không.

Nhưng lời của Chúa là bài học cần thiết cho chúng ta: Một khi muốn làm môn đệ của Chúa mà không trở nên giống Chúa, không thể là môn đệ, hoặc không bao giờ là môn đệ đúng nghĩa.

Bước theo Chúa, người môn đệ phải ý thức rằng, từ nay mình được mời gọi ném mình cho Chúa, phó thác hoàn toàn trong tay Thiên Chúa như Chúa Giêsu vậy. Vì thế, cũng như Chúa Giêsu nói với người thanh niên, Người cũng mời gọi chúng ta: muốn theo Người phải có lòng can đảm, phải biết chấp nhận và chịu đựng.

Theo Chúa là từ bỏ, là sống nghèo khó, là không tìm tư lợi, nhưng luôn đặt danh dự của Chúa và lợi ích phần rỗi của mình, của mọi người lên hàng đầu.

Theo Chúa là chấp nhận bấp bênh, là phải nhận ra tính chênh vênh của mình chính là điều kiện cần thiết để bản thân hoàn thành ơn gọi.

Theo Chúa là phải để cho bàn tay của mình trở thành bàn tay không, nhưng lòng mình thì đầy ắp lý tưởng, giàu nghị lực, tràn niềm vui, chiếu tỏa không ngừng sự hy sinh, sự dấn thân, đề cao thái độ quên mình…

Theo Chúa là sống giây phút hiện tại như chỉ có Chúa, chỉ có việc làm của Chúa để sống và để chết như một hy tế trọn vẹn trong tay Chúa.

Theo Chúa là nhìn anh chị em, đón nhận từng con người một cách chân thành, đơn sơ, như Chúa luôn noi gương cho chúng ta.

Theo Chúa là chấp nhận hủy mình cách dứt khoát, quyết liệt, không khoan nhượng, không lưỡng lự hay dùng dằn.

Điều kiện quan trọng nhất, cần thiết nhất để theo Chúa trọn vẹn, ngoài việc khước từ tất cả những gì cồng kềnh, cản lối, đòi chúng ta phải chấp nhận từ bỏ “cái tôi” của bàn thân. Nếu không từ bỏ “cái tôi” đầy cản trở, ham hố của mình, dù có theo Chúa, cũng chỉ là theo kiểu “hữu danh vô thực”.

Alfred Plumer, một học giả Thánh Kinh người Anh có lần phát biểu: “Cuộc đời Chúa Giêsu bắt đầu trong một chuồng bò đi mượn và kết thúc trong một ngôi mộ cũng đi mượn”.

Đó chính là thực trạng trần trụi, khó nghèo của Chúa Giêsu mà mỗi người môn đệ chúng ta hôm nay cần học lấy. Chúng ta hãy ghi khắc sâu xa lời của Chúa: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng con người không có chỗ tựa đầu”, để sống đúng với nghĩa vụ của người theo Chúa, làm môn đệ của Chúa.

Thực ra, khi chọn cho mình một cuộc sống và một cung cách sống nghèo như Chúa Giêsu, chúng ta trở thành người hạnh phúc vì giàu có sự thánh thiện, giàu có tình yêu của Chúa, giàu có sự bình an, giàu có lòng từ tâm, giàu có lòng hy sinh, giàu có sự dấn thân, giàu có tất cả những gì là tương quan với Thiên Chúa, với con người và mọi thụ tạo…

Ngược lại, khi không còn đặt Chúa làm trọng tâm cho sự phó thác của bản thân, chúng ta rơi vào sự nghèo nàn tận cùng. Nhất là nghèo nàn về tình yêu, về lòng cảm thông, chia sớt… Một khi tâm hồn nghèo nàn tận cùng như thế, sẽ gây nên bao đỗ vỡ trong chính tâm hồn mình, bao đổ vỡ trong mọi liên hệ với tha nhân.

Lạy Chúa Giêsu, theo Chúa thật là khó biết bao. Bởi chúng con luôn muốn tích trữ, muốn tìm mọi thứ là của riêng mình, muốn mình được nổi nang, giàu có. Chúng con sợ phải từ bỏ, phải sống thua sút về quyền lợi, về vật chất, về danh dự…với mọi người.

Xin dạy chúng con biết học lấy luôn luôn bài học của Đấng giàu có nhưng trở nên nghèo khó để cứu độ chúng con, nhờ đó, chúng con sẽ can đảm hơn, biết từ bỏ hơn, biết xa tránh mọi cám dỗ của trần thế hơn. Amen.

Lm JB Nguyễn Minh Hùng

Monday, July 1, 2013

Không Quay Đầu Lại

+ ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Chuyện nhà Phật kể: Có một tu sĩ theo thầy học đạo đã lâu năm. Thấy anh đã tiến bộ nhiều, Thầy cho anh sống tự lập. Anh dựng một túp lều đơn sơ giữa cánh đồng. Ngày ngày ngoài thời gian khất thực, anh chuyên tâm đọc kinh cầu nguyện. Anh chỉ có độc một manh áo. Cứ chiều tối, anh giặt áo, phơi khô, để sáng hôm sau có áo mặc. Cạnh lều anh ở, có con chuột đêm đêm bò ra cắn chiếc áo anh phơi. Buổi sáng, anh phải đi tìm kim chỉ vá áo. Buổi tối, chuột lại bò ra cắn. Sau nhiều lần vá, anh sợ manh áo sẽ nát, nên quyết định nuôi một con mèo. Con mèo ăn khoẻ nên thức ăn xin được không đủ. Anh phải cấy lúa để có thêm thức ăn nuôi mèo. Vì cấy lúa, anh phải nuôi bò để cày ruộng. Bận rộn với việc đồng áng, anh không còn giờ đọc kinh cầu nguyện. Một thiếu nữ trong làng tình nguyện giúp, anh vui vẻ nhận lời. Vì có thêm người, nên anh phải lo làm nhà cửa cho khang trang. Chẳng bao lâu anh trở thành chủ gia đình có vợ, có con, có nhà cao cửa rộng, có ruộng đất, có đàn bò. Ít lâu sau, Thầy anh trở lại, nhìn nhà cửa, ruộng nương, trâu bò, Thầy ngạc nhiên hỏi anh: “Tất cả những thứ này, tại sao thế?” Anh trả lời: “Tất cả chỉ vì con muốn giữ cho manh áo khỏi bị chuột cắn”.

Câu chuyện trên cho thấy con người muốn vươn lên thật khó. Có nhiều thứ vướng mắc ngăn cản bước chân. Vướng mắc kéo theo ràng buộc. Những vướng mắc ràng buộc đan nhau thành một tấm lưới khổng lồ vây bọc con người. Muốn tự do bay lên, phải có can đảm phá tung những mắt lưới trói buộc.
Tiên tri Êlisa là người biết phá vỡ những trói buộc đó. Ông là một nhà nông. Khi Thầy Êlia đến tìm, ông đang cày ruộng với 12 cặp bò. Có 12 đôi bò tức là khá giàu có. Thế mà, khi nghe Thầy Êlia kêu gọi, Êlisa đã chẻ cày làm củi, giết bò làm lễ vật, thiêu đốt tất cả để dâng tiến Chúa, rồi lên đường theo Thầy.
Làm nghề nông thì tài sản là ruộng đất, trâu bò, cày cuốc. Đốt cày cuốc, giết trâu bò có nghĩa là từ bỏ tài sản của mình. Đốt cày cuốc, giết trâu bò cũng có nghĩa là đoạn tuyệt với nghề nghiệp cũ để theo đuổi nghề nghiệp mới. Đốt cày cuốc, giết trâu bò cũng có nghĩa là đoạn tuyệt với quá khứ để phóng mình vào tương lai. Đó là một lựa chọn dứt khoát. Ra đi không vướng bận, vì chẳng còn gì gắn bó, ràng buộc. Ra đi không trở lại vì đốt cày, giết bò rồi thì đâu còn chỗ trở về nữa.
Thái độ của tiên tri Êlisa là thái độ mà Chúa Giêsu đòi hỏi trong bài Tin Mừng hôm nay.

Chúa Giêsu mời gọi ta bước theo Người. Để theo Người, ta phải dứt khoát quyết liệt. Không khoan nhượng. Không lưỡng lự dùng dằng. Sở dĩ Chúa đòi chúng ta phải dứt khoát vì Chúa biết xác thịt chúng ta yếu đuối. Tinh thần muốn vươn cao nhưng xác thịt cứ muốn kéo ghì chúng ta xuống. Thánh Phaolô khuyên chúng ta hãy sống theo Thần Khí chứ đừng theo xác thịt. Hơn nữa, ma quỷ rất tinh khôn, nó cám dỗ ta từng bước, đưa ra những lý do rất hợp lý để khiến ta nhượng bộ. Nhượng bộ xác thịt một lần rồi sẽ dẫn đến những nhượng bộ khác. Những nhượng bộ đó kéo ta dần dần xa Chúa. Đến khi tỉnh lại thì đã muộn rồi. Như câu chuyện người đệ tử muốn giữ manh áo rách mà ta đã nói ở đầu.
Xin Chúa ban cho chúng con được dứt khoát trên đường theo Chúa, đã cầm cày rồi thì đừng quay lại sau lưng. Amen.


KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1- Ra đi rồi quay đầu lại. Bạn có kinh nghiệm đau đớn về điều này chưa? Nhất là đối với những ai quyết tâm từ bỏ rượu chè, cờ bạc, tiêm chích. Bạn có thấy điều đó không?
2- Có nhiều trở ngại ngăn cản bạn tiến bộ trên đường đạo đức. Hiện nay, điều gì cản trở bạn nhiều nhất?
3- Đã lần nào bạn có một thái độ dứt khoát với tính mê tật xấu chưa?
4- Thái độ của Êlisa dạy ta điều gì?

+ ĐTGM. Ngô Quang Kiệt