Saturday, August 30, 2008

My Church? Your Church? or JESUS’ Church?

Bottom line: Each one of us is called to be a rock, little or big to build the church that Jesus had laid the foundation on the corner stone rock – Peter. Some of us, like me, might not even be a small rock but rather the sand or cement to keep the rocks together. The way we live our lives in words, deeds, and actions are how we contribute to build Jesus’ Church!Remember my homily on “assumption of Mary’s” – Who want to be a celebrity? – Wow, today I like you introduce you to another one! Not Michael Phell nor the Basketbal dream team. The name is…. No, I am not telling you! You have to guess as I am preaching!

It was during the turbulent 1960s when it seemed that everything was falling apart. The priesthood was in crisis, religious life was in crisis, marriage was in crisis, faith was in crisis, the church was in crisis. One night, pope John XXIII after a long day of hard work trying to address these problems, he went to his private chapel to do his daily Holy Hour before retiring but he was too exhausted and too stressed out to focus or pray. After a few minutes of futile effort, he got up and said, “Lord, the church belongs to you. I am going to bed.” Now you might think the celebrity I want to say is Pope John XXIII – Not it is not him! So keep focus! He will be revealed shortly! (Don’t you fell like trying to figure out who is Obama’s or McCain’s running mate?)

You see my friends, difficulties might have driven the Pope to acknowledge that the church belongs to Christ. But Jesus himself said it 2000 years ago:

You are Peter, and on this rock I will build my church, and the gates of Hades will not prevail against it (Matthew 16:18).

This passage is crucial for a proper understanding of what the church is, and our role in the church. For this is the most explicit statement that Jesus makes in the Gospels about the church.

Firstly and foremost, Jesus calls the church “my church.” This tells us that Jesus is the owner of the church. Neither Peter nor the disciples owns the church. Pastors and church leaders who think and act as if they own the church are like farm workers who go about posing as if the farm belongs to them. All God’s people have been called together as co-workers in Christ's vineyard, though some work as foremen overseeing others. But we do not own the church. We belong to the church. The owner/founder of the church is Christ.



Secondly, the passage tells us that Jesus is the one who builds his church. He is the master builder who has the building plan in his hands. Human co-operators are like masons and carpenters employed by the master builder to help him with the building. Our role is to listen and follow his instructions, doing our own small part in the grand design of the master. Workers who stick to their own ideas of what the building should look like rather than follow the directives given by the master may find themselves working at cross purposes with the master.

I read a story sometimes back about a Minister, an Episcopalian Priest, and a Catholic priest were sitting on the Lake of Galilee discussing the issue “Are you saved?” As you all know, a typical Christian non-Catholic answer would be: “I am, because I take Jesus as my personal savior!” I will show you that I am saved by walking on the water just as Peter did 2000 years ago.

He stepped out of his chair and began walking on the water. 1-2-3 he went down to the bottom of the lake. The Episcopalian Priest saw what happened and said: “He is not saved, but I am. I will show you that!” So he began to take steps on the water. 1-2-3-4-5 and then went down as well!

The Catholic Priest then said: “I know that not only am I saved, but all those who believe in Jesus and do what he commands will be saved as well.” He then stepped out and walked on the water. As he was moving the other two Ministers were amazed that a Catholic Priest “could do that!” When he came back the other two asked: “How could you do that?” The Catholic Priest answered: “I stepped on the ROCK!

Brothers and sisters, we heard Jesus say to Peter today, “you are the ROCK and on this ROCK I will build my church and the gate of Hades will not prevail against it.” Mt. 16:18. Clearly Jesus said: “Upon Peter the Church will be built and not others.” Nowadays, you hear many evangelists rise and claim that they either have the personal revelation from God to evangelize, or that the Church that they found is the “right” one!

My dear friends in Christ, evangelization is what each one of us are called by GOD to do; living and preaching the good news are part of it as well; building the new church is also a way of evangelization, but IT MUST be in COMMUNION with the Church that Christ built/found – upon Peter, the Rock! Because if it is not part of Jesus’ Church, then we are building my church, your church or our church!

If Jesus is the owner/founder and builder of the church, then you begin to wonder: “where then do I come in?” We come in precisely where Peter comes in. Together with Peter we are the building blocks of the church. Peter is the foundation rock and we are the pieces of stone with which the church is built.If the priest was able to walk from one side of the lake to the other, and he claimed that he walked on rock, then it must be that there were many rocks that he stepped on!

Each one of us is called to be a rock, little or big to build the church that Jesus had laid the foundation on the corner stone rock – Peter. Some of us, like me, might not even be a small rock but rather the sand or cement to keep the rocks together.

The way we live our lives in words, deeds, and actions are how we contribute to build Jesus’ Church!So my dear friends, what do you have to contribute? What have you done to contribute into building your own family? Have you place some “rock of love, compassion and gentleness as the foundation?” But the most important question is: What have you contribute to build Jesus’ Church?

Fr. Martino Nguyen Ba-Thong
www.fathermartino.org

LÁI XE AN TOÀN: MỘT ĐÒI HỎI CỦA ĐẠO ĐỨC

Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô

Đọc báo hằng ngày, hầu như lúc nào tôi cũng thấy đăng một vài tin về tai nạn giao thông. Thường thường đó là những tai nạn thảm khốc hoặc chứa đựng những chi tiết hi hữu, còn vô số tai nạn xảy ra hằng ngày trên đất nuớc thì làm sao đưa tin cho xuể? Đàng sau một mẩu tin có khi rất vắn là cả một bi kịch cho cá nhân hay những cá nhân và gia đình họ. Lấy một trường hợp bất kỳ tôi mới đọc trên báo Tuổi Trẻ ngày 22-8-2008 làm thí dụ: một học sinh lớp 12 ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam lái xe máy lấn đường đâm thẳng vào xe một đôi uyên ương sắp cưới khiến họ bị thương rất nặng, và không những đám cưới của họ bị hoãn lại vô thời hạn mà còn làm hai gia đình lâm vào cảnh túng bấn, nợ nần chồng chất bởi phải vay tiền cứu mạng sống cho con, tuy thế cho tới nay gần một năm rưỡi sau, cả hai nạn nhân vẫn còn ngây ngây dại dại, không biết có trở lại cuộc sống bình thường được không? Bài báo viết rằng tai nạn giao thông này đã làm cho “hai cuộc đời bị phá huỷ”.

Qua theo dõi một số tai nạn giao thông, tôi thấy lỗi phần nhiều là do tài xế bất cẩn, không tuân giữ các qui định, chạy nhanh vượt ẩu, không làm chủ được tốc độ, đôi khi ngủ gật hoặc uống rượu bia. Nhưng phân tích sâu hơn, nhiều khi người ta còn có thể tìm ra những nguyên nhân gián tiếp khác, chẳng hạn chủ xe tham lam khống chế khắt khe thời gian tài xế phải hoàn thành lộ trình khiến anh ta phải chạy mau cho kịp, hoặc bắt tài xế làm việc quá tải; anh cảnh sát ăn tiền bỏ qua những vi phạm nặng hoặc những trường dạy lái xe tổ chức bán bằng; rồi con đường mới đưa vào sử dụng chưa được bao lâu, đã đầy ổ gà, ổ voi… Như thế rõ ràng vấn đề an toàn giao thông liên quan cách này hay cách khác tới nhiều người, nhiều ngành. Và nó không phải chỉ là một vấn đề kinh tế, xã hội, giáo dục công dân, luật pháp mà trên hết còn là vấn đề đạo đức nữa.

Vào những dịp nghỉ lễ hay mùa nghỉ, tai nạn giao thông lại tăng lên gấp nhiều lần. Ở phương Tây cũng vậy. Tháng 8 là tháng nghỉ hè, trên các đường cao tốc từng đoàn xe nối đuôi nhau chạy suốt mấy ngày đêm đến các nơi nghỉ. Mới đây, ngày 17 tháng 8, trước khi đọc kinh Truyền Tin chung với giáo dân như thường lệ, Đức Thánh Cha Bênêđitô đã kêu gọi họ: “Người Kitô hữu trước hết phải xét mình về cách thức họ lái xe và ngoài ra, các cộng đoàn phải giáo dục mỗi người biết coi việc lái xe cũng là một lãnh vực để bảo vệ sự sống và thực hành cụ thể lòng bác ái đối với tha nhân. Quả thật, sự sống con người là quá quí báu và thật là quá bất xứng với người ta khi phải chết hay phải tàn tật vì những nguyên nhân có thể tránh được trong phần lớn các trường hợp [tai nạn]’. Và Đức Thánh Cha tóm tắt tư lời kêu gọi của ngài trong một câu mạnh mẽ: “Lái một chiếc xe trên các con đường công cộng đòi hỏi một ý thức đạo đức và một ý thức công dân” (theo Zenit ngày 18-8-2008).

Nếu không phải Đức Giáo Hoàng nói những lời này mà tôi hay một linh mục khác nói, có lẽ một số người sẽ ngạc nhiên hoặc thắc mắc tại sao đưa chuyện đời vào nói như một chuyện đạo cho người Kitô hữu nghe. Nhưng nếu ta sống đạo không phải chỉ trong nhà thờ hay trong những việc kinh lễ nhưng cả trong cuộc sống cụ thể đời thường và trần tục nữa thì chuyện đó lại là bình thường. Mấy chục năm trước, công đồng Vaticanô II đã dạy: […]

“Hoàn cảnh biến đổi sâu rộng và nhanh chóng đòi hỏi cấp bách đừng ai chủ trương một thứ luân lý cá nhân chủ nghĩa mà không lưu tâm hoặc không màng chi tới diễn tiến thời cuộc. Bổn phận công bình và bác ái được chu toàn mỗi ngày một hơn là do mỗi người biết, tùy theo những khả năng của mình và nhu cầu của kẻ khác mà mưu ích chung, bằng cách cổ võ và trợ giúp những tổ chức công hay tư nhằm cải thiện những điều kiện sống của con người […]. Hơn nữa tại nhiều nơi có nhiều người còn coi thường các luật lệ và những qui định của xã hội. Một số người không ngần ngại dùng những hình thức gian lận và lừa đảo để trốn những thuế vụ chính đáng hoặc trốn những gì xã hội đòi buộc. Có người lại coi nhẹ một số luật lệ trong cuộc sống xã hội, chẳng hạn như những luật liên hệ tới việc bảo vệ sức khoẻ, hoặc việc xe cộ lưu thông, bởi vì họ không nhận thức rằng do bất cẩn như thế sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của họ và của những người khác […] Mỗi người đều phải nhìn nhận và tôn trọng những liên đới xã hội như một trong những nghĩa vụ chính yếu của con người thời nay […] Điều ấy chỉ có thể được một khi mỗi người và cộng đoàn trau dồi nơi chính họ những đức tính luân lý và xã hội, đồng thời đem những đức tính ấy gieo rắc ngoài xã hội” (Hiến chế Vui mừng và Hy vọng, số 30).

Các linh mục khác thế nào tôi không biết, riêng tôi ngồi toà giải tội lâu năm, nhưng chưa từng nghe ai xưng tội liên quan tới “những luật lệ và qui định của xã hội” nhằm vào công ích, ví dụ tội phá hoại môi sinh, làm ô nhiễm môi trường, lái xe bất cẩn gây tai nạn, trốn tránh những nghĩa vụ chính đáng xã hội đòi buộc… Bản xét mình của giáo dân ta nhấn rất mạnh vào những tội thuộc phạm vi phụng tự (đi lễ, đọc kinh …) và phạm vi tôn giáo và luân lý đời sống cá nhân, rất ít quan tâm tới những nhu cầu và nghĩa vụ xã hội, như Công đồng dạy. Và có lẽ chính nhiều vị chủ chăn cũng chưa ra khỏi một quan niệm về đời sống đạo và đời sống luân lý mang tính “cá nhân chủ nghĩa”. Cái “xã hội” mà họ để ý tới thường là cái thế giới riêng của Giáo Hội ta, giáo họ, giáo xứ, giáo phận, giáo hội quốc gia hay quốc tế. Xã hội “trần thế” là chuyện của đời, chỉ bất đắc dĩ lắm mới phải nói tới mà thôi. Linh mục nào đem vào lời giảng dạy những nhắc nhở về bổn phận tôn trọng công ích, tôn trọng những qui định xã hội (như không được lấn chiếm lòng lề đường, không lái xe vượt ẩu, hoặc đổ rác, vất con vật chết vào cống rãnh, v.v. ) có thể bị coi là “làm việc của cán bộ nhà nước”. Dĩ nhiên đó là bổn phận chính của chính quyền, nhưng vì những chuyện tương tự mang chiều kích đạo đức, hơn nữa còn liên quan tới bổn phận bác ái, và vì, trong thực tế, giáo dục nhân bản, trình độ văn hoá cũng như ý thức công dân của người dân ta còn kém, nên một nền giáo dục tôn giáo toàn diện hiện nay vẫn rất nên đi vào những vấn đề đại loại như chúng ta vừa nghe Đức Bênêđitô và Vaticanô II dạy.

Nếu lái xe an toàn là một bổn phận đạo đức liên quan tới bảo vệ sự sống và bác ái đối với mình và tha nhân, thì góp phần trau dồi những đức tính luân lý và xã hội nơi người giáo dân cũng nằm trong trách nhiệm chung của người mục tử.

Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô
27-8-2008
Nguồn: NguoiTinHuu

Thursday, August 28, 2008

MÁU NGƯỜI VÔ TỘI ĐÃ ĐỔ


Có lẽ không có từ nào hợp lý hơn để nói lên thảm trạng mà anh chị em Giáo Dân ở Giáo Xứ Thái Hà, cũng như của những Giáo Dân ở những nơi khác đến để cùng hiệp thông với họ, đã phải chịu.

Máu của họ đã đổ ra chỉ vì họ muốn nói lên tiếng nói của những người bị áp bức.

Họ là thường dân, là những người mà vẫn được người ta gọi là "người chủ" bị những người tự nhận là "đầy tớ" đánh đập. Những người "đầy tớ" ấy được ăn học, được đào tạo và đang được nuôi sống bằng mồ hôi nước mắt của "chủ", lại quay ra đánh đập "chủ" của mình !

Khẩu hiệu xây dựng một đất nước "công bằng, dân chủ và văn minh" có thực sự là mục đích mà những người đưa ra muốn đạt đến hay đó chỉ là một thứ "bánh vẽ" mới ?

Làm sao có được "công bằng, dân chủ, văn minh" thực sự đúng nghĩa của nó khi mà người dân vô tội bị đàn áp bởi những người do mình nuôi dạy, bởi những dụng cụ được mua sắm bởi đồng tiền thuế của mình.

Nhìn những người dân với khuôn mặt máu me trên nhiều trang mạng toàn cầu ( chắc chắn sẽ không bao giờ có trên các báo chí của Nhà Nước ) mà đau lòng. Đau lòng vì biết bao người dân "thấp cổ bé họng" vẫn đang bị áp bức, đau lòng vì cảnh "đầy tớ" đánh "chủ" !

Có thể sẽ có những người thờ ơ với biến cố này, hay có những người lại tiếp tục dùng lý lẽ để ngụy biện. Nhưng đối với tôi thì đây là những giọt máu của người dân vô tội. Những giọt máu đó sẽ không bao giờ bị quên lãng, bị uổng phí.

Có thể nhiều người sẽ quên sự kiện này hay tìm cách làm cho người ta quên đi, nhưng chắc chắn từ ngày hôm nay, lịch sử hình thành và xây dựng của Giáo Xứ Thái Hà, Nhà Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam sẽ không bao giờ quên ngày này: ngày 28 tháng 8 năm 2008 ở tại Thủ Đô Hà Nội, nơi vẫn được gọi là "ngàn năm văn hiến", máu của người vô tội, của người nghèo, của người bị cướp của đã đổ ra!

Hà Nội đang có nhiều công trình xây dựng, nhiều kế hoạch để mừng 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Mong lắm thay có những công trình, những chương trình thực sự vì nước, vì dân; mong lắm thay khi mừng sự kiện đó người dân Hà Nội và cả nước thực sự được sống trong cảnh "công bằng, dân chủ, văn minh".

DUY HÒA, DCCT, 28.8.2008
Nguồn: FIAT - XIN VÂNG's Blog

HƠN 3.000 NGƯỜI THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO DCCT VÀ GIÁO XỨ THÁI HÀ

THỨ NĂM 28.8.2008
TẠI ĐỀN ĐMHCG SÀI-GÒN



19g – Cộng đoàn hát chung mở đầu: “Lạy Chúa, chúng con về từ bốn phương trời...” Tấm màn lớn căng ngang Cung Thánh, đèn Nhà Thờ mở sáng, các cha mặc sẵn Lễ phục tiến ra, xuống ngồi ở các hàng ghế đầu, chung với cộng đoàn, các thầy mặc tu phục DCCT thì ngồi trên Cung Thánh...

Cha Lê Quang Uy ngỏ đôi lời về lý do các buổi cầu nguyện này: Chúng ta lại có mặt trong Đền của Đức Mẹ, chúng ta hiệp thông cầu nguyện cho anh chị em Giáo Dân Thái Hà và các cha các thầy DCCT Hà Nội, đang đấu tranh cho Công Lý và Hòa Bình trong tinh thần ôn hòa, bất bạo động.

Cha Trịnh Ngọc Hiên, Nguyên Bề Trên Giáo Xứ Thái Hà, trình bày tiến trình sự việc tại Giáo Xứ Thái Hà, sự thật lịch sử từ năm 1928, năm 1943, năm 1954, năm 1966... cho đến nay, năm 2008.

Cộng đoàn Sài-gòn xem một số hình ảnh chiếu lên tấm màn lớn: Khởi đầu là biến cố ngày Lễ Đức Mẹ 15.8.2008, bức tường đã bị xô đổ, Giáo Dân đã vào bên trong khu đất để đặt tượng Đức Mẹ và tổ chức cầu nguyện, rồi các diễn biến sau đó tại Phố Đức Bà ngày một trở nên căng thẳng khi Nhà Nước vừa cho người đến phá các lều bạt, vứt ảnh Đức Mẹ xuống đất, gây sự với các Giáo Dân...

Cộng đoàn cũng nghe một đoạn ghi âm lời cha già Vũ Ngọc Bích khi ngài còn sống, đã khẳng định giữa Nhà Thờ Thái Hà rằng chưa bao giờ ngài ký một văn bản nào hiến khu đất cho Nhà Nước...

Cộng đoàn lại nghe trích một đoạn đài Phát Thanh RFA ( Châu Á Tự Do ) phỏng vấn cha Vũ Khởi Phụng, đương chức Bề Trên Giáo Xứ Thái Hà về phản hồi của ngài trước các thông tin sai sự thật của các phương tiện truyền thông đại chúng của Nhà Nước trong những ngày vừa qua...

Lại thêm một số hình ảnh mới nhất được chiếu lên tấm màn lớn, tin ảnh nóng hổi của hôm nay, thứ năm 28.8.2008, nhiều người Giáo Dân Thái Hà đã bị lực lượng CA rất đông đến nhà bắt giữ và hành hung tàn nhẫn...

Đèn Nhà Thờ tắt hết, cộng đoàn chuyển sang phần thắp nến sáng nguyện cầu. Sau mỗi ý nguyện, cộng đoàn lại hát: “Ôi thần Linh Thánh Ái, xin mở rộng lòng con, Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí, Ơn An Bình”.

Cầu nguyện cho Giáo Dân Thái Hà và DCCT Hà Nội được bình an, đặc biệt cho những người đã bị bắt giữ và hành hung trong ngày hôm nay...

Cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình được thực thi trên toàn quê hương Việt Nam, cho các đoàn dân oan đang khiếu kiện ở khắp nơi, cho các nạn nhân của tham nhũng, của bóc lột bất công và các tệ nạn trong xã hội hiện nay...

Cầu nguyện cho tất cả những ai đang cố tình giấu giếm, bóp méo, vu khống, xuyên tạc sự thật trong những thông tin vừa qua trên các báo đài Hà Nội và Sài-gòn...

Cầu nguyện cho những người cầm quyền được sáng suốt công minh trong các quyết định an dân, thuận lòng dân hầu đất nước khả dĩ có được công bằng và dân chủ...

Cầu nguyện cho chính cộng đoàn anh chị em chúng con, Giáo Dân và Giáo Sĩ, Tu Sĩ nam nữ, biết hiệp thông đoàn kết với Hà Nội, với tất cả những nơi đang nỗ lực đấu tranh cho Công Lý và Hòa Bình...

Cộng đoàn hát chung Kinh Hòa Bình với nến sáng trên tay. Đến giữa bài, thì tấm màn bắt đầu được mở ra, các cha tiến lên Cung Thánh cử hành Thánh Lễ đồng tế trọng thể.

Phụng Vụ Thánh Lễ: Cha Bề Trên Giám Tỉnh Phạm Trung Thành chủ tế cùng với các cha Bề Trên các cộng đoàn DCCT, các cha các thầy toàn DCCT Việt Nam.

Một thầy Học Viện DCCT lên đọc đoạn Thánh Thư Cl 3, 12 – 15: “Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em...

Cha Vũ Khởi Phụng công bố Tin Mừng và diễn giảng: Ga 14, 23 – 31: “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy... Lòng anh em đừng xao xuyến, cũng đừng sợ hãi”.

Đến phần Hiệp Lễ, các bạn trẻ bắt đầu thắp nến trở lại cho cộng đoàn... Sau Lời Nguyện Hiệp Lễ thì cộng đoàn với nến sáng trên tay, bắt đầu hát Kinh Hòa Bình. Đoàn Linh Mục rồi đến anh chị em Giáo Dân cùng rời khỏi Đền, tiến ra trước Hang Đá Đức Mẹ...

Sau khi cha Giám Tỉnh chúc lành cho cộng đoàn, buổi cầu nguyện kết thúc bằng bài Thánh Ca đã không được hát từ sau biến cố 1975:

Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam,
Trời u ám chiến tranh điêu tàn.
Mẹ hãy giơ tay ban phúc Bình An,
Cho Việt Nam qua phút nguy nan”.

Đọc chung kinh “Lạy Nữ Vương, Mẹ Nhân Lành...” Mời gọi cộng đoàn gắn nến sáng dưới thềm Hang Đức Mẹ... Mọi người cầu nguyện trong thinh lặng và chia tay ra về...

Tường thuật, Lm. QUANG UY, DCCT, 28.8.2008

GHI CHÚ:

Có thể vào mục Bài Giảng Online trong website www.trungtammucvudcct.com để nghe các lời chứng và cầu nguyện trong đêm thắp nến sáng tại Đền ĐMHCG DCCT Sài-gòn.

Nguồn: FIAT - XIN VÂNG'S Blog

Thư gởi Báo Sài gòn giải phóng

Tối hôm qua và sáng nay, Đài truyền hình Việt Nam, báo Lao Động và báo Sài Gòn Giải Phóng (Sggp) lại tiếp tục nói về Thái Hà với những luận điệu không có gì mới hơn những tin bài trước đó. Ở đây tôi xin đối thoại với báo Sggp và phóng viên Nam Việt, người đứng tên bài: “Về vụ một số giáo dân Giáo xứ Thái Hà đục tường, chiếm đất của công ty may Chiến Thắng AI NÓI SAI SỰ THẬT?” đăng trên báo, ngày 27.08.2008, trang 3.

1. Tôi xin trích lại một số đoạn trong bài báo này của Nam Việt để xem “Ai nói sai sự thật?”

Ở cột báo thứ nhất, Nam Việt viết dựa trên Thông tư số 73/TTg, ngày 7-7-1960: “Đất cho thuê của các tôn giáo, các hội dù diện tích cho thuê nhiều hay ít, đều do Nhà nước trực tiếp quản lý. Nhà nước không bồi hoàn cho họ một khoản tiền nào.” Đây là văn bản thật, nhưng áp dụng cho việc tịch thu tài sản, đất đai Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội (Thái Hà) (DCCT-TH) là sai. Vì liên tục từ năm 1928 đến khi Thông tư số 73/TTg, ngày 7-7-1960 ra đời và cả cho đến hôm nay (năm 2008), Tu viện DCCT-TH chưa hề có hành động cho “thuê” “dù diện tích cho thuê nhiều hay ít”. Nên ngay từ thời điểm Thông tư mà nhà báo Nam Việt trích dẫn chứng tỏ Chính quyền Thủ đô Hà Nội không thể áp dụng để “Nhà nước trực tiếp quản lý. Nhà nước không bồi hoàn cho họ một khoản tiền nào.

Sự thật là sau năm 1954, Nhà nước đã trục xuất các linh mục người Canada ra khỏi Hà Nội bằng mọi cách. Còn hai tu sĩ Văn và Đạt bị bắt nhốt vào nhà tù Hỏa Lò cho đến chết. Như vậy chỉ một mình linh mục Vũ Ngọc Bích còn ở lại cơ sở tu hành của DCCT-TH. Khi thấy chỉ còn một mình linh mục Bích, chính quyền Thủ Đô đã tự tiện phân chia khu đất 116 Nam Đồng, nay là khu vực 178 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa mà không hề có một văn bản thoả thuận về việc mượn hay thu hay tự nguyện hiến tặng nào cả.

Nhà báo Nam Việt cũng dẫn nguồn tin (không có chứng cứ) để nói: “Ngày 24-10-1961, linh mục Vũ Ngọc Bích (là người quản lý nhà đất – chúng tôi in đậm) đã ký biên bản ‘Hội nghị bàn giao nhà thống nhất quản lý vào Nhà nước”, bàn giao toàn bộ nhà đất do DCCT quản lý tại 116 Nam Đồng”. Thử nêu một ví dụ thật đơn giản để phản bác luận điểm này. Ví dụ ông Tổng biên tập báo Sggp là người quản lý toàn bộ tài sản liên quan đến bản báo. Ông chỉ có hai quyền là sử dụng và phát triển thêm tài sản, chứ không bao giờ có quyền tự bán, hiến tặng cho ai cả khi chưa được Ban chấp hành đảng bộ TP. HCM nhất trí. Như vậy, là người quản lý, linh mục Bích không có quyền làm cái việc: “bàn giao toàn bộ nhà đất do DCCT quản lý tại 116 Nam Đồng” cho nhà nước quản lý như nhà báo lập luận. Lại nữa, nhiều lần DCCT yêu cầu phía Nhà nước trưng ra bút tích và chữ ký của linh mục Bích để đối chứng, vì bút tích của ngài hiện đang được lưu tại văn khố DCCT VN và Canada, nhưng nhà nước chưa bao giờ làm được điều tưởng chừng rất đơn giản này.

Như vậy cơ sở pháp lý để tịch thu tài sản chính đáng của DCCT-TH vừa không có, vừa có tính chất ngụy tạo, đánh lừa nhân dân.

Khi đọc tựa đề bài báo,… AI NÓI SAI SỰ THẬT, tôi thật sự hy vọng, với lối tác nghiệp nghiêm túc của một tờ báo lớn luôn đề cao đạo đức nghề nghiệp, nhưng khi đọc xong thì hỡi ôi, thì ra các “anh hùng” báo chí chuyên viết về nội chính chỉ có mỗi một việc là nghe cơ quan chức năng nói và viết theo, mà bất chấp tính trung thực của báo chí. Hiện nay DCCT có những tư liệu gốc về chủ quyền đất đai và cả phần ghi âm xác nhận không hề có chuyện hiến tặng gì cả của cố linh mục Vũ Ngọc Bích.

2. Bây giờ thì nói về tư cách đại diện của linh mục Cao Đình Trị như cột báo thứ hai đã nhiều lần nêu lên một cách hết sức buồn cười.

Nếu một ngày nào đó, vị Tổng biên tập của quý báo đi nước ngoài công tác, thì công việc xử lý thường vụ, đối nội đối ngoại sẽ do ai đảm trách? Ai cũng biết đó sẽ là vị phó Tổng biên tập thứ nhất (hay thường trực). Ở trường hợp của linh mục Cao Đình Trị cũng thế. Tư cách Phó Giám tỉnh của linh mục Cao Đình Trị được toàn thể 279 linh mục, tu sĩ DCCT VN xác nhận qua phiếu bầu, và chắc chắn họ đã thông báo với các Giám mục, Ban tôn giáo Chính phủ và Ban tôn giáo TP.HCM, nơi Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đặt trụ sở chính. Việc đặt nghi vấn cho vấn đề này chỉ bộc lộ sự yếu kém hay lười biếng trong tác nghiệp báo chí mà thôi. Và khi linh mục Giám tỉnh vắng nhà, linh mục Cao Đình Trị hoàn toàn có tư cách đại diện ngài theo luật Dòng định. Còn việc đại diện Thái Hà thì linh mục Cao Đình Trị tự thân cũng có thể lên tiếng bảo vệ anh em của ngài và đoàn chiên họ chăm sóc. Đó là chưa nói đến chính anh chị em linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà đề nghị ngài chính thức lên tiếng. Còn mệnh đề “Giáo xứ Thái Hà, Tổng giáo phận Hà Nội, Giáo hội Công giáo Việt Nam” là chỉ cách thuộc về như thể: Chị bộ đảng A, phường B, huyện C, tỉnh D thế thôi. Nhưng điều quan trọng hơn sau khi Đơn Khiếu Nại của Dòng Chúa Cứu Thế được gởi đi, thì Đức Tổng Giám mục Hà Nội đã lên tiếng chính thức, ngày 22-08-2008, với họ như sau:

Thưa Cha,
Tuy bận việc đi xa, nhưng tôi luôn theo dõi tình hình của Tu viện và Giáo xứ Thái hà. Tôi hiệp thông sâu xa với cha, Tu viện và giáo dân giáo xứ Thái hà trong lời cầu nguyện.
Tôi kêu gọi mọi người cùng hiệp thông với cha, với Tu viện và giáo xứ Thái hà cầu nguyện tha thiết và liên lỉ.
Xin Chúa, qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ, ban cho chúng ta được hưởng nền công lý và hòa bình thực sự.
Thân ái

+ Giuse Ngô quang Kiệt
Tổng Giám mục Hà Nội

Như vậy, về tư cách đại diện đứng Đơn Khiếu Nại của linh mục Cao Đình Trị đã được làm rõ. Nhà báo Nam Việt và cả Hội đồng Biên tập của quý báo Sggp còn điều gì chưa rõ? Sự thật dẫu có bị hàng trăm tờ báo hay đài truyền thanh, truyền hình xuyên tạc đến đâu đi nữa thì cũng vẫn là sự thật. Và các linh mục, tu sĩ DCCT sẵn sàng đối phó với mọi khó khăn để chính Chúa làm cho sự thật hiển trị trên một đất nước có quá nhiều gian dối này.

An Thanh, CSsR
http://cuctrang.blogspot.com/2008/08/th-gi-bo-si-gn-gii-phng.html

Monday, August 25, 2008

Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Viếng Thăm Giáo Phận Kết Nghĩa Orange

Hôm nay hai tờ báo lớn ở vùng Nam California đăng và hình ảnh về cuộc viếng thăm giáo phận Orange, giáo phận có đông giáo dân Việt Nam nhất ở hải ngoại, của đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt.

Allen J. Schaben / Los Angeles Times
Archbishop Joseph Kiet Ngo, of the Archdiocese of Hanoi, listens to a reading from the Bible during Mass at the Holy Family Cathedral in Orange.

Diocese of Orange, Archdiocese of Hanoi become 'sisters'
The first time that Archbishop Joseph Kiet Ngo of Hanoi visited Orange County, he was struck by the energy and passion the Vietnamese community had brought to the Roman Catholic Church in the United States. He met dozens of Vietnamese American priests, attended Vietnamese Masses and talked to parishioners.

"I admire Vietnamese Catholics here," said Ngo, the archbishop of the Roman Catholic Archdiocese of Hanoi. "They live their faith more actively than in Vietnam."


Courtesy of The Diocese of Orange / The Orange County Register - WARM WELCOME: The Archbishop Kiet welcomed by Bishop Tod Brown and other representatives from the Diocese of Orange.


Vietnamese Archbishop visits Orange County
The Archbishop from Hanoi and the Bishop from Orange will celebrate Mass together at the Vietnamese Catholic Center in Santa Ana on Friday, highlighting a two-week visit by the archbishop intended to reach out to Orange County's Vietnamese community.

Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet is here to endorse the sister relationship between the Diocese of Orange and the Diocese of Hanoi, a relationship that began almost two months ago when youth from Orange County flew to Hanoi for a pilgrimage on their way to World Youth Day.

Kiet, who arrived Aug. 19, will visit different parishes and meet with religious members in Orange County.

"Orange County has a large Vietnamese population, and building this good personal relationship between the dioceses will help us reach that community," said Bishop Tod Brown of the Diocese of Orange.

Sunday, August 24, 2008

Cộng Sản: Mục đích biện minh cho phương tiện

Sự kiện

Cách đây hơn ba tuần lễ tôi đã ra Hà Nội để kính viếng thánh địa Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Thái Hà và ủng hộ tinh thần đấu tranh cho công lý và hoà bình của giáo xứ.

Sau khi dâng thánh lễ lúc 18 giờ 30, tôi cùng các tu sĩ DCCT và đông đảo giáo dân, tay cầm đèn miệng ca hát kính Đức Mẹ, tập trung cầu nguyện bên ngoài hàng rào mảnh đất mà cộng sản đã chiếm bất hợp pháp. Cuộc cầu kinh này được tổ chức rất trật tự, không gây trở ngại giao thông. Sau khi tôi trở lại Sài Gòn thì vào ngày 15 tháng 8, giáo dân rước kiệu như những ngày trước, nhưng lần này đã đưa tượng Đức Mẹ vào trong mảnh đất bị chiếm đóng bất hợp pháp mà DCCT Hà Nội cũng như giáo dân Thái Hà đã lâu ngày đòi lại nhưng Nhà nước không chịu giải quyết.

Sau biến cố này các báo chí truyền thanh, truyền hình trung ương và Hà Nội đã liên tục kết tội giáo dân và tu sĩ Thái Hà vi phạm luật pháp, họ bóp méo xuyên tạc sự thật. thế nhưng Nhà nước lại không đưa ra một giấy tờ nào để chứng minh là tu viện đã hiến cho Nhà nước mảnh đất mà tu viện giáo xứ định xây Nhà thờ kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Các tu sĩ DCCT đã xác định: “chúng tôi có đủ bằng chứng pháp lý và nhân chứng để chứng minh rằng: tài sản đó hoàn toàn thuộc về DCCT và giáo xứ Thái Hà đã bị một số cơ quan Nhà nước chiếm đoạt một cách bất hợp pháp.” Các tu sĩ DCCT sau khi chứng minh giấy tờ hợp pháp mà các cơ quan Nhà nước cũng không đưa ra một mảnh giấy gì chứng minh Nhà Dòng đã hiến tặng. Các tu sĩ một lần nữa khẳng định: “Đất đai tài sản đến nay vẫn thuộc quyền sử dụng và sở hữu của DCCT và giáo xứ Thái Hà. Tất cả những hành động lấn chiếm, cưỡng đoạt, mua bán, chuyển nhượng mà không được sự chấp thuận của chúng tôi bằng văn bản có giá trị pháp luật đều là bất hợp pháp. Chúng tôi quyết tâm bảo vệ sự thật, bảo vệ công lý và tài sản này của chúng tôi đúng như Hiến pháp và Pháp luật quy định bằng bất cứ giá nào.”

Sự thật đã rõ ràng như thế thì tạo sao các báo chí, truyền thanh, truyền hình của Nhà nước và thành phố Hà Nội còn thông tin trái ngược với sự thật, ví dụ như bịa đặt chuyện “Nhà thờ Thái Hà còn bắt loa công suất lớn thường xuyên gây ồn ào từ 20 giờ khuya đến 1-2 giờ sáng qua hệ thống loa, đồng thời các chức sắc Nhà thờ có những lời nói rất kích động thô tục khó chấp nhận. Nhà thờ còn có những biểu ngữ với nội dung sai sự thật, bôi nhọ chính quyền, nói xấu đồng bào, kích động giáo dân.” Đứng trước những lời vu cáo này, các tu sĩ DCCT khẳng định: “những lời nói trên là vu cáo, là nhục mạ đối với hàng ngũ tu sĩ, danh dự công dân và giáo dân giáo xứ Thái Hà nói riêng, toàn thể cộng đồng Công giáo nói chung. Chúng tôi yêu cầu các cơ quan làm rõ vấn đề này, cung cấp đầy đủ chứng cứ về những việc đã được báo đài nêu trên trong thời gian sớm nhất. Sự vu cáo bỉ ổi nói trên chẳng lừa mị được ai lại càng làm mất lòng tin của người Công giáo cũng như không Công giáo vào hệ thống chính trị hiện nay, là đi ngược lại đường lối đoàn kết tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng phẩm giá con người trong một xã hội pháp quyền mà Nhà nước đang kêu gọi xây dựng” (đơn khiếu nại 19.08.2008).

Các tu sĩ kết thúc đơn khiếu nại bằng những lời sau đây: “với những nội dung đã nêu trên, căn cứ hiến pháp, pháp luật Việt Nam, điều 28 luật báo chí chúng tôi yêu cầu:

1- Đài truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, báo Hà Nội mới, báo Kinh Tế Đô Thị, báo An Ninh Thủ Đô phải nghiêm túc nhìn nhận sự việc một cách khách quan và tôn trọng sự thật, tổ chức điều tra và tiến hành đính chính theo quy định của pháp luật hiện hành.
2- Truy cứu trách nhiệm cá nhân, tổ chức đã cố tình xuyên tạc sự thật về những vấn đề nêu trên.
3- Trả lời chúng tôi bằng văn bản theo đúng trình tự hiện hành mà luật pháp đã quy định.

Nhận định

Qua sự việc kể trên cũng như bao vụ vu khống khác trên đất nước này, để bỏ tù, tịch thu Nhà cửa, ruộng đất của người dân, của các tôn giáo, cách riêng của Công giáo, ta nên trở về nguồn của chủ nghĩa cộng sản.

Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa vô thần duy vật. Vô thần tức là không công nhận có Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng vũ trụ, tạo dựng con người và ban cho con người luật lương tâm để phân biệt cái tốt phải làm và cái xấu phải tránh. Duy vật, người cộng sản coi con người không phải là một chủ thể có những quyền lợi không ai cướp đoạt được. Cộng sản coi con người là những dụng cụ để phục vụ đảng cộng sản với bất cứ giá nào. Do đó, những chuyện động trời các chế độ cộng sản từ Liên Xô đến Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam tạo ra để đạt mục đích cướp tiền của, nhà cửa, ruộng đất của người dân.

Tại Liên Xô, nhà văn Alexander Solzhenitsyn vừa mới qua đời (05.08.2008) đã cho ta thấy trong tác phẩm Goulag (Quần đảo ngục tù) chế độ tàn nhẫn của Liên Xô dưới thời Staline, bắt bớ vô tội vạ, cướp của giết người. Những nhà trí thức chống đối chế độ bị đưa vào nhà điên lấy cớ là họ điên thật và chính nhà văn cũng bị bỏ tù chín năm vì chống Staline. Trong cuốn “Quần đảo ngục tù” nhà văn kể một cách chi tiết về việc lạm dụng có hệ thống của chính quyền Xô Viết trong thời gian từ 1918-1956 tại hệ thống rộng lớn các nhà tù và nhà cải tạo. Việc công bố tác phẩm đã dẫn tới một chiến dịch bạo lực chống lại nhà văn trên hệ thống báo chí Xô Viết nơi người ta gọi ông là một kẻ phản bội.

Chế độ cộng sản là như thế, họ lấy mục đích để biện minh cho các phương tiện. Ông Gorbachev đã thấy sự tàn ác vô nhân đạo của chủ nghĩa cộng sản nên ông đã can đảm đứng lên lật đổ chế độ cộng sản và thiết lập chế độ dân chủ tôn trọng con người, tôn trọng các tôn giáo như ông đã nói với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị rằng: “Chúng tôi cần những giá trị thiêng liêng, cần có một cuộc cách mạng tinh thần. Đây là con đường độc nhất đưa đến một nền văn hoá mới và một nền chính trị mới...chúng tôi đã đổi thái độ đối với một số vấn đề, ví như tôn giáo, mà chúng tôi đã cư xử một cách đơn giản. Bây giờ không những chúng tôi nhận định rằng không một ai có quyền can thiệp vào những vấn đề lương tâm cá nhân, nhưng chúng tôi còn nói rằng những giá trị luân lý mà tôn giáo đã làm nảy sinh ra và đã đúc kết trong hàng thế kỷ có thể giúp cho công việc đổi mới đất nước chúng tôi vậy. Những người thuộc về nhiều tôn giáo ở Liên Xô, tất cả đều có quyền thoả mãn nhu cầu thiêng liêng của họ.” (Time 11.12.1989).

Đề cập đến nhân quyền, Gorbachev nói: “các quyền của con người trong chế độ xã hội chủ nghĩa không phải là quà tặng của Nhà nước, không phải là việc làm từ thiện của ai... Công cuộc cải tổ đã đặt ra vấn đề về các quyền chính trị của con người... Chúng ta không có quyền để cuộc cải tổ vấp phải tảng đá giáo điều và bảo thủ, vấp phải những thành kiến và những tham vọng riêng của ai đó” (Sài Gòn Giải Phóng 01.07.1988)

Được hỏi sau 70 năm cách mạng chủ nghĩa xã hội có gì thay đổi không, ông Constantine Katchev, trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ đã trả lời: “Có nhiều thay đổi. Thay đổi chính yếu là nay người tín hữu không còn bị coi như công dân hạng hai nữa. Điều này xảy ra một cách quá thường xuyên việc hiến pháp Liên Xô kỳ thị tín hữu và ưu đãi người vô thần phải được chấm dứt,” (La Republica 04.03.1989).

Liên Xô không còn nữa. Nòng cốt của Liên Xô là nước Nga ngày nay đã đổi mới. Có như vậy chính quyền nước Nga hiện nay đã biết tôn trọng nhân quyền căn bản của con người cách riêng, quyền tự do tôn giáo.

Sau Liên Xô, là Trung Cộng, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam đang còn chạy theo con đường cộng sản đã mang lại bao đau khổ cho người dân cách riêng cho các tôn giáo.

Ở Việt Nam, trong những năm đấu tố, con tố cha, vợ tố chồng, em tố anh. Biết bao cuộc thanh toán đẫm máu cũng vì theo nguyên tắc: mục đích biện minh cho phương tiện. Bao cuộc cướp của giết người cũng theo nguyên tắc đó.

Sau 1975, ở miền Nam Việt Nam quần đảo ngục tù đã sớm bắt đầu với những trại gọi là trại cải tạo. Quần đảo ngục tù này rải rác khắp đất nước, từ nam chí bắc, từ đồng bằng đến núi rừng. Những cuộc cướp bóc của chính quyền đối với nhân dân, đối với các tôn giáo cũng sớm bắt đầu. Vào tháng Giêng 1978, trong một đêm chính quyền đã gửi cảnh sát chiếm năm tu viện ở Thủ Đức trong đó có Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Anh Em Lasan, Dòng Đaminh, Dòng Don Bosco và Đan viện. Họ đuổi các tu sĩ ra khỏi tu viện và bỏ tù một ít người để làm cớ chiếm tu viện, họ tập trung các tu sĩ vào một phòng để họ tự do đi kiểm tra như vậy họ dễ dàng đưa truyền đơn, súng ống vào tu viện rồi đổ tội cho các tu sĩ chống cách mạng. Và từ ngày đó đến nay bao nhiêu cuộc cướp đất của các Dòng tu và của các Giáo phận trên khắp đất nước.

Trong bối cảnh đó với phương châm: Mục đích biện minh cho phương tiện, người cộng sản có biết lương tâm là gì, công lý là gì? Họ chỉ có súng đạn, có nhà tù, trại giam với một hệ thống công an đầy đặc và một hệ thống tuyên truyền làm theo ý chính quyền thì nhà nước này làm gì chẳng được đối với người dân và đối với các tôn giáo. Người dân và các tôn giáo chỉ có công lý. Vụ Thái Hà là một trong những nạn nhân của những cuộc cướp bóc có hệ thống của chế độ cộng sản Việt Nam hôm nay.

Chúng ta mong rằng trong đảng cộng sản Việt Nam hôm nay có những người yêu nước, yêu con người, có lương tâm đứng ra làm một cuộc cách mạng đổi mới ý thức chính trị như Gorbachev ở Liên Xô thì may ra đất nước này mới đem lại cho người dân một đời sống mới xứng đáng là con người, được tôn trọng như con người trong những quyền căn bản của họ như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo và tiền của của họ được bảo đảm đúng với luật pháp, đúng với công lý. Phương châm hành động của con người hôm nay không phải là mục đích biện minh cho phương tiện nhưng:

Phải có mục đích tốt và phải tìm những phương tiện tốt mới phục vụ con người và đất nước.

Lm. Chân Tín
Saigòn ngày 22.08.2008
38 Kỳ Đồng - Sài Gòn, Đt: (08) 931 6322 - 118

Nguồn: VietCatholic News (Thứ Sáu 22/08/2008 23:47)

Friday, August 22, 2008

Powder For Jesus

Milk Powder - Baby Powder

A Vietnamese man said when he first came to the United States that he was amazed at the incredible variety of instant products available in American grocery stores.

He says, “On my first shopping trip, I saw powdered milk…you just add water and you get milk. Then I saw powdered orange juice…you just add water and you get orange juice. And then I saw baby powder and I thought to myself, what a country!

Last week, the Houston Chronicle had a wonderful story, “Recruiting parents for those who were forgotten.” Three years ago, during her visit to the orphanage in Vietnam , Margaret Fleming saw listless of babies languishing in cribs with the three black letters written on the backs of their T-shirt: HIV. “There was no joy in that room and no music. There was no sound except the nurses talking to each other. The nurses didn’t talk to the kids, and the babies would cry a little, and no one would pick them up. So they would stop after a while and fall back asleep.” Fleming said, “I’ve never seen a whole group of children who were so forgotten.” She was there to start the adoption process for a girl whose photo she had seen in an adoption newsletter. That infant would eventually become the sixth child adopted into her Oak Park , Illinois home, and the second to test positive at birth for the virus that causes AIDS (Houston Chronicle July 24, 2005 ).

Fleming was so haunted by her experience in Vietnam that she launched a crusade. In 2003, she created a nonprofit foundation, Chances by Choice, to recruit as many people as possible who would be willing to adopt an unwanted HIV positive child born overseas. “My whole thing is to help the world’s most vulnerable children,” Fleming said.

We might say, “This is American Powder!

One parishioner has donated $50 a month to help the orphans in Vietnam . Last week she informed me that she wants to double her donation for December. She and her daughter will give $200 to buy Christmas gifts for the children.

This is Christian Powder!

This is Jesus Powder!

Powder for Jesus’ Church

Do you have powder for Jesus’ Church?

Jesus realizes that the need is great. There is not going to be an end. There is always going to be the sick, the poor, the hurting, and the lonely. He could have said, “My cousin John, has been killed. I am exhausted. I want to get away and be alone in solitude.” So He is taking a day off into a deserted place only to be confronted with the overwhelming crowd asking him to heal their sick; he chooses to be compassionate. He takes times to help them. Then when it is late, and the disciples ask him to send the people away to find food. Jesus tells them, “You give them something to eat.”

They only have 5 loaves and 2 fish. The amount of available resources is too small to meet the needs of so large a crowd. But when Jesus tells them, “Bring them here to me.”

The disciples are willing to give him the little they have. And Jesus is able to make miracle out of their little resources.

Our Limited Resources

Now we are getting ready for a new school year. We need teachers for CCE classes. Many of you might say, “I know so little about catechism.

I am not a teacher.
I do not know how to handle children.
I do not have time.

Yes, your resources might be very limited, but if you are willing to give to God the little resources that you have, God will be able to make miracle and multiply your resources.

We also need your financial contribution to the New Youth Building .

You might have only limited incomes.
You do have so many needs to take care of.
You might be out of work.
You might be a single parent.
And you might say, “I have so little. I am not able to contribute.
Let someone else who has more money to contribute.

There are so many needs and so many demands. You are overwhelm. You need more money before you can give any away.

A salesman said to his sales manager, “Boss, I’ve got to have a raise. There are three other companies after me.
Is that a fact?” the manager asked. “What other companies are after you?
The electric company, the phone company and the gas company.

The disciples cannot feed the people with 5 loaves and 2 fish. They suggest Jesus to send people away to take care of themselves. But when Jesus tells them to give the little they have; they give it to him. And He is able to make miracle to feed 5000 men, not counting women and children.

The Armless Jesus

This is the Armless Jesus. There is a story behind it. Isabel Chandler told me that a few years ago when she was cleaning up the CCE workroom, she found a broken crucifix with this Armless Jesus. She decided to keep it to remind her that Jesus does not have arms now, he needs her arms. She also uses this to remind the catechists that Jesus needs them to give him their hands.

The demands of everyday living might overwhelm us. There will come times in our life, when the problem seems so overwhelming, that we might respond to Jesus and say, “Look God, I have got this problem. I have only two hands. I have only limited resources. I have only limited incomes. I have to take care of my needs and the needs of my family. I work all days. Weekend is the only times I have to catch up, to mow the lawn, to clean the house. I do not have time to do Church’s business. Let someone else who has time to do it. I have only two hands.

But Jesus says, “I am armless, just give me a hand!

Rev. John J. Tran Kha
Houston , TX
Người Tín Hửu

Chỉ Là Xa Lộ ... Biên Hòa

Tôi nhớ hôm ấy là ngày Mồng Ba tết Mậu Tý. Thành phố cao nguyên Hesperia, ở Nam Caliornia không thể đẹp hơn được nữa: trời cao và xanh ngát, không khí trong veo, và nắng vàng ấm trải đều trên các ngọn đồi. Đúng là một ngày mùa xuân dù những đỉnh núi phía Tây Nam thành phố vẫn còn tuyết phủ trắng xóa. Tôi bước sang thăm cô hàng xóm:

- Hello Michelle, how are you?
- Thank you, just hang on in there.

Thấy tấm bảng bán nhà vẫn còn dựng trước sân tôi hỏi:

- Cô nhất định bán nhà sao?
- Nhất định bán nên đã xuống giá rồi mà vẫn chưa thấy ai ngó ngàng tới.
- Bây giờ cô định bán bao nhiêu?
- 305 ngàn.
- Thật không? Hai tháng trước tôi thấy cô treo giá 389 ngàn cơ mà.
- Ôi, lúc này khó khăn lắm. Căn nhà lầu ở góc đường bên kia giống y như nhà tôi rộng 2700 sf, có 5 phòng ngủ và 3 phòng tắm bán được hồi tháng trước với giá 304 ngàn.

Thấy cô chủ nhà không mấy phấn khởi, tôi cũng buồn buồn, nói cho có:

- Lúc này hơi khó. Đàng kia cũng có 4 hay 5 căn nhà gắn bảng cho đấu giá.

Chỉ trong hai tháng, căn nhà hàng xóm của tôi đi từ 389 ngàn xuống còn 305 ngàn và các bảng đấu giá đã từ từ đựợc gắn lên nhiều nhà ở chung quanh. Còn nhà của tôi thì chả ma nào hỏi thuê.

Thế đấy, ba bốn năm trước, người dân Cali đổ xô đi mua nhà ở các vùng đang phát triển hoặc tái phát triển như Stockton, Fresno, San Bernadino, San Diego… Nhà hết hoặc chưa xây kip thì người ta tràn sang đầu tư ở Las Vegas, bang Nevada, rồi Phoenix, bang Arizona, và Houston, Dallas, bang Texas…Có người chạy một mạch sang đến tận Orlando, Miami, bang Florida.

Mới đặt tiền cọc mua nhà, nhà chưa xây xong mà đã lời cả chục ngàn. Ai mà không hồ hởi. Ngồi ở nhà đọc báo thôi cũng thấy căn nhà mình đang ở chẳng ai bơm mà giá cứ lên như bong bóng : 300 ngàn, rồi 400 ngàn, rồi 500... Lấy tiền trị giá tăng/equity ra mua thêm hai căn nữa, mỗi căn 250 ngàn rồi làm một bài tính cộng đơn giản là trở thành… triệu phú ngay lập tức. Phân lời thả chìm không được thì thả nổi. Bây giờ thì phân lời thả nổi như cái phao ngấm nước nên đã bắt đầu chìm. Nhiều người mua nhà bị kẹt, bước đi không được mà bước lui cũng không xong. 'Bỏ của chạy lấy… credit' bằng cách xin nhà băng kéo nhà thì nhà băng cũng không cho…

Nhà cửa sướng và khổ thế đấy.

Còn stock thì sao?

"Không giầu thì không có tiền mua stock. Và không mua stock thì không thể giầu được".

Cả hai mệnh đề, hai định luật này đều đúng với tôi. Tại sao vậy? Tại vì tôi vừa nghèo lại vừa… nhát cáy. Hơn nữa vào tuổi U50, tôi lại mắc thêm bệnh 'cẩn thận quá đà' khi đọc được chân lý này: "Nếu những stock brokers mà giỏi thì chẳng cần phải làm nghề này nữa".

Mấy năm trước, dành dụm được ít tiền, tôi định lén nàng trong nhà đi sắm một dàn ti-vi chiến, dàn máy nhạc xịn, và một cái lap top thật ngầu để gọi là… hưởng thụ/enjoy life, nhưng ý định chưa thực hiện được thì số tiền mặt trong túi quần của tôi đã bị phát hiện. Thế là xong. Tiền mặt ở Mỹ không chỉ là một vấn đề với chính phủ mà đôi khi còn là vấn đề với cả vợ con nữa.

Để hoãn binh và tránh màn điều tra rắc rối, tôi dụ khị cô nàng mua stock của Oracle. May mắn, một tháng sau, cô nàng lời được hơn 1 ngàn đô-la nên ngày nào cũng hí hửng lên mạng để… nhìn xem… sự giầu sang của mình và phục tôi quá sức. Cho đến khi Oracle trượt dốc, từ 18 đồng xuống còn 10 đồng, rồi 9 đồng thì nàng nhà tôi chán nản không bật máy nữa và lâu ngày quên cả password.

Mới đây Oracle như con ốc sên gặp cơn mưa nhỏ, bò mãi mới lên được một tí. Tôi mách cho nàng bán stock ngay. Nghe đâu gần được huề vốn nếu chưa trừ thuế và các tiền chi phí khác.

Giá để số tiền ấy mà mua một cái ghế đấm bóp, một cái HD ti-vi màn ảnh lớn, một dàn nhạc, và một lap top với wireless internet thì đời tôi đã sướng được mấy năm , và biết đâu kiến thức của tôi đã rộng thêm được..vài phân tây.

Nhưng thôi, Stock là thế. Chúc mừng những đại gia đã thành công nhờ stocks.

Hôm tuần trước, một người bạn tôi khoe: "Thấy stock của hãng đi lên, lại được giảm giá/discounts, tớ dồn tiền trong 401K vào mua một phát. Lời được trên 20 ngàn…"

Thấy bạn bè may mắn, tôi cũng mừng, nhưng chưa kịp nói lời mừng thì nó đã kể tiếp:

" Tớ bán stock đi để bỏ sang mutual funds cho yên trí vì lúc này stock bếp bênh không chắc ăn. Nào ngờ hôm nay, tớ lại mất cũng trên 20 ngàn. Thật không biết đươc."

Tình hình kinh tế ở Mỹ, ở Việt Nam, và nhiều nơi trên thế giới đang tiếp tục rơi xuống vực khủng hoảng/recession.

Ở Mỹ thì chỉ trong tháng Hai, đã mất 63 ngàn công việc. Giá xăng ở Nam Cali tăng từ 2.5 đô-la lên gần 4.00 đô-la một gallon. Riêng mức mua bán của công ty tôi đang làm việc thì sụt hơn một nửa. Stocks xuống giá mà Mutual Funds cũng xuống.

Ở Việt Nam thì mức lạm phát đã lên đến 15%. Đứa cháu tôi than: Cậu ơi, bầy giờ đồ ăn mắc lắm. Vật liệu xây dựng thì tăng gấp rưỡi. Con bán hàng ế lắm vì bây giờ người ta thích mua quần áo cũ cho rẻ…

Những gì người ta cần đi lên thì nó lại đi xuống và ngược lại.

Dịch vụ 'cầm đồ bình dân' ở Mỹ lúc này tăng vọt chưa từng thấy, có người đã cầm cả đến nhẫn cưới…

Chỉ có vàng. Vàng ở Mỹ và ở Việt Nam vẫn theo nhau lên giá như hỏa tiễn.

"Biết vậy, mình mua ít quí kim để dành cho chắc ăn…"

Nhưng nói đến vàng thì tôi lại nhớ đến K.. Đây là truyện tôi nghe từ tháng trước: "Nhà chị K ở Sacramento mới bị trộm nữa. Mà trộm ban ngày anh ạ. Chị K đi đón con ở trường học thì trộm vào nhà lấy được khoảng 20 ngàn tiền mặt hai ông bà chưa kịp bỏ vào ngân hàng và cái nhẫn hột soàn nhỏ chị ấy để trong phòng ngủ, còn chiếc nhẫn lớn chị chưa kịp đeo, vất ở chỗ sink rửa chén bát thì còn. Lần trước mất trộm hai ông bà lo làm hàng rào phía trước, lần này nó chui vào phía đàng sau…"

Cho nên nhà không chắc, tiền không chắc, và vàng bạc cũng không chắc.

Trong Mùa Chay, có nhiều nhà thờ tổ chức tĩnh tâm, nhiều hội đoàn tổ chức cầm phòng. Tôi khô đạo nên ít đi tham dự, nhưng nhìn những biến cố đang xẩy ra tôi cố tìm được cho mình một suy tư: Của cải thế gian chẳng có gì chắc chắn và lại mau qua, nó như cái xa lộ: đẹp, lợi ích, rất cần, và rất đáng quí, nhưng lại chẳng thuộc riêng ai. Hôm nay, giờ này nó thuộc về anh, về tôi, nhưng ngày mai, giờ sau, nó thuộc về người khác.

Cuối tuần vừa qua, tôi đi lễ giỗ mẹ của anh Ph. tại tư gia. Sau thánh lễ, anh em tâm sự. Được biết cuối tháng Ba này anh mất việc vì công ty United Airline bỏ đi trung tâm ở Los Angeles. Anh phải đi San Francisco hoặc Chicago nếu muốn giữ việc làm. Trường hợp của anh cũng không mấy khác với trường hợp của tôi: rất khó kiếm việc lúc đã cao tuổi. Tôi đề nghị 'hay anh cứ đi làm ở San Francisco rồi cuối tuần bay về nhà vì hãng cho vé máy bay suốt đời cơ mà'. Anh bảo: 'Biết vậy, nhưng mình vướng ba đứa con nhỏ này nên đã quyết định nghỉ việc. Mình hay cầu nguyện với bà cụ mình và bà nhắn nhủ 'cứ lo cho gia đình và con cái rồi mẹ sẽ xin Chúa giúp cho''. Tôi cảm phục quyết định can đảm và niềm tin vững vàng của anh nhiều lắm.

Cũng trong buổi giỗ này, tôi gặp lại người bạn 'được Stocks mà mất Mutual Funds' ở trên. Anh kể:

- Có ông kia lấy đựợc bốn cô vợ. Đến khi sắp chết…

Mới nghe 'bốn vợ', 'sắp chết', nàng nhà tôi đã cười khúc khích.(Chắc là 'ông cho mày chết').

Anh bạn kể tiếp:

- Ông cho gọi cô vợ thứ bốn là người trẻ đẹp nhất đến và nói: 'em là người đẹp nhất trong các cô vợ của anh, đi đâu anh cũng mang em theo. Vậy nếu anh chết, em có theo anh không? Cô ta đáp ngay:'Không, anh sống thì em thương yêu chứ chết thì thôi'.

Có tiếng xì xèo 'Chắc bà vợ này mới ở Việt Nam qua'.

- Ông gọi người vợ thứ ba là người giầu có đã cung cấp cho ông mọi tiện nghi trong suốt cuộc đời và cũng hỏi bà như trên. Bà này trả lời: 'Của cải có nhiều, anh chết thì em lấy chồng khác chứ'.

Có tiếng xì-xèo 'Chắc bà này làm neo'

- Ông bắt đầu thất vọng và năn nỉ người vợ thứ hai: 'em là người trí thức và khôn ngoan, suốt cuộc đời đã cố vấn cho anh mọi việc và anh luôn hãnh diện về em, vậy em thấy sao?' Người vợ thứ hai trả lời: 'Làm sao mà chết theo anh được!. Em còn…' Nghe vậy, người vợ thứ nhất lên tiếng: 'Em, em sẽ chết theo anh'.

Có tiếng xì xèo: 'Các anh thấy chưa!!!'.

Ông quay sang ôm người vợ cả và nói: ôi đây mới chính là người yêu thương tôi nhất mà bấy lâu nay tôi đã bỏ bê nàng. Nếu biết nàng chết theo tôi thì tôi đã yêu thưong chăm sóc, và làm đẹp cho nàng từ lâu rồi. Thật tôi ngu dại quá.

Lại có tiếng xì xèo: "Bây giờ các anh nhớ nhá. Không ai bằng tụi em đâu"

Anh bạn tôi kết:

- Người vợ thứ bốn là SẮC ĐẸP BỀ NGOÀI.
- Người vợ thứ ba là CỦA CẢI SỰ NGHIỆP.
- Người vợ thư hai là TRÍ THỨC, DANH VONG, TÌNH YÊU, và TÀI NĂNG
- Người vợ cả chính là LINH HỒN của mỗi người.

Chẳng còn tiếng xì xèo nào nữa.

Nếu của cải như cái xa lộ, thuộc chung mọi người và không riêng ai thì người ta chỉ có thể vui lái an toàn xe trên xa lộ mà thôi. Nếu đứng lại trên xa lộ thì cực kỳ nguy hiểm dù đó là xa lộ Biên Hòa hay xa lộ Trường Sơn Nam Bắc. Còn nằm trên xa lộ thì chắc chắn… gặp tử thần ngay, nhất là những xa lộ không giới hạn vận tốc bên Âu Châu.

J. Vu 03/12/2008
CongGiaoVietNam.net

“Trả lại cho Xê-gia”: Cuốn sách dạy người Công giáo trong sinh hoạt chính trị.

ĐGM Charles J. Chaput

Roma (Chiesa) – Mấy ngày trước đây, một cuốn sách mới xuất bản tại Hoa kỳ chắc sẽ được thảo luận rộng rãi, nhất là trong thời gian gần đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ. Tác giả cuốn sách này là Charles J. Chaput, tổng giám mục giáo phận Denver.



Đức giám mục Chaput, 64 tuổi, xuất thân từ một gia đình nông dân ở Kansas, là thành viên của bộ tộc người Mỹ da đỏ thuộc Prairie Band Potawatomi. Ngài là tu sĩ dòng thánh Phanxicô. Trước khi đến Denver, ngài cai quản giáo phận Rapid City ở South Dakota. Ngài nằm trong số ứng tuyển viên của hai tổng giáo phận hàng đầu hiện đang chờ đợi tổng giám mục mới: đó là New York và Chicago.

Nguyên nhan đề của cuốn sách cũng đã gợi lên nội dung của nó: "Render Unto Caesar. Serving the Nation by Living Our Catholic Beliefs in Political Life." (Trả lại cho Xê-gia, Phục vụ Tổ quốc bằng cách sống đức tin Công giáo trong sinh hoạt chính trị). Đúng vậy, phải trả cho Xê-gia những gì của ông ấy. Nhưng người ta phải phục vụ đất nước bằng cách sống niềm tin Công giáo trong các sinh hoạt chính trị Chaput quyết tâm chống lại trào lưu văn hóa đang thắng thế hiện nay trong giới truyền thông, trong các đại học đường, trong các hoạt động chính trị, một trào lưu muốn đẩy đức tin ra khỏi sân khấu công cộng.

Nhưng đồng thời ngài cũng đề xuất một thách thức cho cả cộng đồng Công giáo Mỹ. Tại Hoa kỳ có 69 triệu người Công giáo, tức là một phần tư dân số. Hơn 150 nghị viên tuyên bố mình là người Công giáo. Tại Thượng viện, cứ 4 vị dân cử thì có 1 người theo Công giáo. Ở Tối cao Pháp viện, người Công giáo chiếm đa số. Nhưng, tác giả cuốn sách nêu lên câu hỏi: họ có làm gì cho khác biệt?

Trong số các giám mục Hoa kỳ, Chaput là một trong những vị giữ lập trường kiên quyết và rõ rệt nhất về vấn đề phá thai, về án tử hình, về vấn đề di dân. Về chuyện gây nhiều tranh cãi là có nên để cho các chính trị gia Công giáo “phò lựa chọn (pro-choice)” được rước Mình thánh Chúa hay không, ngài duy trì quan điểm rằng những ai không tuân giữ giáo huấn của giáo hội thì không còn hiệp thông trong đức tin với giáo hội nữa. Họ tự mình tách ra khỏi cộng đồng tín hữu. Và vì lý do đó, nếu họ lên rước lễ, họ phạm vào tội bất trung.

Tại Hoa kỳ, điều gây tranh cãi này vẫn còn đang ở cao độ. Sự việc gần đây nhất xảy ra vào cuối tháng tư vừa qua, trong thánh lễ do Đức thánh cha cử hành khi ngài thăm viếng Wasghinton và New York, các chính trị gia Công giáo “phò chọn lựa” Nancy Pelosi, John Kerry, Ted Kennedy, và Rudolph Giuliani đã lên rước Mình thánh Chúa.

Nhưng cuốn sách của Chaput còn đi xa hơn thế. Nó thúc giục người Công giáo sống trọn vẹn đức tin của mình, không thỏa hiệp. Ngài viết: Nếu người Công giáo Mỹ trải qua cuộc khủng hoảng về đức tin, về sứ vụ và về lãnh đạo, nhiệm vụ lướt thắng cuộc khủng hoảng đó thuộc về mọi người, cả giáo dân cũng như các giám mục.

Và nhiệm vụ này có ảnh hưởng tác động đến toàn thế giới. Người Công giáo Mỹ không thể khoan nhượng nếu Hoa kỳ đem gieo rắc bạo lực, lòng tham và sự khinh thị sinh mạng con người. Họ phải tích cực hoạt động để đem quốc gia mình trở lại làm ngọn hải đăng soi sáng văn minh, hài hòa tôn giáo, tự do, và tôn trọng con người.

Tác phẩm này của Chaput cũng đã khơi động mối quan tâm mạnh mẽ tại Rome. Trong cùng ngày, khi cuốn sách được bày bán tại các tiệm, tức là ngày 12 tháng 8, báo “Người quan sát Roma (L'Osservatore Romano)” đã có một bài điểm sách tỉ mỉ do Robert Imbelli viết. Ông là linh mục thuộc tổng giáo phận New York và là giáo sư thần học tại trường đại học Boston.

Nguồn: Sandro Magister/Chiesa
VietCatholic News (Thứ Bảy 16/08/2008 10:25)

Thursday, August 21, 2008

Khi các bà mẹ mừng chung một ngày lễ!

Nếu để ý một chút, ngày hôm nay 15-8-2008 là ngày khá đặc biệt! Ngày mừng Mẹ về Trời của người Công giáo cũng trùng vào ngày đại lễ Vu Lan của người Phật giáo. Người Công Giáo kính Mẹ Maria - mẹ chung của mọi tín hữu còn người Phật giáo kính nhớ người mẹ sinh thành dưỡng dục nên mình.

Với người Công Giáo, cứ vào ngày này thì chẳng ai bảo ai, cứ ráng thu xếp công việc để chạy đến với Mẹ để mừng Mẹ về Trời. Mẹ về Trời gói ghém niềm tin vào đời sau của kitô hữu. Mẹ về Trời cũng muốn nói cho con cái Mẹ biết rằng Mẹ Chúa đã được Chúa ân thưởng cho Mẹ đặc ân này và con cái của Mẹ cũng phải sống làm sao để ngày sau cũng được hưởng nhan Thánh Chúa như Mẹ.

Với người Phật giáo thì cứ đến độ rằm tháng bảy gọi là Đại Lễ Vu Lan, chẳng ai bảo ai, Phật tử từ mọi nơi cũng tìm đến chùa chiềng để cầu xin, để khấn vái cầu nguyện cho mẹ của mình như tỏ lòng thảo hiếu với người dù người còn sống hay đã khuất. Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh Pháp Thuyết Vu Lan Bồn. Theo kinh này Phật có dạy Mục Kiền Liên rằng: “Là đệ tử của Phật tu hành đạo hiếu thảo, các con thường nhớ nghĩ cúng dường cha mẹ mình. Hàng năm nhằm ngày rằm tháng bảy các con phải sinh lòng hiếu thảo đối với cha mẹ đời này cũng như cha mẹ trong bảy đời quá khứ mà cử hành pháp hội Vu-Lan, cúng dường chư Phật và chư Tăng để báo đáp ân đức mà cha mẹ mình đã nuôi dưỡng mình”. Ngày Mục Kiền Liên vâng theo lời Phật, thiết trai cúng dường mười phương tăng chúng, hồi hướng công đức về cho mẹ mình ở dưới địa ngục, khiến bà được thoát thân ngạ quỷ, vãng sinh tịnh độ.

Với người Á Đông, hình ảnh người phụ nữ quá thân thương, quá gần gụi với con người và hình ảnh của Mẹ đã được quá nhiều thi sĩ, nhạc sĩ phóng tác ra những bài thơ, những tác phẩm về Mẹ. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam được không ít người ví von suốt cả cuộc đời chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để lo cho chồng cho con. Quả không sai chút nào cả khi cả cuộc đời của bà chỉ biết lo cho chồng, lo cho con.

Hình ảnh mẹ thân thương như thế, gần gụi như thế để rồi từ tạo thiên lập địa, Thiên Chúa đã có một chương trình cứu độ đặc biệt. Khi người mẹ của chúng sinh là Evà phạm tội thất tín bất trung thì Ngài đã có một chương trình đặc biệt cho người Mẹ Thiên Chúa. Thiên Chúa đã sai Con Một của mình nhập thể và sinh hạ trong cung lòng của người Mẹ hiền để Mẹ như sửa lại, như hàn lại, như gắn lại những đổ vỡ xưa của người mẹ chúng sinh.

Hình như trong niềm tin Kitô giáo Mẹ đã lên trời thật nhưng hình như Mẹ chẳng thể nào cam tâm ở yên trên cõi phúc mình mẹ. Mẹ vẫn còn vương vấn, Mẹ vẫn còn nặng lòng, Mẹ vẫn còn lo lắng chăm lo cho con Mẹ để rồi đâu đó ở Mễ-du, ở Fa-ti-ma, ở La Vang, ở Trà Triệu, ở Bạch Lâm Mẹ vẫn còn hiện diện bằng cách này hay cách khác để nhắn nhủ con Mẹ sống tốt hơn.

Công giáo hay Phật giáo cũng thế, ai ai cũng có Mẹ để rồi ai ai cũng mừng kính Mẹ, nhớ ơn Mẹ và chạy đến cầu xin Mẹ.

Chẳng hiểu sao, do duyên hay do phận mà năm nay 2008, không phân biệt lương - giáo, phận làm con cứ nô nức chạy đến Mẹ. Chẳng lẽ nào Mẹ lại chẳng nhận lời cầu khẩn của con Mẹ sao ?

Lm. Anmai, CSsR
VietCatholic News (Thứ Sáu 15/08/2008 08:59)

Wednesday, August 20, 2008

Poll on MSNBC: Should the motto "In God We Trust" be removed from U.S. currency?

Although the poll on the web have no real value, we're not count on it, but, please come to MSNBC web site to vote: NO. The motto has historical and patriotic significance and does nothing to establish a state religion.

Thanks.

Mặc dù thăm dò dư luận trên web không giá trị thực, chúng ta không thể tin vào điều đó, nhưng, xin các bạn đến MSNBC để bỏ phiếu NO. Khẩu hiệu đó chỉ mang tính cách lịch sử và truyền thống yêu nước và bản thân nó không thiết lập một quốc giáo.

Cám ơn

Tuesday, August 19, 2008

Saddleback Forum -- a Catholic View

An interesting article I read today. Here an excerpt from Rev. Thomas J. Reese's article:

As a Catholic priest I found the Civic Forum at Saddleback Church a bit weird. I kept wondering what would have been the response if the event had been hosted by Cardinal Francis George in his cathedral in Chicago. (Jewish and Muslim believers might ask the same question about a similar event in their houses of worship.)

The public and the media more easily accept political activity by Evangelical clergy than by Catholic clergy. Catholic clergy are held to a higher standard. For example, Pat Robertson and Jesse Jackson can run for president, but imagine what would happen if a Catholic cardinal ran for president.


Read more here

Hôm nay đọc được một bài viết rất lý thú. Dưới đây là trích đoạn từ bài viết của linh mục Thomas J. Reese:

Là một linh mục Công Giáo, tôi nhận thấy Diễn đàn Dân sự ở nhà thờ Saddleback hơi kỳ cục. Tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Hồng y Francis George đứng ra tổ chức buổi hội thảo như vậy ở nhà thờ Chánh tòa. (Người Do Thái giáo và Hồi giáo có thể đặt cùng câu hỏi như vậy cho mổi buổi thảo luận như vậy tại nơi thờ phượng của họ.)

Công chúng và giới truyền thông có thể dể dàng chấp nhận những hoạt động chính trị của những giáo sĩ Tin Lành hơn là giáo sĩ Công Giáo. Thí dụ, ông Pat Robertson và ông Jesse Jackson có thể ra tranh cử chức tổng thống nhưng thật khó tưởng tượng nếu một vị Hồng y Công Giáo tranh cử tổng thống.

Đọc thêm ở đây

Monday, August 18, 2008

FIAT 619 - HOÀ BÌNH VÀ CÔNG LÝ

...TRONG NHỮNG KHI THIẾU THỐN BIẾT CHẠY ĐẾN CÙNG ĐỨC BÀ MARIA



Tôi ra Hà Nội chuyến này, định ở tạm mấy hôm rồi đi giúp đào tạo Giáo Lý Viên bên Toà Giám Mục Bắc Ninh, không ngờ lại có được vinh dự chứng kiến một sự kiện lịch sử tại DCCT Thái Hà.

Đúng ngày thứ sáu, Lễ Đức Bà Lên Trời 15 tháng 8, trong khi các cha DCCT tại chỗ đều vào dự Đại Hội La Vang hoặc tản ra đi dâng Lễ ở các nơi thay cho các cha sở bên Triều cũng đi vắng trong La Vang, tôi được nhờ dâng Thánh Lễ trọng thể.

Vừa Lễ xong, như truyền thống đã có ở Thái Hà, tôi mặc nguyên áo Lễ màu vàng cùng với bà con Giáo Dân kéo sang Phố Đức Bà để cầu nguyện và hát Kinh Hoà Bình.

Xin nói thêm một chút để quý độc giả hiểu thêm do đâu mà có tên gọi lạ lùng là Phố Đức Bà. Ấy là vì từ đầu năm nay, ngay sau sự kiện ở Toà Khâm Sứ Hà Nội, bên Nhà Thờ Thái Hà cũng bùng lên cuộc đấu tranh quyết giữ cho bằng được mảnh đất của Nhà Dòng đã sở hữu từ 70 năm về trước.

Năm 54, Nhà Nước chiếm dụng Tu Viện làm thành Bệnh Viện Đống Đa, còn khu đất mênh mông chung quanh thì qua tay bao nhiêu cơ sở quốc doanh. Nay thấy lộ ra ý đồ chia lô bán đất, tư nhân hoá lung tung cả lên, bà con Giáo Dân giận quá, vây lại, dựng lều canh giữ không cho động tịnh gì.

Bên bán đã ngậm tiền mà không giao được đất, bên mua đòi lại tiền cũng không xong, lấy đất để xây dựng hoặc bán tiếp cũng chẳng được, kẹt cứng thì phải nhờ đến bên an ninh. Mà an ninh sắc phục lẫn không sắc phục thì khổ quá, phải đối đầu với một lực lượng toàn các bà, lại là các cụ đáng tuổi bà nội bà ngoại, sơ sảy một tý là chết với các cụ ngay !

Các cụ vốn đạo đức, cả đời kinh nghiệm thiêng liêng dạy cho biết phải bám chặt vào Đức Bà, thế là nghĩ ra chuyện treo bao nhiêu là ảnh Đức Bà cùng với Thánh Giá gỗ lên các mắt lưới kẽm gai. Cả một đoạn đường chạy dài bờ tường của khu đất chiếm dụng lúc nào cũng hương khói nhang đèn lung linh, tiếng đọc kinh râm ran, tiếng hát Thánh Ca rộn ràng. Trước ở đây có tên là phố gì đấy chẳng ai còn nhớ, bây giờ ai cũng gọi... Phố Đức Bà !

Tình hình giằng co như thế đã 8 tháng. Ngày nào cũng vậy, hễ dứt Lễ trong Nhà Thờ là cha chủ tế, lễ sinh, ca đoàn, trẻ con, cụ già, đàn ông đàn bà theo sau Thánh Giá nến cao, kéo sang hát vang Kinh Hoà Bình, làm Tuần Cửu Nhật kính Đức Bà Hằng Cứu Giúp ( không biết tiếng Latin thế nào, chứ tiếng Pháp là Notre Dame du Perpétuel Secours, tiếng Anh là Our Lady of Perpetual Help, dịch sang tiếng Việt là Đức Bà Hằng Cứu Giúp sát hơn là Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp như quen dùng ).

Trở lại với điều tôi đã nêu là sự kiện lịch sử đúng vào ngày Lễ Đức Bà. Khi đoàn ra đến Phố Đức Bà, mọi khi cứ đứng ngay lối đi mà cầu nguyện, mấy lần bên Công An bảo là gây mất an ninh trật tự công cộng, lần này tự nhiên thấy có một đoạn tường gạch bị trận mưa lớn mấy hôm trước làm sập, mọi người quyết định cứ thế mà leo vào.

Bên trong các cụ đã đặt được tượng Đức Bà Ban Ơn từ khuya ngày 13 rạng ngày 14, chẳng lẽ lại chịu đứng bên ngoài sao ? Đây là đất Hội Thánh, đất của Giáo Dân mình cơ mà, mình vào thì có sao đâu nào. Kẻ chiếm dụng cố thủ bên trong mới sai lỗi chứ nhỉ ?!?

Có đến cả trăm người đã lọt vào bên trong, đọc kinh, hát Thánh Ca đến bài “Mẹ ơi, Xứ Đạo con đây...” thì bên ngoài vẫn còn mấy trăm người nữa, bức bối quá, họ xô đổ luôn mấy mảng tường khác nữa để ùa vào. Tôi chợt ngoái lại nhìn thì thấy y như một dòng sông người đang cuồn cuộn tràn vào. Có mấy ông khoẻ tay đang vặn các đầu dây thép gai lên để không gây thương tích cho mọi người khi băng qua chỗ tường mới sập tan tành.

Tuyệt nhiên không có bạo động, không có đôi co xô xát nào. Mấy anh Công An áo xanh đứng ở trụ sở xa xa điềm nhiên phì phèo điếu thuốc. Mấy anh mặc thường phục thì lăm lăm máy chụp ảnh và máy quay phim để quay quay chụp chụp, đến khi mấy cô bé Giáo Dân cũng giơ điện thoại lên lập “biên bản ảnh” chính các anh thì các anh lại xoay lưng tránh mặt, thật tội nghiệp !

Sang đến thứ bảy 16 tháng 8, kính Đức Maria Nữ Vương thì bà con Giáo Dân đã nghiễm nhiên làm chủ hoàn toàn “trận địa” đấu tranh một cách ôn hoà và văn minh. Họ phạt cỏ, san bằng những chỗ mấp mô lồi lõm, lấy chính gạch đá từ bức tường bị xô đổ, lót xuống làm lối đi từ Phố Đức Bà vào đến Đài Đức Bà.

Gọi luôn là Đài Đức Bà là vì trên một cái bể nước mưa xây bằng xi-măng rất cổ xưa, bỏ phế lâu ngày không dùng đến, bây giờ trải khăn trắng, bày hoa thắp nến quây chung quanh 3 pho tượng Đức Bà thật hoành tráng hùng hậu: tượng Đức Bà Phù Hộ, tượng Đức Bà Ban Ơn, và mới nhất là tượng Đức Bà Vô Nhiễm cao đến hai thước đứng chính giữa. Phía sau còn thêm Thánh Giá Chúa Giêsu cao 5m nữa chứ !

Trên đường trở ra, trong khi mọi người vẫn đang tiếp tục hát Kinh Hoà Bình, tôi nghe lao xao các bà bảo các ông: “Thế nhá, có Đức Bà ngự giữa mảnh đất của ta rồi, yên tâm chẳng còn ai dám ức hiếp làm bậy nữa”. Các ông giọng ồm ồm bảo lại các các bà: “Phố Đức Bà này, Đài Đức Bà này, bây giờ là Đất của Đức Bà rồi !

Tự nhiên tôi liên tưởng, từ Hà Nội nhớ lại chuyện Sài-gòn cách đây chưa được một tuần. Thứ hai 11 tháng 8, tôi vừa rửa tội trên Trung Tâm Mục Vụ DCCT Sài-gòn cho một gia đình 3 người: cặp vợ chồng và một cháu bé nhỏ xíu tên là Giêrađô Maria Nhân Nghĩa.

Người chồng đang là một đảng viên năng nổ, giữ một chức vụ quan trọng ở Phường Đội một quận lớn của Sài-gòn. Người vợ từng bị bệnh cúm Rubella lại mang thai, đến tháng thứ tám, siêu âm thì bác sĩ bệnh viện Nhà Nước bảo phải phá thai vì thai dị tật lung tung, lục ngủ ngũ tạng teng beng không tài nào cứu vãn, nếu không cho sinh non bằng phương pháp Kovac ngay thì không khéo nguy to, chết cả mẹ. Đây là đứa con đầu lòng, trời ơi, vợ chồng cứ ôm nhau mà khóc !

Thế rồi có người mách bảo nếu bó tay hết thuốc chữa rồi thì đi tìm Đức Bà của người Đạo Chúa mà cầu xin. Đôi vợ chồng chở nhau Honda hỏi thăm tên Đức Bà, có người chỉ ra Nhà Thờ Đức Bà thì chắc chắn là có Đức Bà rồi đó. Họ đã đến vào buổi tối 8 giờ, gặp một nhóm đang đọc kinh cầu nguyện và hát Thánh Ca quanh tượng Đức Bà Hoà Bình. Kể từ dạo Đức Bà khóc tháng 11 năm 2005 đến nay, tối nào cũng có mấy nhóm chia nhau từng phiên đọc kinh với Đức Bà.

Hôm ấy, nhóm đọc kinh để ý thấy có đôi vợ chồng bụng mang dạ chửa cứ đứng khóc miết chứ chẳng đọc được kinh nào, chẳng hát được bài nào. Sau hỏi ra thì biết gia đình này không có Đạo, bị tư vấn phải phá thai, thế là họ nhiệt tình giới thiệu sáng hôm sau đến gặp Nhóm Bảo Vệ Sự Sống DCCT.

Chúng tôi khuyên không có gì phải phá thai cả, còn nếu như lo có tai biến thì chúng tôi lại cho gặp bác sĩ giỏi và tử tế để được tư vấn tới nơi tới chốn. Nghe đến đâu khuôn mặt họ rạng rỡ vui mừng và an tâm đến đó. Tôi chứng kiến mọi diễn tiến đổi thay kỳ diệu ấy, tôi biết đó là Lòng Tin đã được hình thành !

Gần một tháng sau, em bé chào đời. Trời ơi tuyệt vời, bé khoẻ mạnh không có một tý gì là dị tật, ngoại trừ xương sọ của bé chưa tăng trưởng kịp. Sinh con được một tuần thì cả đôi vợ chồng xin học Đạo. Tôi gửi một anh Giáo Lý Viên thuộc Nhóm Bảo Vệ Sự Sống đến hướng dẫn ngay tại nhà. Vừa rồi cháu được ba tháng tuổi thì cả gia đình được nhận Bí Tích Thánh Tẩy, bố mẹ cháu Nhân Nghĩa còn nhận thêm Bí Tích Thêm Sức.

Thánh Lễ hôm ấy có cả nhóm cầu nguyện ngoài Nhà Thờ Đức Bà. Xong xuôi, cả nhóm cùng với gia đình Tân Tòng dễ thương ấy kéo nhau ra Nhà Thờ Đức Bà để tạ ơn Đức Bà Hoà Bình.

Anh đảng viên ngày xưa nay đã nộp đơn xin chuyển ngành, ra dân sự tìm nghề khác mưu sinh, cho dù có phải vất vả, mất đi hẳn những thứ lương bổng hậu hĩnh do người ta chạy chọt hối lộ để con khỏi đi bộ đội. Tôi chụp được tấm ảnh vợ chồng anh ta quỳ gối ngay Quảng Trường Đức Bà Sài-gòn, mắt đẫm lệ, miệng mếu máo đọc kinh lần chuỗi Mai Khôi.

Thế đấy, trong Nam ngoài Bắc, cả ở Đại Hội La Vang, rồi Tà Pao ở Bình Thuận, La Mã ở Bến Tre, Bạch Lâm ở Gia Kiệm, Sài-gòn có Nhà Thờ Đức Bà, Quảng Trường Đức Bà, tượng Đức Bà Hoà Bình, thì ở Hà Nội có Phố Đức Bà, Đài Đức Bà, Đất của Đức Bà... Đâu đâu cũng vang lên lời kinh, câu hát cầu nguyện với Đức Bà.

Cuối kinh của Tuần Cửu Nhật kính Đức Bà Hằng Cứu Giúp, thế nào cũng đọc: “Lạy Thánh An Phong là Quan Thầy bầu chữa chúng con, xin giúp đỡ chúng con trong những khi thiếu thốn biết chạy đến cùng Đức Bà Maria”.

Vâng, chúng con rủ nhau chạy đến với Đức Bà đây. Lúc này dân tộc chúng con, quê hương chúng con đang thiếu đủ chuyện. Toàn là thiếu những chuyện tày trời: thiếu nhân bản, thiếu văn hoá, thiếu giáo dục, thiếu đạo đức, thiếu công bằng, thiếu lương thiện, thiếu bác ái trong mọi mặt mọi ngành của xã hội, thiếu luôn cả Sự Sống khi người ta đang tâm cho tự do phá thai đạt... huy chương vàng thế giới !

Và nhất là thiếu Đức Tin, vô thần duy vật nên không còn biết sợ Trời sợ Đất gì nữa !

Lm. QUANG UY, DCCT Hà Nội, thứ bảy 16.8.2008
Blog Fiat-Xin Vâng

Nhật ký Đại Hội La Vang lần thứ 28: Ngày thứ nhất 13/8/2008

Nhiều ngày trước khai mạc Đại Hội La Vang 28, gió Nam thổi rất mạnh: tại Linh Địa La Vang, nhiều lều trại bị gió đánh bật tung, nhiều biểu tượng không thể nào treo lên cao được.



Một số đoàn hành hương đã đến sớm tại La Vang. Có những đoàn đi trước để về trước, chuẩn bị cho những đoàn đi sau. Có những đoàn quyết ở lại, đợi đến hết ngày bế mạc Đại Hội mới ra về. Ai đi hành hương cũng vui lòng chịu nắng nóng và bất chấp gió mạnh, vì mục đích của họ là quyết đến Mẹ La Vang với bất cứ giá nào, không quản ngại một thứ hy sinh nào.

Hơn một tháng trước đây, có tin làm buồn lòng những người yêu Mẹ: tại đường xe lửa La Vang, một tai nạn Đường Sắt đã làm cho một linh mục gãy tay và người chị của ngài phải tử nạn.

Trong những ngày trước khai mạc Đại Hội La Vang, cũng có tin làm buồn lòng những người yêu Mẹ: một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra tại Texas, khi đoàn hành hương đi tham dự Ngày Thánh Mẫu Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại Missouri: chiếc xe ca chở đoàn hành hương bị nổ lốp bánh trước bên phải, đâm vào hông chiếc cầu, lao xuống vực sâu, gây tử nạn cho 17 người con của Đức Mẹ đi hành hương.

Cũng có tin mưa lũ đã và đang làm thiệt hại nặng nề hai tỉnh phía cực bắc Tổ Quốc là Lao Cai và Yên Bái. Rồi cũng có những tin về thời tiết báo trước có sự đe doạ của áp thấp nhiệt đới. Cộng thêm là tình trạng “bão giá”, giá cả leo thang, đời sống kinh tế khó khăn!

Căn cứ vào những đau buồn và khó khăn trên, có người xoa tay tự nhủ: “Đại Hội La Vang lần thứ 28 năm nay chắc ít người hơn những lần trước.” Để trả lời cho câu hỏi nầy, những ai có ý định đi hành hương năm nay chỉ biết cầu nguyện với Mẹ La Vang và đợi câu trả lời sau ngay bế mạc Đại Hội. Đến La Vang, người hành hương chỉ muốn thực hiện hoài bão thiết tha nhất của mình là được cầu nguyện tại nơi Linh Đài Đức Mẹ hiện ra

Dầu vậy, trong những ngày gần Đại Hội La Vang, ai đến Linh Địa cũng thấy bầu không khí rất thanh thản. Tuy bị gió mạnh đánh tung, các lều trại đã được sửa lại cho chắc hơn.

Đến La Vang, người hành hương chỉ muốn thực hiện hoài bão thiết tha nhất của mình là được đến cầu nguyện tại nơi Linh Đài Đức Mẹ hiện ra.

Ngày đầu tiên, thứ Tư, 13-8-2008, ngày Khai Mạc Đại Hội La Vang lần thứ 28, đã đến. Ngay từ ban sáng, mặt trời đưa ra những ánh nắng rạng rỡ đầu tiên, báo hiệu một ngày tốt đẹp.

Linh Địa La Vang như bị thu hẹp dần dần vì tín hữu hành hương từ khắp nơi trong nước và từ hải ngoại đang đổ về La Vang bằng đủ mọi phương tiện giao thông. Năm nay, mặt bằng của Linh Địa La Vang tương đối thoáng và rộng, các loại xe đều có thể vào bãi đậu của Linh Địa.

Tuy giờ Nghi Thức Khái mạc Đại Hội lúc 16 giờ mới diễn ra, nhưng trước một tiếng đồng hồ, tín hữu hành hương đã tập trung rất đôngquanh Linh Đài Mẹ.

Đúng 16 giờ, đoàn rước khởi hành từ Nhà Hành Hương đến Linh Đài để cử hành Nghi Thức Khai Mạc Đại Hội La Vang lần thứ hai mươi tám.

Hiện diện trong Nghi Thức Khai Mạc, có các Đức Tổng Giám Mục và Giám Mục sau đây:

Đức Cha Têphanô Nguyễn Như Thể, TGM Huế,
Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, TGM Hà Nội, Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam,
Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, GM Thanh Hóa, Phó Chủ Tịch HĐGMVN,
Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, GM Phó Nha Trang, Phó Tổng Thư Ký HĐGMVN,
Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, GM Hải Phòng,
Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, GM Đà Nẳng,
Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, GM Phụ Tá Bùi Chu,
Đức Cha Phanxicô Xaviê, GM Phụ Tá Huế,
Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, GM Bắc Ninh vừa được bổ nhiệm,
Đức Viện Phụ Têphanô Huỳnh Quang Sách, Dòng Thiên An.

Sau phần Dâng Hoa tôn vinh Mẹ và Nghi thức Thượng Cờ 26 Giáo Phận của Giáo Hội Việt Nam, linh mục Gioan Baotixita Lê Quang Quý, Truởng ban điều hành Đại Hội La Vang 28, đọc lời giới thiệu.

Đại Vũ khai mạc Đại Hội bắt đầu.

Trước hết, Đức TGM Huế cử hành một hồi trống khai mac Đại Hội. Sau đó, Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế trình diễn đại vũ theo chủ đề: “Mẹ Maria, Nhà Giáo Dục Đức Tin”.

Đội vũ thứ nhất bắt đầu với nhạc cảnh “Lòng Mẹ” của Y Vân.
Đội vũ thứ hai diễn múa cảnh “Maria trong tiệc cưới Cana” theo bài “Tiệc cưới Cana” của Thê Thông.
Đội vũ thứ ba diễn múa đề tài “Maria, Mẹ giáo dục đức tin” theo bài “Lớn lên trong Đức Giêsu Kitô, Con của Mẹ” của Minh Anh.
Để kết thúc đại vũ, ba đội vũ hoà nhịp hân hoan nhảy mừng để tung hô Mẹ là Nhà Giáo dục Tuyệt Vời!

Sau khi đại vũ khai mạc đã kết thúc, Đức Tổng Giám Mục Huế đọc diễn văn chào mừng và Khai Mạc Đại Hội La Vang lần thứ 28 như sau:

Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang chúng con trân trọng kính chào
Quý Đức Cha, quý Đan Viện Phụ, quý Cha Tổng Đại Diện, quý Bề Trên các Dòng Tu, Quý Cha, quý Tu sĩ và Anh Chi Em giáo dân thân mến.

Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang ba năm một lần đã trở thành truyền thống in đậm trong tâm thức người Công Giáo Việt Nam.

Không hẹn mà hò, tất cả chúng ta từ khắp bốn phương trời tựu về đây trong những ngày hành hương thánh thiện nầy, mang theo mình biết bao tâm tư nguyện ước của thân nhân bằng hữu và bà con xóm giềngn gởi gắm, đến đặt dưới chân Mẹ La Vang nhân hiền, vì tin vào lời Mẹ đã hứa hơn 200 năm về trước.

Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần thứ 28 nầy mang một ý nghĩa rất đặc biệt vì những biến cố liên quan đến Thánh Địa La Vang.

Cách nay đúng 2 tháng, cũng vào ngày 13, (tháng 6), cũng chính tại nơi đây, dưới bóng Ba Cây Đa Linh Đài Mẹ, lần đầu tiên sau 15 lần đến viếng thăm Việt Nam, Phái Đoàn Toà Thánh đại diện Đức Thánh Cha đã chính thức đến dâng lễ cầu nguyện với Mẹ La Vang trong bầu khí hân hoan vì Đất Mẹ La Vang từ nay được Nhà Nước giao lại cho Giáo Hội để mọi người con Mẹ trên khắp thế giới có chốn thoáng đãng mà về.

Phái Đoàn Toà Thánh xác nhận Thánh Địa La Vang nầy đã được sự quan tâm của Giáo Quyền và của các Đức Thánh Cha, đó là điều rõ ràng, ai cũng biết.

Chúng ta còn nhớ 20 năm trước đây, trong dịp tôn phong các Thánh Từ Đạo Việt Nam ngày 19 tháng 6 năm 1988, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã nói rằng: “Chúng ta có thể nghĩ rằng những cử chỉ đầy ý nghĩa của Giáo Quyền đã cho thấy mong ước tái thiết Đền Thánh được thực hiện sơm hết sức trong bầu khí tự do và hoà bình, để tôn vinh Mẹ là Đấng được mọi thế hệ chúc phúc. Trong bầu khí đó, nhờ lời cầu bầu của Nữ Vương các Thánh Tử Đạo, ngôi Đền Thánh nầy có thể biểu lộ mọi sinh lực thiêng liêng không những cho người công giáo Việt Nam, nhưng còn giúp cho sự hoà hợp Đất Nước, và nhờ đó mà đời sống công cộng cũng như đời sống đạo đức của Quê Hương sẽ được tăng trưởng.”

Vào dịp kỷ niêm hai trăm năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang năm 1998, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã gởi tặng La Vang một Chén Thánh để dâng lễ, và La Vang cũng có một lễ riêng theo luật phụng vụ.

Trong sứ điệp ngày 23 tháng 7 năm 2008 gởi cho Đại Hội Hành Hương Tam Niên lần nầy, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng nói: “Nơi Đền Thánh La Vang, tọa lạc hầu như ở trung tâm Đất Nước thân yêu của Đức Cha, Mẹ quy tụ về bên Mẹ đông đảo con dân Nước Việt đến từ mọi chân trời, để cầu nguyện cho sự hợp nhất quê hương, cho lợi ích phần hồn phần hồn phần xác, cho sự phát triển xã hội, luân lý và tôn giáo của mọi người và của từng người.” Và Đức Thánh Cha Bênêđictô cũng đã gởi tặng La Vang một hào Quang Mặt Nhật để chầu Thánh Thể.

Về phía Giáo Hội Việt Nam, chúng con trân trọng cám ơn quý Đức Hồng Y, quý Đức Tổng Giám Mục và quý Đức Giám Mục trong Hội Đồng Giám Mục Việt nam đã hằng quan tâm lo lắng, luôn luôn xem La Vang là Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc.

Đặc biệt trong Đại Hội lần nầy, quý Đức Cha Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và Phó Tổng Thư ký trong Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sẽ chủ sự tất cả các Thánh Lễ. Chương trình của Ngày 14 và Đêm Diễn Nguyện cũng do Tổng Giáo Phạn Hà Nội và các Giáo Phạn Miền Bắc cùng với Dòng Thánh Phaolô Huế thực hiện.

La Vang thực là ngôi nhà chung của Giáo Hội Việt Nam và của mọi người Việt Nam như ước nguyện của các Đức Thánh Cha và của mọi người.

Kính thưa Cộng Đoàn Hành Hương Đức Mẹ La Vang,
Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm nay đã định hướng chủ đề Đại Hội Hành Hương lần nầy: “Đức Maria là Thầy Dạy đức tin, đức cậy đức mến, là Thầy Dạy lắng nghe và thực hành Lời Chúa.”

Trong giây phút trang trọng nầy, tôi muốn lặp lại những lời mà Phái Đoàn Toà Thánh đại diện Đức Thánh Cha đã cầu nguyện tại đây với Mẹ, những lời đơn sơ mà đầy lòng tin cậy mến yêu:

“Anh chị em thân mến, tất cả chúng ta đều thuộc một gia đình, Gia Đình Giáo Hội. Ở đây, không một người nào lẽ loi vì ở đây có Mẹ. Tất cả mọi người đều cần có Mẹ. Lạy Mẹ, chúng con là con của Mẹ, chúng con đến đây trong tình yêu thương và tin tưởng. Đây là trung tâm, nơi quy tụ tất cả mọi người của Đất Nước Việt nam và từ khắp nơi, để hiệp nhất với những người tuy không cùng một tín ngưỡng, nhưng cũng là một dân tộc, cũng là đồng bào với nhau.

Xin Mẹ cho tất cả mọi người được đầy hồng ân, hạnh phúc. Xin ban cho mọi người trên Đất Nước nầy được đời sống tâm linh, đời sống đạo đức xã hội….

Trong những lần hiện ra tại đây, Mẹ dạy chúng con đến đây cầu nguyện thì thế nào cũng được Mẹ nhậm lời, như lời Mẹ phán: từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu Mẹ tại chốn nầy, Mẹ sẽ ban ơn cho họ. Thật như lời thánh Bênađô quả quyết: không ai chạy đến với Mẹ mà phải ra về tay không….Xin Mẹ làm cho mỗi người chúng con tin tưởng thế nào Mẹ cũng sẽ ban ơn phù trợ.”

Với tất cả lòng tin cậy mến của toàn thể Dân Thánh Chúa, tôi tuyên bố khai mạc Những Ngày Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần thứ 28.”

Đây là lúc 16 giờ 55 phút, giờ khai mạc chính thức Đại Hội La Vang lầnm thứ 28. Chiêng trống nổi lên vang trời cùng với tiếng vỗ tay của hàng ngàn tín hữu hành hương, trong khi ca đoàn xướng khúc hoan ca.

Đúng 17 giờ 30 phút, Thánh lễ kính “Đức Maria, Mẹ Hiền của Hội Thánh”, do Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, GM Thanh Hóa, Phó Chủ Tịch HĐGMVN, chủ tế. Cùng đồng tế, có 9 Tổng Giám Mục và Giám Mục, Đức Đan Viện phụ Thiên An, và 210 linh mục thuộc đủ mọi giáo phận trong nước và hải ngoại, cùng với các đại chủng sinh, nam nữ Tu sĩ và 150.000 tín hữu tham dự.

Đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, GM Phụ Tá Bùi Chu, tuyên đọc Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gởi Đại Hội Hành Hương La Vang lần thứ 28

Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Số 96.085 Vatican, ngày 23 tháng 7 năm 2008
Kinh gởi: Đức Cha Têphanô Nguyễn Như Thể
Tổng Giám Mục Giáo Phận Huế

Trọng kính Đức Cha,
Ngày 16 tháng 5 vừa qua, Đức Cha đã thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng ban Sứ Điệp cho đại Hội Hành Hương Tam Niên lần thứ 28 tại Đền Thánh Đức Mẹ La Vang. Đức Giáo Hoàng ủy thác cho tôi gởi đến Đức Cha Sứ Điệp sau đây của Ngài:

“Nhân dịp Đại Hội Hành Hương Tam Niên lần thứ 28 tại Đền Thánh Toàn Quốc đang kính Đức Mẹ Là Nữ Vương Hòa Bình, Bổn mạng của người công giáo Việt Nam, Cha chung lòng hiệp ý với mọi tín hữu đang quy tụ về La Vang để mừng kính và tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria là Thầy Dạy Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến. Mẹ đã vâng nghe lời mưòi gọi của Chúa với lòng tín trung trọn vẹn.

Nơi Đền Thánh La Vang, tọa lạc hầu như ở trung tâm Đất Nước thân yêu của Đức Cha, Mẹ quy tụ về bên Mẹ đông đảo con dân Nước Việt đến từ mọi chân trời, để cầu nguyện cho sự hợp nhất quê hương, cho lợi ích phần hồn phần hồn phần xác, cho sự phát triển xã hội, luân lý và tôn giáo của mọi người và của từng người.

Cha khuyến khích mọi công dân công giáo Việt Nam hãy chiêm ngắm Mẹ Maria, là Người Tôi Tớ Khiêm Hạ đã để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn, tác động sâu xa trong lòng Mẹ; Thánh Thần là nguồn mạch đức tin, đức cậy và đức mến. Mẹ đã ban cho anh chị em tại đây, nơi La Vang nầy, sứ điệp: “Các con hãy trông cậy, hãy vui lòng chịu khốn khó và đau thương, Mẹ đã nhậm lời các con kêu xin.” Mẹ là Đấng an ủi và nâng đỡ dân tộc anh chị em trong cơn thử thách.

Cha mời gọi anh chị em tin tưởng đến học cùng Mẹ để đón nhận, trao chuyển và gìn giữ Chúa Kitô luôn sống động trong tâm hồn mọi thế hệ. Noi gương Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Kitô và Mẹ chúng ta, anh chị em là những tác nhân hoạt động, những nhà giáo dục nhiệt thành và những chứng nhân không mệt mỏi cho tình yêu vô biên của Thiên Chúa đối với mọi người.

Trong dịp Hành Hương diễm phúc nầy, Cha trao phó toàn thể anh chị em cho Đức Mẹ La Vang là Đấng phù hộ Giáo Hội Việt Nam, để Mẹ cầu bàu cho anh chị em. Với tất cả tình thương mến, Cha rộng lòng ban Phép Lành Tòa Thánh cho các Giám mục, Linh mục, Chủng sinh, nam nữ Tu sĩ, anh chị em hành hương đang tề tựu nơi đây và cho hết mọi tín hữu Việt Nam.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16”

Trọng kính Đức Cha,
Cùng với lời cầu chúc tốt đẹp cho chuộc Hành Hương hồng phúc nầy, tôi xin gởi đến Đức Cha những tình cảm thân ái và lòng tận tụy của tôi đối với Đức Cha.
Đức Hồng Y Tarcisio Bertone
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh (Ký tên)

Thánh lễ Khai mạc Đại Hội kết thúc lúc 19 giờ. Cộng đoàn hành hương được nghỉ trong vòng một tiếng đồng hồ để có mặt lúc 20 giờ, Giờ Kiệu Thánh Thể.

LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
Nguồn VietCatholic

Theo Đức Mẹ Lên Trời

Lên Trời là lên thiên đàng. Mẹ Maria lên trời là một sự kiện đầy hân hoan. Sự kiện vui mừng này gợi lên trong chúng ta khát vọng chính chúng ta cũng được lên trời.

Nhưng, để theo Ðức Mẹ lên trời, ta không thể tự mình lên được. Ta phải tuân theo chỉ dẫn của Mẹ. Chỉ dẫn của Mẹ rất đơn sơ: Hãy sống vâng phục thánh ý Chúa (Lc 1,18).

Thánh ý Chúa về ta là thế nào? Tôi thiết nghĩ: Trong một nơi đặt truyền giáo là ưu tiên như tại đây, thì thánh ý Chúa về ta là lời Chúa Giêsu truyền dạy các môn đệ Người, trước khi Người về trời: "Các con hãy là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem... cho đến tận cùng trái đất" (Cv 1,8).

Lời truyền dạy đó phải được coi là rất cần hiện nay. Nó phải được áp dụng một cách sống động. Nghĩa là đối với mỗi người chúng ta, ai cũng phải làm chứng về Chúa tại nơi mình đang sống, trong những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống mình. Làm chứng cho Chúa tại nơi mình sống phải được coi như một nhiệm vụ sống còn. Vì thế tôi thường nghĩ: "Làm chứng cho Chúa" tại đây lúc này là con đường tôi phải đi, để được lên trời với Ðức Mẹ.

Với ý nghĩ đó, tôi xin phép chia sẻ vài suy tư, để xét mình, nhân dịp mừng lễ Mẹ lên trời.

Làm Chứng Cho Chúa

Làm chứng cho Chúa là làm chứng cho Chúa Giêsu. Chúa Giêsu phán: "Các con hãy là chứng nhân của Thầy" (Cv 1,8). Làm chứng cho Chúa Giêsu là làm chứng Người là Ðấng Cứu thế. Người cứu độ nhân loại bằng chịu khổ hình và sống lại. Phúc Âm ghi rõ nội dung làm chứng: "Bấy giờ Người mở trí cho các môn đệ hiểu Kinh Thánh, và bảo: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Ðấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính các con là chứng nhân của những điều này" (Lc 24,45-48).

Chắc chắn chúng ta có làm chứng cho Chúa Giêsu theo chứng từ trên đây. Làm chứng như thế cũng đã là việc tốt. Nhưng điều tốt hơn, mà mục vụ và truyền giáo mong muốn nơi ta, là chúng ta làm chứng Chúa Giêsu đã và đang cứu độ ta, trong chính cuộc sống cụ thể của ta, một cuộc sống có vô vàn phức tạp. Hơn nữa, ta cũng làm chứng rằng: chính ta cũng đã và đang cộng tác với Chúa Giêsu trong việc cứu độ những người xung quanh, cả đồng bào ta.

Hôm nay, nếu tôi và nhiều người khác biết sám hối, bỏ được tội lỗi, trở về đàng lành, giải quyết được nhiều vấn đề, thì chính là nhờ ơn cứu độ của Chúa, Ðấng đã chịu nạn và phục sinh cho tôi và cho mọi người. Tin Mừng qui chiếu vào hiện tại, vào hôm nay, vào cuộc sống và vấn đề của chúng ta. Tôi có kinh nghiệm như vậy. Những bước đường làm chứng một cách cụ thể như thế sẽ không dễ dàng. Nhưng chúng ta sẽ thực hiện được nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần.

Với Sức Mạnh của Chúa Thánh Thần

Khi sai các tông đồ đi làm chứng, Chúa Giêsu đã hứa: "Các con sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần" (Cv 1,8).

Kinh nghiệm cho tôi hiểu lời đó thế này: Chúa Giêsu cứu độ thường đến với ta qua sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Sức mạnh ấy được thể hiện nhiều cách, nhất là ơn đổi mới tâm hồn.

Chẳng hạn, trước đây có những người dễ chạy theo những thú vui hưởng thụ thế gian, thì nay họ trở thành dửng dưng với những thứ đó, để hăng say chìm đắm trong sự bình an của ơn Chúa hiện diện. Trước đây, có những tính tình rất tự phụ tự mãn, coi như đã ximăng-hoá rất vững trong chất kiêu căng, nhưng nay họ trở thành khiêm tốn nhã nhặn, từ các suy nghĩ, đến các cử chỉ thái độ và lời nói.

Các đổi mới như thế thường rất sâu xa, nhưng lại rất âm thầm. Nơi từng cá nhân, nơi cả một tập thể.

Tôi coi những đổi mới như thế là sức mạnh của Chúa Thánh Thần.

Nhiều khi, nhìn thấy những sự lạ lùng mà Chúa Thánh Thần đã và đang thực hiện tại đây trong các tâm hồn giữa những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, tôi có cảm tưởng công việc Ngôi Lời nhập thể vẫn đang tiếp tục. Rất lặng lẽ, rất ẩn dật, nhưng Chúa Thánh Thần đang đưa ơn cứu độ vào lịch sử từng người và từng địa phương.

Chính tôi đã cảm nghiệm được sự kiện đó. Chúa hiện diện trong đời tôi, nhất là trong những giai đoạn tăm tối nhất. Người hiện diện để ủi an, để nâng đỡ, để soi sáng, để thứ tha, để chia sẻ, để cải hoá, để thanh luyện.

Từ kinh nghiệm bản thân, tôi có thể tiên đoán được sự chuyển biến tốt của lịch sử đang diễn ra âm thầm, qua những đổi mới các tâm hồn, do sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Tôi càng có lý để tin điều đó, khi nghĩ đến sự Ðức Mẹ đang đồng hành với chúng ta trên đường truyền giáo.

Nhờ Mẹ Maria Cầu Bầu

Trên thánh giá, Chúa Giêsu đã trối Ðức Mẹ cho thánh Gioan: "Này là mẹ con" (Ga 19,26). Tôi coi lời trối quí giá đó cũng dành cho mọi người sẽ được sai đi làm chứng cho Chúa.

Xin tạm bỏ qua lý thuyết cắt nghĩa lời đó. tôi chỉ xin dựa vào kinh nghiệm. Kinh nghiệm làm chứng điều này: Ðức Mẹ giữ một địa vị rất quan trọng trong việc chúng tôi làm chứng cho Chúa.

Nhiều người biết Ðức Mẹ, trước khi biết Chúa. Nhiều nơi cầu nguyện với Ðức Mẹ, trước khi cầu nguyện với Chúa. Ðức Mẹ là nơi ẩn náu của những ai tội lỗi, là nguồn an ủi cho những ai lo buồn. Ðặc biệt, Ðức Mẹ là hy vọng của những ai bé nhỏ, mọn hèn.

Riêng với những người làm chứng cho Chúa, Ðức Mẹ dạy cho họ cách riêng tinh thần khiêm tốn, khó nghèo. Bởi vì, để làm chứng cho Ðấng cứu thế là Ðấng rất khiêm tốn, khó nghèo, người ta không thể phản chứng bằng đời sống của mình trái ngược với khó nghèo khiêm tốn.

Hơn nữa, Chúa chỉ ban ơn biết làm chứng về Chúa cho những ai có tinh thần khiêm tốn. Như lời Chúa Giêsu đã nói với Chúa Cha: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn. Vâng lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha" (Lc 10,21). Người sống bé mọn với Chúa, luôn là người sống bé mọn với Ðức Mẹ và với Hội Thánh của Chúa.

***

Trên đây là một thoáng nhìn về con đường tôi theo Mẹ lên trời. Tôi thấy rõ tôi không đi một mình. Chúng tôi đi với nhau, trong tình hiệp thông và phấn đấu, luôn tìm vâng phục thánh ý Chúa, để làm chứng cho Ðấng Cứu độ. Người là Tin Mừng cho mọi người. Loan báo Tin Mừng, sống Tin Mừng là con đường Mẹ đã đi để lên trời. Con cái Mẹ cũng theo Mẹ mà đi trên con đường đó, để về trời.

+ Ðức Cha J.B. Bùi Tuần
Nguồn: NguoiTinHuu.com