Monday, May 24, 2010

Điểm son và vết nhơ

Nguyễn Trãi với bài Bình Ngô đại cáo và câu nói bất hủ:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư
",

đã ghi một điểm son chói lọi vào lịch sử Việt Nam. Còn Lê Chiêu Thống với thân phận bù nhìn, bán rẻ nước nhà cho triều đình Trung quốc, đã bôi lên mình một vết nhơ tồi tệ muôn đời không thể xoá. Hai nhân vật đó với hai hành động khác nhau, đã tô son cho mình và cũng trát tro trấu lên mặt mình nữa. Đó là chuyện xưa, dấu vết không thể phai nhoà trong lịch sử.

Còn chuyện nay, trong lịch sử Giáo hội Việt Nam cũng có điểm son hay vết nhơ. Điểm son là khi những ai nắm quyền cao chức trọng trong Giáo hội mà giữ đúng cương vị của mình với tư cách là những mục tử chân chính, tận tình lo cho đàn chiên. Còn vết nhơ là khi đi ngược lại những điều thánh Âu-tinh nói liên tiếp qua các bài giảng về các mục tử, có ghi lại trong sách Bài đọc Kinh sách Chúa nhật XXIV và XXV Mùa Thường Niên. Đây là những bài nói về các mục tử, mục tử chân chính và mục tử giả hiệu.

Nhìn vào những bài đọc này, người ta thấy ngay ai là chân chính, ai là giả hiệu, theo chân dung Đức Giê-su dã phác hoạ trong bài Tin Mừng Chúa nhật IV Mùa Phục sinh năm C. Mục tử giả hiệu chuốc lấy vết nhơ cho mình và gây nhức nhối cho đàn chiên.

Dư luận gần đây xôn xao nhiều về một số các vị mục tử ở cấp cao trong Giáo hội tại Việt Nam. Người ta buồn phiền, bực bội, chán nản, không còn tin tưởng gì ở khả năng, đức độ của những vị ấy nữa. Thậm chí có người, vì những lý do đó, đã muốn bỏ Công giáo sang Tin lành Chỉ cần đọc các bài trên mạng của những người như Nguyễn Phúc Lịên, Đỗ Mạnh Tri, Trần An Bài, J.B Nguyễn Hữu Vinh, Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Alf. Hoàng Gia Bảo v.v… cũng đủ rõ sự ngao ngán, thất vọng, bực bội về cách hành xử trong việc bổ nhiệm ĐC Phê-rô Nguyễn văn Nhơn, Giám mục Đà Lạt, đương kim Chủ Tịch HĐGMVN ra Hà Nội làm Phó TGM với quyền kế vị, lên cao tới mức độ nào.

Cả Vatican lẫn HĐGMVN đều bị thành vấn đề.

Nay sự việc đã rồi, khó còn cách nào khác để cứu vãn tình thế nữa. Có chăng chỉ còn cách này như nhiều người nghĩ và đề nghị là ĐC Nhơn từ chức. Tình hình và thái độ của giáo dân khắp nơi, cách riêng tai TGP Hà Nội không thụận lợi gì cho ĐC Nhơn. Người ta sẽ lạnh nhạt, bất tín nhiệm, dù bên ngoài xem ra như vẫn thuận phục.

Ngược lại, dư luận trong nước cũng như ngoài nước sẽ cảm phục, nếu ĐC Nhơn từ chức. Làm như vậy, ĐC sẽ cứu vãn được danh dự cho mình, không bị mang tiếng là ham quyền cố vị. Hẳn ĐC biết kiến nghị của giáo dân trong nước cũng như ngoàì nước gửi ĐTC Biển Đức XVI, sau 12 tiếng đồng hồ, khi tin bổ nhiệm được chính thức công bố cũng như làn sóng phản đối theo sau đó. Nhiều người cho rằng nếu nhận thì ĐC Nhơn sẽ lao mình vào một cuộc phiêu luu rất đỗi éo le. Có người đề nghị ĐC nên theo gương ĐC Stanislaw Wielgus từ chức Tổng Giám Mục, sau khi ĐC này biết mình bị tố cáo hợp tác với công an cộng sản.

Còn nếu ĐC bất chấp dư luận và sự phản đối của đông đảo giáo dân, tu sĩ và linh mục ở khắp nơi mà nhận thì e rằng ĐC sẽ bị lịch sử phê phán và chuốc lấy cho mình một vết nhơ. Vết nhơ đó là thoả hiệp với một chế độ đã gây ra biết bao oan trái cho quê hương và đồng bào. Từ đây ĐC phải làm việc dưới quyền điều động của người ta, nếu ĐC muốn được yên thân và hưởng mọi sự dễ dàng.

Lm. Anrê Đỗ xuân Quế O.P
Nguồn: nuvuongcongly.net

No comments: